Bài soạn lớp 5 - Trường TH Suối Lềnh xã Hang Chú - Tuần 29

Bài soạn lớp 5 - Trường TH Suối Lềnh xã Hang Chú - Tuần 29

A.Mục tiêu

Giúp HS : Ôn tập biểu tượng về phân số;tính chất bằng nhau của phân số ;so sánh phân số.

B. Các hoạt động dạy- học chủ yếu

 

doc 41 trang Người đăng huong21 Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Trường TH Suối Lềnh xã Hang Chú - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Soạn ngày : 28/04/2013 Giảng ngày: Thứ hai 01/04/2013
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Toán
	ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ 
(tiếp theo)
A.Mục tiêu 
Giúp HS : Ôn tập biểu tượng về phân số;tính chất bằng nhau của phân số ;so sánh phân số.
B. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
HĐ dạy
TL
HĐ học
1. KTBC:
- Cho HS chữa bài tập 2,3 trong VBT
- NX và chữa bài
2. Luyện tập
* Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài tự làm bài vào vở.
- Gọi HS còn yếu đọc kết quả.
- GV nhận xét chữa bài.
* Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, tóm tát và giải.
- Gọi HS trung bình trả lời miệng ,nếu không làm được GV gợi ý.
- Hãy viết phân số biểu thị số bi từng màu so với toàn bộ số bi ?
- Xét xem trong các phân số viết được có phân số nào băng 1 ?
 4
* Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài ,tự làm bài vào vở.
- Gọi ý: Nhận xét các cặp phân số đã cho xem có thể sử dụng quy tắc so sánh nào ?
- Hỏi: Hãy thảo luận cách so sánh và nêu kết quả ,giải thích cách làm ?
- Gọi HS trình bầy kết quả.
- Gọi 1 HS khác nhận xét.
- GV xác nhận.
3, Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục ôn tâp cách đọc ,viết phân số,ôn tính chất bằng nhau của phân số và cách so sánh phân số ;rút gọn và quy đồng mẫu các phân số .
3’
32’
1’
- Chữa bài tập
- HS tự làm ,khoanh vào câu D.
- HS đọc và tóm tắt đề.
- Khoanh được vào câu B là kết quả đúng.
- HS nhận xét :
a)Hai phân số 3 và 2 khác mẫu.
 7 5
b) 5 và 5 cùng tử số.
 9 8
- HS Nêu kết quả, giải thích cách làm.
.....................................................................................................
Tiết 3: Tập Đọc
MỘT VỤ ĐẮM TÀU
I. Mục đích yêu cầu :
- Hiểu các từ khó trong bài: Li-vơ-pun, bao lơn.Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
 - Đọc đúng các từ ngữ, tiếng khó:Ma-ri-ôõ,Giu-li-ét-ta,hỗn loạn,sững sờ,buông thõng...Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng theo cụm từ,từng dòng, với giọng nhấn ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
 - Giáo dục các em ý thức thương yêu cao thượng, tình bạn sâu sắc.
II.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết sẵn hướng dẫn luyện đọc, tranh minh hoạ SGK. 
SGK ,VBT 
III/ Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
TG
 Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ :
- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp bài: Tranh làng Hồ.
 - GV đánh giá, nhận xét.
B.Dạy bài mới :
1)Giới thiệu bài: Bài học hôm nay giới thiệu với các em một chủ điểm mới nói về quyền bình đẳng giữa nam và nữ.
2)Luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) HD luyện đọc:
- Gọi 1 –2 HS đọc cả bài 
+ Gọi 5 học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài văn.
+ Yêu cầu học sinh luyện đọc nối tiếp,giáo viên chú ý chỉnh sửa lỗi phát âm,ngắt giọng cho học sinh
+Yêu cầu học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ ở phần chú giải
+ Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp.
+ Gọi 1HS đọc toàn bài trước lớp.
- GV đoc diễn cảm
b HD tìm hiểu bài.
+ Cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
- Giu-li-ét –ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương?
 +Cho HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời :
- Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào?
+ HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời.
- Thái độ của Giu-li-ét như thế nào khi mọi người muốn nhận đứa nhỏ hơn xuống xuồng?Ma-ri-ô phản ứng như thế nào?
+ HS đọc thầm 2 đoạn cuối và trả lời câu hỏi
- Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé?
+ Qua đây hãy nêu ý nghĩa của câu truyện?
c): HD luyện đọc diễn cảm .
