Bài soạn lớp 5 - Trường TH Suối Lềnh xã Hang Chú - Tuần 13

Bài soạn lớp 5 - Trường TH Suối Lềnh xã Hang Chú - Tuần 13

I. Mục tiêu

- Củng cố về phép cộng, phép trừ, phép nhân các phân số thập phân.

- Bước đầu biết và vận dụng quy tắc nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.

- Giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.

II. Đồ dùng dạy – học

 Bảng số trong bài tập 4a, viết sẵn trên bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 50 trang Người đăng huong21 Lượt xem 839Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Trường TH Suối Lềnh xã Hang Chú - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Ngày soạn 23/11/2012 Ngày giảng: Thứ hai ngày 26/11/2012
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Toán.
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Củng cố về phép cộng, phép trừ, phép nhân các phân số thập phân.
- Bước đầu biết và vận dụng quy tắc nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.
- Giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
II. Đồ dùng dạy – học
 	Bảng số trong bài tập 4a, viết sẵn trên bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu : Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về phép cộng, phép trừ, phép nhân các số thập phân. 
2.2.Hướng dẫn luyện tập
 * Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài
2’
33’
1’
32’
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) b) c) 
 48,16
 375,86 80,475 3,4 
 + 29,05 - 26,827 19264
 404,91 53,648 14448 
 163,744 
- GV gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- GV yêu cầu 3 HS vừa lên bảng nêu cách tính của mình.
- GVnhận xét và cho điểm HS.
 * Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi :
+ Muốn nhân một số thập phân với 10,100,1000,... ta làm như thế nào ?
+ Muốn nhân một số với 0,1 ; 0,01 ; 0,001,... ta làm thế nào ?
- GV yêu cầu HS áp dụng quy tắc trên để thực hiện nhân nhẩm.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- Mời 1 số em giải thích lại cách nhẩm
* Bài 4
- GV mời HS nêu yêu cầu bài tập rồi yêu cầu HS tự tính phần a.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra quy tắc nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.
+ Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức:
 (a+b) c và a c + b c khi
 a = 2,4 ; b = 3,8 ; c= 1,2
+ Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức 
 a+b) c và a c + b c khi 
 a = 6,5 ; b = 2,7 ; c= 1,2
- Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của hai biểu thức (a+b) c và a c + b c như thế nào so với nhau ?
- GV viết lên bảng :
(a+b) c = a c+ b c
- GV yêu cầu HS nêu quy tắc nhân một tổng các số tự nhiên với một số tự nhiên.
- GV hỏi : Quy tắc trên có đúng với các số thập phân không ? Hãy giải thích ý kiến của em.
- GV kết luận : Khi có một tổng các số thập phân với một số thập phân , ta có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau.
3 Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
1’
- HS nhận xét bài bạn cả về cách đặt tính và kết quả tính.
- 3 HS lần lượt nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS Trả lời :
+ Muốn nhân một số thập phân với 
10,100,1000,... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một,hai,ba...chữ số 0.
+ Muốn nhân nhẩm một số thập phân với 
0,1 ; 0,01 ; 0,001 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một,hai, ba...chữ số 0.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS nhận xét bài của bạn, HS cả lớp theo dõi bổ xung ý kiến.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
+ Giá trị của hai biểu thức bằng nhau và bằng 7,44.
+ Giá trị của hai biểu thức bằng nhau và bằng 7,36.
- Giá trị của hai biểu thức này bằng nhau.
- 1 HS nêu trước lớp.
- HS nêu : Quy tắc trên cũng đúng với các số thập phân vì trong bài toán trên khi thay các chữ bằng các số thập phân ta cũng luôn có
 (a + b) c = a c + b c.
- HS nghe và ghi nhớ quy tắc ngay tại lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 9,3 6,7 + 9,3 3,3,
 = 9,3 (6,7 + 3,3)
 = 9,3 10 = 93
7,8 0,35 + 0,35 2,2
 = (7,8 + 2,2) 0,35
 = 10 0,35 = 3,5
Tiết 3: Tập đọc.
NGƯỜI GÁC RỪNG TÝ HON
I. Mục đích yêu cầu 
	1. Đọc thành tiếng
	- Đọc đúng: Truyền sang, loanh quanh, lén chạy, rắn rỏi, lửa đốt, loay hoay
	- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dáu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
	- Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng đọc phù hợp với từng nhân vật.
 	2. Đọc- hiểu
	- Hiểu các từ ngữ : rô bốt, còng tay, ngoan cố.
