Bài soạn lớp 5 - Trường Tiểu học Dương Quang A - Tuần 7

Bài soạn lớp 5 - Trường Tiểu học Dương Quang A - Tuần 7

I. MỤC TIÊU

 + Quan hệ giữa 1 và ; và ; và ;

 + Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.

 + Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.

 Bài tập cần thực hiện: Bài 1, Bài 2; Bài 3

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Bảng nhóm

 

docx 20 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 1036Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Trường Tiểu học Dương Quang A - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 07 tháng 10 năm 2013
Tiết 1 – Buổi sáng – Chào cờ 
Tiết 2 – Buổi sáng – Toán
LUYỆN TẬP CHUNG (Tr 32)
	I. MỤC TIÊU 
 	+ Quan hệ giữa 1 và ; và ; và ;
	+ Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
	+ Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
	Bài tập cần thực hiện: Bài 1, Bài 2; Bài 3
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Bảng nhóm
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em nêu các phân số thập phân có tử số là 1
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Bài 1: 
2- 3 em đọc yêu cầu
- Muốn biết 12 gấp bao nhiêu lần 3 ta làm thế nào?
- Ta lấy 12 chia cho 3
- Muốn biết 1 gấp bao nhiêu lần 110 ta làm thế nào?
- Ta lấy 1 chia cho 110
- Giáo viên chấm bài, nhận xét, đánh giá.
- Học sinh làm cá nhân
 1 gấp 10 lần ; gấp 10 lần 
 gấp 10 lần 
Bài 2.
2 em đọc yêu cầu 
Xác định cách tìm các ẩn số
3- 4 học sinh nêu cách tìm.
4 em làm bài vào bảng nhóm, còn lại làm bài vào vở.
Nnhận xét, chốt bài làm đúng.
a) 
X + 25 = 12
 X = 12 - 25 
 X = 110 
b)
X - 25 = 27 
 X = 27 + 25 
 X = 2435 
c) 
X x 34 = 920
 X = 920 : 34 
 X = 35 
d) 
X : 17 = 14
 X = 14 x 17 
 X = 2 
Bài 3. 
- 2- 3 em đọc đề bài.
Bài toán cho biết gì?
Giờ đầu: 215 bể; giờ thứ hai: 15 bể
Bài toán hỏi gì?
Trung bình mỗi giờ:. Phần bể?
Bài toán thuộc dạng toán nào chúng ta đã học?
Bài toán thuộc dạng toán “Tìm số trung bình cộng”
1 em làm bài v ào bảng nhóm, cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải:
Trung bình 1 giờ vòi đó chảy được:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
*********************************
Tiết 4 – Buổi sáng – Tập đọc
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
 Theo Lưu Anh 
	I. MỤC TIÊU 
 	- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Bảng phụ chép đoạn 2.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 1 - 2 em đọc đoạn 2 +3 bài Tác phẩm của Si - le và tên phát xít. Nêu nội dung bài.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
a) Luyện đọc.
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- 4 em nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.
- Rèn đọc đúng và đọc chú giải.
Đọc từ khó: A-ri-ôn, Xi – xin, boong tàu, dong buồm, sửng sốt, truyền lệnh 
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Giáo viên đọc mẫu.
b) Hướng dẫn tìm hiểu nội dung.
Thảo luận nhóm đôi trả lì các câu hỏi trong SGK (4 phút)
1 - 2 em đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm
- A - ri - ôn là người như thế nào?
- A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Khi đến thi ca hát đảo Xi - xin ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. 
- Vì sao ông phải nhảy xuống biển?
- Vì thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông, đòi giết ông.
- Nội dung chính của đoạn 1 là gì ?
A-ri-ôn nhảy xuống biển vì thuỷ thủ trên tàu cướp tặng vật và đòi giết ông.
1 - 2 em đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm
- Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
-  đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã đưa A-ri-ôn trở về đất liền nhanh hơn tàu của bọn cướp.
- Nội dung chính của đoạn 2 là gì ?
A-ri-ôn được cá heo cứu và đưa trở về đất liền.
1 - 2 em đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm
- Khi trở về đất liền, chuyện gì đã xảy ra với bọn cướp?
Khi trở về, chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo, ngay lúc đó A-ri-ôn bước ra, chúng bị nhà vua truyền lệnh trị tội.
