Bài soạn lớp 5 - Trường Tiểu học Dương Quang A - Tuần 6

Bài soạn lớp 5 - Trường Tiểu học Dương Quang A - Tuần 6

I. MỤC TIÊU

 - Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ các đơn vị đo diện tích.

 - Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán liên quan.

 Bài tập cần thực hiện: Bài 1a, (2 số đo đầu),Bài 1b (2 số đo đầu),Bài 2, Bài 3 (cột 1), Bài 4.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Phiếu học tập.

 

docx 18 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 1138Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Trường Tiểu học Dương Quang A - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 30 tháng 9 năm 2013
Tiết 1 – Buổi sáng – Chào cờ 
Tiết 2 – Buổi sáng – Toán
LUYỆN TẬP (Tr 28)
	I. MỤC TIÊU 
 	- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ các đơn vị đo diện tích.
	- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán liên quan.
	Bài tập cần thực hiện: Bài 1a, (2 số đo đầu),Bài 1b (2 số đo đầu),Bài 2, Bài 3 (cột 1), Bài 4. 	
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Phiếu học tập.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em nhắc lại bảng đơn vị đo diệntích, mói quanhệ giữa 2 đơn vị đoa diệntích liền kề.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 1.a) - Học sinh làm cá nhân.
Đọc yêu cầu bài tập, nhắc lạicách đổi 
- Giáo viên bao quát, nhận xét.
- Học sinh làm cá nhân, chữa bài.
8m227dm2 = 8m2+27100m2 = 827100m2.
16m29dm2 = 16m2+ 9100m2= 169100m2
Bài 1. b) - Học sinh làm cá nhân.
4dm265cm2= 4dm2+ 65100dm2= 169100m2
95 cm2 = 95100dm2
Bài 2.
Thảo luận nhóm đôi- trình bày.
 3cm25mm2 =  mm2
 Đáp án B là đúng: 305.
Bài 3: Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm đôi. >, <, =
Thảo luận nhóm đôi- trình bày.
- Giáo viên nhận xét- đánh giá.
2dm2 7cm2 = 207cm2
 207cm2
300mm2 > 2cm2 89mm2
 289mm2
Bài 4: Làm bài cá nhân vào vở
- Bài toán cho biết gì?
 Cạnh viên gạch hình vuông: 40cm
 150 viên gạch: m2?
- Để tính được diện tích căn phòng bao nhiêu mét vuông, ta cần làm thế nào?
- Tính diện tích 1 viên gạch, rồi tính diện tích của 150 viên gạch và đổi từ đơn vị cm2 sang đơn vị m2.
- 1 em làm bài vào bảng nhóm, cả lớp làm bài vào vở, chữa bảng.
- Giáo viên chấm- nhận xét.	
Bài giải
Diện tích một viên gạch.
40 x 40 = 1600 (cm2)
Diện tích căn phòng là:
1600 x 150 = 240000 (cm2)
Đổi 240000cm2 = 24m2
Đáp số: 24m2
3.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống nội dung.
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 3 – Buổi sáng – Tập đọc
SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A- PÁC- THAI
	I. MỤC TIÊU 
 	- Đọc đúng từ phiên âm nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
	- Hiểu nội dung: Bức thư phản ánh chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi quền bình đẳng của những người da màu. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Bảng phụ ..
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 1 - 2 em đọc thuộc bài Bài ca về trái đất.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2. Bài mới: 	
a) Luyện đọc:
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Giáo viên giải thích chế độ A- pác- thai.
- 3 học sinh đọc nối tiếp kết hợp rèn đọc đúng và đọc chú giải.
b) Tìm hiểu bài.
- Dưới chế độ A- pác- thai, người da đen bị đối xử như thế nào?
- Người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, bị trả lương thấp, phải sống, làm việc ở những khu riêng, không được hưởng một chút tự do nào.
- Người dan Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
- Người da đen ở Nam Phi đã đứng lên đòi bình đẳng, cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi.
- Em hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới.
- Ông Men- xơn Man- đê- la là luật sư. Ông đã cùng người dân Nam Phi chống lại chế độ phân biệt chủng tộc và bị cầm tù 27 năm. Ông là tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới.
Bức thư nói lên nội dung gì?
Bức thư phản ánh chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi quền bình đẳng của những người da màu. 
c) Luyện đọc diễn cảm.
- 1 đến 2 học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc trước lớp.
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
******************************************************************
Thứ ba, ngày 01 tháng 10 năm 2013
Tiết 1 – Buổi sáng – Toán
HÉC TA
	I. MỤC TIÊU 
 	- Tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc-ta.
