Bài soạn lớp 5 - Tuần 12

Bài soạn lớp 5 - Tuần 12

I. MỤC TIÊU:

 Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn bằng giọng nhẹ nhàng, thực hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả. Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởngcủa phương ngữ: lướt thướt, quyến, ngọt lựng .

 Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

 GDHS: Thấy được vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.

 

doc 53 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1062Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : TẬP ĐỌC Tuần : 12 
 ò Ngày soạn : 26/10/2013	 Tiết : 23
 ò Ngày dạy : 28/10/2013	 Giáo viên: Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy : 	MÙA THẢO QUẢ
I. MỤC TIÊU:
Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn bằng giọng nhẹ nhàng, thực hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả. Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởngcủa phương ngữ: lướt thướt, quyến, ngọt lựng ... 
Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. 
GDHS: Thấy được vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả. 
II. CHUẨN BỊ:
GV :Tranh ảnh trong SGK. Tranh ảnh về rừng thảo quả (nếu có). 
HS :Tìm hiểu trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Khởi động
- Ổn định : Cho HS hát 
- Kiểm tra kiến thức cũ :
 + Cho HS đọc từng đoạn trả lời câu hỏi. 
 + Nhận xét . 
- Bài mới : 
* Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới 
ND 1: Hướng dẫn luyện đọc
 + Cho một HS giỏi đọc toàn bài. 
 + Hướng dẫn chia 3 đoạn: 
Đoạn 1: Từ đầu đến nếp khăn. 
Đoạn 2: Từ thảo quả đến không gian. 
Đoạn 3: Còn lại.
 + Cho HS đọc nối tiếp l từng đoạn:sửa lỗi phát âm (thảo quả, lướt thướt, quyến, ủ ấp, ngây ngất, sự sinh sôi, mạnh mẽ, lặng lẽ, đột ngột,...)
+ Cho HS đọc nối tiếp lượt 2: giải nghĩa từ khó (thảo quả, Đản Khao, Chin San, sầm uất, tầng rừng thấp,...)
+ Cho HS đọc nhóm đôi. 
 + Gọi vài em đọc toàn bài.
 + Đọc mẫu với giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả.
ND 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
 - Cho HS đọc thầm từng khổ, trả lời câu hỏi ở SGK.
 + Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? 
 + Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
+ Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh? 
+ Hoa thảo quả nảy ra ở đâu? Khi thảo quả chín rừng có nét gì đẹp? 
ND 3 : Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi 2 HS đọc cả bài văn.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm : đọc giọng nhẹ nhàng , nghỉ hơi ở những câu ngắn , nhấn giọng ở những từ gợi tả vẻ đẹp hấp dẫn , hương thơm ngất ngây , sự phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả .
- Treo bảng phụ có đoạn 2 để hướng dẫn đọc diễn cảm. 
- Đọc mẫu đoạn 2, cho HS tìm những từ cần nhấn giọng. 
- Cho HS đọc diễn cảm ở nhóm đôi .
- Cho HS thi đọc diễn cảm
* Hoạt động 3 : Củng cố 
- Đọc bài văn em cảm nhận được điều gì ?
- Nhận xét – Tuyên dương. 
- Hát
TIẾNG VỌNG
- Đọc, trả lời câu hỏi. Cả lớp nhận xét.
MÙA THẢO QUẢ
- Một HS đọc.
- Chia đoạn
- Đọc nối tiếp từng đoạn
- Đọc nối tiếp lượt 2 
- Đọc nhóm đôi
- Ba HS đọc 
- Lắng nghe
- Đọc thầm trả lời câu hỏi.
+ Bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa
+ Các từ hương , thơm được lặp đi lặp lại cho thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt. 
+ Những chi tiết : Qua một năm đã lớn cao tới bụng người.......vươn ngọn xòe lá lấn chiếm không gian. 
+ Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây. Khi thảo quả chín .....thắp lên nhiều ngọn mới nhấp nháy .
- Đọc.
- Lắng nghe
- Lắng nghe nhận xét
- Lắng nghe , tìm từ cần nhấn giọng.
- Luyện đọc nhóm đôi .
