Bài soạn lớp 5 - Trường Tiểu học Dương Quang A - Tuần 11

Bài soạn lớp 5 - Trường Tiểu học Dương Quang A - Tuần 11

I. MỤC TIÊU

 - Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.

 - So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.

 Bài tập cần thực hiện: Bài 1, Bài 2 (a, b); Bài 3(cột 1), Bài 4.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Phiếu học tập.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

 Gọi 2 em lên bảng làm bài tập 1, trang 52, dưới lớp làm bài vào nháp:

 a) 15,32 + 41,69 + 8,44 = 65,45; b) 27,05 + 9,38 + 11,23 = 47,66

 - Nhận xét, chấm điểm.

 2. Dạy học bài mới. (30’)

 2.1. Giới thiệu bài:

 

docx 19 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 1224Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Trường Tiểu học Dương Quang A - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai, ngày 04 tháng 11 năm 2013
Tiết 1 – Buổi sáng – Chào cờ
Tiết 2 – Buổi sáng – Toán
LUYỆN TẬP (Tr 52)
	I. MỤC TIÊU 
	- Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.
	- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
	Bài tập cần thực hiện: Bài 1, Bài 2 (a, b); Bài 3(cột 1), Bài 4.
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Phiếu học tập.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em lên bảng làm bài tập 1, trang 52, dưới lớp làm bài vào nháp:
	a) 15,32 + 41,69 + 8,44 = 65,45; b) 27,05 + 9,38 + 11,23 = 47,66
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất
- Để tính bằng cách thuận tiện nhất, ta vận dụng những tính chất nào?
- Tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng.
- Cá nhân làm bài vào vở, 2 em làm vào bảng nhóm.
- Giáo viên chấm- nhận xét.
a) 4,68 + 6,03 + 3,97 = 
= 4,68 + (6,03 + 3,97)
= 4,68 + 10
= 14,68
b) 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2 = 
 = (6,9 + 3,1) + (8,4 + 0,2)
 = 10 + 8,6
 = 18,6
Bài 3(cột 1) Hướng dẫn học sinh tự làm:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Học sinh tự làm, chữa bảng.
3,6 + 5,8 > 8,9
 9,4
7,56 < 4,2 + 3,4 
 7,6
Bài 4: Bài toán
2- 3 em đọc yêu cầu bài toán
- Bài toán cho biết gì?
- Ngày thứ nhất : 28,4 m
Ngày thứ hai hơn ngày thứ nhất : 2,2 m
Ngày thứ ba hơn ngày thứ hai : 1,5 m
- Bài toán yêu cầu gì?
Cả ba ngày :  m vải?
Giáo viên chấm- nhận xét
Bài giải
Số m vải người đó dệt trong ngày thứ hai là:
28,4 + 2,2 = 30,6 (m)
Số m vài người đó dệt trong ngày thứ ba là:
30,6 + 1,5 = 32,1 (m)
Số m vài người đó dệt được trong cả ba ngày là:
28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m)
 Đáp số: 91,1 m vải
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
********************************
Tiết 4 – Buổi sáng – Tập đọc
CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
(Theo Văn Long)
	I. MỤC TIÊU 
	- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu) ; giọng hiền từ (người ông) .
	- Hiểu nội : Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu .
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ 
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 1 - 2 em nêu lại các chủ điểm đã học
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
	Giới thiệu chủ điểm Giữ lấy màu xanh.
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
a) Luyện đọc:
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp rèn đọc đúng và giải nghĩa từ.
- Bài này có thể chia làm bao nhiêu đoạn?
- Có thể chia làm 3 đoạn
 3 học sinh đọc nối tiếp, luyện đọc đúng và đọc chú giải.
- Luyện đọc từ khó
rủ rỉ, ngọ ngậy, quấn, nhọn hoắt,.. 
