Bài soạn lớp 5 - Tuần 22 năm 2012

Bài soạn lớp 5 - Tuần 22 năm 2012

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát, dễn cảm bài văn với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng , sôi nổi ; biết phân biệt lời các nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ).

- Hiểu các từ ngữ: ngư trường,vàng lưới, lưới đáy,lưu cữu,làng biển.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.

II. Đồ dùng DH:

 - Tranh minh hoạ SGK

III. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức : Hát, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

 - 3HS đọc bài Tiếng rao đêm và trả lời các câu hỏi về ND bài

 - Nhận xét, đánh giá

 3. Dạy bài mới:

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 955Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 22 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Ngày soạn: 16 /1/2012
Ngày giảng: Thứ hai ngày tháng năm 2012
chào cờ
Tâp đọc
Tiết 43: Lập làng giữ biển
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát, dễn cảm bài văn với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng , sôi nổi ; biết phân biệt lời các nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ).
- Hiểu các từ ngữ: ngư trường,vàng lưới, lưới đáy,lưu cữu,làng biển.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.
II. Đồ dùng DH:
 - Tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức : Hát, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - 3HS đọc bài Tiếng rao đêm và trả lời các câu hỏi về ND bài
 - Nhận xét, đánh giá
 3. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết 
b)Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
? Bài chia làm mấy đoạn?
*Luyện đọc:
+ Đọc lần 1:
? Nêu tiếng, từ khó đọc
+ GV ghi bảng
+ GV sửa cho HS
+ Đọc lần 2:
? Trong bài có từ nào các em chưa hiểu?
* Đọc trong Nhúm:
? Bài này cần đọc với gịong ntn?
+ Nhận xét
+ GV đọc diễn cảm cả bài
c) Tìm hiểu bài:
? Bài văn có những nhân vật nào?
? Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?
? Bố Nhụ nói “con sẽ họp làng”, chứng tỏ ông là người thế nào?
? Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì?
? Hình ảnh làng chài mới ngoài đảo hiện ra như thế nào qua lời nói của bố Nhụ?
? Tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ?
? Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
? Câu chuyện ca ngợi ai, ca ngợi về điều gì?
+ GV chốt ý đúng, ghi bảng.
d)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
+ HD đọc phân vai
+ Đọc trong Nhúm
+Thi đọc diễn cảm.
+ GV nhận xét, đánh giá
- 4 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu  Người ông như toả ra hơi muối.
- Đoạn 2: Bố Nhụ vẫn nói  thì để cho ai?
- Đoạn 3: Tiếp  quan trọng nhường nào.
- Đoạn 4: Đoạn còn lại.
- 4 HS nối tiếp đọc.
- Lưới đáy, điềm tĩnh, nghĩa trang, lưu cữu...
- 3 HS phát âm
- 8 HS đọc.
- Ngư trường,vàng lưới, lưới đáy, lưu cữu, làng biển.
- 1 hS nêu chú giải SGK
- Giọng kể, lúc trầm lắng, lúc hào hứng...
- Đọc Nhúm2
- 4 N đọc, Nhúm khác nhận xét
- Theo dõi SGK
- Có Nhụ, bố Nhụ, ông Nhụ.
- Họp làng để di dân ra đảo, dần đưa cả nhà
- Chứng tỏ bố Nhụ phải là cán bộ làng, xã
- Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh,
- Làng mới ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới, buộc thuyền,
- Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn
- Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi...
- Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.
- 3 HS đọc lại.
- HS đọc.
- Nhúm 4
- thi đọc.
 	4 .Củng cố, dặn dò:
 ? Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
 - GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về đọc bài 
 - Chuẩn bị bài sau: Cao Bằng.
Toán
Tiết 106: Luyện tập 
I. Mục tiêu: 
Giúp HS:
- Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để giải bài tập trong một số tình huống đơn giản.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức : Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 3 HS 
? Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN ta làm thế nào?
 - Nhận xét, đánh giá
3. Dạy bài mới: 
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
b) Luyện tập:
*Bài tập 1 (110): 
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
? Muốn tính Sxq và Stp của HHCN ta làm thế nào?