+ Gọi 5 HS nối tiếp nhau đọc bài.
+ GV hỏi học sinh giọng đọc phù hợp cho bài 
+ GV hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm toàn bài.
- GV đọc mẫu một lần và yêu cầu học sinh tìm các từ cần nhấn giọng các chỗ cần nghỉ hơi.
+ Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn :”Từ chiếc xuồng cuối cùng.Vĩnh biệt Ma-ri-ô”.
+ Cho 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn. 
- GV nhận xét, kết luận.
4.Củng cố –Dặn dò:
- Gọi 2 em nhắc lại nội dung bài vừa học . Câu chuyện nói lên điều gì?
- Giáo viên nhận xét tiết học 
- Dặn học sinh về nhà xem lại bài .làm bài và chuẩn bị bài sau : Con gái 
3’
32’
1’
30’
12’
10’
8’
1’
+ 3 Học sinh lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài..
+ 5 Học sinh đọc thành tiếng nối tiếp nhau. 
 + 5 học sinh luyện đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
+ 1 HS đọc phần chú giải trong SGK.
+ Học sinh luyện đọc theo cặp .
+ 1HS đọc thành tiếng trứơc lớp,cả lớp đọc thầm theo.
- HS chú ý lắng nghe.
+ Học sinh đọc thầm đoạn,thảo luận cặp và trả lời.
- Quỳ xuống bên bạn lau máu trên trán,dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.
- Cơn bão dữ giội bất ngờ nổi lên,những đợt sóng lón phá thủng thân tàu.
- Giu-li-ét sững sờ,buông thõng hai tay tuyệt vọng.Ma-ri-ô quyết định nhường chỗ cho bạn,cậu ôm ngang lưng bạn và thả xuống nước.
- Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng,nhường sự sống cho bạn,hi sinh bản thân cho bạn.
+ Bài văn ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét, đức hi sinh cao thượng của câu bé Ma-ri-ô
 + HS nêu cách đọc diễn cảm từng đoạn.
- Đọc với giọng rõ ràng, vui tươi.
 + HS theo dõi cách đọc.
+ 2HS cùng bàn ngồi luyện đọc theo cặp.
+ HS nhận xét bạn đọc.
+ 3em thi đọc trước lớp, lớp theo dõi nhận xét.
.................................................................................................
Tiết 4: Đạo đức
ĐẠO ĐỨC DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
(Tiết 2)
Tiết 5: Thể dục
	MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN 
TRÒ CHƠI: “ NHẢY ĐÚNG NHẢY NHANH”
I. Mục tiêu.
- Ôn tâng cầu bằng đùi, má trong bàn chân , chuyền cầu bằng mu bàn chân, phát cầu bằng mu bàn chân .Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi nhaỷ đúng nhảy nhanh. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm –phương tiện .
- Sân thể dục. 
- Thầy: giáo án , sách giáo khoa , đồng hồ thể thao, còi .
- Trò : sân bãi , trang phục gọn gàng theo quy định , chuẩn bị quả cầu đá..
 III . Nội dung – phương pháp thể hiện .
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
Mở đầu
6 phút
1.Nhận lớp
*
2. Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
2phút
********
********
3. Khởi động:
3 phút
Đội hình nhận lớp
- Học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn , thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay , cổ chân , hông , vai , gối , 
2x8 nhịp
Đội hình khởi động
Cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự.
Phần Cơ bản
1. Môn tự chọn( đá cầu) 
+ Tâng cầu bằng đùi: 
+ Tâng cầu bằng má trong bàn chân :
+ Phát cầu bằng mu bàn chân. 
18-20 phút
GV hướng dẫn động tác HS quan sát và thực hiện. 
*
**********
**********
HS luyện tập theo nhóm GV quan sát sửa sai cho H.
Tổ chức thi tâng cầu ( theo nhóm hoặc theo tổ)
2. Chơi trò chơi nhaỷ đúng nhảy nhanh. 
3. Củng cố:
- đá cầu 
6-8 phút
GV hướng dẫn điều khiển trò chơi yêu cầu các em chơi nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết
các tổ thi đua với nhau GV quan sát biểu dương đội làm tốt động tác
GV và h/s hệ thống lại kiến thức
III. Phần kết thúc.
- Tập chung lớp thả lỏng.
- Nhận xét đánh giá buổi tập
- Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà.