- Thi đọc diễn cảm bài văn.
Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp , hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi , phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của nhà văn.
* Tổng kết đánh giá tiết học: 
Nhận xét tiết học. 
Dặn dò: Đọc lại bài, trả lời lại các câu hỏi nội dung bài.
Chuẩn bị bài: Hành trình của bầy ong .
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : TOÁN Tuần : 12 
ò Ngày soạn: 26/10/2013 Tiết: 56 
ò Ngày dạy : 28/10/2013 Giáo viên: Trương Dũng Sĩ 
ò Tên bài dạy : NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN 
VỚI 10, 100, 1000,...
I. MỤC TIÊU:
Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,...
Củng cố kĩ năng nhân STP với STN. Nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000, Viết được số đo đại lượng dưới dạng STP. Chuyển đổi đơn vị đo của một số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ 1 và ví dụ 2.
Học sinh: Đọc tìm hiểu trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động 
- Ổn định: 
- Kiểm tra kiến thức cũ: 
+ Nêu qui tắc nhân STP với STN?
+ Nêu qui tắc nhân STN với 10, 100, 1000,... Cho ví dụ?
+ Nhận xét tuyên dương.
- Bài mới: 
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới 
ND 1: Nắm cách nhân nhẩm STP với 10, 100,1000, ...
a) Nêu ví dụ 1 (SGK): 27,867x10
+ Yêu cầu HS thực hiện và nêu kết quả
+ Nhận xét STP ban đầu với kết quả sau khi nhân, vị trí của dấu phẩy ở KQ so với ban đầu
b) Nêu ví dụ 2: Yêu cầu đặt tính và nhận xét KQ: 53,286x100 = ?
+ Yêu cầu HS nhận xét ví dụ này?
+ GV nhận xét, bổ sung
c) Ví dụ 3: 1,294x1000
+ HS làm nháp, nêu kết quả?
+ Nhân nhẩm một STP với 10, 100, 1000,.. ta làm thế nào?
ND 2: Vận dụng, thực hành nhân STP với 10, 100, 1000,...
Bài 1: Yêu cầu HS lần lượt thực hiện vào vở.
+ Quan sát giúp đỡ.
+ Lưu ý: Khi chuyển dấu phẩy đi hết các chữ số phần thập phân thì thêm 0 như nhân số tự nhiên:
2,1x100 = 2,1x10x10 = 21x10 = 210.
Bài 2: 
+ Gợi ý để HS thực hiện yêu cầu đề bài.
+ Để đổi 10,4dm bằng bao nhiêu xăng-ti-mét ta làm thế nào?
+ Quan sát giúp đỡ
Bài 3: (HS khá giỏi làm thêm)
+ Gợi ý HS tìm hiểu, thực hiện giải toán: Muốn biết can dầu hỏa nặng bao nhiêu, ta phải biết gì? 
+ Nhận xét ghi điểm
* Hoạt động 3: Củng cố: 
+ Thi đua: Điền nhanh KQ đúng
+ Nhận xét tuyên dương,
+ Hát
Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
+ HS nêu theo yêu cầu.
+ Ta thêm 1, 2 hay 3 chữ số 0 vào bên phải số đó.
+ Nhận xét, bổ sung.
Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,...
x
x
a)	27,867
	10
	278,670
+ Ta chuyển dấu phẩy của thừa số 27,867 sang bên phải một chữ số thì được KQ là 278,67.
x
 b)	53,286
	100
	5328,600	
Ta có: 53,286x100 = 5328,6
+ Chuyển dấu phẩy của thừa số 53,286 sang bên phải hai chữ số thì ta cũng có kết quả 5328,6.
x
c) 	1,294
	1000
	1294,000 	
Ta có: 1,294x1000 = 1294
+... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một, hai, ba ... chữ số.
 HS làm vở. Trao đổi nhóm đôi để kiểm tra
a) 1,4 x 10 	 = 14	
 2,1 x 100 	 = 210
b) 9,63 x 10 	 = 96,3	
 25,08 x 100 = 2508
 7,2 x 1000	 = 7200	
 5,32 x 1000 = 5320
c) 5,328 x 10 	 = 53,28
 4,061 x 100 = 406,1
 0,894 x 1000 = 894
+ Nhận xét, bổ sung.
Nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài (1m = 10dm; 1dm = 10cm; 1m = 100cm)
+ Cách 1: Lấy 10,4dm x 10 = 104 cm
+ Cách 2: Chuyển dấu phẩy theo các hàng trong mỗi số đo (mỗi hàng ứng với 1 đơn vị đo chiều dài)
a) 10,4dm = 104cm	
b) 12,6m = 1260cm
c) 0,856m = 85,6cm	
d) 5,75dm = 57,5cm
... ta phải tìm tổng khối lượng dầu và khối lượng can: 	Bài giải
10 lít dầu hỏa nặng:
0,8 x 10 = 8 (kg)
Cả can dầu nặng:
8+1,3 = 9,3 (kg)
ĐS: 9,3 kg
+ Gọi ngẫu nhiên 4 HS
+ a) 4,08 x 10 = ...	
 b) 23,013 x 100 = ...
 c) 7,318 x 1000 = ....	
 d) 4,57 x 1000 = ...
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học. 
Làm bài 56 VBT toán. 
Chuẩn bị bài Luyện tập.
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : ĐẠO ĐỨC Tuần : 12 
 ò Ngày soạn: 26/10/2013	 Tiết: 12
 ò Ngày dạy: 28/10/2013 Giáo viên: Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy : 	KÍNH GIÀ YÊU TRẺ 
I. MỤC TIÊU:
Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già (vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội), yêu thương nhường nhị em nhỏ (trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm chăm sóc).
Nêu được các hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi biểu hiện sự kính trọng, lễ phép, giúp đỡ nhường nhịn người già, em nhỏ.
Tôn trọng , yêu quý, thân thiện với người già ,em nhỏ ; không đồng tình với những hành vi việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ .
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên : Đồ dùng để chơi đóng vai cho hoạt động 1 tiết 1.
Học sinh : xem bài trước ở nhà .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Khởi động 
- Ổn định : 
- Kiểm tra kiến thức cũ:
+ Em thấy mình đã có những điểm nào xứng đáng là HS lớp 5?
+ Nêu câu ca dao tuc ngữ khuyên ta; “Có chí thì nên”
+ Em biết gì về ngày giổ tổ Hùng Vương?
- Bài mới : 
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
ND 1: Biết cần phải giúp đỡ người già, em nhỏ và ý nghĩa của việc giúp đỡ người già, em nhỏ 
GV đọc truyện: Sau đêm mưa trong SGK.
Gợi ý để HS đóng vai minh hoạ theo ND truyện .
Cả lớp thảo luận theo câu hỏi:
+ Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em bé?
+ Tại sao bà cụ cám ơn các bạn?
+ Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn?
GV kết luận: Cần tôn trọng người già ,em nhỏ và giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp với khả năng. Tôn trọng người già , giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người là biểu hiện của người văn minh lịch sự.
— GV mời 1-2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK 
ND 2 : Nhận biết được các hành vi thể hiện tình cảm, kính già yêu trẻ 
- Gv giao nhiệm vụ cho hs làm bài tập 1 (bảng phụ)
- Y/c hs làm việc cá nhân 
- Gv mời một số hs trình bày ý kiến-
- Gv kết luận: Các hành vi A, B, C là những hành vi thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ. Hành vi D chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ. 
* Hoạt động 3: Củng cố: 
+ Thi đua: Chọn ý đúng nhất (1 HS/đội) 
— Trên đường đi học về, thấy 1 em bé đi lạc, đang khóc tìm mẹ, em sẽ:
An ủi em bé và giúp em bé tìm mẹ.
 Nhờ người khác giúp em bé.
	Mặc em bé, không quan tâm.
An ủi em bé.
+ Nhận xét – Tuyên dương. 
- Hát
THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ I
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Các bạn nhận xét, bổ sung.
KÍNH GIÀ YÊU TRẺ
- Tìm hiểu nội dung truyện: Sau đêm mưa. 