	- Hiểu nội dung bài: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một bạn nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học 
	- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
	- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc ( Phát hiện những dấu chân Công an huyện đây)
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc thuộc 2 khổ thơ cuối của bài thơ: Hành trình của bầy ong 
H: Em hiểu câu thơ: Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào ntn? 
H: Hai dòng thơ cuối bài tác giả muốn nói đến điều gì về công việc của bầy ong?
H: Nội dung chính của bài thơ là gì?
- GV nhận xét và ghi điểm 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong tranh
GV: Bảo vệ môi trường không chỉ là việc làm của người lớn mà trẻ em cũng rất tích cực tham gia. Bài tập đọc người gác rừng tí hon sẽ kể cho các em nghe về một chú bé thông minh, dũng cảm, sẵn sàng bảo vệ rừng. các em cùng học bài để tìm hiểu về tình yêu rừng của cậu bé.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn: 3 đoạn
- Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn 
 + Lần 1: Luyện đọc bài và đọc từ khó
 + Lần 2: Luyện đọc và giải nghĩa từ: gác rừng; tuần rừng; bìa rừng
 + Lần 3: Luyện đọc theo cặp 
- GV đọc mẫu
 b) Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn và câu hỏi
* Đoạn 1: Yêu cầu hs đọc thầm, 1 em nêu câu hỏi
H: Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ phát hiện được điều gì?
* Đoạn 2: 
H: Kể những việc bạn nhỏ làm cho thấy: 
+ Bạn nhỏ là người thông minh
 + Bạn nhỏ là người dũng cảm
* Đoạn 3: 
H: Việc bạn nhỏ làm đã đem lại kết quả như thế nào?
H: Vì sao bạn nhỏ tham gia bắt bọn trộm gỗ? 
H: Em học tập ở bạn nhỏ điều gì?
H: Em hãy nêu nội dung chính của truyện?
- GV ghi nội dung 
c) Đọc diễn cảm
- Cho hs nêu giọng đọc toàn bài
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 
- Treo bảng phụ viết đoạn 3
 + Cho hs xác định giọng đọc diễn cảm
 + Đọc mẫu
 + HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm đôi
 + HS thi đọc 
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Củng cố, dặn dò
- Nhắc nhở hs học tập ý thức của bạn nhỏ: Bảo vệ của công, chống lại những việc làm phạm pháp.
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS đọc bài và chuẩn bị bài sau
2’
33’
1’
32’
11’
12’
8’
1’
- 3 HS đọc và trả lời các câu hỏi
- HS quan sát và mô tả
- 1 HS đọc to cho cả lớp nghe
- HS đọc nối tiếp kết hợp đọc từ khó và giải nghĩa từ.
- Nghe GV đọc mẫu
- HS đọc thầm và câu hỏi
+ Bạn nhỏ phát hiện ra những dấu chân người hằn trên đất, bạn thắc mắc vì sao 2 ngày nay không có đoàn khách nào tham quan. Lần theo dấu chân bạn nhỏ thấy hơn chục cây gỗ to bị chặt thành từng khúc dài, bọn chộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để cgở gỗ ăn trộm vào buổi tối
+ Những việc làm cho thấy bạn nhỏ thông minh: thắc mắc khi thấy dấu chânngười lớn trong rừng. lần theo dấu vết. Khi phát hiện ra bọn chộm gỗ thì lén đi theo đường rắt , gọi điện cho báo cho công an
+ Những việc làm cho thấy bạn nhỏ dũng cảm: Em chạy đi gọi điện thoại báo cho công an về hành động của kẻ xấu. phối hợp với các chú công an để bắt bọn trộm gỗ.
- Bạn nhỏ đã giúp công an bắt được bọn trộm gỗ
+ Vì bạn nhỏ yêu rừng; Vì bạn nhỏ có ý thức của một công dân; vì bạn nhỏ có trách nhiệm với tài sản chung của mọi người...
+ Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản ; đức tính dũng cảm . Sự bình tĩnh thông minh khi sử trí tình huống bát ngờ...
- Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi
- 2 HS nhắc lại nội dung 
- Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng đọc phù hợp với từng nhân vật
- 3 HS đọc 
- HS nêu cách đọc
- HS luyện đọc trong nhóm
- Mỗi nhóm cử 1 bạn thi đọc
.
Tiết 4: Đạo đức.
KÍNH GIÀ YÊU TRẺ
 (Tiết 2)
I. Mục tiêu
Học song bài này HS biết:
- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm chăm sóc
- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép giúp đỡ nhường nhịn người già em nhỏ
- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già em nhỏ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Hoạt động 1: Sắm vai sử lí tình huống 
( Bài tập 2 - SGK)
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống để thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS HĐ nhóm 4 thảo luận để tìm cách giải quyết tình huống sau đó sắm vai thể hiện tình huống.
