Bài soạn lớp 5 - Tuần 25

Bài soạn lớp 5 - Tuần 25

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Biết đọc diiẽn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi vể đẹp tráng lệ của đên Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính tiêng liêngvảu mỗi người đối với tổ tiên.

2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài văn với với nhịp điệu chậm rãi, giọng trầm, tha thiết, nhấn giọng từ ngữ miêu tả vẻ đẹp uy nghiêm của đền Hùng; vẻ hùng vĩ của cảnh vật thiên nhiên.

3. Thái độ: - Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người trước cội nguồn dân tộc.

 

doc 30 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1024Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25: 17/2/2014 ĐẾN 21/2/2014
NS: 23/2/2014
ND: 24/2/2014
TIẾT 1: CHÀO CỜ
TIẾT 2: TẬP ĐỌC 
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Biết đọc diiẽn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi vể đẹp tráng lệ của đên Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính tiêng liêngvảu mỗi người đối với tổ tiên.
2. Kĩ năng: 	- Biết đọc diễn cảm bài văn với với nhịp điệu chậm rãi, giọng trầm, tha thiết, nhấn giọng từ ngữ miêu tả vẻ đẹp uy nghiêm của đền Hùng; vẻ hùng vĩ của cảnh vật thiên nhiên.
3. Thái độ:	- Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người trước cội nguồn dân tộc.
II. Chuẩn bị:
+ Bảng phụ viết sẵn đoạn văn.
+ Tranh ảnh sưu tầm, SGK.
III. Các hoạt động:
ND
HOẠT ĐỘNG CỦA 
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA 
HỌC SINH
1. KTBC 
2.Bài mới
3.Củng cố và dặn dò.
 Bài “Hộp thư mật.”
Giáo viên gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Tìm chi tiết chứng tỏ người liên lạc trong hộp thư mật rất khéo léo?
+ Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long?
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: “Phong cảnh đền Hùng.”
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng từ ngữ khó, dễ lẫn mà học sinh đọc chưa chính xác.
VD: Chót vót, dập dờn, uy nghiêm vòi vọi, sừng sững, ngã ba Hạc 
Yêu cầu học sinh đọc các từ ngữ trong sách để chú giải.
Giáo viên giúp học sinh hiểu các từ này.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài với nhịp điệu chậm rãi, giọng trầm, tha thiết, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả (như yêu cầu).
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi thảo luận, tìm hiểu bài dựa theo các câu hỏi ở SGK.
Bài văn viết về cảnh vật gì? Ở nơi nào?
Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?
* Giáo viên bổ sung: Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân phong cho con trai trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở thành Phong Châu. Hùng Vương truyền được 18 đời, trị vì 2621 năm.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2- 3, trả lời câu hỏi.
? Những cảnh vật nào ở đền Hùng gợi nhớ về truyền thuyết sự nghiệp dựng nước của dân tộc. Tên của các truyền thuyết đó là gì?
Giáo viên bổ sung:
	  Đền Hạ gợi nhớ sự tích trăm trứng.
	  Ngã Ba Hạc ® sự tích Sơn Tinh – Thuỷ Tinh.
	  Đền Trung ® nơi thờ Tổ Hùng Vương ® sự tích Bánh chưng bánh giầy.
? Giáo viên gọi học sinh đọc câu ca dao về sự kiện ghi nhớ ngày giỗ tổ Hùng Vương? Em hiểu câu ca dao ấy như thế nào?
* Giáo viên chốt: Theo truyền thuyết vua Hùng Vương thứ sáu đã hoá thân bên gốc cây kim giao trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh vào ngày 11/3 âm lịch 
? Nêu nội dung bài thơ?
Gạch dưới từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng?
v	Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh xác lập kĩ thuật đọc diễn cảm bài văn.
VD: Đền Thượng/ nằm chót vót/ trên đỉnh núi Nghĩa Tình.// Trước đền/ những khóm hải đường/ đâm bông rực đỏ, // những cánh bướm nhiều màu sắc/ bay dập dờn/ như múa quạt/ xoè hoa.//
Giáo viên đọc diễn cảm đoạn văn. Tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm đoạn văn, bài văn.
Yêu cầu học sinh tìm nội dung chính của bài.
Giáo viên nhận xét.
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Cửa sông”.
Nhận xét tiết học 
Học sinh lắng nghe.
Học sinh trả lời.
Hoạt động lớp, cá nhân .