	- Biết quan hệ giữa héc – ta và mét vuông.
	- Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (trong mối quan hệ với héc – ta).
	Bài tập cần thực hiện: Bài 1a (2 dòng đầu)Bài 1b (cột đầu);Bài 2 
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Bảng nhóm
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em lênbảng làm bài, dưới lớp làm bài vào nháp:
	3 m2 48dm2 = 348 dm2; 62 km2 = 6200 hm2
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới: 	
* Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc- ta.
- Giáo viên giới thiệu: Thông thường khi diện tích 1 thửa ruộng, 1 khu rừng,  người ta dùng đơn vị héc- ta.
- GT:“1 héc-ta bằng 1 héc-tô-mét vuông”.
1 ha = 1 hm2
- Mối quan hệ giữa héc-ta và mét vuông.
1 ha = 10000 m2
* Luyện tập.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Học sinh tự làm vào vở.
a) Đổi từ đơn vị lớn thành đơn vị bé.
a) 4ha = 40000m2 ha = 500m2 
20ha = 200000m2 ha = 100m2 
b) Đổi từ đơn vị bé thành đơn vị lớn.
b) 60000m2= 6ha 800000m2 = 80ha
Bài 2: 
- Học sinh đọc đề bài toán, thảo luận nhóm đôi.
- Giáo viên nhận xét, chữa bài.
22200ha = 22200hm2 = 222km2 
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.Giao bài về nhà.
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 2– Buổi sáng – Chính tả (Nhớ - viết)
E – MI –LI, CON
	I. MỤC TIÊU 
 	- Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ tự do.
	- Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT2; tìm được tiếng chứa ưa, ươ thích hợp trong 2, 3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT3.
	- HS khá, giỏi làm đầy đủ được BT3, hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Vở bài tập
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em đọc lại các thành ngữ trong bài tập 3 tuần trước. 
(Muôn người như một; Chậm như rùa; Ngang như cua; Cày sâu cuốc bẫm.)
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2. Bài mới:
a) Hướng dẫn Nhớ - viết.
- Gọi 1 đến 2 bạn đọc thuộc lòng khổ 3, 4.
- Lớp đọc thầm.
- Viết lại một số từ ngữ dễ lẫn
- 3 em viết lên bảng lớp, dưới lớp viết vào nháp: Ê - mi - li, trời, sáng, sẽ, sự thật.
Khi viết đầu mỗi câu thơ, ta viết thế nào?
- Viết hoa chữ cái đâì mỗi câu thơ.
- Viết bài
- Học sinh viết bài.
Thu bài chấm, nhận xét bài viết
b) Hướng dẫn làm bài tập.
- Học sinh đọc yêu cầu bài 2.
Bài tập 2: Cho học sinh làm nhóm đôi.
Thảo luận trả lời.
- Các tiếng chứa ươ, ưa?
+ Lưa, thưa, mưa, giữa,  tưởng, nước, tươi, ngược.
Nguyên tắc viết dấu thanh thế nào?
- Tiếng không có âm cuối: cửa- dấu thanh đặt ở giữa âm chính.
- Những tiếng không có dấu thanh vì mang thanh ngang.
- Tiếng có âm cuối dấu thanh đặt ở chữ thứ 2 của âm chính.
 Bài tập 3- Làm phiếu.
Chia lớp làm 3 nhóm.
- Đọc yêu cầu bài 3, thảo luận nhóm.
+ Cầu được ước thấy.
+ Năm nắng mười mưa.
+ Nước chảy đá mòn.
+ Lửa thử vàng gian nan thử sức.
- Nhận xét, biểu dương các nhóm nhanh, đúng đẹp. Giải nghĩa một số thành ngữ
- Học sinh đọc thuộc các thành ngữ đó.
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 2 – Buổi chiều –Kể chuyện
ÔN TẬP
	I. MỤC TIÊU 
 	- Kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Một số câu chuyện.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 1 - 2 em Kể chuyện ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đề : Kể lại một câu chuyện em đã nghe, đã đọc
- 2-3 em đọc đề bài
- Lấy ví dụ:
- 5 - 6 em nêu têncâu chuyện sẽ kể.
- Lập dàn ý câu chuyện định kể.
- Kể chuyện trong nhóm đôi
- Thi kể trước lớp.
Giáo viên bao quát, hướng dẫn, giúp đỡ các em.
+ Lớp nhận xét và bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất, bạn đặt câu hỏi hay nhất.