 + Nhóm 1; 2: Tình huống a
 + Nhóm:3 Tình huống b
 + Nhóm 4: Tình huống c
- Mời 3 nhóm lên đóng vai 3 tình huống
- Cho lớp nhận xét về cách xử lý tình huống, khả năng đóng và thể hiện vai 
- GV nhận xét, khen nhóm có cách xử lý phù hợp
 KL: Khi gặp người già , các em cần nói năng, chào hỏi lễ phép. Khi gặp các em nhỏ chúng ta phải nhường nhịn giúp đỡ.
2. Hoạt động 2: Làm bài tập 3-4 trong SGK
* Mục tiêu: HS biết ngày nào, tổ chức nào dành cho trẻ em (dành cho người già)
* Cách tiến hành:
- Cho hs nêu yêu cầu bài tập 3;4
- HS làm việc theo nhóm đôi
- Đại diện nhóm lên trả lời
GVnhận xét KL: Cho hs liên hệ xem trong những ngày đó em và gia đình đã làm gì?
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về truyền thống Kính già yêu trẻ của địa phương
* Mục tiêu: HS biết được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là luôn luôn quan tâm chăm sóc người già, trẻ em
* Cách tiến hành
H: Em hãy kể với bạn những phong tục tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ của dân tộc ta?
- GV nhận xét
 KL: Dân tộc ta có nhiều phong tục tập quán tốt đẹp giành cho người già và trẻ em. Các em hãy giữ gìn và phát huy những tục tập quán tốt đẹp đó.
 3. Củng cố, dặn dò
- ? Tại sao phải có thái độ kính già yêu trẻ?
- GV tổng kết bài : Người già và em nhỏ luôn là những người được quan tâm chăm sóc và giúp đỡ ở mọi lúc mọi nơi.Kính già yêu trẻ là một truyền thống tốt đẹp của ND ta . Các em luôn cố gắng thực hiện bài học kính già yêu trẻ.
- Nhận xét tiết học
16’
12’
10’
2'
- HS thảo luận thảo luận để đóng vai xử lý tình huống
VD cách xử lý tình huống : Em dừng lại , dỗ em bé và hỏi t ... 
ĐỘNG TÁC NHẢY
TRÒ CHƠI "CHẠY NHANH THEO SỐ"
I. Mục tiêu.
- Chơi trò chơi “chạy nhanh theo số “. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động nhiệt tình.
- Ôn 6 động tác đã học , học động tác nhảy . yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác
II. Địa điểm –phương tiện.
- Sân thể dục 
- GV: giáo án , còi .
- Trò : trang phục gọn gàng theo quy định .
III. Nội dung – phương pháp thể hiện.
Nội dung
TG
Phương pháp tổ chức
Mở đầu
6'
1. Nhận lớp
*
2. Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
********
********
3. Khởi động:
Đội hình nhận lớp
- HS chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn , thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay , cổ chân , hông , vai , gối , 
2x8
nhịp
đội hình khởi động
cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự
Phần Cơ bản
25'
- Chơi trò chơi chạy nhanh theo số 
* Ôn 6 động tác thể dục đã học học mới động tác nhảy
- Ôn 6 động tác thể dục đã học
- Thi đua giữa các tổ
- Học động tác nhảy: TTCB đứng nghiêm N1bật 2 chân rộng bằng vai đồng thời tay trái đưa ngang tay phải gập khuỷ co trước ngực, N2 về TTCB N3 về N1 N4 về TTCB N5 bật 2 chân bằng vai đồng thời 2 tay vỗ vào nhau N6 về TTCB N7 như N5 N8 về TTCB
10'
2x8
GV điều khiển trò chơi yêu cầu các em chơi nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết
- GV cho H/s ôn tập chung cả lớp
- Cho các tổ thi đua biểu diễn
 *
********
********
********
- GV làm mẫu phân tích động tác ngắn gọn h\s thực hiện
- Cho hs ôn tập theo tổ tất cả các động tác đã học
III. Kết thúc.
- Tập chung lớp thả lỏng.
- Nhận xét đánh giá buổi tập
- Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà: Ôn 6 động tác của bài thể dục phát triển chung.
4'
- Lớp thả lỏng.
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò: Ôn các dộng tác đã học
 *
*********
*********
Ngày soạn 27/11/2012 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 30/11/2012
Tiết 1: Toán.