Học sinh đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm.
Học sinh luyện đọc các từ ngữ khó.
Nhiều học sinh đọc thành tiếng (mỗi lần xuống dòng là một đoạn).
1 học sinh đọc – cả lớp đọc thầm. Các em nêu thêm từ ngữ chưa (nếu có).
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh phát biểu.
+ Bài văn viết về cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, thờ các vị vua Hùng, tổ tiên dân tộc.
+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, cách đây hơn 1000 năm
+ Cảnh núi Ba Vì ® truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh: sự nghiệp dựng nước.
	Núi Sóc Sơn ® truyền thuyết Thánh Giống: chống giặc ngoại xâm.
	Hình ảnh nước mốc đá thế ® truyền thuyết An Dương Vương: sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Giếng Ngọc ® truyền thuyết Chữ Đồng Tử và Tiên Dung: sự nghiệp xây dựng đất nước của dân tộc.
+ 1 học sinh đọc:
“Dù ai đi ngược về xuôi.
Nhớ ngãy giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”
+ Ca ngợi truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam thuỷ chung – luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.
	Nhắc nhở khuyên răn mọi người, dù đi bất cứ nơi đâu cũng luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.
+ Ca ngợi vể đẹp tráng lệ của đên Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính tiêng liêngvảu mỗi người đối với tổ tiên.
Học sinh thảo luận rồi trình bày.
Dự kiến: Ca ngợi tình cảm thuỷ chung, biết ơn cội nguồn.
Học sinh gạch dưới các từ ngữ và phát biểu.
Dự kiến: Có khóm hải đường  giếng Ngọc trong xanh.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Nhiều học sinh luyện đọc câu văn.
Học sinh thi đua đọc diễn cảm.
+ Ca ngợi vẻ đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ đồng thời bày tỏ niềm thành kính của mỗi người đối với cội nguồn dân tộc.
Học sinh nhận xét.
Tuần 25
TIẾT 3: ĐỊA LÍ 
CHÂU PHI
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Mô tả sơ lược được vị trí địa lí, tự nhiên của châu Phi. Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu. Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ.
2. Kĩ năng: Xác định được trên bản đồ vị trí, giới hạn của Châu Phi, các đới cảnh quan của Châu Phi.
- Biết xác lập mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khi hậu với thực vật, động vật của CP
3. Thái độ: Yêu thích học tập bộ môn, hiểu thêm về đất nước Châu Phi
II. Chuẩn bị: 
+ Bản đồ
+ VBT, SGK.
III. Các hoạt động:
ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KTBC 
2.Bài mới
3.Củng cố và dặn dò.
 “Ôn tập”.
Nhận xét, đánh giá,.
“Châu Phi”.
v	Hoạt động 1: Vị trí , địa lí giới hạn 
- GV kết luận : Châu Phi có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ
v	Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên.
+ Phát phiếu học tập đã in sẵn các câu hỏi:
Địa hình Châu Phi có đặc điểm gì?
Khí hậu Châu Phi có gì khác so với các Châu lục đã học? Vì sao?
- Kết luận :
+ Địa hình châu Phi tương đối cao , khí hậu nóng, khô bậc nhất thế giới
+Có quang cảnh tự nhiên : từng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa-van, hoang mạc. Các quang cảnh rừng thưa và xa-van, hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới 
v	Hoạt động 3 : Củng cố.
Đưa ra sơ đồ thể hiện đặc điểm và mối quan hệ giữa các yếu tố trong 1 cảnh quan và yêu cầu học sinh điền.
+ Tổng kết thi đua.
4 . Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Châu Phi (tt)”. 
Nhận xét tiết học. 
Nêu các đặc điểm của Châu Á, Âu.
So sánh các đặc điểm của Châu Á, Âu.
Hoạt động cá nhân, lớp.
+ Học sinh dựa vào bản đồ treo tường, lược đồ và kênh chỉ trong SGK, trả lời các câu hỏi của mục 1 trong SGK.
+ Trình bày kết quả, chỉ bản đồ về vị trí giới hạn của Châu Phi.
Hoạt động nhóm, lớp.
+ Dựa vào SGK, lược đồ, tranh ảnh để trả lời các câu hỏi:
+ Làm các câu hỏi ở mục 2 / SGK.
+ Trình bày.
Hoạt động nhóm, lớp.
+ Thảo luận, điền nội dung vào sơ đồ/ SGVối và đánh mũi tên nối các ô.
+ Nhóm nhanh, đúng thắng cuộc.
TIẾT 4: TOÁN 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (giữa học kì II)
TIẾT 5 : ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ II
I. Mục đích – yêu cầu: 
- Củng cố các kiến thức đã học từ đầu học kì II đến nay qua các bài : Em yêu quê hương, Uỷ ban nhân dân xã (phường) em, Em yêu tổ quốc Việt Nam.
- Có kĩ năng thể hiện các hành vi thái độ về những biểu hiện đạo đức đã học.
- Có ý thức học tập và rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức đã học.
II. Các hoạt động dạy- học: 
ND
 Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. KTBC 
2.Bài mới
3.Củng cố và dặn dò.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ bài Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
- Em mong muốn khi lớn lên sẽ làm gì để xây dựng đất nước?
- GV nhận xét, đánh giá.
 a. Giới thiệu bài:
* Hướng dẫn học sinh ôn lại các bài đã học và thực hành các kĩ năng đạo đức.
1. Bài “Em yêu quê hương, Em yêu Tổ quốc Việt Nam”
- Nêu một vài biểu hiện về lòng yêu quê hương.
- Nêu một vài biểu hiện về tình yêu đất nước Việt Nam.
- Kể một vài việc em đã làm của mình thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước Việt Nam.
2. Bài “Uy ban nhân dân xã (phường) em”
- Kể tên một số công việc của Ủy ban nhân dân xã (phường) em.
- Em cần có thái độ như thế nào khi đến Uy ban nhân dân xã em?
3.Bài Em yêu tổ quốc Việt Nam: Em hãy cho biết các mốc thời gian và địa danh sau liên quan đến sự kiện nào của đất nước ta?
Ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954
Ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Sông Bạch Đằng.
Bến Nhà Rồng.
Cây đa Tân Trào.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Em hãy nêu một vài biểu hiện về lòng yêu quê hương ? Yêu đất nước ?
- Em phải làm gì để tỏ lòng yêu quê hương đất nước ?
- 2 học sinh lên bảng đọc và trả lời.
- Nhớ về quê hương mỗi khi đi xa; tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội; gữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương; quyên góp tiền để tu bổ di tích, xây dựng các công trình công cộng ở quê; tham gia trồng cây ở đường làng, ngõ xóm . 
- Quan tâm, tìm hiểu về lịch sử đất nước; học tốt để góp phần xây dựng đất nước.
- HS tự nêu.
- Cấp giấy khai sinh cho em bé; xác nhận hộ khẩu để đi học, đi làm; tổ chức các đợt tiêm vắc xin cho trẻ em; tổ chức giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em, trạm y tế; tổng vệ sinh làng xóm, phố phường; tổ chức các đợt khuyến học.
- Tôn trọng UBND xã (phường); chào hỏi các cán bộ UBND xã (phường); xếp thứ tự để giải quyết công việc.
- HS làm rồi trao đổi với bạn.
- HS trình bày trước lớp.
- 
NS: 24/2/2014
ND: 25/2/2014
TIẾT 1 : KHOA HỌC 
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức Ôn tập về Các kiến thức về phần Vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
 2. Kĩ năng: Củng cố những kĩ năng về bào vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
3. Thái độ: Yêu thiên nhiên và dó thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II. Chuẩn bị:
 - Pin, bóng đèn, dây dẫn,
III. Các hoạt động
ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KTBC 
2.Bài mới
3.Củng cố và dặn dò.
An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
Giáo viên nhận xét.
 “Ôn tập: Vật chất và năng lượng”.
* Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
Làm việc cá nhân.
Chữa chung cả lớp, mỗi câu hỏi.
Giáo viên yêu cầu một vài học sinh trình bày, sau đó thảo luận chung cả lớp.
Giáo viên chia lớp thành 3 hay 4 nhóm.
Giáo viên sẽ chữa chung các câu hỏi cho cả lớp.
Đọc lại toàn bộ nội dung kiến thức ôn tập.
Xem lại ... ử dụng pin thắp sáng đèn.
Các nhóm trình sản phẩm.
- Lắng nghe về thực hiện
TIẾT 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI 
BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ
I Mục đích yêu cầu: 
- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ. (ND ghi nhớ).
- Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc liên kết câu đó.
(Làm được 2 BT trong mục III). 
II Các hoạt động dạy học:
ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CẢU HS
1. KTBC 
2.Bài mới
3.Củng cố và dặn dò.
- Yêu cầu HS làm lại BT 2 tiết trước.
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Phần nhận xét:
*Bài tập 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT 1. 
- GV nhận xét. Chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT 2. 
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 
 c. Ghi nhớ:
 d. Luyện tâp:
*Bài tập 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT 1. 
- YC HS thảo luận theo nhóm 4.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
- Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. 
- Làm VBT
- 2 Hs thực hiện.
- 1 HS đọc yêu cầu của BT 1. Cả lớp theo dõi.
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- Học sinh trình bày.
+ Đoạn văn có 6 câu. Cả 6 câu đều nói về Trần Quốc Tuấn.
+ Các từ chỉ Trần Quốc Tuấn trong 6 câu trên lần lượt là: Hưng Đạo Vương, Ông, vị Quốc công Tiết chế, Vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người.
- HS đọc yêu cầu.
- HS suy nghĩ sau đó trao đổi với bạn.
- Một số HS trình bày. 
- HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS trao đổi theo nhóm đôi.
- Đại diện một nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 *Lời giải:
- Từ anh (ở câu 2) thay cho Hai Long (ở câu 1)
- Người liên lạc (câu 4) thay cho người đặt hộp thư (câu 2)
- Từ anh (câu 4) thay cho Hai Long ở câu 1.
- Từ đó (câu 5) thay cho những vật gợi ra hình chữ V (câu 4).
+) Việc thay thế các từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết câu và tránh lặp từ.
TIẾT 4 : CHÍNH TẢ 
Nghe – viết: AI LÀ THUỶ TỔ LOÀI NGƯỜI?
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	 Nghe - viết đúng bài chính tả. 
2. Kĩ năng: Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được qui tắc viết hoa các tên riêng.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị: 
+ Bảng phụ.
+ SGK, vở.
III. Các hoạt động:
ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KTBC 
2.Bài mới
3.Củng cố và dặn dò.
HS sửa bt chính tả
Giáo viên nhận xét.
Nghe – viết : Ai là tuỷ tổ loài người?
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe, viết.
Giáo viên đọc toàn bài chính tả.
Giáo viên đọc các tên riêng trong bài Chúa Trời, Ê-va, A-đam, Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ – Bra-hma, Sác-lơ – Đắc-uyn.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài vừa viết trong bài.
Giáo viên đọc từng câu hoặc bộ phận trong câu cho học sinh viết.
Giáo viên đọc lại toàn bài.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 2:
Giáo viên nêu yêu cầu.
Giáo viên giải thích từ: Cửu Phủ tên một loài tiền cổ ở Trung Quốc thời xưa.
Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng các tên riêng Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Chu Cửu Phủ, Khương Tháo Công ® đều viết hoa tất cả chữ cái đầu mỗi tiếng, vì là tên riêng của nước ngoài nhưng đọc theo âm Hán Việt
- Y/C HS nhắc lại quy tắc viết hoa các tên riêng.
Giáo viên nhận xét.
Chuẩn bị: “Ôn tập quy tắc viết hoa (tt)”.
Nhận xét tiết học. 
2Học sinh lên bảng sửa bài.
Lớp nhận xét
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh đọc thầm.
2 học sinh viết đúng bảng – lớp viết nháp.
2 học sinh nhắc lại.
Học sinh viết vở.
Học sinh soát lỗi, từng cặp đổi vở kiểm tra.
Hoạt động nhóm, bàn.
1 học sinh đọc- Lớp đọc thầm.
1 học sinh đọc phần chú giải.
Học sinh làm bài.
Các tên riêng: Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Chu Cửu Phủ, Khương Tháo Công ® đều viết hoa tất cả chữ cái đầu mỗi tiếng, vì là tên riêng của nước ngoài nhưng đọc theo âm Hán Việt.
Lớp nhận xét.
Nêu lại qui tắc viết hoa.
Nêu ví dụ.
THỨ SÁU
NS: 27/2/2014
ND: 28/2/2014
TIẾT 1+2 : THỂ DỤC
TIẾT 3: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	- Biết cộng, trừ số đo thời gian.
2. Kĩ năng: 	- Vận dụng giải các bài tập thực tiển.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
II. Chuẩn bị:
+ Phiếu bài tập
+ Vở bài tập.
III. Các hoạt động:
ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KTBC 
2.Bài mới
3.Củng cố và dặn dò.
 “Trừ số đo thời gian"
Giáo viên nhận xét cho điểm.
 “Luyện tập”.
v	Hoạt động 1: Thực hành.
Bài 1:
Giáo viên chốt.
Bài 2:
Giáo viên chốt ở dạng bài a – c .
Đặt tính.
Cộng.
Kết quả.
Bài 3:
Giáo viên chốt.
Cột 2 của số bị trừ < cột 2 của số trừ ® đổi.
Dựa vào bài a, b.
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện phép cộng, trừ số đo thời gian qua bài tập thi đua.
Làm bài 2, 3/ 134 .
Chuẩn bị: “Nhân số đo thời gian”.
Nhận xét tiết học.
Học sinh lần lượt sửa bài nhà và nêu lại cách trừ số đo thời gian 
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề – làm bài.
Lần lượt sửa bài.
b) 1,6 giờ = 1,6 x 60 = 96 phút 
 2 giờ15phút =2 giờ x 60 + 15 = 135 phút
 2,5 phút = 2,5 x 60 = 150 giây
4 phút 25 giây = 265 giây 
Nêu cách làm.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc yêu cầu – làm bài.
Sửa bài.
a) 2 năm 5 tháng 
+ 13 năm 6 tháng 
 15 năm 11 tháng
b) 15 ngày 6 giờ 
+ 5 ngày 15 giờ
 20 ngày 21 giờ
c) 13 giờ 34 phút 
 + 6 giờ 35 phút
 19 giờ 69 phút 
= 20 giờ 9 phút 
Nêu cách thực hiện phép cộng số đo thời gian.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Sửa bài.
a) 4 năm 3 tháng 3 năm 15 tháng
 - 2 năm 8 tháng - 2 năm 8 tháng 
 1 năm 7 tháng
b) 15 ngày 6 giờ 14 ngày 30 giờ 
 - 10 ngày 12 giờ - 10 ngày 12 giờ 
 4 ngày 18 giờ
c) 13 giờ 23 phút 12 giờ 83 phút 
 - 5 giờ 45 phút - 5giờ 45 phút
 7 giờ 38 phút
Nêu cách trừ số đo thời gian ở 2 dạng.
Hoạt động cá nhân , lớp
Các nhóm cử đại diện thi đua thực hiện phép cộng hoặc trừ số đo thời gian.
Cả lớp nhận xét.
Sửa bài.
TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN 
 TẬP VIẾT VĂN ĐỐI THOẠI
I- Mục tiêu 
1. Kiến thức: Dựa theo truyện Thái Sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoạitrong màn kịch với nội dung phù hợp. 
2. Kĩ năng: Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
- KNS: Thể hiện sự tự tin, kĩ năng hợp tác.
3. Thái độ: Tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc.
 II - Đồ dùng dạy – học
- Một số giấy tờ khổ A4 để các nhóm viết tiếp lời đối thoại cho màn kịch.
III- Các hoạt động dạy – học:
ND
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KTBC 
2.Bài mới
3.Củng cố và dặn dò.
Nhắc lại nhũng điều cần chú ý trong văn kể chuyện.
- Nhận xét & ghi điểm
Hoạt động 1. Giới thiệu bài 
- GV mời HS nhắc lại tên một số vở kịch đã học ở lớp 4, 5 (ở Vương Quốc Tương Lai- Tiếng Việt 4; Lòng dân, Người công dân số Một- Tiếng Việt 5) 
- Trong tiết học này, các em sẽ học cách chuyển một đoạn trong truyện Thái sư Trần Thủ Độ thành một màn kịch bằng biện pháp viết tiếp các lời đối thoại. Sau đó, các em sẽ phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch. Chúng ta sẽ xem nhóm nào viết đoạn đối thoại hay nhất, đọc lại hoặc diễn màn kịch hấp dẫn nhất
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài tập 1
Bài tập 2
- GV nhắc HS:
+ SGK đã cho sẵn gợi ý về nhân vật, cảnh trí, Thời gian, lời đối thoại; đoạn đối thoại giữa Trần Thủ Độ và phú nông. Nhiệm vụ của các em là viết tiếp các lời đối thoại (dựa theo 7 gợi ý) để hoàn chỉnh màn kịch.
+ Khi viết, chú ý thể hiện tính cách của hai nhân vật: thái sư Trần Thủ Độ và phú nông.
- GV phát giấy A4 cho các nhóm làm bài (HS không cần viết chữ to, ảnh hưởng đến tốc độ viết). GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm bài.
- Đại diện các nhóm (đứng tại chỗ) tiếp nối nhau đọc lời đối thoại của nhóm mình. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm viết những lời đối thoại hợp lí nhất, hay nhất.
Bài tập 3
- GV nhắc các nhóm:
+ Có thể chọn hình thức đọc phân vai (hình thức dễ hơn) hoặc diễn thử màn kịch (hình thức khó hơn).
+ Nếu diễn thử màn kịch, em HS dẫn chuyện có thể nhắc lời cho các bạn. Những HS đóng vai thái sư Trần Thủ Độ, phú nông, lính hầu cố gắng đối đáp tự nhiên, không quá phụ thuộc vào lời đối thoại của nhóm mình.
Cả lớp và GV bình chọn nhóm đọc lại hoặc diễn màn kịch sinh động, tự nhiên, hấp dẫn nhất.
 - GV nhận xét tiết học. Khen nhóm HS viết đoạn đối thoại hay nhất; nhóm đọc lại hoặc diễn màn kịch tự nhiên, hấp dẫn nhất.
 - Dặn HS về nhà viết lại vào vở đoạn đối thoại của nhóm mình; đọc trước nội dung tiêt TLV tới (Tập viết đoạn đối thoại).
- hs nhắc lại.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Một HS đọc nội dung BT1
- Cả lớp đọc thầm trích đoạn của truyện Thái Sư Trần Thủ Độ
- Ba HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT2:
+ HS 1 đọc yêu cầu của BT2, tên màn kịch (Xin Thái sư tha cho!) và gợi ý về nhân vật, cảnh trí, Thời gian.
+ HS 2 đọc gợi ý về lời đối thoại
+ HS 3 đọc đoạn đối thoại.
- Cả lớp đọc thầm lại toàn bộ nội dung BT2.
- Một HS đọc lại to, rõ 7 gợi ý về lời đối thoại.
- HS tự hình thành các nhóm (mỗi nhóm 4 em) trao đổi,viết tiếp các lời đối thoại, hoàn chỉnh màn kịch (không viết lại những lời đối thoại trong SGK)
- Một HS đọc yêu cầu của BT3.
- HS mỗi nhóm tự phân vai; vào vai cùng đọc lại hoặc diẽn thử màn kịch (Thời gian khoảng 5 phút). Em HS làm người dẫn chuyện sẽ giới thiệu tên màn kịch, nhân vật, cảnh trí, Thời gian xảy ra câu chuyện.
- Từng nhóm HS tiếp nối nhau thi đọc lại hoặc diễn thử màn kịch trước lớp.
- Lắng nghe về thực hiện
TIẾT 5
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu
1.Tổng kết,đánh gía, nhận xét hoạt động tuần qua
2. Phổ biến nhiệm vụ và đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới
II. Nội dung
1. Nhận xét các hoạt động tuần 25
- Vệ sinh:
+ Một số em đã có ý thức trong việc giữ vệ sinh trường lớp
+ Bên cạnh đó còn một số em vẫn còn xả rác ra lớp học cũng như sân trường
- Chuyên cần: Trong tuần qua các em đi học đầy đủ
- Học tập:
+Một số em có cố gắng trong học
+ Một số em chưa cố gắng, chưa học thuộc bài và làm bài ở nhà
- Nề nếp lớp học : SH 15 phút đầu giờ các em làm tốt
- Chuẩn bị sách vở và đồ dùng:
+ Đầy đủ: Làm bài tập ở nhà tương đối đầy đủ
+ Chưa đầy đủ : Một số em chưa chuẩn bị bài ở nhà
+ Hoạt động khác
2. Kế hoach tuần 26
- Cần giữ vệ sinh trường lớp, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân; phòng chống bệnh dịch.
- Chăm chỉ học tập, chú ý nghe giảng, học và làm bài đầy đủ khi đến lớp; giữ trật tự.
- Đi học đều và đúng giờ, nghỉ học phải xin phép
- Kính trọng thầy cô và người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè lúc gặp khó khăn.
- Thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của HS Tiểu học.
- Chuẩn bị sách vở và đồ dùng đầy đủ khi đến lớp
- Phát động thi đua chào mừng ngày 8 – 3 và ngày 26 – 3
- Thực hiện tốt yêu cầu tuần sau

Tài liệu đính kèm:

  • docga lop 5 tuan 25.doc