5-7 phút
*
*********
*********
Soạn ngày: 29/04/2013 Giảng ngày: Thứ ba 02/04/2013
Tiết 1: Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu 
 Giúp HS:
- Ôn tập khái niệm số thâph phân ( cách đọc, viết số thập phân).
- Ôn tập tính chất bằng nhau của số thập phân, so sánh số thập phân
- Ôn tập mối quan hệ giữa số thập phân và phân số
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
HĐ dạy
TL
HĐ học
1. KTBC
- Cho hs chữa bài tập 3,4 trong VBT
- NX và ghi điểm
2. Luyện tập 
* Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài. Tự đọc nhẩm các số đã cho và nêu giá trị mỗi chữ số trong cách viết.
- Gọi 1 HS còn yếu đọc to cho cả lớp nghe. Nêu giá trị của mỗi chữ số trong một số.
- Gọi 1 HS trong lớp nhận xét cách đọc.
- GV xác nhận cách đọc đúng và chữa bài
- Hỏi: Hãy nêu cách đọc số thập phân?
- Hỏi: Hãy nêu cách viết số thập phân?
* Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề, thảo luận cách viết.
- Gọi 1 HS lên bảng viết, ở dưới tự làm bài vào vở
- Gọi 1 HS trong lớp nhận xét cách viết của bạn.
- Cả lớp đổi vở kiểm tra chéo.
- GV xác nhận các kết quả và chữa bài.
- Hỏi: Hãy nêu mối quan hệ giưã các hàng trong cách ghi số thập phân.
* Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài và thảo luân cách làm.
- Hỏi: Đề bài yêu cầu gì?
- Hỏi: ở phần (a) các phân số (hoặc hỗn số) có gì đặc biệt?
- Hỏi: Phân số có mẫu số là 10; 100; hoặc 1000 còn được gọi là gì?
- Hỏi: Có mấy cách viết các phân số (hỗn số) dưới dạng số thập phân?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, GV quan sát giúp HS còn yếu.
- Gọi 1 HS khá lên bảng viết.
- Gọi HS đọc các số thập phân đã viết được; nêu giá trị các chữ số trong một vài số.
* Bài 5:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, tự làm bài.
- Hỏi: Bài yêu cầu gì?
- Hỏi: Muốn điền đúng ta phải làm gì?
- Hỏi: Hãy nêu quy tắc so sánh số thập phân?
- Hãy vận dụng quy tắc để làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả ( HS trung bình) cả lớp đổi vở kiểm tra chéo.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
- GV xác nhận kết quả. Yêu cầu về tiếp tục ôn tập.
3. Củng cố dặn dò
- NX tiết học và dặn HS về nhà làm các bài tập trong VBT
3’
32’
8’
8’
8’
7’
1’
- Chữa bài tập
- HS thực hiện các yêu cầu. Chẳng hạn:
62,42 có 6 chục; 3 đơn vị; 4 phần mười và 2 phần trăm.
- HS chú ý nghe, nhận xét.
- Đọc phần nguyên như đọc số tự nhiên, rồi đọc dấu phẩy, rồi đọc phần thập phân (như đọc số tự nhiên)
- Viết theo thứ tự đọc
- Hoặc dựa vào cấu tạo hàng đã biết.
- HS thực hiện yêu cầu.
a) 8,65; b) 72,493; c) 0,04
- HS nhận xét
- HS cả lớp nghe xác nhận của GV và chữa bài.
- Mỗi đơn vị của từng hàng bằng 10 đơn vị của hàng thấp hơn liền sau bằng 1/10 đơn vị của hàng cao hơn liền trước.
- HS đọc đề và nêu rõ yêu cầu đề.
- Viết các phân số hoặc hỗn số dưới dạng số thập phân.
- Các phân số hoặc phân số kèm theo trong hỗn số đều có mẫu số là 10; 10; 1000.
- Đó là các phân số thập phân.
- Có 2 cách:
+ Nếu các phân số đó là phân số thập phân, ta dựa vào bài khái niệm số thập phân để đưa về số thập phân.
+ Nếu các phân số chưa là phân số thập phân thìu ta có thể đưa về dạng phân số thập phân rồi viết (hoặc tử số chia cho mẫu số)
- Kết quả viết:
a) 0,3; 0,03; 4,25; 2,002
- Điền dấu >; < ; =
- Phải so sánh các số thập phân
- Muốn so sánh hai số thập phân ta làm như sau:............