+ YC HS làm và chữa bài.
+ GV nhận xét, đánh giá.
*Bài tập 2 (110):
? Làm thế nào để tính được diện tích quét sơn của thùng? 
+ GV lưu ý HS : 
- Thùng không có nắp, như vậy tính diện tích quét sơn là ta phải tính diện tích xung quanh của thùng cộng với diện tích một mặt đáy. 
- Cần đổi thống nhất về cùng một đơn vị đo.
+ YC HS làm và chữa bài.
+ GV nhận xét, đánh giá.
- 1 HS đọc nội dung bài toán.
- HSTL
- HS TL
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào nháp
 * Kết quả:
Sxq = 1440 dm2
Stp = 2190 dm2
Sxq =m2 ; Stp = m2
- 1 HS đọc nội dung bài toán.
- HS TL.
- 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở
 * Bài giải:
 Đổi : 1,5m = 15dm ; 0,6m = 6dm
Diện tích xung quanh của thùng tôn đó là:
 (15 + 6) x 2 x 8 = 336 (dm2)
Diện tích quét sơn là:
 336 + 15 x 6 = 426 (dm2)
 Đáp số: 426 dm2.
- HS nhận xét
 4. Củng cố, dặn dò: 
 ? Muốn tính Sxq và Stp của HHCN ta làm thế nào?
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
- Chuẩn bị bài sau: Sxq và Stp của hình lập phương.
khoa học
Tiết 43: sử dụng Năng lượng chất đốt 
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết:
- Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt.
- Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình và thông tin trang 86 - 89 SGK. 
- Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
- Phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức : Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 3HS 
? Kể tên một số loại chất đốt?
? Nêu công dụng và việc khai thác của từng loại chất đốt?
 - Nhận xét, đánh giá
3. Dạy bài mới:	
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
b) Hoạt động 1: Thảo luận về sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt.
*Mục tiêu: HS nêu được sự cần thiết và một số biện pháp sử dụng an toàn, tiết kiệm các loại chất đốt.
*Cách tiến hành:
+ GV chia nhóm phát phiếu thảo luận. 
? Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than?
? Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lượng vô tận không? Tại sao?
? Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng. Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng?
? Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình em?
? Gia đình em sử dụng chất đốt gì để đun nấu?
? Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt.
? Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó?
+ YC dại diện nhóm trình bày.
+ GV nhận xét, kết luận SHD.
- Hoạt động N4
- HS dựa vào SGK ; các tranh ảnh, đã chuẩn bị và liên hệ thực tế ở địa phương, gia đình HS để trả lời các câu hỏi trong phiếu:
- Chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than sẽ làn ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, tới môi trường. 
- Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên không phải là vô tận vì chúng được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm
- HSTL
- Dùng bếp đun cải tiến...
- HS tiếp nối trình bày.
- Hoả hoạn, nổ bình ga, ngộ độc khí đốt,
- Tác hại: Làm ô nhiễm môi trường. 
- Biện pháp: Làm sạch, khử độc các khí thải. Dùng ống dẫn khí lên cao
- Đại diện một số HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
- Nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố, dặn dò:
 ? Tại sao phải sử dụng tiết kiệm chất đốt? Em phải làm gì để góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên chất đốt , bảo vệ môi trường sống của trái đất
 - GV nhận xét giờ học. 
 - Chuẩn bị bài sau: Năng lượng gió và năng lượng nước chảy.
 Ngày soạn:16 / 1/ 2012 
Ngày giảng: Thứ ba ngày tháng năm 2012
Toán
Tiết 105: diện tích xung quanh và
 Diện tích toàn phần của hình lập phương	
I. Mục tiêu: 
-Tự nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt đặc biệt để rút ra được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương từ quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
-Vận dụng được các quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải một số bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Một số hình lập phương có kích thước khác nhau.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức: Hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - 1 HS làm lại bài tập 1a.
 ? Nêu cách tính DTXQ, DTTP của hình hộp chữ nhật?
 - Nhận xét , đánh giá. 
3. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b) Diện tích xung quanh và DTTP hình lập phương
* GV cho HS QS một số hình lập phương.
? HLP có mấy mặt các mặt của hình lập phương đều là hình gì?
? Tìm điểm giống nhau giữa hình lập phương và hình hộp chữ nhật?
+ GV hướng dẫn để HS nhận biết được HLP là HHCN đặc biệt có 3 kích thước bằng nhau, để từ đó tự rút ra được quy tắc tính.
? DTXQ là diện tích của mấy mặt?
? Muốn tính diện tích xung quanh của HLP ta làm thế nào?
? DTTP là diện tích của mấy mặt?
? Muốn tính diện tích toàn phần của HLP ta làm thế nào?
*Quy tắc: (SGK – 111)
c) Ví dụ:
+ GV nêu VD. HD HS áp dụng quy tắc để tính.
+YC HS tự tính. Sxq và Stp của HLP
 4. Luyện tập:
*Bài tập 1 (111): 
? Muốn tính diện tích xung quanh, DTTP của HLP ta làm thế nào?
+ YC HS làm và chữa bài.
+ Nhận xét đánh giá.
*Bài tập 2 (111):
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
? Diện tích bìa cần để làm hộp( không có nắp), là diện tích của mấy mặt? 
+ YC HS làm và chữa bài.
+ Nhận xét đánh giá.
- Quan sát
- 6 mặt đều là hình vuông bằng nhau.
- Có 6 mặt, 8 đỉnh,12 cạnh
- Các mặt của HLP là hình vuông mà hình vuông lại là hình chữ nhật đặc biệt.
- DT của 4 mặt.
- Ta lấy diện tích một mặt nhân với 4.
- DT của 6 mặt
- Ta lấy diện tích một mặt nhân với 6.
- 3 HS đọc.
- Sxq của hình lập phương đó là:
 (5 x 5) x 4 = 100 (cm2)
- Stp của hình lập phương đó là:
 (5 x 5) x 6 = 150 (cm2)
- 1 HS đọc nội dung bài toán.
- HSTL.
- 1 HS lên bảng lớp làm vở. 
 *Bài giải:
 Diện tích xung quanh của HLP đó là:
 (1,5 x 1,5) x 4 = 9 (m2)
Diện tích toàn phần của HLP đó là:
 (1,5 x 1,5) x 6 = 13,5 (m2)
 Đáp số: 9 m2 ; 13,5 m2
- 1 HS đọc nội dung bài toán.
- HSTL.
- Diện tích của 5 mặt.
- 1 HS lên bảng lớp làm vở. 
 *Bài giải:
Diện tích bìa dùng để làm hộp là:
 (2,5 x 2,5) x 5 = 31,25 (dm2)
 Đáp số: 31,25 dm2
- Nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu cách tính diện tích xung quanh, DTTP của HLP ta làm thế nào?
 - GV nhận xét giờ học, dặn HS về ôn các kiến thức vừa học.
 - Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập chung.
luyện từ và câu
Tiết 43: nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ	
I. Mục tiêu: 
	- Hiểu thế nào là một câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện - kết quả, giả thiết - kết quả.
	- Biết tạo các câu ghép có quan hệ điều kiện - kết quả, giả thiết- kết quả bằng cách điền QHT hoặc cặp QHT, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí các vế câu.
II. Đồ dùng học tập
	- Chép bảng bài tập 1 phần nhận xét. Bài1, 2,3 phần luyện tập
III. Các hoạt động dạy học:
 	1. ổn định tổ chức: Hát.
2. Kiểm tr ...  dụng của năng lượng gió trong tự nhiên?
 ? Con người sử dụng năng lượng nước chảy trong những việc gì?
 - Nhận xét giờ học dặn học sinh học bài chuẩn bị bài sau: Sử dụng năng lượng điện.
Kỹ thuật
Tiết 22 : Thức ăn nuôi gà (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh kể tên được một số thức ăn dùng để nuôi gà.
	- Nêu tác dụng và cách sử dụng một số thức ăn để nuôi gà.
	- Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà. Giỏo dục ý thức chăm súc cỏc loài vật nuụi, biết vệ sinh chuồng trại nuụi để gúp phần giữ cho mụi trường sạch đẹp, hợp vệ sinh
II. Đồ dùng dạy học:
	- Một số thức ăn (lúa, ngô, khoai, sắn, )
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Kiểm tra: ? Kể tên các loại thức ăn nuôi gà?
	3. Bài mới:	Giới thiệu bài.
d) Tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, Vitamin, thức ăn tổng hợp.
? Vì sao phải sử dụng nhiều loại thức ăn để nuôi gà?
- Giáo viên nhận xét- củng cố.
? Vì sao khi cho gà ăn thức ăn hỗn hợp sẽ giúp gà khoẻ mạnh, lớn nhanh, đẻ nhiều trứng to?
Chăm súc gà cần vệ sinh chuồng nuụi như thế nào?
e) Đánh giá kết quả học tập.
- Giáo viên nêu câu hỏi củng cố.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
g) Bài học: sgk (60) 
- Học sinh ôn lại nội dung tiết 1.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận theo phiếu học tập ở tiết 1.
- Nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho gà. Có những loại thức ăn gà cần được ăn với lượng nhiều như thức ăn cung cấp chất bột, đường, chất đạm, cũng có những loại thức ăn gà chỉ cần ăn với số lượng rất ít như thức ăn cung cấp chất khoáng, Vi-ta-min nhưng không thể thiếu được.
-  thức ăn hỗn hợp gồm nhiều loại thức ăn, có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng lứa tuổi của gà.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nối tiếp đọc.
	4. Củng cố: 	- Nhận xét bài.
	- Liên hệ- nhận xét.
	5. Dặn dò:	- Về học bài.
 Ngày soạn:18 / 1/ 2012
Ngày giảng: Thứ sáu ngày tháng năm 2012
Toán
Tiết 110: thể tích một hình	
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu hiểu thế nào là thể tích của một hình.
- Biết so sánh thể tích của 2 hình trong một số tình huống đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Các hình SGK.
	- Các HLP kích thước 1cm x 1cm x 1 cm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức: Hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - 1 HS lên bảng chữa bài 2.
 ? Nêu cách tính DTXQ, DTTP hình hộp chữ nhật, hình lập phương? 
 - Nhận xét , đánh giá. 
3. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
	- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b) Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình:
* Ví dụ 1:
+ YC HS quan sát hình SGK.
? So sánh thể tích hình lập phương với thể tích HHCN?
* Ví dụ 2:
? Hình C gồm mấy HLP như nhau ghép lại? Hình D gồm mấy hình lập phương như thế?
? So sánh thể tích hình C với thể tích hình D?
* Ví dụ 3:
? Hình P gồm mấy HLP như nhau ghép lại?
? Hình M gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại?
? Hình N gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại?
? Em có nhận xét gì về số HLP tạo thành hình P và số HLP tạo thành của hình M và hình N?
? Thể tích hình P có bằng tổng thể tích các hình Mvà N không? 
 4. Luyện tập:
*Bài tập 1 (115):
 + YC HS quan sát hình SGK làm bài và chữa bài.
+ GV nhận xét đánh giá.
*Bài tập 2 (115): 
+ YC HS quan sát hình SGK làm bài và chữa bài.
+ GV nhận xét đánh giá. 
- Quan sát hình SGK.
-Thể tích hình LP bé hơn thể tích HHCN hay thể tích HHCN lớn hơn thể tích HLP.
- Hình C gồm 4 HLP như nhau ghép lại.
- Hình D gồm 4 HLP như nhau ghép lại.
- Thể tích hình C bằng thể tích hình D.
- Hình P gồm 6 HLP như nhau ghép lại.
- Hình M gồm 4 HLP như nhau ghép lại. 
- Hình N gồm 2 HLP như nhau ghép lại.
- Ta có 6 = 4 + 2
- Thể tích hình P bằng tổng thể tích hình M và N.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Quan sát hình SGK làm bài tập
- 1 HS lên bảng lớp làm vở.
 *Bài giải:
- Hình A gồm 16 HLP nhỏ.
- Hình B gồm 18 HLP nhỏ.
- Hình B có thể tích lớn hơn.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Quan sát hình SGK làm bài tập
- 1 HS lên bảng lớp làm vở.
 *Bài giải:
- Hình A gồm 45 HLP nhỏ.
- Hình B gồm 26 HLP nhỏ.
- Hình A có thể tích lớn hơn.
- Nhận xét.
 5. Củng cố, dặn dò: 
 ? Thế nào là thể tích của một hình.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa họ làm bài tập 3.Chuẩn bị tiết sau: Xăng- ti- mét khối. Đề- xi- mét khối. 
âm nhạc
Tiết 22: ôn tập bài hát: tre ngà bên lăng bác
 Ôn TĐN số 6
I. Mục tiêu:
- HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của bài hát Tre ngà bên Lăng Bác.Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và vận động phụ hoạ.
- Biết đọc bài TĐN số 6.
II. Chuẩn bị :
- Thanh phách.
III. Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định tổ chức: Hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - 2 HS hát bài “Tre ngà bên lăng Bác”
- Nhận xét đánh giá.
3.Bài mới:
a) Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: “Tre ngà bên lăng Bác”
+ GV hướng dẫn HS ôn bài hát. 
+ GV biểu diễn 1 lần.
+ Chia lớp thành các nhóm tập luyện hát đối đáp:
+ GV cho HS hát khá lên đơn ca, cả lớp gõ thanh phách đệm theo.
b) Hoạt động 2: HD một số động tác phụ hoạ.
+ GV thực hiện mẫu
+ HD cho HS tập theo
c) Hoạt động 3: TĐN số 6
+ GV hướng dẫn HS nói tên nốt nhạc: Đô đen, Đô đen, Đô đen, Mi trắng, Son đen 
+ GV hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu.
+ Luyện tập độ cao : đọc thang âm Đô, Rê, Mi, Son, La theo chiều đi lên và đi xuống.
+ Tập đọc nhạc từng câu.
+ Tập đọc nhạc cả bài.
+ Ghép lời ca.
- HS lắng nghe :
- HS học hát lại một lần.
Bên lăng Bác Hồ có đôi khóm tre ngà
Đón gió đâu về mà đu đưa đu đưa.
- HS hát khá lên đơn ca, cả lớp gõ thanh phách đệm theo.
 Bên lăng Bác Hồ có đôi khóm tre ngà
 x x x x
 Đón gió đâu về mà đu đưa đu đưa.
 x x x x
- HS hát và múa phụ hoạ cho bài hát. 
- HS đọc nối tiếp cá nhân.
- Luyện tập cả lớp, nhóm, cá nhân.
- HS luyện tập theo hướng dẫn của GV.
- Đọc và ghép lời ca.
 	4.Củng cố dặn dò
- HS thực hiện lại một lần: Đọc nhạc, ghép lời và gõ phách bài: TĐN số 6.
- GV nhận xét chung tiết học.
lịch sử
Tiết 22: Bến tre đồng khởi 
I. Mục tiêu:
 - Biết cuối năm 1959 - đầu năm 1960 phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”)
- Sử dụng bản đồ - tranh ảnh để trình bày sự kiện.
II. Đồ dùng học tập:
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định tổ chức: Hát.
	2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Vì sao nước nhà bị chia cắt? 
 ? Nhân dân ta phải làm gì để có thể xoá bỏ nỗi đau chia cắt?
 - Nhận xét, đánh giá
	3. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu tiết học
b)Hoạt động 1: Hoàn Cảnh bùng nổ phong trào đồng khởi Bến Tre :
? Phong trào đồng khởi ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào ?
? Vì sao nhân dân miền nam đồng loạt đứng lên chống Mĩ Diệm ?
? Phong trào bùng nổ vào thời gian nào? Tiêu biểu nhất ở đâu?
c)Hoạt động 2: Phong trào đồng khởi của nhân dân Bến Tre :
+ Chia nhóm phát phiếu bài tập. 
? Thuật lại sự kiện ngày 17/1/1960 ? 
? Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở tỉnh Bến Tre, kết quả của phong trào? 
? Phong trào đồng khởi Bến Tre đã ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam như thế nào? 
