I. MỤC TIÊU:
- HS biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Làm được các bài tập: Bài 1(a), Bài 2(a), Bài 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Gọi 2 em lên bảng, dưới lớp làm bài vào nháp
Tìm một số biết 30% của nó là 72?
(72 100 : 30 = 240)
- Nhận xét, chấm điểm.
2. Dạy học bài mới. (30’)
2.1. Giới thiệu bài:
Thứ hai ngày 16 tháng 12 năm 2013 Tiết 1 – Buổi sáng – Chào cờ Tiết 2 – Buổi sáng – Toán LUYỆN TẬP CHUNG (Tr 79) I. MỤC TIÊU: - HS biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. - Làm được các bài tập: Bài 1(a), Bài 2(a), Bài 3 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (4’) Gọi 2 em lên bảng, dưới lớp làm bài vào nháp Tìm một số biết 30% của nó là 72? (72 100 : 30 = 240) - Nhận xét, chấm điểm. 2. Dạy học bài mới. (30’) 2.1. Giới thiệu bài: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2.2 Bài mới Bài 1(a): Tính. - Hướng dẫn HS thực hiện tính. - HS dưới lớp đặt tính vào vở nháp, ghi kết quả phép tính vào vở: - Nhận xét, chữa bài. 216,72 : 42 = 5,16 Bài 2: Tính. - 1 HS nêu yêu cầu. - Hướng dẫn HS tính giá trị của biểu thức với các số thập phân. - Cả lớp làm bài vào vở, 1 em lên bảng. - Nhận xét, chữa bài. a, (131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 2 = 50,6 : 2,3 + 43,68 = 22 + 43,68 = 65,68 Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài. - Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài. - HS xác định yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán. - 1 HS làm bảng lớp. - HS dưới lớp làm vào vở. - Nhận xét, chữa bài. Bài giải a. Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là: 15875 – 15625 = 250 ( người ) Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là: 250 : 15625 x 100 = 1,6% b. Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là: 15875 1,6 : 100 = 254 (người) Cuối năm 2002 số dân của phường đó là. 15875 + 254 = 16129 (người) Đáp số: a, 1,6 %; b, 16129 người. 3.Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài cho tiết sau. ******************************* Tiết 4 – Buổi sáng – Tập đọc NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG I. MỤC TIÊU: - HS biết đọc diễn cảm bài văn. - Hiểu ý nghĩa bài văn: Bài ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). * HS đọc tương đối lưu loát bài văn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (4’) Gọi 2 em đọc lại bài Thầy cúng đi bệnh viện và trả lời các câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét, chấm điểm. 2. Dạy học bài mới. (30’) 2.1. Giới thiệu bài: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2.2 Bài mới a. Luyện đọc - 1 HS khá đọc bài. - Hướng dẫn HS chia đoạn: 3 đoạn. + Đoạn 1: từ đầu.vỡ thêm đất hoang để trồng lúa. + Đoạn 2: tiếp theo . đến phá rừng làm nương như trước nữa. + Đoạn 3: còn lại. - 3 HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp - Luyện đọc đúng, hiểu nghĩa một số từ ngữ. - Bát Xát, Phàn Phù Lìn, Phìn Ngan, ngoằn ngoèo 1 em đọc chú giải - HS đọc bài theo cặp. - GV đọc mẫu. - HS chú ý nghe GV đọc bài. b. Tìm hiểu bài: - - 1 em đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm - Ông Phàn Phù Lìn là người dân tộc gì? - Ông là người dân tộc Dao - Ông Phàn Phù Lìn đã làm gì? - Đào mương đưa nước về thôn. - Ông đã làm thế nào để đưa nước về thôn? - Ông đã tìm nguồn nước háng tháng trời và cùng gia đình đào mương suốt 1 năm trời. - Đọc đoạn 2 - 1 em đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm - Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi thế nào? - Thay trồng lúa nương bằng trồng lúa nước; không còn hộ đói; không phá rừng làm nương rẫy nữa - Đọc đoạn 3 - 1 em đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm - Ông Phàn Phù Lìn đã làm thế nào để giữ nguồn nước? - Ông đã học cách trồng cây thảo quả và đưa giống về trồng. + Thảo quả là cây thế nào? + Thảo quả là cây thân cỏ cùng họ với gừng, quả mọc thành chùm, khi chín màu đỏ nâu, dùng làm thuốc hoặc gia vị. + Ông hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả. + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? + Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh thần vượt khó. + Cần phải giữ lấy rừng, để giữ lấy nguồn nước + Nội dung bài nói lên điều gì? + Bài ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. c. Luyện đọc diễn cảm. - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1. - 3 HS tiếp nối nhau đọc đoạn 1 của bài và nêu cách đọc hay. - HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. - Nhận xét. - HS thi đọc diễn cảm. 3.Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài cho tiết sau. ******************************************************************** Thứ ba ngày 17 tháng 12 năm 2013 Tiết 1 – Buổi sáng – Toán LUYỆN TẬP CHUNG (Tr 80) I. MỤC TIÊU: - HS biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. Bài tập cần thực hiện: Bài 1, Bài 2; Bài 3 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (4’) Gọi 2 em làm bài trên bảng, dưới lớp làm bài vào nháp: Tìm 7% của 70 000? - GV nhận xét, cho điểm. - Nhận xét, chấm điểm. 2. Dạy học bài mới. (30’) 2.1. Giới thiệu bài: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2.2 Bài mới Bài 1: Viết các hỗn số thành số thập phân. - GV hướng dẫn HS thực hiện chuyển đổi. - Nhận xét, chữa bài. - 4 HS làm bảng lớp. HS dưới lớp làm bảng con. 4= 4 = 4,5 2 = 2 = 2,75 3= 3 = 3,8 1= 1= 1,48 Bài 2: Tìm x. - HS xác định thành phần chưa biết, nêu cách tính. - 2 HS làm bảng lớp.HS dưới lớp làm vào vở. - Chữa bài, nhận xét. a)x 100 = 1,643 + 7,357 x 100 = 9 x = 9 : 100 x = 0,09 b) 0,16 : x = 2 – 0,4 0,16 : x = 1,6 x = 0,16 : 1,6 x = 0,1 Bài 3: - HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán. Tóm tắt: 3 ngày : 100% Ngày thứ nhất : 35 % Ngày thứ hai : 40% Ngày thứ ba : .%? - Chữa bài, nhận xét. Bài giải: Hai ngày đầu máy bơm hút được là: 35 % + 40 % = 75 % (Lượng nước trong hồ) Ngày thứ ba máy bơm hút được là: 100 % - 75 % = 25 % (lượng nước trong hồ) Đáp số:25 % lượng nước trong hồ. Cách 2: Sau ngày bơm đầu tiên lượng nước trong hồ còn lại là: 100% - 35% = 65% (lượng nước trong hồ) Ngày thứ ba máy bơm hút được là: 65% - 40% = 25%(lượng nước trong hồ) Đáp số: 25% lượng nước trong hồ. 3.Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài cho tiết sau. ************************************* Tiết 2– Buổi sáng – Chính tả (Nghe - viết): NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON I. MỤC TIÊU: - HS nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi (BT1). - HS làm được bài tập 2. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (4’) Gọi 2 em viết lên bảng , dưới lớp viết vào nháp 3 từ có r/d/gi. - Nhận xét, chấm điểm. 2. Dạy học bài mới. (30’) 2.1. Giới thiệu bài: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2.2 Bài mới a. Trao đổi về nội dung đoạn văn: - 1 HS đọc bài viết. + Đoạn văn nói về ai? + Đoạn văn nói về mẹ Nguyễn Thị Phú- Bà là một phụ nữ không sinh con nhưng đã cố gắng bươn chải, nuôi dưỡng 51 em bé mồ côi, đến nay nhiều người đã trưởng thành. b. Hướng dẫn viết từ khó: - HS luyện viết các từ ngữ khó: bươn chải,... - Lưu ý HS cách viết các chữ số. tên riêng. - HS chú ý viết các chữ số, tên riêng: 51, Lý Sơn, Quảng Ngãi, 35 năm. c.Viết chính tả: - HS chú ý nghe viết bài. d. Soát lỗi và chấm bài. - HS soát lỗi. 2.3. Hướng dẫn luyện tập - HS nêu yêu cầu của bài. Bài 2:- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở, 3-4 HS làm bài vào bảng nhóm. - HS trình bày kết quả làm việc. a, Mô hình cấu tạo vần - Chữa bài, nhận xét chốt lại lời giải đúng: Tiếng Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối Con ra tiền tuyến xa xôi Yêu... u o a iê yê a ô yê n n n i u b, Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi. 3.Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài cho tiết sau. ******************************* Tiết 2 – Buổi chiều – Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: - HS chọn được một truyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - HS khá, giỏi tìm được truyện ngoài SGK; kể chuyện một cách tự nhiên, sinh động. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số sách, truyện, bài báo liên quan. - Bảng lớp viết đề bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (4’) Gọi 1 - 2 em kể lại câu chuyện về buổi sum họp đầm ấm trong gia đình. - Nhận xét, chấm điểm. 2. Dạy học bài mới. (30’) 2.1. Giới thiệu bài: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2.2 Bài mới a. Tìm hiểu đề bài - Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. - 2-3 HS nối tiếp đọc đề bài. - Giúp cho HS hiểu yêu cầu của bài. - Xác định yêu cầu trọng tâm của đề. - HS đọc các gợi ý sgk. - Yêu cầu HS giới thiệu về câu chuyện chọn kể. - HS nối tiếp nêu tên câu chuyện. b. Kể chuyện trong nhóm - Tổ chức cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - HS kể chuyện theo nhóm, trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện theo nhóm. c. Kể chuyện trước lớp. - Tổ chức cho HS thi kể chuyện. - HS thi kể chuyện trước lớp, trao đổi cùng cả lớp về ý nghĩa câu chuyện. - . Nhận xét, bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn 3.Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài cho tiết sau. ******************************* Tiết 3 – Buổi chiều – Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ I. MỤC TIÊU: - HS tìm và phân loại được từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm, từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các bài tập trong SGK. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (4’) Gọi 2 em nêu: + Từ đồng nghĩa là những từ như thế nào? + Từ đồng âm là những từ như thế nào? + Từ nhiều nghĩa là những từ như thế nào? - Nhận xét, chấm điểm. 2. Dạy học bài mới. (30’) 2.1. Giới thiệu bài: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2.2 Bài mới Bài 1: - Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài. - HS nêu yêu cầu của bài. + Trong Tiếng việt có những kiểu cấu tạo từ như thế nào? + Trong tiếng Việt có các kiểu cấu tạo từ: từ đơn, từ phức. + Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? + Từ đơn gồm một tiếng. + Từ phức gồm hai tiếng hay nhiều tiếng. + Từ phức gồm những loại từ nào? + Từ phức gồm hai loại: Từ ghép và từ láy. - Yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở. - Nhận xét, chữa bài. + Từ đơn: hai, bước, đi, ... Câu hỏi + Nhưng vì sao cô biết cháu cóp bài của bạn ạ? + Nhưng cũng có thể là bạn cháu cóp bài của cháu? - Dùng để hỏi điều chưa biết. - Cuối câu có dấu chấm hỏi. Câu kể + Cô giáo phàn nàn với mẹ của một HS: + Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn. + Thưa chị, bài của cháu và bạn ngồi cùng cháu có những lỗi giống hệt nhau. + Bà mẹ thắc mắc: + Bạn cháu trả lời: + Em không biết: + Còn cháu thì viết: + Em cũng không biết. - Câu dùng để kể sự việc. - Cuối câu có dấu chấm hoặc dấu hai chấm. Câu cảm + Thế thì đáng buồn quá! + Không đâu! - Câu bộc lộ cảm xúc. - Trong câu có các từ quá, đâu. - Cuối câu có dấu chấm than. Câu khiến + Em hãy cho biết đại từ là gì. - Câu nêu yêu cầu, đề nghị. - Trong câu có từ hãy. - Đọc truyện vui, - Đọc truyện vui viết vào vở BT Bài 2: Phân loại các kiểu câu kể trong mẩu chuyện sau. Xác định thành phần của từng câu. - HS nêu yêu cầu của bài. + Em đã biết những kiểu câu kể nào? - HS nêu các kiểu câu kể đã biết. - Yêu cầu HS đọc mẩu chuyện Quyết định độc đáo và thực hiện yêu cầu của bài. - HS đọc mẩu chuyện vui, ghi lại các câu kể theo từng loại, xác định rõ thành phần của từng câu. - Chữa bài, nhận xét. - HS trình bày bài. 3.Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài cho tiết sau. *************************************** Tiết 4 – Buổi sáng – Đạo đức HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - HS biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh. - HS nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi. - Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người. - Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường. - Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng. - Không đồng tình với những thái độ, hành vi thiếu hợp tác với bạn bè trong công việc chung của lớp, của trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu học tập cá nhân cho hoạt động 3 tiết 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2.2 