Bài soạn lớp 5 - Trường Tiểu học Dương Quang A - Tuần 14

Bài soạn lớp 5 - Trường Tiểu học Dương Quang A - Tuần 14

I. MỤC TIÊU

 Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tim được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.

 Bài tập cần thực hiện: Bài 1(a), Bài 2.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Bảng nhóm.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

 Gọi 2 em nhắc lại kĩ thuật chia một số thập phân cho một số tự nhiên.

 - Nhận xét, chấm điểm.

 2. Dạy học bài mới. (30’)

 2.1. Giới thiệu bài:

 

docx 21 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 986Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Trường Tiểu học Dương Quang A - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2013
Tiết 1 – Buổi sáng – Chào cờ
Tiết 2 – Buổi sáng – Toán 
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO
 MỘT SỐ TỰ NHIÊN MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC
LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN (Tr 67)
	I. MỤC TIÊU 
 	Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tim được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
	Bài tập cần thực hiện: Bài 1(a), Bài 2.
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Bảng nhóm.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em nhắc lại kĩ thuật chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
a) Hình thành kĩ năng
VD1: Hình vuông P = 27 m. Tính độ dài cạnh hình vuông?
Theo dõi
- Muốn tính cạnh hình vuông ta làm thế nào?
- Ta lấy chu vi chia cho 4.
- Thực hiện theo các bước : 
Theo dõi cách thực hiện
+ Lấy 27 chia 4 được 6, viết 6
+ 6 nhân 4 bằng 24 ; 27 trừ 24 bằng 3, viết 3
+ Ta viết dấu phẩy vào bên phải chữ số của thương rồi thêm chữ số 0 vào bên phải số dư rồi chia tiếp.
+ 30 chia 4 được 7, viết 7
+ 7 nhân 4 bằng 28 ; 30 trừ 28 bằng 2, viết 2
+ viết chữ số 0 vào bên phải 2 được 20 ;
+ 20 chia 4 được 5, viết 5.
+ 5 nhân 4 bằng 20 ; 20 trừ 20 bằng 0, viết 0
VD2. 43 : 52 = 0,82
Hưỡng dẫn tương tự
Cá nhân tự thực hiện
b) Thực hành
Bài 1 (a). Đặt tính rồi tính
3 em lên bảng thực hiện, dưới lớp làm bài vào vở.
Nhận xét, đánh giá
a) 
 12 5 23 4 
 20 2,4 30 5,75 
 0 20
 0
12 : 5 = 2, 4 23 : 4 = 5,75
 882 36
 162 24,5
 180
 00
882 : 36 = 24,5
Bài 2. Bài toán
2-3 em đọc yêu cầu.
- Bài toán thuộc dạng toán nào đã học ?
- Dạng toán rút về đơn vị.
Cá nhân tóm tắt và làm bài vào vở, 2 em làm bài vào bảng nhóm.
Chấm điểm, nhận xét chốt bài làm đúng, trình bày đẹp
Tóm tắt
25 bộ : 70 m
 6 bộ : .m ?
Bài giải :
Một bộ quần áo may hết số vải là :
70 : 25 = 2,8 (m)
May 6 bộ quần áo hết số mét vải là :
2,8 x 6 = 16,8 (m)
Đáp số : 16,8 m vải.
3.Củng cố - Dặn dò :
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
***************************************
Tiết 4 – Buổi sáng – Tập đọc
CHUỖI NGỌC LAM
	Phun - tơ O - xlơ
	I. MỤC TIÊU 
 	-Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.
	-Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đêm lại niềm vui cho người khác. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Bảng phụ.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em đọc bài Trồng rừng ngập mặn.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
a) Hướng dẫn học sinh luyện đọc
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng và giải nghĩa từ.
- Học sinh đọc nối tiếp kết hợp rèn đọc đúng và đọc chú giải.