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 3 – Buổi chiều – Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ - HỢP TÁC
	I. MỤC TIÊU 
 	- Kể được một câu chuyện (được chứng kiến, tham gia hoặc đã nghe, đã đọc) về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước hoặc nói về một nước qua truyền hình, phim ảnh.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Vở bài tập Tiếng việt.
	- Bảng phụ kẻ sẵn bảng phân loại.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em 
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 1: 
- Làm việc theo nhóm đôi.
a) Hữa có nghĩa là bạn bè.
- hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu.
b) Hữu có nghĩa là có.
- Hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng.
Bài 2: Tương ứng như bài tập 1.
a) Hợp có nghĩa là “gộp lại”
- Hợp tác, hợp nhất, hợp lực.
b) Hợp có nghĩa là đúng với yêu cầu, đòi hỏi,  nào đó.
- Hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp.
Bài 3: 
- Nêu yêu cầu bài tập 3.
- Hướng dẫn học sinh đặt câu.
Cá nhân đặt câu vào vở.
- Gọi học sinh đọc.
+ Bác ấy là chiến hữu của bố em.
+ Đã là là bạn hữu, phải giúp đỡ nhau!
+ Loại thuốc này thật hữu hiệu.
+ Phong cảnh nơi đây thật hữu tình.
3.Củng cố - Dặn dò:
 - Học thuộc lòng 3 thành ngữ.
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Thứ tư, ngày 02 tháng 10 năm 2013
Tiết 3 – Buổi sáng – Toán
LUYỆN TẬP (Tr 30)
	I. MỤC TIÊU 
 	- Tên gọi, ký hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học. Vận dụng để chuyển đổi, so sánh số đo diện tích.
	- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.
	Bài tập cần thực hiện: Bài 1(a,b), Bài 2; Bài 3
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Bảng nhóm, bút dạ.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em lên bảng điền số vào chỗ chấm, dưới lớp làm bài vào nháp:
a) 1 ha = .. 10000 m2
 5 hm2 =  50000 m2
b) 4 m232dm2 =  432 dm2
 5 km221 hm2 = 521 hm2
	-  ... được trên thửa ruộng đó là:
50 x 32 = 1600 (kg) = 16 (tạ)
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
 Tiết 3 – Buổi sáng – Luyện từ và câu
ÔN TẬP
	I. MỤC TIÊU 
 	Ôn tập lại từ đồng nghĩa, từ đồng âm.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Bảng phụ .
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 1 - 2 em nhắc lại Thế nào là từ đồng nghĩa, thế nào là từ đồng âm?
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Bài 1. 
Thảo luận nhóm đôi
Tìm các từ đồng nghĩa với từ “xanh”.
xanh lơ, xanh no, xanh ngắt, xanh biếc..
Tìm các từ đồng nghĩa với từ “đỏ”.
đỏ chót, đỏ ối, đỏ lịm, đỏ hỏn, đỏ gay
Tìm các từ đồng nghĩa với từ “đen”.
đen xì, đen đúa, đen láy, den huyền
Bài 2. 
Tìm các từ trái nghĩa với từ “hát”
hát ca, hát nhạc, 
Bài 3. Viết 1 đoạn văn tả cảnh có sử dụng từ đồng nghĩ, trái nghĩa
Viết đoạn văn vào vở
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 4 – Buổi sáng – Đạo đức
CÓ CHÍ THÌ NÊN (tiết 2)
	I. MỤC TIÊU 
-- Trong cuộc sống, con người phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. 
- Xác định được những thuận lợi , khó khăn của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân. 
- Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội. 
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Một vài mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó (ở địa phương càng tốt) như Nguyễn Ngọc Kí, Nguyễn Đức Trung,. . . . 
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	- Em học tập được những gì từ tấm gương Trần Bảo Đồng?
- GV nhận xét. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2. Bài mới: 
 a) Làm bài tập 3, SGK. 
- GV chia lớp thành các nhóm 4 để thảo luận về những tấm gương đã sưu tầm được. 
- Đại diện các nhóm lên trình bày ® GV ghi bảng (mẫu SGV). 
- GV gợi ý để HS phát hiện những bạn có khó khăn ở ngay trong lớp mình và có kế hoạch để giúp bạn vượt khó. 
- GV nhận xét. 
- HS nhắc lại đề. 
- HS thảo luận 4 phút 
- HS lập kế hoạch. 
b)Tự liên hệ bản thân (bài tập 4, SGK)
- HS tự phân tích những khó khăn của bản thân theo mẫu ở SGK. 
- HS làm vào nháp. 