- Hãy nêu dung chính của đoạn 3.
Bọn cướp bị nhà vua trừng trị.
1 em đọc đoạn 4, cả lớp đọc thầm
- Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào?
- Các heo đáng yêu đáng quý vì biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ, biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển. Cá heo là bạn tốt của người.
- Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn?
- Đám thuỷ thủ là người nhưng tham giam lam, độc ác, không có tính người. Đàn cá heo là loài vật nhưng thông minh tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn.
Bài văn nói lên nội dung gì?
Bài văn khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người.
c) Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn 2.
-Ta cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
HS tự nêu
- Giáo viên bao quát, giúp đỡ.
- Học sinh luyện đọc đoạn 2 theo cặp.
- Nhận xét, đánh giá.
- Thi đọc trước lớp.
- Nêu lại nội dung bài.	
1 - 2 em nhắc lại.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Thứ ba, ngày 8 tháng 10 năm 2013
Tiết 1 – Buổi sáng – Toán
KHÁI NIỆM VỀ SỐ THẬP PHÂN
	I. MỤC TIÊU 
 	- Biết đọc, viết số thập phân dạng đơn giản.
	Bài tập cần thực hiện: Bài 1, Bài 2. 
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Bảng phụ.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em đọc 5 phân số thập phân mà em biết.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
* Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm số thập phân.
a) Hướng dẫn học sinh tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng ở phần a.
- Học sinh quan sát và nêu được:
- Giáo viên giới thiệu: 1dm hay m còn được viết thành 0,1m.
+ 1dm hay m còn được viết thành 0,1m.
+ 1cm hay m còn được viết thành 0,01m.
+ 1mm hay m còn được viết thành 0,001m.
- Các phân số thập phân ; ; được viết thành 0,1; 0,01; 0,001 và giới thiệu 0,1; 0,01; 0,001 gọi là số thập phân.
- Học sinh đọc lại: 0,1; 0,01; 0,001.
b) Hướng dẫn học sinh nêu nhận xét từng hàng trong bảng phần b tương tự như phần a để học sinh nhận ra được 0,5; 0,07; 0,009 là số thập phân.
Hãy so sánh: 11 và 1,1
Số 11 là số tự nhiên, 1,1 là số thập phân
Hãy so sánh: 1,1 và 0,1
1,1 > 1; 0,1< 1
* Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: 
a) Giáo viên chỉ từng vạch trên tia số, cho học ính đọc phân số thập phân và số thập phân ở vạch đó.
- Học sinh đọc lại: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,07; 0,8 ; 0,9..
b) Thực hiện tương tự phần a.
- Học sinh đọc phân số thập phân và số thập phân ở vạch đó.
Bài 2: Hướng dẫn học sinh viết theo mẫu của từng phần a, b, rồi tự làm và chữa bài.
a) 7 dm = m = 0,7 m
 5 dm = m = 0,5 m
 2 mm = m = 0,002 m.
 4g = kg = 0,004 kg.
b) Tương tự.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
*******************************
Tiết 2 – Buổi sáng – Chính tả (Nghe- viết)
DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG
	I. MỤC TIÊU 
 	- Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	- Tìm được vần thích hợp để điền vào cả ba chỗ trống trong đoạn thơ (BT2); thực hiện được hai trong ba ý (a, b, c) của BT3.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Phiếu học tập nội dung bài 3, 4.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em lên bảng đánh dấu thanh vào các chữ có âm “ưa”; “ươ”trong câu sau: 
	Trươc cưa lớp, giưa hai hàng cây lát, hai bồn hoa chưa tươi nươc.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới.
a) Hướng dẫn viết chính tả
2 - 3 em đọc bài viết, cả lớp đọc thầm.
- Viết từ, tiếng dễ lẫn.
3 em lên bảng, dưới lớp viết từ khó dễ lẫn vào nháp.
Nhận xét chữ viết.
dòng kinh, giọng hò, reo mừng, mái xuồng, giã bàng
- Đọc chậm từng cụm từ
- Nghe và viết bài vào vở
- Thu bài chấm, nhận xét bài viết
b) Bài tập.
2 em đọc yêu cầu.
Bài 2. Tìm 1 vần có thể điền vào cả 3 chỗ chấm
Cá nhân làm bài vào VBT
Nhận xét, chữa bài
Chăn trâu đốt lửa trên đồng
 Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều.