- Luyện đọc câu dài khó đọc
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1 đến 2 học sinh đọc lại toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu.
b) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung.
- Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
-  để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công.
- Trông bài nói đến những loài cây gì trên ban công nhà bé Thu ? 
- Cây quỳnh, cây hoa ti gôn, cây hoa giấy, cây đa Ấn Độ
- Mỗi loài cây đó có những đặc điểm gì nổi bật?
- Cây quỳnh: lá dày, giữ được nước.
- Hoa ti gôn: Thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu.
- Hoa giấy: Bị vòi ti gôn quấn nhiều vòng.
- Cây đa Ấn Độ : bật ra những búp đỏ hang nhọn nhất, xoè những tán lá nâu rõ to, 
- Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công. Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
- Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
- Em hiểu “Đất lành chim đậu” là thế nào?
- Là nơi đất tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người đến sinh sống làm ăn.
-Nêu nội dung bài.
- Học sinh nêu.
c) Luyện đọc diễn cảm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm.
- Học sinh đọc theo dõi
- Giáo viên đọc mẫu đoạn 3.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc trước lớp.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
****************************************************************
Thứ ba, ngày 05 tháng 11 năm 2013
Tiết 1 – Buổi sáng – Toán
TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN (Tr 53)
	I. MỤC TIÊU 
 	- Biết trừ 2 số thập phân.
	- Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ thành thạo, nhanh, đúng.
	Bài tập cần thực hiện: Bài 1 (a,b), Bài 2 (a,b); Bài 3
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Phiếu học tập, bảng .
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em nêu lại quy tắc cộng hai số thập phân
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
a) Hướng dẫn trừ 2 số thập phân.
Ví dụ 1:
- Đọc ví dụ 1.
-Tính BC làm như thế nào?
+ Ta phải thực hiện phép trừ:
- Đổi sang cm được: 4,29 m = 429 cm
4,29 – 1,84 = ? (m)
 1,84 m = 184 cm
 Hay: 429 – 184 = 245 (cm)
- Giáo viên kết luận: Thông thường ta đăt tính rồi làm như sau:
 Mà 245 cm = 2,45 m
Vậy 4,29 – 1,84 = 2,45 (m)
 (m) 
+ Thực hiện phép trừ như trừ số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
Ví dụ 2: 
- Đọc ví dụ 2:
- Ta đặt tính rồi làm như sau:
+ Coi 45,8 là 45,80 rồi trừ như trừ số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột vớ các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
g Đưa ra qui tắc trừ 2 số thập phân.
Sgk trang 53 
2 đến 3 học sinh nhắc lại quy tắc.
b) Luyện tập 
Bài 1 (a, b) Tính: 
- 2 - 3 em đọc yêu cầu bài 1.
- 
- 2 học sinh làm bài vào bảng nhóm, dưới lớp làm bài vào phiếu
 a) b) 
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 2. (a,b) Đặt tính rồi tính
2- 3 em đọc yêu cầu bài tập
Cá nhân làm bài vào vở, 2 em làm vào bảng nhóm.
 a) b) 
- Còn lại làm bảng con.
72,1 -30,4 = 41,7; 5,12 - 0,68 = 4,44
Bài 3. Bài toán
2- 3 em đọc yêu cầu bài toán
- Bài toán cho biết gì?
- Có : 28,75 kg
Lần đầu lấy ra : 10,5 kg
Lần thứ hai lấy ra : 8 kg
- Bài toán hỏi gì?
- Còn lại :  kg đường?
 Làm vở.
Bài giải:
Cách 1:
- Chấm vở 7- 8 học sinh.
Số kg đường đã lấy ra là:
10,5 + 8 = 18,5 (kg)
 Số kg đường còn lại là:
 28,75 – 18,5 = 10,25 (kg)
- Gọi lên bảng chữa 2 cách. 
Cách 2: 
Số kg đường còn lại sau lần thứ nhất là:
28,75 – 10,5 = 18,25 (kg)
Số kg đường còn lại sau hai lần lấy ra là:
18,25 – 8 = 10,25 (kg)
 Đáp số: 10,25 kg
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
*********************************
Tiết 2 – Buổi sáng – Chính tả (Nghe- viết)
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
	I. MỤC TIÊU 
 	- Nghe – viết đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng hình thức văn bản luật .
	- Làm được BT(2) a/b hoặc BT(3) a/b 
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Bút dạ, bảng nhóm, VBT
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em nêu 3 cặp từ chỉ khác nhau ở âm l/n
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
a)Hướng dẫn nghe- viết:
- Đọc đoạn cần viết.
- Hoạt động bảo vệ môi trường là như thế nào?
- Hướng dẫn viết xuống dòng, viết hoa
-Giáo viên đọc chậm.
- Viết bài vào vở
Chấm 5- 7 bài, nhân xét bài viết
b) Làm bài tập
- Lớp chia làm 3 nhóm.
Bài tập 2, a) 
- Đọc yêu cầu bài 2a. 
- Học sinh lần lượt “bốc thăm”- mở- đọc to- viết nhanh lên bảng.
- Nhận xét.
Bài tập 3a)
+ Đọc yêu cầu bài 3. Thảo luận nhóm
Thi nhóm tìm được nhiều từ láy nhất, đúng nhất
- Nhận xét.
Nhóm: thi nhanh.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
	*******************************
Tiết 2 – Buổi chiều – Kể chuyện
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI
	I. MỤC TIÊU 
 	 Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh và lời gợi ý (BT1) ; tưởng tượng và nêu được kết thúc câu chuyện một cách hợp lí (BT2) . Kể nối tiếp được từng đoạn câu chuyện .
	- Hiểu ý nghĩa truyện: Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Tranh minh hoạ trong sgk.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 1 - 2 em kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Kể chuyện “Người đi săn và con nai”
Theo dõi
- Kết hợp tranh kể 4 đoạn 2 g 3 lần.
Theo dõi kết hợp quan sát tranh
- Đoạn 5: Học sinh tự phỏng đoán.
Giọng chậm rãi, diễn tả rõ lời nói của từng nhân vật, bộc lộ cảm xúc ở những đoạn tả cảnh thiên nhiên, tả vẻ đẹp của con nai, tâm trạng người đi săn.
+ Kể từng đoạn câu chuyện.
- Học sinh kể gắn với tranh.
- Kể theo cặp, kể từng đoạn trước lớp
- 1 g 2 học sinh kể toàn câu chuyện.
Hãy yêu quí và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý- Đừng phá huỷ vẻ đẹp của thiên nhiên.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Về nhà kể lại câu chuyện “Người đi săn và con nai” cho cả gia đình nghe.
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
*************************************
Tiết 3 – Buổi chiều – Luyện từ và câu
ĐẠI TỪ XƯNG HÔ
	I. MỤC TIÊU 
 	- Nắm được khái niệm đại từ xưng hô.
	- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn; bước đầu biết sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong một văn bản ngắn. 
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Vở bài tập Tiếng việt lớp 5 tập 1.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	 - Giáo viên nhận xét qua bài kiểm tra giữa học kì I.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Phần nhận xét:
Bài 1: 
- Đoạn văn có những nhân vật nào?
- Học sinh đọc nội dung bài tập 1.
- Các nhân vật làm gì?
- Hơ Bia, cơm và thóc gạo.
- Cơm và Hơ Bia đối đáp với nhau. Thóc gạo giận Hơ Bia, bỏ vào rừng.
- Những từ nào chỉ người nói?
- chúng tôi, ta.
- Những từ nào chỉ người nghe?
- chị, các người.
- Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tời?
- chúng.
® Những từ chị, chúng tôi, con người, chúng, ta ® gọi là đại từ xưng hô.
Bài 2: 
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.