78,6 > 78,59
28,300 = 28,3
9,478 < 9,48
0,916 > 0,906
- HS nhận xét bổ xung
- HS chữa bài.
Tiết 2: Khoa học
SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH
I. Mục tiêu: 
Giúp HS : 
- Biết được nơưi sống , thời gian đẻ trứng của ếch.
- Nêu được chu trình sinh sản của ếch.
II. Đồ dùng dạy học 
- GV chuẩn bị tranh con ếch
- hìn ... C”
I. Mục tiêu.
- Ôn tâng cầu bằng đùi, má trong bàn chân , chuyền cầu bằng mu bàn chân, phát cầu bằng mu bàn chân .yêu cầu thực hiện cơ bản đúng và nâng cao thành tích
- Chơi trò chơi nhaỷ ô tiếp sức , Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động
II. Địa điểm –phương tiện .
- Sân thể dục 
- Thầy: giáo án , sách giáo khoa , đồng hồ thể thao, còi .
- Trò : sân bãi , trang phục gọn gàng theo quy định , chuẩn bị quả cầu đá..
 III . Nội dung – phương pháp thể hiện .
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
Mở đầu
6 phút
1. nhận lớp
*
2. phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
2phút
********
********
3. khởi động:
3 phút
đội hình nhận lớp
- học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn , thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay , cổ chân , hông , vai , gối , 
2x8 nhịp
đội hình khởi động
cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự
Phần Cơ bản
1. Môn tự chọn( đá cầu) 
+ Tâng cầu bằng đùi: 
+ Tâng cầu bằng má trong bàn chân :
+ Phát cầu bằng mu bàn chân 
18-20 phút
GV hướng dẫn động tác HS quan sát và thực hiện 
*
**********
**********
HS luyện tập theo nhóm GV quan sát sửa sai cho H
Tổ chức thi tâng cầu ( theo nhóm hoặc theo tổ)
2. Chơi trò chơi nhảy ô tiếp sức 
3. Củng cố:
- đá cầu 
10 phút
GV hướng dẫn điều khiển trò chơi yêu cầu các em chơi nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết
các tổ thi đua với nhau GV quan sát biểu dương đội làm tốt động tác
GV và HS hệ thống lại kiến thức
III. Phần kết thúc.
- Tập chung lớp thả lỏng.
- Nhận xét đánh giá tiết học
5-7 phút
*
*********
*********
******************************************************
Soạn ngày: 02/04/2013 Giảng ngày: Thứ sáu 05/04/2013
Tiết 1: Toán
ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG 
(tiếp theo)
A.Mục tiêu 
 Giúp HS ôn tập, củng cố về.
- Viết các số đo độ dài và khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng thông dụng
B. Đồ dùng dạy học 
Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
HĐ dạy
TL
HĐ học
1. KTBC:
- Chữa bài tập 3 trong VBT
- NX và ghi điểm
2. Luyện tập
* Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- GV quan sát giúp HS còn yếu
- Chữa bài:
+ Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài làm (2HS)
+ Gọi HS khác nhận xét và cả lớp đổi vở chữa bài.
+ GV nhnậ xét, chữa bài.
- Hỏi: Hãy trình bày cách làm ở số đo 2km79m =.km
- Hỏi: Giải thích kết quả 5m9cm = 5,09m?.
* Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Chữa bài:
+ Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài làm ( 2HS)
+ Gọi HS khác nhận xét và đổi vở chữa bài.
+ GV xác nhận kết quả.
- Hỏi: Hãy giải thích cách làm:
1kg 65g = 1,065kg
- Hỏi: Giải thích kết quả
8 tấn 760kg = 8,760 tấn?
- Lưu ý HS có thể viết 8,76 tấn hoặc 8,760 tấn đều được
* Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- GV quan sát cách làm của HS còn yếu hoặc chưa chăn học để nhắc kịp thời.
- Chữa bài:
+ Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài làm ( 4HS)
+ Gọi HS khác nhận xét và chữa bài
+ GV nhận xét, chữa bài.
- Yêu cầu HS lần lượt giải thích cách làm (GV nên khuyến khích HS giải thích bằng nhiều cách khác nhau).