- 2 nhóm đóng vai minh họa theo yêu cầu
- Thảo luận nhóm đôi các câu hỏi
+ Các bạn trong truyện đã tránh sang một bên, nhắc bà đi lên cỏ để khòi ngã.
+ vì các bạn biết giúp đỡ người già và em nhỏ .
+ Các bạn đã làm một việc tốt, các bạn đã biết quan tâm đến người già và trẻ nhỏ 
- Học sinh lắng nghe, tham gia ý kiến .
- Thực hiện theo yêu cầu.
— Bảng phụ:
1- Theo em, những hành động, việc làm nào sau đây thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ?
A- Chào hỏi, xưng hô lễ phép với người già.
B- Dùng hai tay khi đưa vật gì đó cho người già. 
C- Đọc truyện cho em nhỏ nghe .
D- Quát nạt em bé .
- Thực hiện – Nhận xét. 
- Thực hiện – Nhận xét. 
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét – Tuyên dương. 
Dặn dò: Về đọc lại bài, vận dụng vào thực tế. Tìm hiểu các phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta. 
Chuẩn bị bài sau.
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC	 Môn : CHÍNH TẢ 	Tuần : 12	 	ò Ngày soạn : 26/10/2 ... ào tháng 11 cơ sở và hội thu cấp thành phố vào đầu tháng 12.
Các lớp đăng ký tiết học tốt chào mừng 20/11
Tham gia hái hoa ôn tập thi giữa HK1 và xổ số điểm tốt – điểm tiến bộ.
Tiếp tục tham gia Nuơi heo đất hội thu vào cuối tháng, tham gia tốt phong trào mua, đọc và làm theo báo Đội, sao, tiến hành sinh hoạt Sao Nhi đồng vào sáng thứ sáu hàng tuần.
Tiếp tục duy trì súc miệng theo qui trình và nghe Phát thanh Măng non.
Duy trì Văn nghệ sinh hoạt chào mừng ngày 20/11 trong buổi chào cờ và sinh hoạt Đội.
Tham gia thi KCVH cấp cơ sở và bồi dưỡng dự thi cấp thành phố.
Tiếp tục đẩy mạnh 2 phong trào VKHT – ĐBHT ở lớp .
Nghe tuyên truyền bệnh SXH , bệnh Rubella , Quai bị , Sởi .Phòng chống HIV/AIDS. Đảm bảo an toàn trong ăn uống .
Tham gia CLB ông bà cháu , CLB búp măng xinh , CLB trò chơi dân gian , các câu lạc bộ năng khiếu. Tham gia thi nghi thức cấp cơ sở và bồi dưỡng thi cấp Thànhvà tham gia bồi dưỡng BCH để thi Cán bộ chỉ huy đội giỏi cấp TP.
3/. Giáo viên Phụ trách Chi đội nhận xét chung – Kết thúc tiết sinh hoạt.
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: KĨ THUẬT 	Tuần: 12 	ò Ngày soạn: 26/10/2013 	Tiết: 12
 	ò Ngày dạy: 05/11/2009 	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ	 
ò Tên bài dạy: 
CẮT KHÂU THÊU HOẶC 
NẤU ĂN TỰ CHỌN (TIẾT 1): RÁN ĐẬU PHỤ
I. MỤC TIÊU: HS cần phải:
Nêu được những công việc chuẩn bị và các bước chiên đậu phụ.
Biết cách thực hiện những công việc chuẩn bị và các bước chiên đậu phụ.
Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình nấu ăn.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: 3 – 4 miếng đậu phụ. Dầu (hoặc mỡ chiên). Chảo rán, dĩa. Bếp ga du lịch. Đũa nấu. Phiếu học tập.
Học sinh: Tìm hiểu cách chiên đậu phụ ở gia đình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động	
- Ổn định: Hát.
- Kiểm tra kiến thức cũ: 
 + Hãy nêu cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình ?
 + Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới:
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Mục đích: Tìm hiểu cách chuẩn bị chiên thịt.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp.
- Nội dung: Hướng dẫn tìm hiểu các nguyên liệu và dụng cụ ; cách sơ chế đậu phụ.
 + Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
 — Nêu tên những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để chiên đậu phụ?
 — Nêu cách sơ chế đậu phụ? 
 — Nêu cách ướp gia vị vào đậu phụ ?
 — Để đậu phụ ráo nước có tác dụng gì ?
+ Nhận xét, lưu ý HS: Có thể thay dầu ăn bằng mỡ nước để chiên. Rửa đậu phụ và để cho thật ráo nước để khi ướp gia vị dễ ngấm vào đậu phụ hơn và khi chiên không bị dầu bắn vào mình. Không nên cắt đậu phụ thành những miếng mỏng quá khi chiên đậu phụ dễ bị khô và cứng.
* Hoạt động 3: Luyện tập – Thực hành
- Mục đích : Tìm hiểu cách chiên thịt.
- Hình thức tổ chức: Nhóm.
- Nội dung: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách chiên thịt.
 + Phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm thảo luận theo nội dung ở phiếu.
 + Quan sát, giúp đỡ các nhóm làm việc.
 + Yêu cầu HS thực hiện các thao tác chiên đậu phụ.
 + Nhận xét, bổ sung: Nên dùng chảo chuyên dùng để chiên. Đun chảo cho khô hết nước, cho dầu chiên vào đun sôi. Trong quá trình chiên đậu phụ phải đun lửa nhỏ để đậu phụ không bị cháy. Lật đều hai mặt của miếng đậu phụ để miếng đậu phụ màu vàng rơm. Khi lật đậu phụ nếu thấy đậu phụ bị sát thì nên dùng vật dụng có lưỡi mỏng để lật từ từ miếng đậu phụ.
 + Sử dụng vật thật và thực hiện từng thao tác với giải thích hướng dẫn để HS hiểu rõ cách chiên đậu phụ.
- Cả lớp . 
- 3 HS nêu. Cả lớp bổ sung.
- Lắng nghe. 
RÁN (CHIÊN) ĐẬU PHỤ
— Đậu phụ, chảo, dầu ăn, dao, thớt, rổ, hành củ, tỏi băm, ...
— Rửa sạch xếp vào rổ cho ráo nước. Cắt đậu phụ thành từng miếng mỏng có kích thước khoảng bằng bàn tay hay nhỏ hơn.
— Cho hành, tỏi băm, muối, đường vào đậu phụ, trộn đều, để khoảng 15 đến 30 phút.
—  Khi ướp gia vị dễ ngấm vào đậu phụ, khi chiên, dầu sẽ không bắn vào người.
+ Lắng nghe. 
- Đọc nội dung mục 2 và quan sát hình 3, 4 SGK. 
+ Nhận phiếu học tập. Thảo luận nhóm 4. 
+ Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.
+ 1-2 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu GV
+ Quan sát, lắng nghe kĩ để có thể thực hiện trong gia đình.
* Hoạt động 4: Củng cố: Hãy đánh dấu X vào * ở câu trả lời đúng: 
“ Muốn chiên đậu phụ ngon cần lưu ý những điểm sau”: 
*. Cho dầu ăn và đậu phụ vào chảo cùng một lúc để chiên. 
*. Đun sôi dầu trong chảo rồi mới cho đậu phụ vào chiên. 
*. Dùng chảo chống dính để chiên đậu phụ. 
*. Đun lửa nhỏ và cháy đều. 
*. Đun lửa to và cháy đều.
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học – Tuyên dương. 
Chuẩn bị bài sau: Rán thịt.
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC	 Môn : ÂM NHẠC	 Tuần : 12
	ò Ngày soạn : 26/10/2013	 Tiết : 12
 ò Ngày dạy : 05/11/2008	 	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ
 ò Tên bài dạy : 	HỌC HÁT: ƯỚC MƠ
I. MỤC TIÊU: Giúp hs :
Hát đúng giai điệu bài Ước mơ (chú ý những chỗ có luyến âm và nốt nhạc ngân dài 4 phách.
Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp chia đôi, gõ phách mạnh và mạnh vừa của nhịp .