- HS trao đổi những khó khăn của mình với nhóm. 
- Mỗi nhóm chọn 1- 2 bạn có nhiều khó khăn hơn trình bày trước lớp. 
KL: GV rút ra kết luận. 
- Cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ các bạn. 
3. Củng cố - dặn dò: 
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài học sau. 
- 2 HS
Tiết 1 – Buổi chiều –Luyện viết
TÁC PHẨM CỦA SI - LE VÀ TÊN PHÁT XÍT
	I. MỤC TIÊU 
 	Luyện viết đều nét, đều chữ, sạch, đẹp.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Chữ mẫu.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Luyện viết chữ hoa, viết liền nét
Nhận xét, chữa nét chưa đạt
- Cá nhân viết vào nháp các chữ: N, S, V, T, M, C, P, O, những, người, mỉm cười hai chữ một dòng
2. Viết bài
Cá nhân viết bài vào vở đoạn từ: “Ngài thử xem Si - le  Những tên cướp!”
Thu bài chấm, nhận xét bài viết
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 2 – Buổi chiều – Ôn Tiếng Việt
LUYỆN VIẾT VĂN TẢ CẢNH
	I. MỤC TIÊU 
 - Từ kết quả quan sát cảnh trường học của mình. HS biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả cảnh ngôi trường .
 - Biết chuyển 1 phần dàn ý thành đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh .
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. - Nêu cấu tạo bài văn tả cảnh .
- Nối tiếp nhau nêu : gồm 3 phần
- Mở bài cần nêu gì?
- Giới thiệu cảnh định tả
- Thân bài viết những gì?
- Tả lần lượt từ tả bao quát đến tả chi tiết, tả từ xa đến gần. 
Mỗi một hình ảnh đều có màu sắc, hình dáng, kích thước, hoặc có cả âm thanh
- Kết bài nêu những gì?
- Cảm xúc, cảm nghĩ của em về cảnh đó.
2. Viết bài
Cá nhân làm bài vào vở Ôn Tiếng Việt
Nhận xét, sửa chữa, bổ sung
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Thứ sáu, ngày 4 tháng 10 năm 2013
Tiết 2 – Buổi sáng – Toán
LUYỆN TẬP CHUNG (Tr 31)
	I. MỤC TIÊU 
 	- So sánh các phân số, tính giá trị biểu thức với phân số.
	- Giải bài toán tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
	Bài tập cần thực hiện: Bài 1, Bài 2 (a,d); Bài 4
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em Nhắc lại cách so sánh 2 phân số có cùng mẫu số, so sánh 2 phân số khác mẫu số
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 1: Giáo viên hướng dẫn.
- Cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số?
- Học sinh lên bảng làm.
a) 
- Trong b) làm thế nào để mẫu số bằng nhau?
Ta quy đồng mẫu số, lấy mẫu số chung là 12.
b) 
Bài 2:	
Cá nhân làm bài vào vở
Nhận xét, chấm điểm
a) 34 + 23 + 512 = 912 + 812 + 512 = 2112= 74
d) 1516 : 38 x 34 = 1516 x 83 x 34 = 158 
Bài 4
- Bài toán cho biết gì?
Bố hơn con 30 tuổi, tuổi bố gấp 4 lần tuổi con
- Bài toán hỏi gì?
- Tính số tuổi mỗi người
- Bài toán thuộc dạng toán nào đã học?
- Bài toán thuộc dạng toán Tìm hai số khi hiệu và tỉ số
- Hãy nêu lại các bước giải bài toán Tìm hai số khi hiệu và tỉ số
Gồm 6 bước: 
Bài giải
Theo sơ đồ hiệu số phần bằng nhau là:
4 – 1 = 3 (phần)
Tuổi con là: 30 : 3 = 10 (tuổi)
Tuổi bố là: 10 x 4 = 40 (tuổi)
 Đáp số: Bố: 40 tuổi.
 Con: 10 tuổi.
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 4 – Buổi sáng – Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
	I. MỤC TIÊU 
 	- Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích (BT1).
	- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước (BT2).
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Tranh minh họa cảnh sông , nước, biển, suối, hồ
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em nêu lại cấu tạo bài văn tả cảnh, yêu cầu của từng phần.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 1: Giáo viên gợi ý.
a)
- Đọc đề và làm theo nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày.
- Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
- Đoạn văn miêu tả sự thay đổi màu sắc của mây trời.
- Để tả đặc điểm đó tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào ?
- Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau
- Khi quan sát biển, tác giả có liên tưởng thú vị như thế nào?