3. Củng cố dặn dò
- NX tiết học và dặn HS về nhà xem lại các bài tập đã làm
3’
32’
8’
13’
11’
1’
- Chữa bài tập 3 trong VBT
- 1 HS đọc
- HS làm bài
a0 4km 382m = 4,328km;
2km 79m = 2,079km
700m = 0,8km
- HS chữa bài
- 1 số em giải thích cách thực hiện
- 1 HS đọc
- HS làm bài
a) 2kg 350g = 2,305kg
1kg 65g = 1,065kg
b) 8 tấn 760kg = 8,760 tấn;
2 tấn 77 kg = 2, 077 tấn
- HS chữa bài
- Giải thích cách làm
- 1 HS đọc
- HS làm bài
a) 0,5m = 0,50m = 50cm
b) 0,075km = 75m
c) 0,064kg = 64g
d) 0,08 tấn = 0,080 tấn = 80kg
- HS chữa bài
- 1 HS đọc
- HS làm bài
a) 3576m = 3,576km
b) 53cm = 0,53m
c) 5360kg = 5,360tấn
d) 657g = 0,657kg
- HS chữa bài
- HS 1: 3576m = 3,567km
- HS 2: 53cm = 0,53m
- Tương tự với câu c, d.
- Bài 3: Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ; 
.
Tiết 2: Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Biết rút kinh nghiệm về cách bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày bài văn tả cây cối.
2- Biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy cô yêu cầu; phát hiện và sửa lỗi đã mắc phải trong bài làm của mình; biết viết lại một đoạn trong bài làm của mình cho hay hơn.
II. Đồ dùng dạy – học
- Bảng phụ ghi 5 đề bài của tiết Kiểm tra viết (Tả cây cối, tuần 27); một số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đọc phân vai.
- GV nhận xét + cho điểm
3’
- 2 nhóm đọc lại một trong hai màn kịch đã học ở tiết Tập làm văn trước.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
 Tuần trước các em đã làm bài kiểm tra về tả cây cối. Hôm nay, cô sẽ trả bài cho các em. Sau đó, chúng ta sẽ sửa một số lỗi các em còn mắc phải để các em có thể khắc phục những lỗi đó trong lần viết sau.
32’
1’
- HS lắng nghe.
2. Nhận xét
HĐ1: Nhận xét chung
 - GV đưa bảng phụ đã viết 5 đề văn của tiết Kiểm tra viết bài ( tả cây cối).
 - GVđặt câu hỏi cho HS xác định rõ yêu cầu của đề bài.
 - GV nêu những ưu điểm chính của HS.
 - GV nêu những thiếu sót, hạn chế...
HĐ2: GV thông báo điểm cụ thể
6’
- HS lần lượt trả lời.
3. Chữa bài
HĐ1: Hưỡng dẫn chữa lỗi chung
 - GV cho một số HS lên chữa lỗi.
 - GV nhận xét + khẳng định các lỗi HS đã sửa đúng ( nếu HS còn sai, GV sửa lại cho đúng).
HĐ2: Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài
 - GV theo dõi, kiểm tra
HĐ3: Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay.
 - GV đọc những đoạn, bài văn hay.
HĐ4: Hướng dẫn HS viết lại đoạn văn
- GV nhận xét + chấm một số đoạn hay các em vừa viết lại.
24’
- Một vài em lên bảng sửa lỗi.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc lời nhận xét của GV và tự sửa lỗi.
- HS đổi bài cho nhau để sửa lỗi ( ghi lỗi sửa ra lề)
- HS lắng nghe, trao đổi thảo luận với bạn bên cạnh về cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
VD: Cách dùng từ ngữ, cách sử dụng phép nhận hoá, so sánh...
- Mỗi HS chọn một đoạn văn trong bài viết chưa hay, chưa đạt viết lại cho hay hơn.
- Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn vừa viết lại.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cả bài văn.
- Về nhà chuẩn bị trước cho bài học tiết Tập làm văn tuần 30.
1’
- HS lắng nghe.
..
Tiết 3: Kể chuyện
LỚP TRƯỞNG LỚP TÔI
I. Mục đích, yêu cầu
 1- Rèn luyện kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của thầy cô và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi và kể lại được toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vật (Quốc, Lâm hoặc Vân ).
- Hiểu câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi lớp trưởng nữ vừa học giỏi, vừa chu đáo, xốc vác công việc của lớp, khiến các bạn nam trong lớp ai cũng nể phục.
 2- Rèn kĩ năng nghe:
- Chăm chú nghe thầy kể chuyện, nhớ câu chuyện.
- Theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Bảng phụ ghi tên các nhân vật trong câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2HS kể lại câu chuyện tiết trước 
- GV nhận xét + cho điểm
3’
- 2 HS lần lượt kể lại câu chuyện nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc kể một kỉ niệm về thầy (cô) giáo.
B. Bài mới
1 . Giới thiệu bài
 Một số bạn thường nói con trai làm lớp trưởng tốt hơn con gái vì con trai hoạt bát, mạnh mẽ. Liệu ý kiến ấy có đúng không? Nghe cô kể chuyện Lớp trưởng lớp tôi xong, các em nêu ý kiến của mình cho các bạn cùng nghe.
32’
1’
- HS lắng nghe.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện
HĐ1: GV kể chuyện lần 1
 • Đoạn 1: Kể với giọng thể hiện sự coi thường bạn lớp trưởng.
 • Đoạn 2+3: Giọng kể thể hiện sự thay đổi cách nhìn về lớp trưởng của các bạn Quốc, Lâm.
 • Đoạn 4+5: giọng kể thể hiện sự khâm phục, tự hào của các bạn về lớp trưởng mình.
- GV treo bảng phụ ghi tên các nhân vật lên + giới thiệu cho HS rõ.
- GV giải nghĩa các từ ngữ khó cho HS hiểu.
 • Hớt hải: tự gợi tả giáng vẻ hoảng sợ lỗ rõ ở nét mặt, bộ dạng.
 • Xốc vác: có khả năng làm được nhiều việc, đặc biệt là những việc nặng nhọc, vất vả.
 • Củ mỉ, cù mì: lành, ít nói và hơi chậm chạp.
HĐ 2: GV kể chuyện lần 2 (chỉ tranh)
5’
- HS lắng nghe GV kể
- HS đọc tên nhân vật trên bảng.
3. HS kể chuyện
HĐ1: Hướng dẫn HS kể chuyện + trao đổi ý nghĩa câu chuyện trong nhóm.
- Cho HS đọc yêu cầu 1 trong SGK. 
- GV: Dựa vào các tranh, từng cặp kể cho nhau nghe và trao đổi thống nhất với nhau về ý nghĩa của câu chuyện.
HĐ2: Cho HS thi kể theo lời của một nhân vật trong truyện.
- GV nhận xét + khen những HS kể hay, nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện: Khen ngợi một lớp trưởng nữ vừa học giỏi, vừa chu đáo, xốc vác công việc của lớp, khiến các bạn nam trong lớp ai cũng nể phục.
25’
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- Từng cặp kể chuyện + thống nhất ý nghĩa của câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên thi kể. Có thể kể theo lời nhân vật Quốc, Lâm, Vân
- Lớp nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò
H: Có phải cứ con trai thì làm lớp trưởng giỏi hơn con gái không?
- GVnhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị cho tiết Kể chuyện tuần 30.
1’
- HS phát biểu.
..
Tiết 4 : Hoạt động tập thể
 SINH HOẠT
I. Mục tiêu:
- GV đưa ra những ưu điểm và nhược điểm của lớp và 1 số cá nhân tiêu biểu.
- Từ đó, mỗi thành viên biết nhận ra những điều được và chưa được của bản thân và rút kinh nghiệm ở những tuần sau.
II. Tiến trình tiết học
1. Đạo đức:
Nhìn chung, các em ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn, không đánh cãi chửi nhau. Tuy nhiên trong tuần vẫn còn hiện tượng 1số bạn nói năng chưa hay, chưa thể hiện được lòng kính trọng người lớn tuổi.
2. Học tập
	Trong tuần này không còn hiện tượng đi học muộn; nề nếp học tập rất tốt các em cầnphát huy ưu điểm đó vào những tuần sau. Một số em chưa làm bài tập về nhà.
3. Thể dục.
- Lớp hăng hái học các giờ thể dục chính khóa.Thực hiện tập thể dục giữa giờ có tiến bộ.
4. Vệ sinh.
Các em vệ sinh rất sạch sẽ, gọn gàng. 
5. Sh đội :Lớp tham gia sinh hoạt đội đầy đủ , hiệu quả.
II . Phương hướng tuần tới
- Phát huy ưu điểm, khắc phục ngay những nhược điểm còn tồn tại trong tuần.
- Tiếp tục thực hiện mọi kế hoạch của lớp, của trường.
 .........................................................................................................
Tiết 5: Âm nhạc GV CHUYÊN DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 29.doc