? ý nghĩa của phong trào đồng khởi Bến Tre ? 
* Bài học SGK
- Phong trào đồng khởi ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh: Mĩ Diệm tàn sát nhân dân Miền Nam, không thể chịu đựng mãi, không còn con đường nào khác, nhân dân Miền Nam buộc phải đứng lên phá tan ách kìm kẹp của giặc.
- Vì Mĩ Diệm thi hành chính sách tố cộng, diệt cộng gây ra những cuộc thảm sát đẫm máu cho nhân dân miền Nam. Trước tình hình đó, không thể chịu đựng mãi, không còn con đường nào khác, nhân dân buộc phải đứng lên phá tan ách kìm kẹp.
- Cuối năm 1959 đầu năm 1960 mạnh mẽ nhất là ở Bến Tre.
- Hoạt động nhóm 4, nhóm trưởng điều khiển hoạt động của nhóm.
- Ngày 17/1/1960 nhân dân huyện mỏ cày đứng lên khởi nghĩa. Mở đầu cho phong trào đồng khởi Bến Tre 
- Phong trào nhanh chóng lan ra các huyện khác. Sau một tuần có 22 xã được giải phóng, 29 xã tiêu diệt bọn ác ôn, vây đồn giải phóng nhiều ấp .
- Đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam cả nông thôn và thành thị.
- Phong trào mở ra thời kỳ mới cho đấu tranh của nhân dân miền Nam : nhân dân miền Nam cầm vũ khí đứng lên chống quân thù đẩy Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng 
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- 3 HS đọc.
	4. Củng cố, dăn dò: 
 ? Nêu ý nghĩa của phong trào đồng khởi Bến Tre ?
 - Nhận xét giờ học dặn HS chuẩn bị giờ sau:Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta 
Tập làm văn
Tiết 44: kể chuyện ( kiểm tra viết)	
I. Mục tiêu:
	- Dựa vào những hiểu biết và kĩ năng đã có, học sinh viết được hoàn chỉnh một bài văn kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS chọn. 
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định tổ chức: Hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra vở bút của HS. 
 - Nhận xét. 
3. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
	- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b) Tìm hiểu đề: 
+ YC HS nối tiếp nhau đọc 3 đề kiểm tra bảng lớp.
? Đề bài yêu cầu gì?
? Thế nào là kể chuyện?
+ GV lưu ý HS: Đề 3 yêu cầu các em kể truyện theo lời một nhân vật trong truyện cổ tích. Các em cần nhớ yêu cầu của kiểu bài này để thực hiện đúng. 
c) YChọc sinh viết bài:
+ Quan sát hướng dẫn học sinh yếu.
+ Thu bài.
- HS nối tiếp đọc đề bài.
- HS TL.
- HS tiếp nối trả lời.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS viết bài vào vở.
4. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết làm bài.
	 - Dặn HS về đọc trước đề bài, chuẩn bị tiết sau: Lập chương trình hoạt động.
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
	- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 22
	- Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều làm tốt
	- GDHS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động
II Nội dung sinh hoạt
1 GV nhận xét ưu điểm :
	- Giữ gìn vệ sinh chung
	- Ngoan lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè
	- Trong lớp chú ý nghe giảng : 
	- Chịu khó giơ tay phát biểu : .......
- Có nhiều tiến bộ về chữ viết : .
2. Nhược điểm :
	- Cũn một số em kết quả học tập cũn rất yếu chưa cố gắng vươn lờn trong học tập.
	- Trong lớp cũn vài em chưa chỳ ý nghe cụ giỏo giảng bài cũn mất trật tự , cụ giỏo phải nhắc nhở nhiều
-3 HS bổ xung
4 Vui văn nghệ
5 Đề ra phương hướng tuần 23
 -Khắc phục những nhược điểm trong tuần.
- Thực hiện tốt nền nếp học tập, thi đua giành nhiều điểm tốt 
-Thực hiện tốt các hoạt động tập thể và phong trào của đội.
-Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
-Giữ vệ sinh cá nhân, mặc đủ ấm đi học đều và đúng giờ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 5 tuan 22 thmt hdng.doc