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10; 100; 1000; ...
I. Mục tiêu
 HS cần:
- Biết và vận dụng được quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,...
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu : Trong tiết học này chúng ta cùng học cách chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,...
2.2.Hướng dẫn thực hiện chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,...
a) Ví dụ 1
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 213,8 : 10.
- GV nhận xét phép tính của HS, sau đó hướng dẫn các em nhận xét để tìm quy tắc nhân một số thập phân với 10.
+ Em hãy nêu rõ số bị chia, số chia, trong phép chia 213,8 : 10 = 21,38.
+ Em có nhận xét gì về số chia 213,38 và thương 21,38.
+ Như vậy khi cần tìm thương 213,8 : 10 không cần thực hiện phép tính ta có thể viết ngay thương như thế nào ?
b) Ví dụ 2
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính 89,13 : 100.
- GV hướng dẫn phép tính của HS, sau đó hướng dẫn HS nhận xét để tìm ra quy tắc chia một số thập phân cho 100.
+ Em hãy nêu rõ số bị chia, số chia, thương của phép chia 89,13 : 100 = 0,8913.
+ Em có nhận xét gì về số bị chia 89,13 và thương 0,8913 ?
+ Như vậy khi cần tìm thương 89,13 không cần thực hiện phép chia ta có thể viết ngay thương như thế nào ?
c) Quy tắc chia một số thập phân với 10,100,1000....
- GV hỏi : 
+ Khi muốn chia một số thập phân cho 10 ta có thể làm như thế nào ?
+ Khi muốn chia số thập phân cho 100 ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho 10,100,1000,....
2.3.Luyện tập – thực hành
* Bài 1
- GV yêu cầu HS tính nhẩm.
- GV theo dõi và nhận xét bài làm của HS.
- Mời 1 số em nêu cách nhẩm
* Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
? bài yêu cầu các em làm gì?
- Mời 4 em làm bài trên bảng (2 lượt)
- GV gọi 1 HS yêu cầu nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV hỏi : Em có nhận xét gì về cách làm khi chia một số thập phân cho 10 và nhân một số thập phân với 0,1 ?
- Gv hỏi : Em có nhận xét gì về cách làm khi chia một số thập phân cho 100 và nhân một số thập phân với 0,01 ?
* Bài 3
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- HD hs phân tích bài toán: 537,25 tấn gạo là bao nhiêu phần? Muốn biết trong kho còn lại bao nhiêu tấn gạo thì em làm thế nào?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Gv nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò
- Cho hs nhắc lại quy tắc chia 1 số thập phân cho 10; 100;1000
- GV tổng kết tiết học dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
3’
32’
1’
11’
7’
6’
6’
2’
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
 213,8 10 
 13
 3 8 21,38
 80
 0
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
- HS nêu : 
* Số bị chia là 213,8
* Số chia là 10
* Thương là 21,38
+ Nếu chuyển dấu phẩy của 213,8 sang bên trái một chữ số thì ta được số 21,38.
+ Chuyển dấu phẩy của 21,38 sang bên trái một chữ số thì ta được số thương của 213,8 : 10 = 21,38
- 1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 89,13 100
 9 13
 130 0,8913
 300 
 0 
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
+ HS nêu : 
* Số bị chia là 89,13
* Số chia là 100
* Thương là 0,8913
+ Nếu chuyển dấu phẩy của 89,13 sang bên trái hai chữ số thì ta được số 0,8913.
+ Chuyển dấu phẩy của 89,13 sang bên trái hai chữ số thì ta được số thương của 89,13 : 100 = 0,8913.
+ Khi muốn chia một số thập phân cho 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một chữ số.
+ Khi muốn chia một số thập phân cho 100 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái hai chữ số.
- 3 đến 4 HS nêu trước lớp, HS cả lớp học thuộc quy tắc ngay tại lớp.
- HS tính nhẩm, sau đó tiếp nối nhau đọc kết quả trước lớp, mỗi HS làm 2 phép tính.
- Bài yêu cầu tính nhẩm rồi so sánh kết quả.
- 4 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 12,9 : 10 = 12,9 0,1
 1,29 1,29
b) 123,4 : 100 = 123,4 0,01
 1,234 1,234
- HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- HS lần lượt nêu trước lớp, mỗi HS nêu 2 phép tính của mình.
- Khi thực hiện chia một số thập phân cho 10 hay nhân một số thập phân với 0,1 ta đều chuyển dấu phẩy của số thập phân đó sang bên trái một chữ số.