- Liên tưởng biển như con người, cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng
(Liên tưởng: từ chuyện này, hình ảnh này nghĩ ra chuyện khác, hình ảnh khác.)
b) Con kênh được quan sát vào những thời điểnm nào trong ngày?
- Con kênh được quan sát vào mọi thời điểm trong ngày
- Tác giả nhận ra những đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?
- Quan sát bằng thị giác Ngoài ra còn bằng xúc giác.
- Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh?
- Giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.
Bài 2:	
- Học sinh làm theo hướng dẫn.
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Sinh hoạt tuần 6
 KIỂM ĐIỂM TRONG TUẦN 
	I. MỤC TIÊU 
 	- Học sinh thấy được ưu và nhược điểm của mình trong học tập.
	- Từ đó biết sửa chữa và vươn lên trong tuần sau.
	- Giáo dục các em thi đua học tập tốt.
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Nhận xét 2 mặt của lớp
- Văn hoá
- Nề nếp
- Giáo viên nhận xét: Ưu điểm.
 Nhược điểm.
- Biểu dương những học sinh có thành tích và phê bình học sinh yếu.
- Lớp trưởng nhận xét.
+ Tổ báo cáo và nhận xét.
Bình bầu thi đua cuối tuần
Cả lớp bình bầu thi đua cuối tuần
Khen thưởng cuối tuần 4 em
Khen thưởng từ quỹ khen thưởng của lớp, tặng mỗi em 1 quyển vở.
b) Phương hướng tuần sau.
- Thực hiện tốt các nề nếp, phát huy ưu nhược điểm và khắc phục nhược điểm.
- Không có học sinh vi phạm đạo đức, điểm kém.
- Đeo khăn quàng đỏ đầy đủ, học bài và làm bài trước khi đến lớp.
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
*****************************************************************
An toàn giao thông
 GIAO THÔNG ÐƯỜNG THỦY NỘI ÐỊA.
TRƯỜNG HỢP TRÁNH NHAU KHI ÐI ÐỐI HƯỚNG
	I. MỤC TIÊU 
 	1-Kiến thức: HS hiểu các quy định tránh nhau của các phương tiện GTÐT khi đi đối hướng.	
	2-Kĩ năng: HS thể hiện đúng các quy định trên khi sử dụng phương tiện GTÐT thô sơ 
	3-Thái độ: Có thói quen chấp hành tốt Luật GTÐT.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	-Tranh tàu thuyền đang lưu thông trên sông.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Chia lớp thành 6 nhóm .Cho HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm một nội dung. Thời gian 5 phút.
Học sinh thảo luận theo yêu cầu. Ðại diện HS trình bày. HS và GV bổ sung.
*Nhóm 1: Theo em phương tiện GTÐT đường thủy đi ngược nước và phương tiện GTÐT đi xuôi dòng nước khi gặp nhau cần phải tránh thì phương tiện nào phải nhường đường?
*Nhóm 1: Phương tiện (pt)đi ngược nước phải nhường đường 
*Nhóm 2: Trường hợp nước đứng khi gặp nhau cần phải tránh thì phương tiện nào phải nhường đường ?
*Nhóm 2: Pt nào phát tín hiệu xin đường trước thì pt kia phải tránh và nhường đường. 
*Nhóm 3: Trường hợp phương tiện thô sơ và phương tiện có động cơ đi đối hướng phải tránh nhau thì phương tiện nào phải nhường đường ?
*Nhóm 3: pt thơ sơ phải nhường đường 
*Nhóm 4: Trường hợp phương tiện có động cơ công suất nhỏ phương tiện cơ động cơ công suất lớn đi đối hướng cần tránh nhau thì phương tiện nào phải nhường đường ?
*Nhóm 4: pt có động cơ công suất nhỏ phải nhường đường (Vì pt có động cơ công suất lớn tốc độ nhanh hơn)
*Nhóm 5: Trường hợp đi một mình khi đối hướng phải tránh nhau với sà lan thì phương tiện nào phải nhường đường ?
*Nhóm 5: pt đi một mình phải nhường đường.
*Nhóm 6: Em biết sử dụng áo phao cứu sinh không ?
*Nhóm 6: HS tự trả lời.
 Ghi nhớ: -Tránh nhau, nhường đường nhau đúng quy định là điều cần thiết khi điều khiển phương tiện giao thông.
 -Tránh nhau, nhường đường đúng luật định góp phần làm giảm tai nạn xảy ra.
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiáo án L5 - 2013 - 2014 - TUẦN 6.docx