 Mải mê đuổi một con diều.
 Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
Bài 3. Tìm tiếng có chứa ia hoặc iê thích hợp vào chỗ chấm trong các câu thành ngữ.
Đọc yêu cầu
Nhận xét, chữa bài
 a)Đông như kiến; b)Gan như cóc tía.
 c) Ngọt như mía lùi.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
*****************************
Tiết 2 – Buổi chiều –Kể chuyện
CÂY CỎ NƯỚC NAM
	I. MỤC TIÊU 
 	- Dựa vào tranh minh họa (SGK) kể lại được từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện.
	- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Tranh minh hoạ truyện in sgk.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 1 em kể lại 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
a) Giáo viên kể lần 1: Chậm, từ tốn.
- Giáo viên kể lần 2: kết hợp tranh minh hoạ và viết bảng (cây thuốc quý)
- Tranh 1: Tuệ tĩnh giảng giải cho học trò về cây cỏ nước Nam.
- Tranh 2: Quân dân nhà Trần, tập luyện chuẩn bị chóng quân Nguyên.
- Tranh 3: Nhà nguyên cấm bán thuốc men cho nước ta.
- Tranh 4: Quân dân nhà Trần chuẩn bị thuốc men cho cuộc chiến đấu.
- Tranh 5: Cây cỏ nước Nam góp phần làm cho binh sĩ thêm khoẻ mạnh.
- Tranh 6: Tuệ tĩnh và học trò phát triển cây thuốc nam.
b) Kể chuyện trong nhóm
- HS kể chuyện trong nhóm đôi theo tranh
c) Kể từng đoạn và toàn câu chuyện
Nối tiếp một số em kể từng đoạn câu chuyện theo tranh
1 số em kể toán câu chuyện.
Nhận xét, đánh giá theo tiêu chí kể chuyện.
3.Củng cố - Dặn dò:
Nhận xét tiết học
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 3 – Buổi chiều –Luyện từ và câu
TỪ NHIỀU NGHĨA
	I. MỤC TIÊU 
 	- Nắm được những kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa (ND ghi nhớ).
	- Nhận biết được từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa (BT1, mục III); tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật (BT2). HS khá, giỏi làm được toàn bộ BT2 (mục III).
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Tranh ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt động có thể minh hoạ .
	III. CÁC HOẠT Đ ... ẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 1 - 2 em đọc các số thập phân sau: 25,47; 64, 029; 38,307
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
* Hướng dẫn đọc hàng của số thập phân.
- Treo bảng kẻ hàng của số thập phân.
- Giới thiệu tên của các hàng.
+ Mỗi đơn vị của 1 hàng = 10 đơn vị của hàng thấp hơn liền sau.
- Nối mối quan hệ của các hàng liền nhau.
+ Mỗi đơn vị của 1 hàng = (hay 0,1) đơn vị của hàng cao liền trước.
- Lấy ví dụ:
a) Trong số thập phân 375,406.
- Phần nguyên gồm: 3 trăm, 7 chục, 5 đơn vị.
Đọc là: Ba trăm bảy mươi lăm phẩy bốn trăm linh sáu.
+ Phần thập phân gồm có: 4 phần mười, 0 phần trăm, 6 phần nghìn.
b) Trong số thập phân 0,1985:
- Phần nguyên gồm: 0 đơn vị.
Đọc số là: Không phảy một nghìn chín trăm tám mươi lăm.
- Phần thập phân: 1phần mười, 9 phần trăm, 8 phần nghìn, 5 phần chục nghìn.
Cách đọc số thập phân.
- Muốn đọc 1 số thập phân, ta đọc lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết đọc phần nguyên, đọc dấu “phẩy”, sau đó đọc phần thập phân 
Đọc thầm cách đọc, viết số thập phân
* Thực hành
Bài 1.Gọi lần lượt từng học sinh lên đọc.
Gọi lần lượt 5 - 7 học sinh đứng tại chỗ đọc, em khác nhận xét bạn.
Bài 2. (a, c) Viết số thập phân
- Học sinh làm vở.
a) Năm đơn vị, chín phần mười: 5,9
- Chấm vở.
c) Năm mươi lăm đơn vị, năm phần mười, năm phần trăm, năm phần nghìn (tức là năm mươi lăm đơn vị và năm trăm năm mươi lăm phần nghìn): 55,555
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại cách đọc, viết số thập phân,
Nhắc lại cách đọc, viết số thập phân,
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 3 – Buổi sáng – Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA (Tr 73)
	I. MỤC TIÊU 
 	- Nhận biết được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ chạy (BT1 , BT2) ; hiểu nghĩa gốc của từ “ăn” và hiểu được mối liên hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các câu ở BT3 .
	- Đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ (BT4) .	- HS khá, giỏi biết đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ nêu ở BT3.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Bảng phụ ghi sẵn BT 3.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em nhắc lại ghi nhớ về từ nhiều nghĩa.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
 Bài 1. Đọc yêu cầu bài 1.	
- 2 học sinh lên bảng làm.
- Lớp làm nháp.
Nhận xét, chốt bài làm đúng
1- d; 2- c; 3- a; 4- b.
Bài 2. Hoạt động nhóm
 Đọc yêu cầu bài 2.và thảo luận nhóm đôi.
- Nhận xét, đánh giá.
- Đáp án b.
- Nếu có học sinh chọn a, c. Hãy thảo luận và đưa ra kết luận đúng.
Bài 3. Hoạt động nhóm
Đọc yêu cầu bài 3.
- Phát bảng phụ (đã ghi sẵn BT 3) cho các nhóm.
- Thảo luận nhóm đôi. Đại diện lên trình bày.
- Nhận xét, đánh giá
- Từ “ăn” trong ý c) được dùng với nghĩa gốc. Các ý còn lại là nghĩa chuyển.
Bài 4. Làm vở.
- 3 - 4 em đọc yê cầu bài tập 4.
Cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi lên bảng chữa.
a) Đi.
- Bé đang tập đi.
- Mẹ nhắc em đi tất.
b) Đứng: - Chú bộ đội đứng gác.
 - Trời đứng gió.
3.Củng cố - Dặn dò:
Nhắc HS làm các bài tập trong VBT
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
*************************************
Tiết 4 – Buổi sáng – Đạo đức
 NHỚ ƠN TỔ TIÊN (tiết 1)
	I. MỤC TIÊU 
 	- Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ. 
	- Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng . 
	- Biết ơn tổ tiên; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Các câu ca dao, tục ngữ , thơ, truyện,. . . . nói về lòng biết ơn tổ tiên. 
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	- Gọi 2 em nêu ghi nhớ bài “Có chí thì nên”
	- GV kiểm tra bảng Kế hoạch vượt qua những khó khăn của HS
	- Nhận xét, đánh giá. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
– Yêu cầu HS đọc truyện Thăm mộ. 
2- 3 em đọc truyện Thăm mộ. 
– Thảo luận cả lớp theo 3 câu hỏi 1,2,3 SGK/14.
- Ghi nhớ.
- 2- 3 em đọc Ghi nhớ trong SGK
- Làm bài tập 1
- HS làm bài tập cá nhân rồi trao đổi bài làm với bạn bên cạnh. 
- HS lbài tập cá nhân rồi trao đổi bài làm với bạn bên cạnh. 
- GV mời HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do. 
- Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung . 
KL: GV rút ra kết luận. 
- Tự liên hệ. 
- GV yêu cầu HS kể những việc đã làm được để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và những việc chưa làm được. 
- Kể những việc đã làm được để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và những việc chưa làm được. 
- GV mời một số HS trình bày trước lớp. 
- 2- 3 em trình bày trước lớp. 
- GV nhận xét, khen những HS đã biết thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng các việc làm cụ thể, thiết thực và nhắc nhở các HS khác học tập theo bạn. 
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại ghi nhớ
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
************************************
Tiết 1 – Buổi chiều – Luyện viết
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
	I. MỤC TIÊU 
 	 Viết đều nét, đẹp, trình bày sạch 1 đoạn 2 trong bài Những người bạn tốt.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Chữ mẫu.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Luyện viết chữ hoa và viết liền nét.
Treo chữ mẫu
Theo dõi,nhận xét và sửa lỗi chữ viết
Cá nhân viết vào nháp các chữ: N, K, A, C và viết liền nét: thưởng thức, không tin. Hai chữ một dòng
Viết bài
Cá nhân viết bài vào vở. đoàn từ : Nhưng những tên cướp đã nhầm  đến sai giam ông lại.
Thu bài chấm, nhận xét chữ viết
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 2 – Buổi chiều – Ôn Tiếng Việt
ÔN TỪ NHIỀU NGHĨA
	I. MỤC TIÊU 
 	Củng cố về từ nhiều nghĩa. Đặt câu với từ nhiều nghĩa.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Vở bài tập Tiếng Việt
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Làm các bài tập trong VBT
Cá nhân làm các bài tập trong VBT
Theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu.