- Học sinh đọc nối tiếp.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1 đến 2 học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh theo dõi.
b) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung.
- Hoàn cảnh của bé Gioan thế nào?
- Mẹ mất sớm, em phải ở với chị.
-Cô bé mua chuỗi Ngọc lam để tặng ai?
-  tặng chị nhân ngày lễ Nô- en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất.
- Cô bé có đủ tiền mua chuỗi ngọc không?
- Cô bé không đủ tiền mua chuỗi Ngọc.
- Chi tiết nào cho biết điều đó?
- Cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đạp  mảnh giấy ghi giá tiền 
- Chị của cô biết tìm gặp Pi-e làm gì?
- Để hỏi có đúng cô bé mua chuỗi ngọc ở tiệm Pi- e không? Chuỗi ngọc có phải ngọc thật không? Pi- e bán chuỗi ngọc cho cô bé với giá bao nhiêu tiền?
- Vì sao Pi- e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi Ngọc?
- Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền em dành dụm được.
- Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
- Các nhân vật trong truyện đều là người tốt, người nhân hậu, biết sống vì nhau, biết đem lại niềm vui cho nhau.
c) Luyện đọc diễn cảm.
- Học sinh đọc nối tiếp, củng cố giọng đọc, nội dung.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm.
- Học sinh luyện đọc phân vai.
- Liên hệ - nhận xét.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
****************************.
Thứ ba, ngày 26 tháng 11 năm 2013
Tiết 1 – Buổi sáng – Toán
LUYỆN TẬP (tr 68)
	I. MỤC TIÊU 
	Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
	Bài tập cần thực hiện: Bài 1, Bài 3; Bài 4.
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Bảng nhóm
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em lên bảng tính, dưới lớp làm vào nháp: 
	a) 7,25 : 5 = 1,45	b) 28,16 + 32,8 = 60,96
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Bài 1. Tính
2- 3 em đọc yêu cầu 
- Trong biểu thức có chứa nhiều dấu phép tính thứ tự thực hiện các phép tính như thế nào?
- Thực hiện các phép tính nhân, chia trước, cộng, trừ sau.
- Cá nhân làm bài vào vở, 4 em làm bài vào bảng nhóm.
- Nhận xét
a) 5,9 : 2 + 13,06 
 = 2,95 + 13,06 = 16,01
b) 35,04 : 4 – 6,87 
= 8,76 – 6,87 = 1,89
c) 167 : 25 : 4 = 6,68 : 4 = 1,67
d) 8,76 x 4 : 8 = 35,04 : 8 = 4,38
Bài 3. Bài toán
- 2- 3 em đọc yêu cầu
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Thảo luận nhóm đôi làm bài vào bảng nhóm.
Tóm tắt
Chiều dài : 24 m
Chiều rộng bằng :25 chiều dài
Chu vi hình chữ nhật : m ?
Diện tích hình chữ nhật :..m2?
- Đại diện lên trình bày.
Bài giải
- Nhận xét, cho điểm.
Chiều rộng mảnh vườn là:
24 x = 9,6 (m)
Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:
(24 + 96) x2 = 6,72 (m)
Diện tích mảnh vườn là:
24 x 96 = 230,4 (m2)
 Đáp số: 67,2 m; 230,4 m2
Bài 4. Bài toán
Đọc yêu cầu bài. 
Cá nhân làm vào vở.
Bài giải
1 giờ xe máy đi được là:
93 : 3 = 31 (km)
1 giờ ô tô đi được là:
103 : 2 = 51,5 (km)
1 giờ ô tô đi nhanh hơn xe máy là:
51,5 – 31 = 20,5 (km)
 Đáp số: 20,5 km
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
*******************************
Tiết 2 – Buổi sáng – Chính tả (Nghe- viết)
CHUỖI NGỌC LAM
	I. MỤC TIÊU 
 	Nghe – viết đúng bài CT; không nắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
	-Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu tin theo yêu cầu của BT3; làm được BT(2)a/b 
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Phiếu học tập ghi nội dung bài 3.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em viết những từ chỉ khác nhau âm dầu s/x hoặc hoặc vần uôt/ uôc