- Đọc lời của từng nhân vật, nhận xét về thái độ của cơm và của Hơ Bia.
+ Cách xưng hô của cơm:
(Xưng là chúng tôi, gọi Hơ Bia là chị) Tự trọng, lịch sự với người đối thoại.
+ Cách xưng hô của Hơ Bia:
(Xưng là ta, gọi cơm là các người): Kiêu căng, thô lỗ, coi thường người đối thoại.
Bài 3: 
+ Với thầy cô giáo: em, con 
- Tìm những từ em vần xưng hô với thầy, cô, bố, mẹ, anh chị em với bạn bè:
+ Với bố, mẹ: con.
+ Với anh: chị: ... Hoạt động của học sinh
1. Học một số bài hát về thầy cô, mái trường: Mùa hạ và những chùm hoa nắng
Học hát theo thầy giáo
2. Ôn lại bài hát: Cô giáo em; Khi tóc thấy bạc trắng; 
Cả lớp hát. Đội văn nghệ lớp hát trước lớp.
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
****************************************************************
Thứ năm, ngày 7 tháng 11 năm 2013
Tiết 2 – Buổi sáng – Toán
LUYỆN TẬP CHUNG (Tr 55)
	I. MỤC TIÊU 
 	- Cộng, trừ số thập phân.
	- Tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
	- Vận dụng tính chất của phép cộng, trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất.	Bài tập cần thực hiện: Bài 1, Bài 2; Bài 3
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Phiếu học tập, bảng nhóm.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em nêu kĩ thuật đặt tính cộng, trừ hai số thập phân.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Bài 1.
Gọi 3 học sinh lên bảng làm.
Bài 1: 
- Nhận xét, cho điểm.
a) 605,26 + 217,3 = 822,6
b) 800,56 – 384,48 = 416,08
c) 16,39 + 5,25 – 10,3 = 21,64 – 10,3 = 11,34
Bài 2 Cá nhân làm bài vào vở
 2- 3 em đọc yêu cầu 
2 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
- Nhận xét, cho điểm.
a) 
X - 5,2 = 1,9 + 3,8
X - 5,2 = 5,7
X = 5,7 + 5,2
 X = 10,9
b)
X + 2,7 = 8,7 + 4,9
X + 2,7 = 13,6
 X = 13,6 - 2,7
 X = 10,9
Bài 3.Làm nhóm đôi.
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.
 a) 12,45 + 6,98 + 7,55 
= (12,45 + 7,55)+ 6,98
- Nhận xét, đánh
 = 20 + 6,98
 = 26,98
b) 42,37 - 28,73 - 11,27 
 = 42,37 - (28,73 + 11,27)
 = 42,37 - 40 
 = 2,37
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
***************************************
Tiết 3 – Buổi sáng – Luyện từ và câu
QUAN HỆ TỪ
	I. MỤC TIÊU 
 	- Bước đầu năm được khái niệm về quan hệ từ (ND ghi nhớ) ;
	- Nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn (BT1 mục III) ; xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu (BT2) ; biết đặt câu với quan hệ từ (BT3) .
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Bảng phụ. Phiếu học tập.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em nêu nội dung về đại từ xưng hô và làm bài 2.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’) 
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
I. Nhận xét
 Gọi 1 học sinh đọc mục I phần nhận xét.
- Lớp đọc thầm.
- Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
- Từ in đậm được dùng làm gì?
a) và nối say ngây với ấm nóng.
b) của nối tiếng hót dìu dặt với Hoạ Mi.
c) như nối không đơm đặc với hoa đào.
g Nối các từ trong câu hoặc nối các câu với nhau nhằm giúp người đọc hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ trong câu hoặc quan hệ ý giữa các câu.
d) nhưng nối 2 câu trong đoạn.
- Ý ở câu được nối với nhau bở cặp từ biểu thị quan hệ nào?
a) Nêu  thì: (điều kiện, giả thiết kết quả)
b) Tuy  nhưng: (quan hệ tương phản)
II. Ghi nhớ:- SGK trang 110
- 4 -5 học sinh đọc.
III Luyện tập:
 Bài 1: Nhóm đôi.
- Gọi nhóm trưởng đại diện từng nhóm lên trả lời.
- Thảo luận- trả lời tác dụng của từ in đậm.
- Nhận xét, chữa.
- và nối Chim, Mây, Nước với Hoa.
- của nối tiếng hót kì diệu với Hoạ Mi.
- rằng nôí cho với bộ phận đứng sau.
- và nối to với nặng.
- như nối rơi xuống với ai ném đá.
- với nối ngồi với ông nội.
- về nối giảng với từng loài cây.
Bài 2: Nhóm 
+ Đọc yêu cầu bài.
- Đại diện 1, 2 nhóm lên trình bày.
a) “Vì  nên” (quan hệ nguyên nhân- kết quả)
b) “Tuy  nhưng” (quan hệ tương phản)
Bài 3: Cá nhân.
- Cá nhân làm bài vào vở
Ví dụ: Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Lan vẫn học giỏi.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
***************************************
Tiết 4 – Buổi sáng – Đạo đức
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I
	I. MỤC TIÊU 
 	Thực hành, củng cố những kĩ năng đã học từ đầu học kì I đến nay.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	VBT Đạo đức, thẻ màu
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Học sinh lớp 5 có vị trí trí thế nào trong trường Tiểu học?
Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tập, rèn luyện.
- Vui và tự hào là học sinh lớp 5
2. Cần có thái độ thế nào về mỗi việc làm của chính mình ?
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
3. Người có ý chí là người thế nào?
Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
- Ta làm gì đối với những tấm gương có ý chí vượt lên những khó khăn?
- Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.
4. Vì sao cần nhớ ơn tổ tiên của mỗi chúng ta?
- Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- Em đã làm gì thể hiện long nhớ ơn tổ tiên?
- Cùng bố mẹ thắp hương tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên vào các dpị mồng một, ngày rằm, ngày tết
5. Làm thế nào để giữ gìn tình bạn bền lâu?
- Bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đở lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 1 – Buổi chiều – Luyện viết 
CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
	I. MỤC TIÊU 
 	Luyện viết đều nét, đẹp đoạn 3 trong bài Chuyện một khu vườn nhỏ,
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Chữ mẫu
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Luyện viết chữ hoa
Viết vào nháp các chưa: M, T, N, C, B, O 2 chữ một dòng
Nhận xét, chữa nét chưa đạt
2. Viết bài vào vở
Cá nhân viết bài vào vở
Chấm bài, nhận xét chữ viết
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
 Tiết 2 – Buổi chiều – Ôn Tiếng Việt
LUYỆN VIẾT VĂN TẢ CẢNH
	I. MỤC TIÊU 
 - Củng cố kiến thức về cách viết văn
- Viết được đúng thể thức , ngắn gọn ,rõ ràng ,thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu nội dung của 1 bài văn?
- Nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài ôn:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn làm bài.
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài?
- Trong bài văn gồm có những phần nào?
- Yêu cầu HS viết bài văn miêu tả cảnh sân trường .
- Gọi HS nối tiếp nhau trình bày bài văn của mình.
- Nhận xét cho điểm.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét chung về tiết học.
- Về nhà viết lại bài văn va chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nối tiếp nhau nêu.
- Nhận xét.
- 2 HS đọc ,lớp theo dõi.
- Nối tiếp nhau nêu.
- HS làm bài cá nhân.
- Nối tiếp trình bày.
- Theo dõi nhận xét 
Thứ sáu, ngày 8 tháng 11 năm 2013
Tiết 2 – Buổi sáng – Toán
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN 
VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN (Tr 55)
	I. MỤC TIÊU 
 	- Biết nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
	- Biết giải bài toán có phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên	.
	Bài tập cần thực hiện: Bài 1, Bài 3
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Bảng nhóm
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em thực hiện tính: 1,4 + 1,4 + 1,4 = 4,2
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
a. Hình thành quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
 Học sinh đọc đề g tóm tắt.
+ Ví dụ 1: sgk.
- Học sinh nêu cách giải và có phép tính.
- Giáo viên hướng dẫn cách tính chu vi hình tam giác.
1,2 x 3 = ? (m)
- Đổi 1,2 m = 12 (dm)
- Đổi sang đơn vị nhỏ hơn để bài toán trở thành phép nhân 2 số tự nhiên.
12 x 3 = 36 (dm)
- Đổi 36 dm = 3,6 m
- Nhận xét cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên?
- Học sinh trả lời: 
+ Đặt tính (cột dọc)
+ Tính: như nhân 2 số tự nhiên:
g Đếm phần thập phân của thừa số thứ nhất có bao nhiêu chữ số ta dùng dấu phảy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số (một chữ số kể từ phải sang trái)
- Học sinh làm tương tự như trên.
Lớp nhận xét.
+ Ví dụ 2: 0,46 x 12 = ?
- Vài học sinh nhắc lại quy tắc nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên.
g Quy tắc sgk.
- Học sinh lên bảng.
* Lưu ý: 3 thao tác: nhân, đếm, tách.
b. Thực hành:
Bài 1. 
a) b)
 c) d)
Bài 3. Bài toán
 Đọc đề và tóm tắt. Cả lớp làm bài vào vở. 1 em làm bài vào bảng nhóm.
1 giờ : 42,6 km
4 giờ : km?
Bài giải
Chấm điểm, nhận xét 
Trong 4 giờ ô tô đó đi được quãng đường dài là:
42,6 x 4 = 170,4 (km)
 Đáp số: 170,4 km.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
*************************************
Tiết 4 – Buổi sáng – Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
	I. MỤC TIÊU 
	- Củng cố kiến thức về cách viết đơn.
	- Viết được một lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắng gọn, rõ ràng thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Mẫu đơn in sẵn và 1 lá đơn.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em đọc lại đoạn văn, bài văn trước?
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
- Giới thiệu mẫu đơn g xem lá đơn.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn nội dung từng đề.
- Học sinh nêu đề bài mình chọn (1 hay 2)
Lưu ý: Trình bày lí do viết đơn (tình hình thực tế, những tác động xấu đã xảy ra hoặc có thể xảy ra) sao cho ngắn gọn, rõ, có sức thuyết phục để các cấp thấy rõ tác động nguy hiểm của tình hình đã nêu, tìm ngay biện pháp khắc phục ngăn chặn.
- Làm vào vở bài tập.
- Nối tiếp đọc lá đơn g lớp nhận xét.
3.Củng cố - Dặn dò:
Nhận xét giờ học.
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
************************************
Tiết 5 – Buổi sáng – Sinh hoạt tuần 11
KIỂM ĐIỂM HỌC TẬP
	I. MỤC TIÊU 
 	- Học sinh thấy ưu nhược điểm của mình trong đợt thi đua. Từ đó có ý thức vươn lên trong tuần sau.
	- Giáo dục học sinh có ý thức xây dựng nề nếp tốt.
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Nhận xét 2 mặt của lớp: 
a) Nhận xét 2 mặt của lớp: 
- Đạo đức và học tập.
- Lớp trưởng nhận xét
- Giáo viên tổng kết.
- Tổ thảo luận và tự nhận xét.
- Biểu dương học sinh có thành tích, nhắc nhở những bạn có khuyết điểm.
 b) Phương hướng tuần sau:
- Tiếp tục duy trì những ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Hoàn thành Báo tường chào mừng 
- Học hát các bài hát về mái trường, về thầy cô
- Thực hiện tốt ở tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGIAÓ ÁN LƠPA 5 - 2013 - 2014 - TUẦN 11.docx