Bài soạn lớp 5 - Tuần 24 năm 2012

Bài soạn lớp 5 - Tuần 24 năm 2012

I. Mục đích yêu cầu :

1- Đọc trôi chảy toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch , trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

2- Hiểu nội dung của bài: Người ê-đe từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng; Kể được 1đến 2 luật của nước ta.( trả lời được các cau hỏi tròng SGK).

II. đồ dùng dạy học :

- Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa

III.Các hoạt động dạy học:

1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần và trả lời các câu hỏi về bài .

 

doc 27 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1000Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 24 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24	
Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2012
Tiết 1: Chào cờ
tập trung toàn trường
tiết 2 	 thể dục
	 GV bộ môn dạy
Tiết 3: Tập đọc 
tiết 47: Luật tục xưa của người ê-đê
	( Tích hợp quyền trẻ em)
I. Mục đích yêu cầu :
1- Đọc trôi chảy toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch , trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
2- Hiểu nội dung của bài: Người ê-đe từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng; Kể được 1đến 2 luật của nước ta.( trả lời được các cau hỏi tròng SGK). 
II. đồ dùng dạy học : 
- Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa 
III.Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần và trả lời các câu hỏi về bài .
2- Dạy bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2. Luyện đọc:
- Mời 1 HS giỏi đọc.
- Chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm những từ ngữ các em dễ đọc sai 
- Đọc nối tiếp đoạn lần 2
- Giải nghĩa từ khó.
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
2.3.Tìm hiểu bài:
+Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?
- Cho HS đọc đoạn Về các tội:
+Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội?
- Cho HS đọc đoạn Về cách xử phạt, về tang chứng và nhân chứng:
+Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng?
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 và ghi kết quả vào nháp theo câu hỏi:
+Hãy kể tên một số luật của nước ta mà em biết?
- Mời một số hS trình bày trước lớp.
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho 1-2 HS đọc lại.
* Quyền trẻ em: - Trẻ em có quyền được thừa nhận bản sắc văn hóa.
- Quyền được giáo dục về các giá trị.
2.4. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn từ Tội khôngđến là có tội trong nhóm
-Thi đọc diễn cảm.
- Một học sinh đọc toàn bài 
-Đoạn 1: Về cách xử phạt.
-Đoạn 2: Về tang chứng và nhân chứng.
-Đoạn 3: Về các tội.
- 3 học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1
- Học sinh đọc các từ ngữ khó đọc 
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2
- Một học sinh đọc phần chú giải cuối bài 
- Hai học sinh đọc toàn bài 
- Học sinh chú ý nghe 
+Để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng
+Tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.
+Các mức xử phạt rất công bằng: chuyện nhỏ thì xử nhẹ, chuyện lớn thì xử phạt nặng
+Luật Giáo dục, Luật Phổ cập tiểu học, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, 
- Trình bày trước lớp.
- HS nêu: Người ê-đe từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng.
- HS đọc.
- Hiểu thêm về quyền trẻ em.
- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm 
- HS thi đọc.
 3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Toán
Tiết 116: Luyện tập chung
- Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học
- Những kiến thức mới cần hình thành.
- Các dạng toán về diện tích, thể tích HHCN và HLP
- Củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích HHCN và HLP.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức - Kĩ năng: - Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.
- HS làm được các bài tập 1 và 2( cột 10; * HSK-G làm thêm bài 2( cột 2,3); và bài 3.
2.Thái độ: - GD thái độ yêu quý môn học.
II . Chuẩn bị :
1.Đồ dùng.
 GV: Hình vẽ trong SGK.
 HS: Xem lại các công thức tính.
2.Phương pháp dạy học.- Hỏi đáp, TL nhóm...KT đặt câu hỏi.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ của GV
HĐ của HS
Hẹ1: Baứi cuừ( 5’)
-Goùi HS neõu quy taộc , coõng thửực tớnh theồ tớch cuỷa hỡnh hoọp chửừ nhaọt , hỡnh laọp phửụng ?
-Nhaọn xeựt chung vaứ cho ủieồm.
Hẹ2: Baứi mụựi(30’)
1. GTB: Luyện tập chung
2: HD làm bài tập
+Bài 1 (123): 
* PP: Vấn đáp,thực hành, sử dụng KT đặt câu hỏi.
- Đọc bài.
?- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì?
- Hãy nêu cách thực hiện lần lượt theo công thức?
- Yêu cầu làm bài vào vở. Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
+Bài 2( Cột 1) (tr123):GV treo bảng phụ lên bảng.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn HS làm bài. 
+ Em hãy nêu cách tính diện tích mặt đáy hình hộp chữ nhật?
+ DT xung quanh hình hộp chữ nhật?
+ Thể tích hình hộp CN?
- Cho HS làm vào vở sau đó mời một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
+Bài3 (123): ( HD cho HS khá giỏi làm nếu còn thời gian.)
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
HĐ3: Củng cố, dặn dò: (4P)- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
- 2 HS nêu.Lớp nhận xét.
* 1-2 HS đọc bài toán . 
- BT cho biết một hình LP có cạnh là 2,5 cm.
- BT yêu cầu tìm diện tích một mặt, DT toàn phần và thể tích hình lập phương đó.
- HS nêu cách làm. 
-HS tự làm bài vào vở.1 HS lên bảng làm bài.
	Bài giải:
Diện tích một mặt của HLP đó là:
2,5 2,5 = 6,25 ( cm²)
Diện tích toàn phần của HLP đó là:
6,25 6 = 37,5 ( cm²)
Thể tích của HLP đó là:
2,5 x 2,5 2,5 = 15,625 ( cm³)
Đáp số: S1m: 6,25 cm²
 Stp: 37,5 cm²
 V: 15,625 cm³
* 1 HS nêu: Viết số đo thích hợp vào ô trống.
+ DT mặt đáy= dài rộng
+ DTXQ= chu vi đáy chiều cao
+ V= dài rộng chiều cao( cùng ĐVĐ)
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS làm cột 1. 2 HS K-G làm cột 2,3.
* Đáp án:- cột 1:- S mặt đáy: 110cm²
 +SSQ:252cm²
	+ Thể tích: 660cm³.
Cột 2: 0,1m²; SXQ: 1,17m²; 
V= 0,09m³.
- Cột 3: S mặt đáy: dm²; SXQ: dm²
V= dm³.
HSK- G làm thêm: 
Tìm hiểu đề bài và tìm ra cách giải.
Thảo luận với bạn và làm bài.
	Bài giải:
Thể tích của khối gỗ HHCN là:
9 x 6 x 5 = 270 (cm3)
Thể tích của khối gỗ HLP cắt đi là:
4 x 4 x 4 = 64 (cm3)
Thể tích phần gỗ còn lại là:
270 – 64 = 206 (cm3)
Đáp số: 206 cm3.
Tiết 5 	Địa lí
tiết 24: Ôn tập
- Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học
- Những kiến thức mới cần hình thành.
- Vị trí, giới hạn của châu A, châu Âu.
- Các HĐKT của 1 số nước ở châu Âu và châu á
- Biết hệ thống hoá các kiến thức cơ bản đã học về châu A, châu Âu về diện tích,địa hình, khí hậu, dân cư, HĐKT.
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức.- Tìm được vị trí, giới hạn của châu á, châu Âu trên bản đồ.
- Khái quát đặc điểm châu á, châu Âu về diện tích, địa hình, khí hậu, dân cư, hoặc HĐKT.
2.Kĩ năng: Quan sát, tổng hợp.
3.Thái độ.- Yêu quý môn học, thích khám phá những điều mới.
II. chuẩn bị: 
1.Đồ dùng.
 GV- Phiếu học tập . Bản đồ Tự nhiên Thế giới.
 HS:- Xem lại ND bài đã học.
2.Phương pháp dạy học.- TL nhóm, đàm thoại,...KT đặt câu hỏi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Khởi động: (4p)- Trò chơi: HS tự chọn.
HĐ2:Bài mới:(28p)
HD học sinh làm BT
 1: chỉ trên lược đồ:
+Vị trí châu A, châu Âu, Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ân Độ Dương, Đại Tây Dương, Địa Trung Hải.
+Tên một số dãy núi: Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An-pơ.
- GV đánh giá kết quả làm việc của HS.
2: (Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”)
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Phát phiếu học tập cho mỗi nhóm.( ND phiếu như trong SGK)
- Các nhóm trao đổi để thống nhất kết quả rồi điền vào phiếu.
- Nhóm nào điền xong thì lên dán trên bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá, kết luận nhóm thắng cuộc.
HĐ3:Củng cố dặn dò(3p - GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về học bài.
- HS chỉ trên bản đồ
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Nhận xét, đánh giá.
Thứ ba ngày 14 tháng 2 năm 2012
Tiết 1: Toán
Tiết 117: Luyện tập chung
- Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học
- Những kiến thức mới cần hình thành.
- Các dạng toán về tỉ số %, Cách tính thể tích của HLP.
- Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
- Tính thể tích HLP, khối tạo thành từ các HLP.
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức- Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
- Tính thể tích HLP trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.khối tạo thành từ các HLP.- Bài tập cần làm BT 1,2.* HSK-G làm thêm BT 3.
2.Kĩ năng.- Thực hành vận dụng để làm các bài tập.
3.Thái độ.- Có thái độ yêu quý môn học.
II. Chuẩn bị :
1. Đồ dùng.
 GV: Hình vẽ trong SGK.
 HS: Xem trước bài.
2. Phương pháp dạy học.- Thực hành, QS, ...KT đặt câu hỏi.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
HĐ1:Kiểm tra bài cũ( 4p)
- Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?
HĐ2: HD làm bàitập(32p)
+Bài 1 (124): 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào nháp.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Tính tỉ số % của:
 12 và 6 ; 2 và 3
 3 và 2 ; 5 và 10
+Bài 2 (124): 
- GV sử dụng KT đặt câu hỏi.
- Hướng dẫn HS làm bài
- Mời HS báo cáo KQ. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
+Bài 3 (125):( HD cho HS K-G làm bài ở nhà) 
HĐ3: Củng cố, dặn dò: (4P)
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
- 1-2 HS nêu.
* 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm. 
 Bài giải:
a)Nhận xét:17,5% = 10% + 5% + 2,5%
 10% của 240 là 24
 5% của 240 là 12
 2,5% của 240 là 6
 Vậy: 17,5% của 240 là 42
b) Nhận xét: 35% = 30% + 5%
 10% của 520 là 52
30% của 520 là 156
5% của 520 là 26
 Vậy: 35% của 520 là 182
*1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm BT.
 	Bài giải:
a)Tỉ số thể tích của HLP lớn và HLP bé là 3/2. Như vậy, tỉ số phần trăm thể tích của HLP lớn và thể tích của HLP bé là:
3 : 2 = 1,5
1,5 = 150%
b) Thể tích của HLP lớn là:
64 x 3/2 = 96 (cm³)
Đáp số: a) 150% ; b) 96 cm³.
 *1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm. 
Bài giải:
a) Hình bên có số HLP nhỏ là:
8 x 3 = 24 (HLP nhỏ)
b) Stp của cả 3 hình A, B, C là:
24 x 3 = 72 (cm²)
S không cần sơn của hình đã cho là:
2 x 2 x 4 = 16 (cm²)
S cần sơn của hình đã cho là:
72 – 16 = 56 (cm²)
Đáp số: 56 cm²
Tiết 2: Luyện từ và câu
Tiết 47: Mở rộng vốn từ: Trật tự - an ninh
	(Tích hợp Quyền trẻ em) 
- Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học
- Những kiến thức mới cần hình thành.
-Nghĩa của một số từ về trật tự, an ninh.
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trật tự, an ninh.
- Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu.
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức.- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trật tự, an ninh.
 - Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu.
2.Kĩ năng. - Làm được BT1,tìm được một số danh từ và động từ có thể kết hợp với từ an ninh. BT2, hiểu được nghĩa của những từ ngữ đã cho và xếp được vào nhóm thích hợp(BT3).
3.Thái độ.- Có thái độ giữ gìn BV trật tự an ninh ở địa phương.
II. chuẩn bị :
1. Đồ dùng
 GV:- Phiếu học tập cho học sinh ...  một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết.
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã viết trên bảng lớp.