Bài mới Làm bài tập 3-sgk. * Mục tiêu: HS biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh. * Cách tiến hành. - Tổ chức cho HS thảo luận theo cặp. - HS trao đổi theo cặp. - Tổ chức cho HS đại diện các cặp trình bày ý kiến. - HS các cặp trình bày ý kiến. - KL: Việc làm của các bạn Tâm, Nga, Hoan trong tình huống a là đúng. Việc làm của bạn Long trong tình huống b là sai. b. Hoạt động 2: Xử lí tình huống – Bài 4. * Mục tiêu: HS biết xử lí một số tình huống liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh. * Cách tiến hành. - Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4. - KL: - HS trao đổi theo nhóm 4. + Trong khi thực hiện công việc chung, cần phân công nhiệm vụ cho từng người, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau. - HS đại diện cá nhóm trình bày kết quả thảo luận. + Bạn Hà có thể bàn với bố mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nào, tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi. c. Hoạt động 3: Làm bài tập 5 - Yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn thành bài tập 5, sau đó trao đổi với bạn. Làm việc cá nhân hoàn thành bài tập 5, sau đó trao đổi với bạn. - Yêu cầu HS trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong một số việc; các bạn khác có thể góp ý cho bạn. - Nhận xét. 3.Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài cho tiết sau. *********************************** Tiết 1 – Buổi chiều – Luyện viết NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG I. MỤC TIÊU Luyện viết đều nét, đẹp đoạn 3 trong bài Ngu Công xã Trịnh Tường II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Chữ mẫu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Luyện viết chữ hoa Viết vào nháp các chưa: V, B, K, T, H, C 2 chữ một dòng Nhận xét, chữa nét chưa đạt 2. Viết bài vào vở Viết bài vào vở Chấm bài, nhận xét chữ viết 3.Củng cố - Dặn dò: -Chuẩn bị bài cho tiết sau. Tiết 2 – Buổi chiều – Ôn Tiếng Việt LUYỆN VIẾT VĂN TẢ NGƯỜI I. MỤC TIÊU Rèn luyện kĩ năng, bổ sung vốn từ ngữ miêu tả sinh động cho học sinh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Đề bài, dàn ý III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Nêu đề bài Tả một người thân mà em yêu quý nhất. 2- 3 em đọc yêu cầu đọc đề bài 2. Xây dựng dàn ý - Người đó là ai, có mối quan hệ gì với em? - Tự nêu về người mình tả. - Tả ngoại hình: dáng vóc , cân nặng, chân tay, nước da, màu mắt, khuôn mặt, mái tóc, miệng, mũi, tai - 3-4 em nêu - Tả hoạt động: làm việc, chơi đùa, cười nói - Tả tính cách: lúc cười, lúc buồn, lúc vui - Nêu tình cảm của em đối với người đó. Lưu ý sử dụng hình ảnh so sánh, từ ngữ gợi tả để tôn lên vẻ đẹp của người đó và nêu được những tính cách riêng biệt của người đó 3.Củng cố - Dặn dò: -Chuẩn bị bài cho tiết sau. ***************************************************************** Thứ sáu, ngày 20 tháng 12 năm 2013 Tiết 2 – Buổi sáng – Toán HÌNH TAM GIÁC (Tr 85) I. MỤC TIÊU: - Đặc điểm của hình tam giác có: 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc. - Phân biệt ba dạng hình tam giác (Phân loại theo góc). - Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác. - Làm được các bài tập 1; 2. HS khá, giỏi làm được tất cả các bài tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Cách dạng hình tam giác như sgk. - Ê-ke. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (4’) Kiểm tra đồ dùng của học sinh 2. Dạy học bài mới. (30’) 2.1. Giới thiệu bài: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2.2 Bài mới a)Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác - GV vẽ hình như sgk. - HS quan sát hình trên bảng. - Yêu cầu HS xác định cạnh, đỉnh, góc của mỗi hình tam giác. - HS chỉ ra ba cạnh, ba đỉnh, ba góc của mỗi hình tam giác. - Yêu cầu viết tên ba góc, ba cạnh của mỗi hình tam giác. - HS viết tên ba góc, ba cạnh của mỗi hình tam giác. b) Giới thiệu ba dạng hình tam giác - GV giới thiệu đặc điểm: - HS nhắc lại đặc điểm của tam giác. + Hình tam giác có ba góc nhọn. + Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn. + Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn. (gọi