	( Sương gió - xương xẩu; Siêu nhân - liêu xiêu.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
a) Hướng dẫn nghe - viết
 Giáo viên đọc đoạn văn cần viết.
- Học sinh theo dõi- đọc.
- Nội dung đoạn đối thoại.
- Chú Pi- e biết Gioan lấy hết tiền dành dụm từ con lợn đất để mua tặng chị chuỗi ngọc đã tế nhị gỡ mảnh giấy ghi giá tiền để cô bé vui vì mua được chuỗi ngọc tặng chị.
- Học sinh đọc thầm đoạn văn, chú ý viết các câu đối thoại, câu hỏi, câu cảm, từ ngữ các em dễ sai.
- Giáo viên đọc chậm.
- Học sinh viết.
- Chấm, chữa bài.
- Học sinh soát.
b) Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 2(a): 
Bài 2a): Đọc yêu cầu bài.
- Nhận xét, bổ sung
- Làm bài vào vở bài tập- nối tiếp đọc bài đã làm 
Tranh ảnh, bức tranh đấu tranh, 
Trưng bày, sáng trưng, trưng dụng 
Trúng đích, trúng cử trúng gió,
Leo trèo 
Trèo cây  
Quả chanh, chanh cốm 
Bánh chưng, chưng mắm
Chúng ta, công chúng, quần chúng 
Hát chèo, chèo chống 
Bài tập 3
Bài 3: Đọc yêu cầu bài.
Thảo luận nhóm đôi điền vào VBT
- Nhận xét, chữa.
- đảo, (tự) hào, (một) dạo, (trầm) trọng, tàu, (tấp) vào, trước (tình hình đó), môi (trường), tấp (vở), chở (đi), trả (lại)
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
**********************************
Tiết 2 – Buổi chiều – Kể chuyện
PA-XTƠ VÀ EM BÉ
	I. MỤC TIÊU 
 	-Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.
	-Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Tranh minh hoạ trong sgk phóng to.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 1 em Kể lại việc làm tốt bảo vệ môi trường em đã làm hoặc chứng kiến.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
+ Giáo viên kể lại câu chuyện.
Pa-xtơ (1822 - 1895)- Pháp
- Học sinh nghe g viết lên bảng các tên riêng từ mượn nước ngoài, ngày tháng đáng nhớ; Lu-i-Pa-xtơ, cậu bé Giơ-dép thuốc vắc- xin, 6/ 7/ 1885 (ngày Giơ- dép được đưa đến viện gặp bác sĩ Pa-xtơ), 7/ 7/ 1885 (ngày những giọt vắc- xin chống bệnh dại đầu tiên được thử nghiệm trên cơ thể con người)
- Giáo viên hướng dẫn giọng kể.
- Giáo viên kể lần 1.
- Giáo viên kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ sgk.
- Học sinh + nhìn tranh.
- Học sinh đọc một lượt yêu cầu bài.
- Giáo viên kể lần 3 (tương tự lần 2- nếu cần)
- Học sinh kể theo nhóm đổi theo tranh: từng đoạn g toàn bài câu chuyện và trao đổi ý nghĩa truyện.
- Học sinh thi kể trước lớp (đoạn g toàn bộ câu chuyện)
Lớp nhận xét và bình chọn.
+ Hướng dẫn học sinh kể truyện, trao đổi về nghĩa câu chuyện.
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
***********************************
Tiết 3 – Buổi chiều – Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ LOẠI
	I. MỤC TIÊU 
	-Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn ở BT1; nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học (BT2); tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của BT3; thực hiện được yêu cầu của BT4 (a,b,c).
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ .
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em đặt câu sử dụng các cặp từ quan hệ từ đã học.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Bài 1: 
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Giáo viên cho học sinh ôn lại định nghĩa danh từ riêng cà chung ở lớp 4.
- Cả lớp đọc thầm bài văn để tìm danh từ riêng và danh từ chung.
+ Danh từ riêng: Nguyên.
+ Danh từ chung: giọng, chị gái, hàng, nước mắt, vệt, moi, chị, tay, má, mặt, phía, ánh đèn, màu, tiếng, đàn, tiếng, hát, mùa xuân, năm.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
Bài 2:
- HS nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học.
- Học sinh đọc lại.
- Giáo viên dán lên bảng tờ phiếu viết nội dun ... ẠY HỌC:
 	Bảng nhóm
	II. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em nêu quy tắc chia số tự nhiên cho số thập phân .
	Gọi 1 học sinh tính : 36 : 7,2 = ...?
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Bài 1 Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
- Cho học sinh làm cặp đôi sau đó so sánh kết quả với nhau.
a/ 5: 0,5 = 10 5 ´ 2 = 10
 52 : 0, 5 = 104 52 ´ 2 = 104 
+ Em có nhận xét gì về phép chia một số tự nhiên cho 0,5.
+ Một số chia cho 0,5 thì bằng số đó nhân với 2.
+ Em có nhận xét gì khi chia một số tự nhiên cho 0,2 ; 0,5
b/ 3 : 0,2 = 15 3 ´ 5 = 15
- Gọi học sinh trình bày kết quả và nêu nhận xét.
 18 : 0,25 = 72 18 ´ 4 = 72
- Gv nhận xét và chốt lại ý đúng .
+ Chia một số cho 0,2 bằng số đó nhân với 5.
Chia một số cho 0,25 bằng số đó nhân với 4.
Bài 2. 
- Nhắc lại cách tìm một thừa số.
- 2 3 em nhắc lại
- 2 HS lên bảng làm bài. Dưới lớp làm bài vào vở.
a/ X x 8,6 = 387 b/ 9,5 x X = 399
 X = 387 : 8,6 X = 399 : 9,5 
 X = 45 X = 42
Bài 3. Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Thùng to ; 21 lí
+ Thùng bé : 15 lít
+ Mỗi chai : 0,75 lít
+ Bài toán hỏi gì?
+ Số chai dầu : .... chai?
+ Muốn giải được bài toán ta phải làm như thế nào?
+ Muốn giải được bài toán ta phải tìm số lít dầu cả hai thùng sau đó mới tìm số chai đựng hết số dàu cả hai thùng.
- Cá nhân giải bài vào vở
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm .
 Bài giải
 - Gv nhận xét và chốt lại ý đúng .
Số dầu cả hai thùng có là:
 21 + 15 = 36 (l)
Số chai dầu có là:
 30 : 0,75 = 48 (chai)
 Ðáp số : 48 chai
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 3 – Buổi sáng – Luyện từ và câu
ƠN TẬP VỀ TỪ LOẠI (Tiếp theo)
	I. MỤC TIÊU:
 	- Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu của BT1.
 	- Dựa vào ý khổ thơ hai trong bài Hạt gạo làng ta, viết được đoạn văn theo yêu cầu (BT2).
 	II. ĐỒ DÙNG DẢY HOC: 	
 	 - Bảng phụ 
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong các câu sau:
Bà Mai dẫn Tâm ra vườn khoe: Chỗ kia là chỗ làm nhà. Còn chỗ này là chỗ để xây phòng đựng máy móc .
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Bài 1.Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
..
- Gv gọi học sinh nhắc lại các kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ. 
Tính từ: là từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
Ðộng từ:là từ chỉ trạng thái, hoạt động của sự vật.
Quan hệ từ:là từ nối các từ ngữ hoặc các câu với nhau, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu ấy.
2 học sinh lên bảng thi làm bài.
Ðộng từ: trả lời, nhìn, vịn, hắt, thấy, lên, trào, đón, bỏ.
Tính từ: xa, vời vợi, lớn.
- Học sinh trình bày. Gv nhận xét.
Quan hệ từ: Qua, ở, với.
Bài 2. 2 em đọc yêu cầu bài tập một. 2 em đọc thành tiếng khổ thơ 2 của bài: Hạt gạo làng ta.
Ví dụ:Học sinh viết đoạn văn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6.
Viết đoạn văn
 Trưa tháng sáu nắng như thiêu như đốt. Ở dưới thửa ruộng nước nóng như ai nấu, cá cờ không thể sống được chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Lũ cua không chịu được cũng phải ngoi lên bờ. Thế mà giữa cái nắng khắc nghiệt ấy mẹ em vẫn lội xuống cấy lúa. Mẹ đội chiếc nón lá, gương mặt mẹ đỏ bừng nhễ nhại mồ hôi. Lưng mẹ phơi nắng rát bỏng... Mỗi hạt gạo làm ra chứa bao công sức của mẹ. Con thương mẹ biết nhường nào.
- Học sinh từng em làm việc cá nhân.
 + Ðộng từ: đội, nấu, chết, lội...
- Học sinh nối tiếp nhau trình bày kết quả.
 + Tính từ: nống, lềnh bềnh, đỏ bừng...
- Gv nhận xét cho điểm.
 + Quan hệ từ: như, ở, thế mà, giữa... 
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 4 – Buổi sáng – Đạo đức
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (tiết 1)
	I. MỤC TIÊU 
 	- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
	- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lưa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
	- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Thẻ các màu. Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam. 
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em nhắc lại ghi nhớ kính già, yêu trẻ.
	- Nhận xét, đánh giá
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Tìm hiểu thông tin ( trang 22, SGK). 
- Chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm quan sát, chuẩn bị giới thiệu nội dung một bức ảnh trong SGK. 
- Các nhóm chuẩn bị. 
- Đại diện từng nhóm lên trình bày. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
 Làm bài tập 1, SGK. 
* Mục tiêu: HS biết các hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, sự đối xử bình đẳng giữa trẻ em trai và gái. 
- GV rút ra kết luận. 
- HS làm việc cá nhân. 
- HS trình bày ý kiến. 
 Bày tỏ thái độ ( bài tập 2, SGK). 
- Hướng dẫn HS cách thức bày tỏ thái độ thông qua việc giơ thẻ màu. 
- GV lần lượt nêu từng ý kiến. 
3. Củng cố - dặn dò: 
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài học sau. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS bày tỏ thái độ theo qui ước. 
- Lớp bổ sung ý kiến. 
Tiết 1 – Buổi chiều – Luyện viết 
HẠT GẠO LÀNG TA
	I. MỤC TIÊU 
 	Luyện viết đều nét, đẹp hai khổ thơ đầu trong bài Hạt gạolàng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Chữ mẫu
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Luyện viết chữ hoa
Viết vào nháp các chưa: H, C, T, N, G, M 2 chữ một dòng
Nhận xét, chữa nét chưa đạt
2. Viết bài vào vở
Viết bài vào vở
Chấm bài, nhận xét chữ viết
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
**************************
Tiết 2 – Buổi chiều – Ôn Tiếng Việt
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
	I. MỤC TIÊU 
 	Củng cố sâu về từ loại, ôn lại các khái niệm về từ loại, vẽ sơ đồ tư duy về từ loại.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Bảng nhóm
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Thực hiện các bài tập trong VBT
- Cá nhân làm các bài tập trong VBT
Theo dõi, kiểm tra, chấm điểm và giúp đỡ học sinh yếu
2. Nhắc lại các khái niệm và từ loại.
- Nối tiếp nêu khái niệm: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy 
3. Vẽ sơ đồ tư duy
Thảo luận nhóm đôi vẽ s[ đồ tư duy vào bảng nhóm.
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Thứ sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2013
Tiết 2 – Buổi sáng – Toán
CHIA 1 SỐ THẬP PHÂN 
CHO 1 SỐ THẬP PHÂN (Tr71)
	I. MỤC TIÊU 
	- Thực hiện phép chia 1 số thập phân cho 1 số thập phân.
	- Vân dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho 1 số thập phân.
	Bài tập cần thực hiện: Bài 1(a, b, c), Bài 2.
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng nhóm	
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em nhắc lại cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
a) Hình thành kĩ năng
Ví dụ 1: Giáo viên nêu bài toán ở ví dụ 1.
23,56 : 6,2 = ? kg
- Hướng dẫn học sinh nêu phép tính giải bài toán.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuyển phép chia 23, 56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên như sgk.
Ta có: 23,56 : 6,2 = (23,56 x 10) : (6,2 x 10)
- Hướng dẫn để học sinh phát biểu cách thực hiện phép chia 23, 56: 6,2
 23,56 : 6,2 = 235,6 : 6,2
- Giáo viên tóm tắt các bước làm.
vậy 23,56 : 6,2 = 3,8 (kg)
Ví dụ 2:
- Giáo viên nêu phép chia ở ví dụ 2 rồi hướng dẫn cách thực hiện như ví dụ 1.
- Học sinh vận dụng cách làm như ví dụ 1 và nêu rõ thực hiện phép chia gồm mấy bước.
 Quy tắc (sgk)
- Học sinh nhắc lại.
b) Luyện tập.
Bài 1: (a, b, c) Đạt tính rồi tính
Cả lớp làm bài vào vở, 3 em làm bài trên bảng lớp.
a) 19,7,2 5,8 0 232 3,4
 00
b) 8,2,16 5,2
 30 1 1,58
 416
 00
c) 12,88 0,25
 038 51,52
 130
 050
Bài 2: Giáo viên tóm tắt lên bảng.
- Học sinh giải.
Bìa giải
1 lít dầu hoả nặng là:
Tóm tắt:
3,42 : 4,5 = 0,76 (kg)
4,5 l : 3,42 kg
8 lít dầu hoả cân nặng là:
8 l :  kg ?
0,76 x 8 = 6,08 (kg)
Giáo viên xét chữa bài.
 Đáp số: 6,08 kg
- Học sinh làm vào vở.
Giải
429,5 : 2,8 = 153 (dư 1,1)
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
**********************
 Tiết 1 – Buổi sáng – Tập làm văn 
LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
	I. MỤC TIÊU 
 Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý của SGK.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	 - Bảng phụ viết dàn ý 3 phần của 1 biên bản cuộc họp.
 	- Bảng nhóm.
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em nhắc lại nội dung ghi nhớ của tiết tập làm văn trước . 
	 Thế nào là biên bản? Biên bản thường có những nội dung nào?
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
- Một học sinh đọc đề bài và các gợi ý 1,2,3 trong sgk.
3 - 4 em đọc gợi ý
- Các em chọn viết biên bản cuộc họp nào? ( họp tổ, họp lớp, họp chi đội ),
- Thảo luận nhóm đôi lựa chọn
- Cuộc họp ấy bàn về vấn đề gì? Và diễn ra vào thời điểm nào? 
- Trả lời
- Gv và cả lớp trao đổi xem những cuộc họp đó có cần ghi biên bản không?
- Gv nhắc học sinh chú ý trình bày biên bản đúng theo thể thức của 1 biên bản
Cá nhân viết làm bài vào vở.
4- 5 em nêu miệng trước lớp .
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
*************************
Tiết 5 – Buổi sáng –`Sinh hoạt lớp
	I. MỤC TIÊU 
 	Đánh giá hoạt động trong tuần vừa qua, biểu dương những bạn thực hiện tốt các nhiệm vụ và nhắc nhở những bạn còn vi phạm. Đề ra phương hướng tuần sau.
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Cán sự lớp báo cáo
Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình của lớp trong tuần .
Tổng hợp, kiểm tra các sự việc.
Biểu dương những em thực hiện tốt, nhắc nhở những em vi phạm.
- Một số em mắc lỗi tự hứa sửa chữa.
2. Bình bầu thi đua cuối tuần.
3. Phương hướng tuần sau:
- Duy trì nề nếp rèn luyện, học tập và các hoạt động của lớp.
- Tăng cường kiểm tra việc làm bài, học bài trước khi đến lớp.
- Tiếp tục thi giải toán qua mạng và thi Giao thông thông minh
- Bồi dưỡng học sinh khá giỏi và phụ đạo học sinh yếu
- Kiểm tra VSCĐ

Tài liệu đính kèm:

  • docxGIÁO ÁN 5 - 2013 - 2014 - TUẦN 14.docx