- GV: Câu chuyện các em kể phải là những việc làm tốt mà các em đã biết trong đời thực ; cũng có thể là các câu chuyện em đã thấy trên ti vi.
- Cho 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý trong SGK. Cả lớp theo dõi SGK.
- GV kiểm tra HS chuẩn bị ND cho tiết KC.
- HS lập dàn ý câu truyện định kể. 
- 1 HS đọc đề bài.
- HS lập nhanh dàn ý câu chuyện định kể.
3. Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
a) Kể chuyện theo cặp
- Cho HS kể chuyện theo cặp, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- GV đến từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn.
b) Thi kể chuyện trước lớp:
- Các nhóm cử đại diện lên thi kể. Mỗi HS kể xong, GV và các HS khác đặt câu hỏi cho người kể để tìm hiểu về nội dung, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét sau khi mỗi HS kể:
+ Nội dung câu chuyện có hay không?
+ Cách kể: giọng điệu, cử chỉ, 
+ Cách dùng từ, đặt câu.
- Cả lớp và GV bình chọn:
+ Bạn có câu chuyện hay nhất.
+ Bạn kể chuyện hay nhất.
+ Bạn kể chuyện có tiến bộ nhất.
- HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên thi kể, khi kể xong thì trả lời câu hỏi của GV và của bạn.
- Cả lớp bình chọn theo sự hướng dẫn của GV.
3- Củng cố-dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Dặn HS chuẩn bị trước cho tiết KC tuần sau.
____________________________
Thứ sáu ,ngày 17 tháng 2 năm 2012
Tiết 4: Toán
Bài 120: Luyện tập chung
- Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học
- Những kiến thức mới cần hình thành.
- Các BT về tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Biết tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức.- Biết tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.- HS làm được các BT1(a,b); bài 2. - * HSK-G làm thêm các phần còn lại.
2.Kĩ năng.- Có kĩ năng thực hành làm các bài tập ứng dụng.
3.Thái độ.- Vận dụng đúng các kiến thức đã học vào cuộc sống.
II. chuẩn bị :
1. Đồ dùng.
 GV: hình vẽ trong SGK.
 HS: Xem trước bài.
2.Phương pháp dạy học- Quan sát, TL nhóm,...KT đặt cõu hỏi,
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
HĐ1. Kiểm tra bài cũ
- Chũa bài tập đã giao về nhà.
HĐ2:HD làm BT:(28p)
+Bài 1a,b. (128): 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào vở.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Tính Sxq, Stp của hình LP biết:
a = 3m; a = 5cm
+Bài 2 (128): 
- GV sử dụng KT đặt câu hỏi. 
- HS treo phiếu BT.
- Cả lớp và GV nhận xét
+Bài 3 (128): HSK-G làm thêm.
HĐ3:Củng cố dặn dò(3p)
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
- 1 HS lên bảng làm.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- 1 HS nêu cách làm. 
 Bài giải:
1m = 10dm ; 50cm = 5dm ; 60cm = 6dm
a. Diện tích xung quanh của bể kính là:
(10 + 5) x 2 x 6 = 180 (dm2)
Diện tích đáy của bể cá là:
10 x 5 = 50 (dm2)
Diện tích kính dùng làm bể cá là:
180 + 50 = 230 (dm2)
b. Thể tích bể kính là:
10 x 5 x 6 = 300 (dm3)
c*) Thể tích nước trong bể kính là (HSK-G)
300 : 4 x 3 = 225 (dm3)
Đáp số: a) 230 dm2 ; b) 300 dm3 ; c) 225 dm3.
 * 1 HS nêu yêu cầu.
 - HS làm vào phiếu.
Bài giải:
a) Diện tích xung quanh của HLP là:
1,5 x 1,5 x 4 = 9 (m2)
b) Diện tích toàn phần của HLP là:
1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 (m2)
c) Thể tích của HLP là:
1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375 (m3)
Đáp số: a) 9 m2 ; b) 13,5 m2 ;
 c) 3,375 m3.
 Bài giải:
a) Diện tích toàn phần của:
Hình N là: a x a x 6 
Hình M là: (a x 3) x (a x 3) x 6 
= (a x a x 6) x (3 x 3) = (a x a x 6) x 9
Vậy Stp của hình M gấp 9 lần Stp của hình N.
b) Thể tích của:
Hình N là: a x a x a
Hình M là: (a x 3) x(a x 3) x (a x 3) 
= (a x a x a) x (3 x 3 x 3) = (a x a x a) x 27
Vậy thể tích của hình M gấp 27 lần thể tích của hình N
Tiết 2: Tập làm văn 
Tiết 48: Ôn tập về tả đồ vật
 ( ND tích hợp quyền trẻ em)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.- Làm được dàn ý của của bài văn tả đồ vật.
2.Kĩ năng:- Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đủ ý. 
3.Thái độ.- Giữ gìn bảo vệ các đồ vật của cá nhân, của chung.
II. chuẩn bị đồ dùng.
 GV: - Tranh ảnh một số vật dụng.
 - Bút dạ, bảng nhóm.
 HS: - Quan sát trước các đồ vật.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài 2( tiết 47).
2. Bài mới:(28p)
- Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- GV gợi ý: Các em cần chọn 1 đề phù hợp với mình. Có thể chọn tả quyển sách TV5 tập hai
- 1 HS đọc gợi ý 1 trong SGK
- HS dựa theo gợi ý 1, viết nhanh dàn ý bài văn. 
- HS viết bài vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- Mỗi HS tự sửa dàn ý của mình. 
Bài 2:
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2 và gợi ý 2. 
-Từng HS dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình trong nhóm 4.
- GV tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn HS.
- Đại diện các nhóm lên thi trình bày.
- HS nối tiếp đọc đoạn văn
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người trình bày dàn ý hay nhất.
3:Củng cố dặn dò(3p)
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý ; cả lớp chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật trong tiết TLV tới.
- 2-3 HS đọc bài mình viết.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS lắng nghe.
- HS lập dàn ý vào nháp .
- HS trình bày.
- HS đọc yêu cầu và gợi ý.
- HS trình bày dàn ý trong nhóm 4.
- HS thi trình bày dàn ý.
Tiết 3: Khoa học
Tiết 48: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện
- Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học
- Những kiến thức mới cần hình thành.
- Vai trò của NL điện,cách lắp các mạch điện đơn giản.
- Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết kiệm điện.
- Có ý thức tiết kiệm NL điện.
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức- Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết kiệm điện.
2.Kĩ năng- Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
3.Thái độ- Cẩn thận - Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện.
II. chuẩn bị:
1.Đồ dùng.
- Chuẩn bị theo nhóm: một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin ; tranh ảnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện và an toàn.
- Chuẩn bị chung: cầu chì. Hình trang 98, 99-SGK.
2.Phương pháp dạy học- Quan sát, TL nhóm,...KT đặt câu hỏi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
HĐ1: Khởi động: (4p)
- Trò chơi :Đố vui( thi kể tên các vật cách điện) 
HĐ2:Bài mới:(28p 
1.An toàn khi sử dụng điện ( thảo luận nhóm )
Yêu cầu thảo luận câu hỏi 
+ Các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật 
+ Các biện pháp đề phòng 
+ Cần làm gì ở nhà trường tránh nguy hiểm về điện ?
- GV nhắc lại 
2. Thực hành làm việc với SGK.
đọc thông tin và thảo luận nhóm .
? Điều gì sẽ sẩy ra nếu sử dụng nguồn điện 12v cho đồ dùng có nguồn điện 6v ?
? Cầu chì có tác dụng gì ?
? Vai trò của công tơ 
3. Một số biện pháp sử dụng tiết kiệm điện.(thảo luận )
 Yêu cầu : thảo luận câu hỏi :
+Vì sao phải tiết kiệm điện ?
+Các biên pháp tiết kiệm điện ?
HĐ3:Củng cố dặn dò(3p)
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS tổ chức chơi theo 2 dãy.
- Các nhóm thảo luận các tình huống bên và nêu ý kiến .
+HS nêu....
+ Không chạm tay vào chỗ hở của đường dây điện 
+ Mọi bộ phận kim loại nghi có điện không lên sờ vào 
+ không cầm các vật bằng kim loại cấm vào ổ điện 
+ Thấy dây điện bị đứt lên báo cho người lớn biết 
+ Không chơi diều ở những nơi có đường dây điện 
* HS đọc thông tin SGK – thảo luận câu hỏi.
- Đại diện nhóm báo cáo 
- Cần sử dụng các đồ dùng điện cẩn thận , sử dụng dòng điện phù hợp nếu không sẽ làm hỏng dụng cụ đó.
- Cầu chì có tác dụng phòng ngừa nếu bị điện chập 
- Công tơ ghi lại số điện sử dụng của mỗi hộ và các cơ quan 
* Các nhóm thảo luận 
 Báo cáo :
+ Tiết kiệm điện có lợi cho giađình, nhà nước.
+ Tránh lãng phí 
+ Chỉ sử dụng khi cần thiết 
+ Tiết kiệm khi đun nấu ..
Tiết 4 Kĩ thuật
Tiết 24 Lắp xe ben
I. Mục tiêu:
 1. KT- KN: - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển dộngđược.
2. TĐ - rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp,tháo các chi tiết của xe ben. 
II.Đồ dùng dạy học:
 Gv:Mẫu xe ben đã lắp.
 Hs:Bộ lắp ghép KT.
III.Các hoạt động dạy – học: 
 1-KT bài cũ:KTsự chuẩn bị của HS
 2-Dạy bài mới: 
 Tiết:1
- GT bài
HĐ1:Quan sát, nxét mẫu
-Hs quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn.
H-Để lắp được xe ben,theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó.
HĐ2:Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a.Hướng dẫn chọn các chi tiết 
- Gọi 2 hs lên bảng cùng gọi tên các chi tiết 
- Gv n xét
b.Lắp từng bộ phận
*Hướng dẫn cách lắp khung sàn xe và các giá đỡ (h2-sgk)
H:Để lắp khung sàn xe và các giá đỡ,em cần phải chọn những chi tiết nào?
*Lắp sàn ca bin và các giá đỡ (h3-sgk)
H:Để lắp sàn ca bin và các thanh đỡ,ngoài các chi tiết ở h2, em phải chọn thêm các chi tiết nào?
- GVcùng hs thực hiện lắp.
*Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau 
(h4-sgk)
*Lắp trục bánh xe trước (h5a-sgk)
*Lắp ca bin(h5b-sgk)
c.Lắp ráp xe ben(h1-sgk)
*Lắp ca bin
*Các bước lắp khác.
d.Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và 
xếp gọn vào hộp .
3.Củng cố-dặn dò
-Khái quát bài
-Dặn hs chuẩn bị tiết sau. 
-lớp nghe
- HS quan sát
-HS nêu
- HS theo dõi và quan sát
- HS nêu
- HS nêu
- HS cùng thực hành
Tiêt 5: Hoạt động tập thể
Tiết 24: Sinh hoạt lớp tuần 24
A. Nhận xét chung:
 1 Đạo đức 
 - Các em ngoan, lễ phép, đoàn kết với bạn bè. 
2. Học tập :
- Duy trì tốt tỉ lệ chuyên cần. Đi học đầy đủ sau thời gian nghỉ tết.
- Nhiều em đã làm tốt các bài tập được giao trong thời gian nghỉ tết
- Phần đa các em có ý thức học tập tốt, việc học bài và làm BT ở nhà có nhiều chuyển biến hơn tuần trước
- Còn 1 số em chưa tự giác, tích cực trong học tập, nhiều buổi không học bài và làm BT ở nhà.
3. Công tác lao động:
- Các em đã hực hiện đúng theo kế hoạch lao động của BLĐ đề ra . 
- Làm tốt công tác vệ sinh tường lớp trong các ngày .
4. Các hoạt động khác : - Thực hiện tốt các hoạt động ngoài giờ.
- Công tác Đội các em
 chưa thực sự có ý thức trong hoạt động đội, như một số em không đeo khăn quàng. 
B. Phương hướng tuần sau 
 - Các em cần khắc phục ngay những tồn tại đã nêu . ý thức học tập cần cố gắng hơn 
- Thi đua học tập tốt dành nhiều thành tích dâng lên bà, mẹ, cô,trong ngày 8-3; ngày 26- 3.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 24 lop 5.doc