- Khi thực hiện chia một số thập phân cho 100 hay nhân một số thập phân với 0,01 ta đều chuyển dấu phẩy của số thập phân đó sang bên trái hai chữ số.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- Trả lời
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cảlớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
 Số tấn gạo đã lấy đi là :
 537,25 : 10 = 53,725 (tấn)
Số tấn gạo còn lại trong kho là :
537,25 - 53,725 = 483,525 (tấn)
 Đáp số : 483,525 (tấn)
Tiết 2: Tập làm văn.
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (TẢ NGOẠI HÌNH)
I. Mục tiêu
	HS cần: 
	- Củng cố kiến thức về đoạn văn.
	- Viết đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp dựa vào dàn ý đã lập.
II. Đồ dùng dạy học
	- HS chuẩn bị dàn ý tả một người mà em thường gặp
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ
- Mời 1- 2 em đọc dàn ý bài văn tả người mà em thường gặp
- Nhận xét bài làm của HS
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
Nêu mục đích yêu cầu bài
 2. Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- Gọi HS đọc gợi ý
- Yêu cầu HS đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý 
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi HS đọc đoạn văn mình viết 
- GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ
- HD hs nhận xét đoạn văn của bạn
- Nhận xét cho điểm HS
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn chưa đạt và xem lại hình thức trình bày một lá đơn
2’
33’
1’
32’
1’
- HS đọc.
- HS đọc yêu cầu bài 
- HS đọc gợi ý
- HS đọc
- HS tự làm bài 
- HS đọc bài mình viết
- Lớp theo dõi và nhận xét:
+ Nội dung tả
+ Cách dùng từ đặt câu
+ Trọng tâm đoạn văn
Tiết 3: Kể chuyện.
KỂ CHUYỆN
 ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu
- Kể lại được một việc tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường hoặc một hành động dũng cảm để bảo vệ môi trường .
- Biết cách sắp xếp câu chuyện theo một trình tự hợp lí.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện mà các bạn kể, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường, có tinh thần phấn đấu noi theo những tấm gương dũng cảm.
- Lời kể sinh động tự nhiên hấp dẫn, sáng tạo
- Biết nhận xét đánh giá nội dung truyện và lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp ghi sẵn đề bài.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1-2 Hs lên bảng kể lại một câu chuyện mà em đã nghe, đã đọc về bảo vệ môi trường 
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: Kể chuyện được chứng kiến, được tham gia.
 2. Hướng dẫn kể chuyện
 a) Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài
- Giúp HS phân tích đề bài, yêu cầu đề bài
- GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: Một việc làm tốt, một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường 
- Goị 2 HS đọc phần gợi ý trong SGK
- Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện định kể 
 b) Kể trong nhóm
- Tổ chức HS kể trong nhóm và nêu ý nghĩa câu chuyện 
- Gợi ý cho HS kể và trao đổi :
+ Bạn cảm thấy như thế nào khi tham gia vào việc làm đó?
+ Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?
+ Bạn cảm thấy như thế nào khi chứng kiến việc làm đó?
+ Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì khi đó?
 c) Thi kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể 
- Nhận xét đánh giá 
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà kể lại 
3’
32’
1’
31’
6’
11’
13’
1’
- 2 HS kể và nêu ý nghĩa truyện
- HS nghe
- HS đọc đề bài
- 2 HS đọc gợi ý
- 3 HS giới thiệu chuyện sẽ kể
- Hs kể cho nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- 3 - 5 HS kể trước lớp
- HS dưới lớp theo dõi và có thể đặt câu hỏi cho bạn vừa kể
Tiết 4: hoạt động tập thể.
SINH HOẠT LỚP
I. Nhận xét chung 
	1. Đạo đức:
 Nhìn chung, các em ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn, không đánh cãi chửi nhau. Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa ngoan 
	2. Học tập 
Vẫn còn một số em quên đồ dùng học tập 
. Tuy nhiên hầu hết các em đã có ý thức trong học tập, chuẩn bị khá đầy đủ sách, vở, bút, mực, các đồ dùng học tập. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Ngòai ra còn một số bạn chưa chịu khó học bài ở nhà.
	3. Thể dục.
 - Lớp hăng hái học các giờ thể dục chính khóa. 
	4. Vệ sinh.
 Các emVS tương đối sạch sẽ, gọn gàng . 
	5. SH Đội :
	Lớp tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, hiệu quả.
II. Phương hướng tuần tới 
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục ngay những nhược điểm còn tồn tại trong tuần.
Tiết 4: Âm nhạc 
 (GV Điêu Văn Thọ dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 13.doc