2. Thảo luận nhóm đôi tìm các từ có nghĩa chuyển với các từ:
Thảo luận nhóm đôi thực hiện theo yêu cầu.
a) ăn
a) ăn khách, ăn hàng, ăn thua, ăn ý, ..
b) đi
b) đi tất, đi giày, đi dép,
c) đứng
c) đứng gió, cây đứng, 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Thứ sáu, ngày 11 tháng 10 năm 2013
Tiết 2 – Buổi sáng – Toán
LUYỆN TẬP (Tr 38)
	I. MỤC TIÊU 
 	- Chuyển phân số thập phân thành hỗn số.
	- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
	Bài tập cần thực hiện: Bài 1, Bài 2(3 phân số thứ: 2,3,4),Bài 3.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Bảng nhóm, bút dạ
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em lên bảng- dưới lớp viết vào nháp - viết các số thập phân sau: 
	- Hai mươi bốn đơn vị, một phần mười, tám phần trăm (tức hai mươi tư đơn vị và mười tám phần trăm: 24, 18
	- Hai nghìn không trăm linh hai đơn vị và tám phần trăm: 2002, 08
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Bài 1: Chuyển các PSTP sau thành hỗn số:
a) Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện chuyển phân số thập phân g hỗn số.
 Học sinh đọc đề bài.
- Lấy tử số chia cho mẫu số.
- Thương tìm được là phần nguyên (của hỗn số): viết phần nguyên theo một phân số có tử số là số dư, mẫu số là số chia.
4 em làm bài trên bảng, dưới lớp làm bài vào bảng con.
Nhận xét, chốt bài làm đúng
 73410 = 73 410 ; 5608100 = 56 8100; 605100 =6 5100
.b)
73 410 = 73,4 ; 56 8100 = 56,08;
 6 5100 = 6, 05
Bài 2. Chuyển PS thập phân sau thành số thập phân rồi đọc các số thập phân đó (3 PS thứ 2; 3; 4)
2 em đọc yêu cầu
Làm mẫu: 4510 = 4,5
3 em làm vào bảng nhóm, cả lớp làm bài vào vở
Nhận xét, chấm điểm
83410 = 83,4; 1954100 = 19,54; 21671000 = 2,167
Bài 3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm
Thảo luậnnhóm đôi và làm bài vào bảng nhóm
Nhận xét, đánh giá 
2,1 m = 21 dm; 5,27 m = 527 cm
8,3 m = 830 cm 3,15 m = 315 cm
3.Củng cố - Dặn dò:
- Giao bài tập trong VBT.
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 4 – Buổi sáng – Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
	I. MỤC TIÊU 
 	- Biết chuyển một phần dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Một số bài văn, đoạn văn hay tả cảnh sông nước.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em nêu vai trò của câu mở đoạn mỗi đoạn và trong bài văn, đọc câu mở đoạn của em?
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
- Giáo viên kiểm tra dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của học sinh.
- Giáo viên chép đề lên bảng.
Đề bài: Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong tuần trước, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước.
3- 4 em đọc đề bài
+ Phần thân bài có thể gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của cảnh. Nêu chọn một phần, thuộc thân bài- để viết một đoạn văn.
+ Trong một đoạn thường có một đoạn văn nêu ý bao trùm toàn đoạn.
+ Các câu in đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết.
- Viết đoạn văn vào vở
 - Học sinh viết đoạn g đọc nối tiếp đoạn văn.
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 5 – Buổi sáng – Sinh hoạt lớp
SINH HOẠT LỚP TUẦN 7
 	I. MỤC TIÊU 
 	Đánh giá kết quả các hoạt động rèn luyện, học tập, lao động vệ sinh, văn thể của lớp trong tuần 7.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Tổng hợp cá thông tin và thành tích của cá nhân học sinh.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ban cán sự lớp báo cáo.
Lớp trưởng, lớp phó và các tổ trưởng nhận xét về tình hình các hoạt ddọng của lớp.
2. Nhận xét kết quả đạt được trong tuần, biểu dương những cá nhân tiêu biểu.
3. Bình bầu khen thưởng
Cả lớp bình chọn 4 bạn đề nghị khen thưởng
4 . Phương hướng tuần 8
- Duy trì nề nếp học tập, rèn luyện, lao động vệ sinh và văn thể.
- Khắc phục những hạn chế còn tồn tại như: chưa thuộc bài, trình bày bài bần, viết chữ xấu.
- Tiếp tục phấn đấu thi đua trong tuần sau

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiáo án L 5 - 2013 - 2014 - TUẦN 7.docx