là tam giác vuông) - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, xác định từng loại hình tam giác theo đặc điểm GV vừa giới thiệu. - HS quan sát hình vẽ, xác định từng loại hình tam giác. c) Giới thiệu đáy và đường cao (tương ứng) - GV giới thiệu hình tam giác ABC: đáy BC, đường cao AH tương ứng. - HS quan sát hình vẽ ABC, xác định đáy BC, đường cao AH. + Độ dài đoạn thẳng từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là chiều cao của tam giác. - HS quan sát hình, nhận biết đường cao của từng hình tam giác. - Tổ chức cho HS tập nhận biết đường cao của hình tam giác. d). Thực hành Bài 1: Viết tên ba góc và ba cạnh của mỗi hình tam giác. - HS làm việc với sgk. - Hs làm việc cá nhân, 1 em lên bảng. - Nhận xét. - Tam giác ABC: + 3 góc: góc đỉnh A, góc đỉnh B, góc đỉnh C. + 3 cạnh: AB, BC, CA Bài 2: Chỉ ra đáy và đường cao tương ứng được vẽ trong mỗi hình. - HS quan sát hình, làm việc theo cặp, chỉ đáy và đường cao của từng hình. - Nhận xét. Trong hình ABC: Đáy AB . Đường cao: CH Trong hình DEG: Đáy EG. Đường cao: DK Trong hình PMQ: Đáy PQ Đường cao MN 3.Củng cố - Dặn dò: -Chuẩn bị bài cho tiết sau. Tiết 4 – Buổi sáng – Tập làm văn TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI I. MỤC TIÊU: - HS biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày). - Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng lớp ghi đầu bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (4’) Gọi 2 em - Nhận xét, chấm điểm. 2. Dạy học bài mới. (30’) 2.1. Giới thiệu bài: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2.2 Bài mới a)Nhận xét về kết quả làm bài của HS - Ghi đề bài lên bảng - 1 HS đọc đề bài. a) Nêu nhận xét về kết quả làm bài: - Những ưu điểm chính: + Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục. - HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và + Một số em diễn đạt tốt: Hiên, Nhung rút kinh nghiệm cho bản thân. + Một số em chữ viết, cách trình bày đẹp: Hiên, Vân - Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế, còn nhiều em viết quá cẩu thả, nội dung sơ sài, phần tả hoạt động không đúng trọng tâm + Lỗi chính tả : dóc dáng, gọn ghàng, đen lái, thăn thắt ( thoăn thoắt ). + Khi mẹ cười ló ra hàm răng trắng muốt. ( để lộ hàm răng trắng đều như hạt bắp). b)Hướng dẫn HS chữa lỗi a) Hướng dẫn chữa lỗi chung: - Chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng - Cả lớp tự chữa vào VBT. - HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng. - HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng để nhận ra chỗ sai, nguyên nhân, chữa lại. b) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài: - HS phát hiện thêm lỗi và sửa lỗi. - HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi. - Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi. - HS đổi bài soát lỗi. c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay: + Đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay. - HS nghe. + Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. - HS trao đổi, thảo luận. - Viết lại một đoạn văn trong bài làm: + Yêu cầu mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại. - HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng. + Trình bày đoạn văn đã viết lại. - Một số HS trình bày. 3.Củng cố - Dặn dò: -Chuẩn bị bài cho tiết sau. Tiết 5 – Buổi sáng – Sinh hoạt lớp SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU. - Đánh giá kết quả học tập, sinh hoạt tuần 17, xây dựng kế hoạch tuần 18 II.CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Cán sự lớp báo cáo. Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp. 2. GV đánh giá Ngoan, đoàn kết hơn, biết nghe lời cô và bố mẹ. Có ý thức học tập tốt hơn. Tồn tại: Còn có em chưa chịu học, chữ xấu, viết cẩu thả 3. Phương hướng tuần 18 - Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết giúp đỡ bạn bè - Học bài và làm bài trước khi đến lớp. - Nâng cao ý thức rèn chữ viết. - Thi đua học tập giữa các tổ, nhóm học tập - Chuẩn bị tốt nội dung các bài học để thi cuối học kì I
Tài liệu đính kèm: