Bài soạn lớp 5 - Trường TH Suối Lềnh xã Hang Chú - Tuần 20

Bài soạn lớp 5 - Trường TH Suối Lềnh xã Hang Chú - Tuần 20

A. Mục tiêu

HS cần:

- Củng cố về kĩ năng tính chi vi hình tròn.

- Vận dụng công thức để tính chu vi hình tròn để giải quyết tình huống thực tiễn đơn giản .

B Các hoạt động dạy học – chủ yếu

 

doc 42 trang Người đăng huong21 Lượt xem 772Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Trường TH Suối Lềnh xã Hang Chú - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Ngày soạn: 19/01/2013 Ngày giảng: Thứ hai 21/01/2013
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu
HS cần:
- Củng cố về kĩ năng tính chi vi hình tròn.
- Vận dụng công thức để tính chu vi hình tròn để giải quyết tình huống thực tiễn đơn giản .
B Các hoạt động dạy học – chủ yếu
Hoạt động dạy
Tl
Hoạt động học
1. KTBC:
- Cho HS nhắc lại quy tắc tính chu vi hình tròn và nêu kết quả bài tập 1 trong vbt
- NX và ghi điểm
2. Luyện tập
* Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Cho HSs nêu cách làm phần c
-Yêu cầu hs làm vào vở
- GV chữa bài:
 + HS dưới lớp nhận xét bài của bạn
 + GV nhận xét xác nhận kết quả.
 + Yêu cầu HS trao đổi vở kiểm tra chéo,chữa bài.
- Hỏi:Muốn tính chu vi hình tròn có bán kính r ta làm như thế nào ?
- Cần lưu ý điều gì đối với trường hợp r là một hỗn số ?
- Chốt bài :Khi làm BT1 ,cần chú ý vận dụng chính xác công thức ,làm tính cẩn thận và không quên ghi rõ đơn vị sau kết quả .
*Bài 2:
- Hỏi :Bt yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Hãy viết công thức tính chu vi hình tròn biết đường kính của hình tròn đó.
- Dựa vào cách tính công thức suy ra cách tính đường kính của hình tròn
- Gv xác nhận cách làm
- Tương tự :Khi đã biết tính chu vi có thể tìm được bán kính không ?Bàng cách nào ?
-Gv xác nhận và yêu cầu cả lớp ghi vào vở công thức suy ra
- Yêu cầu HS làm vào vở, 2 hs lên làm bảng (HS yếu làm ý (a);HS trung bình làm ý (b) ).
-Chữa bài:
 + yêu cầu HS khác nhận xét bài của bạn .HS dưới lớp đối chiếu kết quả ghi đáp số vào vở .
 + GV nhận xét chung ,chữa bài.
- Hỏi:Khi biết chu vi của hình tròn ,có thể tìm được đường khính (bán kính )bằng Cách nào?
- Chốt bài:Khi làm BT dạng này ,cần chú ý yêu cầu của bài (tìm bán kính / đường kính để từ đó áp dụng công thức tính .
* Bài 3:
- Hỏi : Bài toán cho biết gì ?
- Hỏi: Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm ý (a)
- Phần (b) Giảm tải
3. Củng cố - dặn dò
- Yêu cầu HS về nhà xem lại công thức tính đường kính hình tròn và bán kính khi biết c.
3’
32’
10’
8’
8’
- Trả lời câu hỏi
- Chuyển bán kính về dạng phân số hoặc số thập phân rồi tính
- 3 HS làm bài trên bảng ,cả lớp làm bài vào vở.
- HS dưới lớp nhận xét bài của bạn và chữa bài
Đáp số: a) 56,52m
B) 27,632dm
C) 15,7cm
-Lấy bán kính nhân 2 rồi nhân với số 3,14
- Cần đổi hỗn số ra số thập phân rồi tính bình thường
-HS lắng nghe
- C = d x 3,14
Suy ra: d = c : 3,14
- C = r x 2 x 3,14
Suy ra : r = c : (2 x 3,14)
- HS ghi vào vở 2 công thức nêu trên
- HS thực hiện yêu cầu .
Bài giải
A) đường kính của hình tròn đó là 
15,7 : 3,14 = 5m
Đáp số: 5m
B) bán kính của hình tròn đó là :
18,84 : 6,28 = 3dm
Đáp số: 3dm
- HS nhận xét bài của bạn trên bảng
- Ghi đáp số vào vở
- Lấy chu vi chia cho 3,14 (hoặc lấy chu vi chia cho 6,28 = 2 x 3,14)
Tiết 3: Tập đọc
THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
I. Mục đích, yêu cầu
1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.
2. Hiểu nghĩa của các từ khó trong truyện: Thái sư, câu đương, hiệu, quân hiệu....
- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi thái sư trần thủ độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm chỉnh, không vì tình riêng mà sai phép nước.
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học
Hđ dạy
Tl
Hđ học
A. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra 1 nhóm đọc phân vai trích đoạn kịch
( phần 2).
H: Anh Lê, anh Thành đều là những người yêu nước nhưng họ khác nhau như thế nào?
H: Người công dân số 1 là ai? Tại sao gọi như vậy?
- GV nhận xét, cho điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
Người có công lớn trong việc sáng lập nhà trần và lãnh đạo cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân nguyên xâm lược nước ta chính là một tấm gương giữ nguyên phép nước. Người đó là ai? Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em biết được điều đó.
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
A. Luyện đọc
- GV đọc diễn cảm bài văn
• Ở đoạn 1 cần đọc câu giới thiệu về trần thủ độ với giọng chậm rãi, rõ ràng đọc với giọng nghiêm, lạnh lùng câu nói của trần thủ độ “ ngươi có phu nhân xin......Phải chặt một ngón chân để phân biệt”.
• Đoạn 2: Đọc giọng ôn tồn, điềm đạm.
• Đoạn 3: Lời vua: Đọc với giọng chân thành, tin cậy. Lời viên quan tâu với vua: Đọc với giọng tha thiết. Lời trần thủ độ: Trầm ngâm, thành thật.
- Gv chia đoạn
 • Đoạn 1: Từ đấu đến “...Ông mới tha cho.”
 • Đoạn 2: Tiếp theo đến “...Thưởng cho.”
 • Đoạn 3: Phần còn lại.
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp
 + Lần 1: Luyện đọc từ khó Linh Từ Quốc Mẫu, kiệu, chuyên quyền,...
 + Lần 2: Luyện đọc bài và giải nghĩa từ
 + Lần 3: Đọc theo nhóm
- Cho HS đọc cả bài.
B. Tìm hiểu bài
• Đoạn 1
- Cho HS đọc thầm.
H: Khi có một người xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
H: Theo em cách xử sự này của Trần Thủ Độ có ý gì?
GV chốt lại: Cách xử sự này của ông có ý ren đe những kẻ có ý định mua quan bán tước, làm rối loạn phép nước.
• Đoạn 2
- Cho HS đọc đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi
H: Trước việc làm của người quân hiệu, trần thủ độ xử lý ra sao?
- Gv chốt lại ý đoạn 2: Cách phân xử nghiêm minh của trần thủ độ.
• Đoạn 3
- Cho HS đọc thầm đoạn 3
H: Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, trần thủ độ nói thế nào?
• Đọc lại cả bài một lượt
H: Những lời nói và việc làm của trần thủ độ cho thấy ông là người như thế nào?
- Cho HS tìm ý nghĩa bài và ghi bảng
C. Đọc diễn cảm
GV hướng dẫn giọng đọc (như đã hướng dẫn ở trên)
- GV đưa bảng phụ ghi sẵn đoạn 3 lên và hướng dẫn đọc.
- Phân nhóm 4 cho HS luyện đọc
- Cho HS phân vai và đọc theo nhóm 4
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét + khen nhóm đọc hay
5. Củng cố, dặn dò
H: Em hãy nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
4’
30’
1’
29’
12’
8’
9’
1’
- 1 nhóm 4 hs đọc phân vai: Anh Thành, anh Lê, anh mai và người dẫn chuyện.
- Nhóm 1 đọc + trả lời câu hỏi
• anh lê có tâm lý tự ti, cam chịu,....
• anh Thành không cam chịu, rất tin tưởng con đường mình đã chọn.
- Người công dân số 1 là Nguyễn Tất Thành - Là Bác Hồ. Gọi như vậy vì ý thức là công dân của nước Việt Nam độc lập được thức tỉnh rất sớm trong người....
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS nối tiếp đoạn đọc.
- HS luyện đọc trong nhóm.
- HS đọc.
- Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu người đó phải chặt một ngón chân để phân biệt với những câu đương khác.
- HS trả lời
- Cho HS đọc thầm và trả lời:
- Ông hỏi rõ đầu đuôi sự việc và thấy việc làm của người quân hiệu đúng nên ông không trách móc mà còn thưởng cho vàng, bạc.
- Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.
“ quả có chuyện như vậy...”
- Lớp đọc thầm.
- Ông là người cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỷ cương phép nước.
- ND: Ca ngợi Thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm chỉnh, không vì tình riêng mà sai phép nước.
- HS đọc phân vai: Người dẫn chuyện, viên quan, vua, trần thủ độ ( nhóm 4).
- 2 - 3 nhóm lên thi đọc phân vai.
- Lớp nhận xét
- 2 - 3 HS nhắc lại
Tiết 4: Đạo đức
EM YÊU QUÊ HƯƠNG
(Tiết 2)
I. Mục tiêu
Học xong bài này HS biết:
- Mọi người cần phải yêu quê hương
- Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.
- Yêu qúy, tôn trọng truyền thống tốt đẹp của quê hương .Đồng tình với những việc làm góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương.
II. Tài liệu và phương tiện
- SGK và sách giáo viên.
III. Các hoạt động dạy học
Hđ dạy
Tl
Hđ học
I. KTBC:
- Cho hs trả lời câu hỏi cuối truyện “Cây đa làng em”.
- Nx và ghi điểm
II. Bài mới
1. Triển lãm nhỏ: Bài tập 4 SGK
+ Mục tiêu: HS biết thể hiện tình cảm đối với quê hương
+ Cách tiến hành:
 - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 4: Vẽ một bức tranh minh họa việc làm thể hiện tình yêu quê hương của mình.
 - GVHDHS trình bày và giới thiệu tranh
 - Mời các nhóm trưng bày tranh và giới thiệu nội dung tranh, nói về tình yêu quê hương của nhóm mình.
 - NX và đánh giá phần tranh vẽ và khen nhóm có tình yêu quê hương và vẽ tranh có ý nghĩa.
- GV nhận xét và KL.
2. Bày tỏ thái độ: BT 2
+ Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ , phù hợp với một số ý kiến liên quan đến tình yêu quê hương.
+ Cách tiến hành:
 - Gv lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2 SGK.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
 - Gọi HS giải thích lí do.
GV nhận xét, KL: Tán thành ý kiến a, d . Không tán thành ý kiến: b, c
3. Xử lí tình huống bài tập 3
+ Mục tiêu: Hs biết xử lí các tình huống liên quan đến tình yêu quê hương
+ Cách tiến hành:
 - HS các nhóm thảo luận.
 - Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét
GVKL:
1. Tình huống a: Bạn tuấn có thể góp sách báo của mình , vân động các bạn cùng tham gia , nhắc nhở các bạn giữ gìn sách.
2. Tình huống b: Bạn hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội vì đó là việc làm góp phần làm sạch đẹp làng xóm
4. Liên hệ thực tế
+Mục tiêu: Củng cố bài
+ Cách tiến hành:
 - Mời HS trình bày kết quả sưu tầm về các cảnh đẹp của quê hương, các phong tục tập quán danh nhân...Đã chuẩn bị
( nếu HS không chuẩn bị được thì nói những điều mình biết về phong tục tập quán của quê hương).
 Gv nhắc nhở HS thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng.
3’
32’
10’
7’
8’
7’
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ
- Vẽ tranh theo ý tưởng của nhóm
(chỉ cần vẽ phác để thể hiện ý tưởng hoặc vẽ hình que)
- Các nhóm trình bày và giới thiệu tranh của nhóm mình.
- Lớp nhận xét.
- HS nêu ý kiến của mình bằng cách giơ thẻ
- HS giải thích lí do.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bà.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS trình bày các tranh ảnh sưu tầm.
Tiết 5: Thể dục
	TUNG VÀ BẮT BÓNG – TRÒ CHƠI BÓNG CHUYỀN 6
I. Mục tiêu.
- Ôn tung và bắt bóng bằng 2 tay, tung bóng bằng 1 tay và bắt bóng bằng 2 tay, ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân .Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
- Tiếp tục làm quen bóng chuyền 6, yêu cầu biết cách chơi và tham gia đúng quy định.
II. Địa điểm –phương tiện .
- Sân thể dục. 
- Thầy: giáo án , sách giáo khoa , đồng hồ thể thao, còi .
- Trò : sân bãi , trang phục gọn gàng theo quy định .
 III . Nội dung – phương pháp thể hiện .
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
Mở đầu
6 phút
1. Nhận lớp
*
2. Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
2phút
********
********
3. Khởi động:
3 phút
Đội hình nhận lớp
- Học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn , thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay , cổ chân , hông ... g loại sách ;so sánh với tổng số sách còn có trong thư viện
- Hỏi:Số lượng truyện thiếu nhi so với từng loại sách còn lại như thế nào ?
- Kết luận :
+ Các phần biểu diễn có dạng hình quạt –gọi là biểu đồ hình quạt 
+Tác dụng của biểu đồ hình quạt có khác so với các dạng biểu đồ đã học ở chỗ không biểu thị tỉ số phần trăm của các số lượng giữa các đối tượng biểu diễn 
- Tổng kết các thông tin mà HS đã khai thác được qua biểu đồ 
2. Ví dụ 2:
- Gắn bảng phụ lên bảng 
+ Hỏi :Biểu đồ cho biết điều gì?
+ Hỏi: có tất cả mấy môn thể thao được thi đấu ?
+Yêu cầu HS nêu tỉ số phần trăm HS tham gia từng môn học 
+ Hỏi:100% số HS tham gia ứng với bao nhiêu bạn .
- Hỏi:Muốn tìm số bạn tham gia môn bơi ta áp dụng dạng toán nào?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm,HS dưới lớp làm ra nháp.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét chữa bài
- Hỏi:Nhìn vào biểu đồ ,hãy so sánh về tỉ số % HS tham gia từng môn thể thao 
- Hỏi:Muốn tính b phần trăm của một số a ta làm như thế nào ?
- Hỏi:biểu đồ hình quạt có tác dụng gì ?
- GV xác nhận ,yêu cầu HS nhắc lại 
3. Thực hành
* Bài tập 1:
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS chưa tính toán ,quan sát biểu đồ dự đoán xem số HS thích màu gì nhiều nhất ,thích màu gì ít nhất 
- Yêu cầu HS quan sát biểu đò và tự làm vào vở
- Chữa bài:
 + Gọi 4 HS lần lượt đọc bài của mình 
 + Yêu cầu HS khác nhận xét bài của bạn .
 + Yêu cầu HS đổi vở để KT bài của nhau .
 + HS dưới lớp đối chiếu kết quả ghi đáp số vào vở .
+ GV nhận xét,chữa bài.
- Hỏi:So sánh với kết quả dự đoán có nhận xét gì?
- Yêu cầu 1 HS nhắc lại cách tìm số phần trăm của một số 
4. Củng cố, dặn dò
- NX tiết học và dặn hs chuẩn bị bài sau.
3’
6’
8’
18’
10’
1’
- Biểu đồ dạng tranh; Biểu đồ dạng cột 
- Biểu diễn trực quan giá trị của một số đại lượng và sự so sánh giá trị của các số đại lượng.
- Tên biểu đồ ,cho biết biểu đồ biểu thị cái gì?
- Phần nội dung biểu diễn gồm các đoói tượng (đại lượng)được biểu diễn (hàng ngang)và các giá trị biểu diễn (cột cao hoặc thấp )
- HS lắng nghe
- HS quan sát hình vẽ 
- Biểu đồ có dạng hình tròn được chia thành nhiều phần .Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng .
- Biểu đồ biểu thị tỉ số phần trăm các loại sách có trong thư viện của một trường tiểu học 
- Được chia ra làm 3 loại :truyện thiếu nhi ,sách giáo khoa và các loại sách khác 
- Truyện thiếu nhi chiếm 50%,sách giáo khoa chiếm 25%,các loại sách khác chiếm 25%.
- Hình tròn tương ứng với 100% và là tổng số sách có trong thư viện.
- Số lượng truyện thiếu nhi nhiều nhất ,chiếm ẵ số sách có trong thư viện ,số lượng SGK bằng số lượng các loại sách khác ,chiếm ẳ số sách có trong thư viện 
- Gấp đôi hay từng loại sách còn lại bằng 1/2 số truyện thiếu nhi 
- HS quan sát 
- Biểu đồ cho biết tỉ số phần trăm HS tham gia các môn thể thao của lớp 5C 
- 4 môn :Cầu lông ,bơi lội ,cờ vua ,nhảy dây.
- Theo biểu đồ ta biết :Số bạn tham gia môn cầu lông chiếm 50% ,bơi lội chiêm 12,5%,cờ vua chiếm 12,5%,nhảy dây chiếm 50%.
-32 bạn 
- BT về tỉ số phần trăm dạng 2 (tìm giá trị một số phần trăm của một số )
- HS làm bài 
Bài giải
Số HS tham gia môn học bơi là:
 32 x 12,5 : 100 = 4(HS)
 Đáp số: 4 HS
- Nhận xét :
- Ta tính như sau:
a x b :100
- Biểu diễn các tỉ số phần trăm giữa các giá trị đại lượng nào đó so với toàn thể 
- HS đọc 
- Dự đoán số HS thích màu xanh nhiều nhất , màu tím ít nhất 
- HS làm bài
Bài giải
a)Số HS thích màu xanh là:
120 x 40 :100 = 48(HS)
b)Số HS thích màu đỏ là:
120 x 25 :100 = 30(HS)
c)Số HS thích màu trắng là :
120 x 20 :100 = 24(HS)
d) Số HS thích màu tím là:
120 x 15 :100 = 18(HS) 
- HS Chữa bài:
- Từ biểu đồ hình quạt về tỉ số phần trăm có thể biết được tương quan số lượng của các đại lượng.
- Hs nhắc lại
Tiết 2: Tập làm văn
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I. Mục tiêu, yêu cầu
1. Dựa vào một mẩu chuyện về một buổi sinh hoạt tập thể, biết lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể đó và cách lập chương trình hoạt động nói chung.
2. Qua việc lập chương trình hoạt động, rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể.
II. Đồ dùng dạy – học
- Bảng phụ.
- Bút dạ + một số tờ giấy khổ to để HS làm bài
III. Các hoạt động dạy – học
HĐ dạy
TL
HĐ học
1. Giới thiệu bài
Trong cuộc sống chúng ta luôn có những sinh hoạt tập thể. Để những buổi sinh hoạt ấy có hiệu quả thì việclên kế hoạch là rất cần thiết. Tiết tập làm văn hôm nay sẽ giúp các em biết lập chương trình hoạt động cho một buổi sinh hoạt tập thể. 
2. Làm BT
* BT1 
- Cho HS đọc toàn bộ BT1.
- GV giao việc:
a/ Nêu được mục đích của buổi liên hoan văn nghệ.
b/ Nêu được những việc cần làm và sự phân công của lớp trưởng.
c/ Thuật lại diễn biến của buổi liên hoan.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. GV đưa bảng phụ đã ghi kết quả đúng lên.
1’
34’
15’
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài cá nhân.
- HS lần lượt trả lời 3 yêu cầu của bài tập.
- Lớp nhận xét.
Mục đích
- Chúc mừng các thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô.
II. Chuẩn bị
- Nội dung cần chuẩn bị:
 + Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa
 + Làm báo tường.
 + Chương trình văn nghệ
- Phân công cụ thể:
 + Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa....Tâm, Phượng và các bạn nữ.
 + Trang trí lớp học – Trung, Nam, Sơn.
 + Ra báo – lớp trưởng + ban biên tập + cả lớp nộp b ài.
 + Các tiết mục văn nghệ
 • Kịch câm- Tuấn Bðo
 • Kéo đàn – Huyền Phương
 • Các tiết mục văn nghệ khác
 + Dẫn chương trình văn nghệ: Thu Hương
III. Chương trình cụ thể
- Mở đầu chương trình văn nghệ
 • Thu Hương dẫn chương trình
 • Tuấn Bð biểu diễn kịch câm
 • Huyền Phương kéo đàn
- Thầy chủ nhiệm phát biểu:
 • Khen báo tường hay
 • Khen những tiết mục văn nghệ biểu diễn tự nhiên
 • Buổi sinh hoạt tổ chức chu đáo 
* BT2 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc gợi ý.
- GV giao việc:
• Em đóng vai lớp trưởng, lập một chương trình hoạt động của lớp để chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Cho HS làm bài. GV phát giấy khổ to + bút dạ cho các nhóm ( hoặc phát bảng nhóm).
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + bình chọn nhóm làm bài tốt, trình bày sạch, đẹp.
3.Củng cố, dặn dò
? Theo em lập chương trình hoạt động có ích gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết tập làm văn ở tuần 21
19’
1’
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- HS làm việc theo nhóm:
- Đại diện các nhóm dán phiếu của nhóm mình lên bảng lớp.
- Lớp nhận xét
- Vài em trả lời
..
Tiết 4: Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục đích, yêu cầu
1. Rèn luyện kỹ năng nói:
- HS được kể câu chuyện đã nghe, đã đọc về một tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
- Hiểu và trao đổi được với bạn bè về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe: Hs nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy – học
- Một số sách báo có những câu chuyện về các tấm gương sống, làm việc theo pháp luật.
- Bảng lớp viết đề bài.
III. Các hoạt động dạy – học
Hđ dạy
Tl
Hđ học
A. Kiểm tra bài cũ
- Mời 1 em kể lại chuyện “chiếc đồng hồ” và nêu ý nghĩa.
- NX và đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
Trong tiết kể chuyện trước, thầy đã dặn các em về nhà chuẩn bị một câu chuyện về tấm gương sống làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể cho cô và các bạn trong lớp nghe câu chuyện mà mình đã chuẩn bị.
2. Kể chuyện
* Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài:
- GV viết đề bài lên bảng lớp.
- GV gạch dưới các từ ngữ quan trọng trong bài. Cụ thể.
Đề bài: Kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc đã được đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
- Cho 3 HS đọc gợi ý trong SGK.
- GV lưu ý HS: Các em nên kể các câu chuyện đã nghe, đã đọc ngoài chương trình để tạo sự hứng thú, tò mò cho các bạn.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs ở nhà.
- GV cho HS nói trước lớp về câu chuyện các em sẽ kể.
*HD kể chuyện
- Cho HS đọc lại gợi ý 2.
- Cho HS kể chuyện theo nhóm: Hai em nhớ kể cho nhau nghe câu chuyện của mình và phải thống nhất ý nghĩa của từng câu chuyện.
- Cho HS thi kể.
- GV nhận xét + khen những hs chọn được câu chuyện đúng yêu cầu của đề và kể hay, nêu ý nghĩa đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn những HS chưa kể tốt về nhà luyện kể thêm.
4’
31’
1’
30’
6’
24’
1’
- Kể lại chuyện và nêu ý nghĩa
- Đọc đề bài: HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- 3 HS lần lượt đọc các gợi ý trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại gợi ý 1.
- Một số HS lần lượt nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm + Sắp xếp câu chuyện theo gợi ý.
- Từng nhóm đôi (cặp) HS kể cho nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên thi kể + nói về ý nghĩa của câu chuyện.
- Lớp nhận xét.
..................................................................................................
Tiết 5: Hoạt động tập thể
I. Mục tiêu:
- Gv đưa ra những ưu điểm và nhược điểm của lớp và 1 số cá nhân tiêu biểu.
- Từ đó, mỗi thành viên biết nhận ra những điều được và chưa được của bản thân và rút kinh nghiệm ở những tuần sau.
II. Tiến trình tiết học
1. Đạo đức:
- Nhìn chung, các em ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn, không đánh cãi chửi nhau. Đáng khen trong tuần này là không có hiện tượng văng tục chửi bậy.
2. Học tập
	- Trong tuần này lớp có nhiều bạn bị ốm nên việc đi học không đều, sĩ số lớp vắng nhiều, ảnh hưởng đến không khí học của cả lớp. Tuy nhiên các bạn khác vẫn chịu khó học bài và làm bài tập. 
- Vẫn còn một số em quên đồ dùng học tập . Tuy nhiên hầu hết các em đã có ý thức trong học tập, chuẩn bị khá đầy đủ sách, vở, bút, mực, các đồ dùng học tập. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
3. Thể dục.
- Lớp hăng hái học các giờ thể dục chính khóa. Tuy nhiên việc thực hiện tập thể dục giữa giờ chưa có hiệu quả thực sự.
4. Vệ sinh.
- Các em vs tương đối sạch sẽ, gọn gàng . Trong tuần vẫn còn không có buổi nào trực nhật bẩn. Tuần này việc vệ sinh trường lớp rất tốt. Tuy nhiên một số bạn vệ sinh thân thể chưa được sạch sẽ , gọn gàng (không nêu tên).
5. Sh đội :Lớp tham gia sinh hoạt đội đầy đủ và tương đối hiệu quả.
II . Phương hướng tuần tới
- Phát huy ưu điểm, khắc phục ngay những nhược điểm còn tồn tại trong tuần.
.........................................................................
Ti ết 5 : ÂM NHẠC
	 (GV chuyên dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 20.doc