Góp phần giáo dục HS yêu cuộc sống bình yên và biết đem niềm vui đến cho mọi người.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Máy nghe, đĩa nhạc bài Ước mơ. Tranh ảnh minh hoạ bài hát. Tập hát bài Ước mơ. 
Học sinh: Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách, ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Khởi động
- Ổn định : Hát
- Kiểm tra bài cũ : 
 + Yêu cầu HS hát lại bài TĐN số 3.
- Bài mới :
* Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới 
- Mục đích : Học hát
- Hình thức tổ chức : Cá nhân , nhóm, cả lớp .
- Nội dung:
 + Giới thiệu tranh minh hoạ và nêu: Bài hát nước ngoài duy nhất trong chương trình Âm nhạc lớp 5 là bài Ước mơ, nhạc Trung Quốc, lời Việt của tác giả An Hòa.
 + Đệm đàn, tự mình trình bày bài hát hoặc dùng băng đĩa nhạc sau đó cho HS đọc lời ca .
 + Hướng dẫn HS tập hát từng câu (8 câu).
 + Đàn và hát giai điệu 1 câu khoảng 2-3 lần. Bắt nhịp (2-1) và đàn giai điệu để HS hát . Yêu cầu HS lấy hơi ở đầu câu hát . Cho HS khá hát mẫu .
 + Cho cả lớp hát, GV lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi h/d HS sửa lại (hát mẫu lại những chỗ cần thiết).
 + Hướng dẫn HS tập các câu tiếp theo tương tự.
 + Yêu cầu HS hát nối các câu hát, thể hiện đúng những tiếng ngân dài 2 phách hoặc 4 phách.
 + Cho HS hát lại toàn bộ bài hát.
* Hoạt động 3 : Hát kết hợp gõ đệm
- Mục đích : Hát kết hợp gõ đệm
- Hình thức tổ chức : Cá nhân , nhóm, cả lớp .
- Nội dung:
 + Hát mẫu kết hợp gõ đệm theo nhịp ở lần 1, gõ đệm theo phách ở lần 2 :
Lần 1: Gió vờn cánh hoa bay dưới trời.
 Đàn bướm xinh dạo chơi.
 Trên cành cây chim ca líu lo.
 Như hát lên bao lời mong chờ.
 Em khao khát ước mơ khắp nơi bình yên.
 Cuộc sống tươi đẹp thêm.
 Cho đàn em tung tăng múa ca, trong nắng xuân tô đẹp muôn nhà.
 + Yêu cầu HS hát kết hợp gõ đệm.
 + Hướng dẫn HS tập hát đúng nhịp độ. Thể hiện sắc thái thiết tha, trìu mến của bài hát.
* Hoạt động 4 : Củng cố 
 - Bài hát có hình ảnh nào em thấy quen thuộc? 
 - Em thích câu hát, nét nhạc, hình ảnh nào trong bài hát?
 - Trình bày bài hát theo nhóm kết hợp gõ đệm.
 - Nhận xét – Tuyên dương. 
- Cả lớp . 
TĐN SỐ 3 - NGHE NHẠC
- Cả lớp hát kết hợp gõ đệm. 
ƯỚC MƠ
- Quan sát, lắng nghe. 
- Lắng nghe .
- Cả lớp đọc theo tiết tấu.
- Lắng nghe. 
- Hát hoà theo. Tập lấy hơi .
- 1, 2 hs thực hiện .
- Thực hiện sửa chỗ sai .
- Thực hiện theo yêu cầu của gv .
- Cả lớp cùng hát .
- Cả lớp cùng hát .
- Lắng nghe và thực hiện theo.
Lần 2: Gió vờn cánh hoa bay dưới trời.
Đàn bướm xinh dạo chơi.
Trên cành cây chim ca líu lo.
Như hát lên bao lời mong chờ.
Em khao khát ước mơ khắp nơi bình yên.
Cuộc sống tươi đẹp thêm.
Cho đàn em tung tăng múa ca, trong nắng xuân tô đẹp muôn nhà.
- Hát cả bài kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách .
- Thực hiện theo yêu cầu của gv .
- Tiếp nối nhau xung phong trả lời.
- 4-5 HS xung phong.
*Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét – Tuyên dương. 
Dặn dò: Về tập hát đúng, thuộc bài hát, tìm động tác vận động.
Chuẩn bị bài sau.
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn MĨ THUẬT Tuần : 12
 ò Ngày soạn : 26/10/2013 Tiết : 12
 ò Ngày dạy : 03/11/2008	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy : VẼ THEO MẪU: MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU
I. MỤC TIÊU :
HS biết so sánh tỉ lệ hình và đậm nhạt ở hai vật mẫu.
HS vẽ được hình gần giống mẫu; biết vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu.
HS quan tâm yêu quí đồ vật xung quanh.
II. CHUẨN BỊ :
Giáoviên: Mẫu vẽ có hai vật mẫu; hình gợi ý cách vẽ, bài vẽ mẫu năm trước.
Học sinh: Mẫu vẽ, dụng cụ vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định: Hát.
- Kiểm tra kiến thức cũ: 
Gọi HS nêu nội dung các em đã chọn để vẽ.
Gọi HS nêu cách vẽ. 
Nhận xét.
- Bài mới: 
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Mục đích: Nhận biết mẫu và nắm được cách vẽ .
- Hình thức tổ chức: Nhóm, cả lớp.
- Nội dung: 
v Quan sát – Nhận xét: 
Yêu cầu các nhóm tự bày mẫu để tìm ra các bày mẫu sao cho bố cục đẹp.
Gợi ý quan sát, nhận xét về: 
Tỉ lệ chung và tỉ lệ hai vật mẫu.
Vị trí các vật mẫu.
Hình dáng từng vậy mẫu.
Độ đậm nhạt chung của mẫu và của từng vật mẫu.
v Cách vẽ : 
Gợi ý bằng câu hỏi về cách vẽ: 
Vẽ nhanh trên bảng các bước tiến hành để hướng dẫn HS. 
Giới thiệu 1 số cách sắp xếp hình vẽ để HS lựa chọn bố cục bài vẽ cho hợp lí.
Nhắc lại cách tiến hành vẽ từ bao quát đến chi tiết:
Vẽ khung hình chung, riêng của từng vật mẫu (chiều cao, chiều ngang).
Tìm tỉ lệ bộ phận và vẽ phác bằng nét thẳng.
Nhìn mẫu, vẽ nét chi tiết cho đúng.
Gợi ý HS vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen:
Phác các mảng đậm, đậm vừa, nhạt .
Dùng các nét gạch thưa, dầy bằng bút chì đen để diễn tả các độ đậm nhạt .
HS có thể vẽ màu theo ý thích.
* Hoạt động 3 : Luyện tập - thực hành
- Mục đích : Vẽ được tranh đúng mẫu .
- Hình thức tổ chức : Cá nhân.
- Nội dung : 
Bày 1 mẫu chung cho cả lớp vẽ.
Nhắc HS quan sát, so sánh tỉ lệ, cách vẽ, trước khi vẽ.
Cho HS vẽ.
* Hoạt động 4 : Củng cố : 
Nhận xét đánh giá sản phẩm.
Nhận xét bổ sung chỉ ra bài đẹp và những thiếu sót ở 1số bài. 
Đánh giá xếp loại bài vẽ của HS.
Nhận xét – Tuyên dương. 
- Cả lớp.
VẼ TRANH:
ĐỀ TÀI NGÀY NGVN 20-11
- Nêu nội dung, cách vẽ, nhận xét bổ sung.
VẼ THEO MẪU: MẪU CÓ HAI VẬT MẪU
- Bày mẫu ,nhận xét.
- Theo dõi GV hướng dẫn, nhận xét, trả lời, bổ sung.
- HS theo dõi.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
Hình gợi ý: Chai và quả
- Các nhóm có thể bày mẫu riêng.
- HS vẽ.
- Trưng bày sản phẩm, nhận xét, xếp loại .
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét - tuyên dương.
Dặn dò: Về vẽ lại ở giất A 4 để trưng bày.
Chuẩn bị: Tập nặn tạo dáng: Nặn dáng người.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5 TUAN 12 DS.doc