Bài soạn lớp 5 năm 2013 - 2014 - Tuần 6 (buổi 2)

Bài soạn lớp 5 năm 2013 - 2014 - Tuần 6 (buổi 2)

I. Mục tiêu: - Học sinh biết.

 - Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ kính yêu.

 - Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lòng yêu nước, thương dân mong muốn tìm con đường cứu nước mới.

 - Học sinh kính yêu Bác Hồ.

II. Đồ dung dạy học:

 - Bản đồ hành chính Việt Nam.

 - ảnh phong cảnh quê hương Bác, Bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ XX.

III. Hoạt động dạy học:

 1. Kiểm tra: ? Nêu bài học bài Phan Bội Châu và phong trào Đông du.

 2. Bài mới: Giới thiệu bài.

 

doc 8 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1167Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 5 năm 2013 - 2014 - Tuần 6 (buổi 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/09/2013	 TUẦN 6
Ngày dạy: Thứ hai ngày 30 tháng 9 năm 2013 
Lịch sử
Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
I. Mục tiêu: - Học sinh biết.
	- Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ kính yêu.
	- Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lòng yêu nước, thương dân mong muốn tìm con đường cứu nước mới.
	- Học sinh kính yêu Bác Hồ.
II. Đồ dung dạy học: 
	- Bản đồ hành chính Việt Nam.
	- ảnh phong cảnh quê hương Bác, Bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ XX.
III. Hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra: ? Nêu bài học bài Phan Bội Châu và phong trào Đông du.
	2. Bài mới: 	Giới thiệu bài.
a) Quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
? Nêu 1 số nét chính về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành?
b) Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành.
? Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì?
c) ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
? Anh lường trước những khó khăn mà khi ở nước ngoài?
? Anh làm thế nào để có thể kiếm sống và đi ra nước ngoài?
? Anh ra đi từ đầu? Trên con tàu nào, vào ngày nào?
- Giáo viên cho học sinh quan sát và xác định vị trí Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ.
- Giáo viên nhận xét chốt lại nội dung.
Đọc bài học: Sgk trang 15.
3.Củng cố- Dặn dò: 	
- Củng cố nội dung bài. 
- Học bài
- Học sinh thảo luận, trình bày.
- Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc một nhà nho yêu nước. Mẹ là Hoàng Thị Loan một phụ nữ đảm đang, chăm lo cho chồng con hết mực.
- Học sinh thảo luận, trình bày.
-  để tìm con đường cứu nước cho phù hợp.
- ở nước ngoài một mình à rất mạo hiểm, nhất là lúc ốm đau. Bên cạnh đó người cũng không có tiền.
- Anh làm phụ bếp trên tàu, một công việc nặng nhọc.
- Ngày 5/6/1911. Với cái tên Văn Ba đã ra đi tìm đường cứu nước mới trên tàu Đô đốc La- tu- sơ Tờ- rê- vin.
- Học sinh quan sát và xác định.
- Học sinh nối tiếp đọc.
- Học sinh nhẩm thuộc.
Tiếng Việt (+)
Luyện đọc: Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai
I. Mục đích yêu cầu: Tiếp tục luyện cho học sinh: 
- Củng cố kĩ năng đọc các từ phiên âm, tên riêng tiếng nước ngoài, các số liệu thống kê, thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc
- Rèn kĩ năng đọc thầm và trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài 
II. Đồ dùng dạy học: SGK, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài : Nêu MĐYC
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc
* Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu bài văn
- Hướng dẫn đọc, chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến tên gọi a-pác-thai
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến tự do, dân chủ nào.
- Nhấn giọng những từ ngữ thông tin về số liệu, về chính sách đối xử bất công với người da đen ở Nam Phi
+ Đoạn 3: Phần còn lại
Nhấn giọng ở các từ: bất bình, dũng cảm và bền bỉ, yêu chuộng tự do và công lí, buộc phải hủy bỏ, xấu xa nhất, chấm dứt
Câu cuối đọc với cảm hứng ca ngợi, sảng khoái
Toàn bài đọc giọng thông báo rõ ràng
- GV nghe nhận xét, sửa giọng đọc phù hợp với từng đoạn 
- Cho thi đọc giữa các nhóm
* Tìm hiểu bài
- GV nêu câu hỏi 
? Chế độ a-pác-thai là chế độ như thế nào?
? Vì sao chế độ a-pác-thai sụp đổ?
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng 
4. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài và chuẩn bị cho bài sau
- Hát
HS lắng nghe
- HS mở SGK và theo dõi
- HS phát âm lại các từ phiên âm, tên người nước ngoài, các số liệu thống kê (bảng phụ): 
- Các em nối tiếp đọc bài (3 lượt)
- HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc cá nhân lần lượt
- Thi đọc giữa các nhóm 
- cả lớp bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay nhất
- HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi theo nhóm bàn
- Chế độ đối xử bất công với người da đen và da màu nói chung
- Vì nhân dân Nam Phi đấu tranh dũng cảm và bền bỉ, Vì cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi được sự ủng hộ của những người yêu chuộng tự do và công lí trên thế giới
Chính tả (Nhớ - viết)
E – mi –li, con
I. Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh 
	- Nhớ – viết chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3 và 4 của bài E-mi-li.
	- Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ ước.
II. Đồ dung dạy học:
	Một tờ giấy phiếu khổ to ghi nội dung bài 3.
III. Các hoạt động lên lớp:
	1. ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:	 
	3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết.
- Gọi 1 đến 2 bạn đọc thuộc khổ 3, 4.
3.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
3.3.2. Bài 2: Thảo luận đôi.
- Cho học sinh làm nhóm đôi.
? Các tiếng chứa ươ, ưa?
- Những tiếng không có dấu thanh vì mang thanh ngang.
3.4. Hoạt động: Làm phiếu.
Chia lớp làm 3 nhóm.
4 học sinh một nhóm. Còn lại cổ vũ.
- Lần lượt tưng bạn lên thi điền từ.
- Nhận xét, biểu dương các nhóm nhanh, đúng đẹp.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ: Chuẩn bị bài sau.
- Lớp đọc thầm.
- Học sinh viết bài.
- Học sinh đọc yêu cầu bài 2.
Thảo luận trả lời.
+ Lưa, thưa, mưa, giữa,  tưởng, nước, tươi, ngược.
- Tiếng không có âm cửa: dấu thanh đặt ở giữa âm chính.
- Tiếng có âm cuối dấu thanh đặt ở chữ thứ 2 của âm chính.
- Học sinh đọc yêu cầu bài 3.
+ Cầu được ước thấy.
+ Năm nắng mười mưa.
+ Nước chảy đá mòn.
+ Lửa thử vàng gian nan thử sức.
- Học sinh đọc thuộc các thành ngữ đó.
Ngày soạn: 27/09/2013	 
Ngày dạy: Thứ ba ngày 01 tháng 10 năm 2013 
Kể chuyện
Luyện kể: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
I. Mục đích- yêu cầu:
	- Rèn kĩ năng nói: Dựa vào lời kể của giáo viên, hình ảnh minh hoạ, kể lại được câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai. Kết hợp với cử chỉ điệu bộ một cách tự nhiên.
	- Hiểu được ý nghĩa chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh minh hoạ sgk, băng (Tiếng vĩ cẩm Mỹ Lai).
III. Hoạt động dạy học:
	1. ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: Kể lại một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương
	 đất nước của một người em biết.
	3. Bài mới:	a) Giới thiệu bài.
	b) Giảng bài.
* Hoạt động 1: Giáo viên kể mẫu.
- Giáo viên kể lần 1: kết hợp tranh ảnh.
- Giáo viên kể lần 2: kết hợp tranh ảnh.
+) Đoạn 1: đọc chậm dãi, chầm nắng.
+) Đoạn 2: giọng nhanh hơn, căm hờn, nhấn giọng những từ ngữ tả tội ác của lính Mỹ.
+) Đoạn 3: giọng hồi hộp.
+) Đoạn 4: giới thiệu ảnh tư liệu.
+) Đoạn 5: giới thiệu ảnh 6, 7.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
4. Củng cố- dặn dò:
- Học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh nghe.
+ ảnh 1: Cựu chiến binh Mỹ Mai- cơ, ông trở lại Việt Nam với mong ước đánh một bản đàn cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất ở Mỹ Lai .
+ ảnh 2: Năm 1968 quân đội Mỹ đã huỷ diệt Mỹ Lai, với những tấm lá bằng chứng về vụ thảm sát.
+ ảnh 3: Hình ảnh chiếc trực thăng của Tôm-xơn và đồng đội đậu trên cách đông Mỹ Lai tiếp cứu 10 người dân vô tội.
+ ảnh 4: Hai lính Mỹ đang dìu anh lính da đen Hơ-bớt, tự bắn vào chân mình để khỏi tham gia tội ác.
+ ảnh 5: Nhà báo Tô-nan đã tố cáo vụ thảm sát Mỹ Lai trước công chúng.
- Tôm-xơn và Côn-bơn đã trở lại Việt Nam sau 30 năm xảy ra vụ thảm sát.
- Học sinh kể từng đoạn theo nhóm.
- Thi kể trước lớp.
- ý nghĩa truyện?
Toán (+)
 Luyện về: Bảng đơn vị đo diện tích
I. Mục tiêu : 
- Tiếp tục củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích
- Củng cố kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tíchvà giải các bài toán có liên quan.
- Giáo dục HS yêu thích, say mê học toán.
II. Đồ dùng dạy học: - VBTập toán 5, Toán NC 5
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Tổ chức:
2. Bài mới: Nêu yêu cầu bài học
HĐ 1: Củng cố kiến thức
Nêu bảng đơn vị đo diện tích, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích liền kề liền kề
HĐ 2: Củng cố kĩ năng
Bài 1a –VBT/35
Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là m2 
- Hát
- HS trả lời theo nhóm bàn
- Vài HS nêu trước lớp
- Đọc yêu cầu bài tập.
- HS quan sát mẫu
- HS tự làm bài rồi chữa
+ Mối quan hệ giữa các đơn vị trong 
Bài 1b –VBT/35
Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là cm2 
- HD tương tự bài trên
Bài 2- VBT/35
- HD HS đổi về thống nhất cùng một đơn vị sau đó mới so sánh
Bài 3- VBT/35
- HD HS mỗi đơn vị đo diện tích ứng với hai chữ số
Bài 4- VBT/35
- HD HS phân tích đề, tìm cách giải
HĐ 3: HS khá giỏi
Bài 59- TNC/12: Viết phân số thập phân rồi rút gọn thành phân số tối giản:
a, 10dm2 = ... m2 
 100cm2 = ... m2 
 2000m2 = ...hm2 
b, 25dm2 = ... m2
 125cm2 = ... m2
 160m2 =... hm2
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học 
- VN làm lại bài sai.
bảng đơn vị đo độ dài (2 đơn vị liền kề)
- Nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài rồi chữa
- HS tự làm bài rồi chữa
- HS làm miệng, giải thích cách làm
 HS tự làm bài rồi chữa
- HS tự làm bài rồi chữa
a, 10dm2 = m2 =m2 
 100cm2 = m2 = m2 
 2000m2 = hm2 = hm2 
b, 25dm2 = m2 = m2
 125cm2 = m2 = m2
 160m2 = hm2 = hm2
Ngày soạn: 27/09/2013	 
Ngày dạy: Thứ năm ngày 03 tháng 10 năm 2013 
Toán (+)
Tiết 12: Luyện tập héc-ta
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố về đơn vị đo diện tích ha, quan hệ giữa ha và mét-vuông, và các đơn vị đo diện tích khác.
- Củng cố kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích, vận dụng để giải các bài toán có liên quan.
- Giáo dục học sinh yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học: VBT, TNC
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
2. Bài mới: Nêu yêu cầu tiết học
HĐ 1: Củng cố kiến thức:
? các đơn vị đo diện tích đã học, mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đã học
HĐ 2: củng cố kĩ năng
Bài 1- VBT/36
- GV HD HS đổi đơn vị
Bài 2- VBT/36
- GV HD HS đổi đơn vị sau đó so sánh
a. sai vì 54 km2 = 5400 ha
b. đúng vì 80 000 m2 =8 ha
c. sai vì 5m2 8dm2 = 5m2
Bài 3- VBT/36
- HD HS tính rồi đổi đơn vị ra m2
Bài 4- VBT/ 37
Diện tích khu đất hình chữ nhật là:
300 m x 100 m = 30 000 (m2 ) = 3 ha
Chọn phương án B
HĐ 3: HS khá giỏi
Bài 58- TNC/12
- Viết phân số thập phân rồi rút gọn thành phân số tối giản
a, VD: 100 kg = tấn = tấn
 40 kg = ...tấn
 25kg = ...tấn
 125kg = ...tấn
b, 900m = ... km
 75m = ... km
 625m = ...km
 480m = ...km
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- VN làm lại bài sai
- Hát
- HS trả lời theo nhóm bàn 
- Vài HS nhắc lại trước lớp
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS đọc yêu cầu của đề
- HS tự làm bài rồi chữa
- HS tự làm bài rồi chữa, giải thích cách làm
- HS tự làm bài rồi chữa
- HS tự đọc đề, nhẩm nhanh, chọn phương án đúng, trả lời trước lớp, giải thích cách làm
- HS làm bài
a, 40 kg = tấn = tấn
 25kg = tấn = tấn
 125kg = tấn =tấn
b, 900m = km = tấn
 75m = km = km
 625m = km = km
 480m = km = km
Tiếng Việt (+)
Tiết 11: Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS cách quan sát khi tả cảnh sông nước.
- Biết ghi lại kết quả quan sat và lập dàn ý cho một bài văn tả cảnh sông nước.
- Giáo dục HS tính hệ thống và chính xác.
II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập tiếng việt, TVNC, trắc nghiệm TV 5/1
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài : nêu MĐYC của tiết học
b. Hướng dẫn học sinh luyện tập
HĐ 1: HS đại trà
Bài 1, 2- VBT/38, 39, 40
- GV cho HS tự làm
- GV chấm, nhận xét đặc biệt lưu ý đến HS yếu chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập
? Trong đoạn văn bài tập 1a (SGK tr 62) biển được nhân hóa qua rất nhiều từ ngữ. Các từ ngữ thể hiện phép nhân hóa trong đoạn văn đó là gì?
? Đọc đoạn văn sau trả lời câu nào có sử dụng biện pháp nhân hóa? (bài cây gạo)
HĐ 2: HS khá, giỏi
Đề bài: Sông nước gắn bó với cuộc sống người dân Việt. Sông nước chứa bao vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên. Hãy tả một cảnh sông nước mà em yêu thích
a. Hãy lập dàn ý cho đề bài nói trên
b. Viết một đoạn văn tả cảnh sông nước theo dàn ý đã xây dựng
- Nhận xét và sửa lại cho hay
- Cho học sinh viết bài vào vở
- Chấm bài và đánh giá
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài học sau
- Hát
- HS tự đọc yêu cầu và làm bài vào VBT
- Kiểm tra chéo bài nhau
- HS đọc lại đoạn văn, trả lời câu hỏi: 
mơ màng, giận dữ, buồn vui, tẻ nhạt, lạnh lùng, sôi nổi, hả hê, đăm chiêu, gắt gỏng
- Câu 2, 3, 4
- HS làm theo các bước:
+ Lập dàn ý
+ Viết đoạn văn dựa vào dàn ý vừa lập
- HS lần lượt đọc đoạn viết của mình
- Lớp nhận xét
Kỹ thuật
Chuẩn bị nấu ăn
I/Mục tiêu:
- HS cần phảI biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Có ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ nấu ăn thông thường.
II/ Đồ dùng dạy học
-Một số dụng cụ đun nấu, ăn uống thông thường dùng trong gia đình ( nếu có)
-Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường.-Một số phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Tổ chức lớp:
2- kiểm tra; KT sự chuẩn bị của HS.
3-Dạy bài mới:
-Giới thiệu bài GV nêu MĐYC bài học
Hoạt động 1: Xác định các dụng cụ đun nấu, ăn uống thông thường trong gia đình.
+Em hãy kể tên các dụng cụ thông thường dùng để đun nấu ăn uống trong gia đình.
-GV ghi tên các dụng cụ đun nấu lên bảng theo từng nhóm SGK.
-Nhận xét và nhắc lại tên các dụng cụ đun nấu, ăn uống trong gia đình.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun nấu, ăn uống trong gia đình
-GV cho HS thảo luận theo nhóm 
- GV phát phiếu và giao nhiệm vụ cho nhóm
GV nhận xét và sử dụng tranh minh hoạ để kết luận.
IV/ Nhận xét dặn dò:
- GV nhận xét tinh thần tháI độ học tập của học sinh.Khen ngợi những em có ý thức học tập tốt.
- Dặn HS sưu tầm tranh ảnh về các thực phẩm dùng để nấu ăn.
-Hát
-HS báo cáo tình hình chuẩn bị .
-HS lắng nghe.
-HS nêu tên các dụng cụ.
-HS nhắc lại: bếp, nồi, chảo, bát đũa, thìa ....
HS làm việc theo nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày, em khác nhận xét bổ xung.
- HS lắng nghe.
- HS về sưu tầm tranh ảnh .

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI SOAN L5._TUAN 6_BUOI 2.doc