Bài soạn lớp 5 - Tuần 26

Bài soạn lớp 5 - Tuần 26

I. MỤC TIÊU:

 Hiểu nghĩa của các từ: cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, tạ, cụ đồ, vỡ lòng,

 Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.

 Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).

 II. CHUẨN BỊ:

 Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc (đoạn 1).

 Học sinh: Tìm hiểu trước bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 34 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1031Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : TẬP ĐỌC Tuần : 26 
 	ò Ngày soạn : 22/02/2014 	 	 Tiết : 51
 ò Ngày dạy :	 24/02/2014	 Giáo viên: Trương Dũng Sĩ
 ò Tên bài dạy : NGHĨA THẦY TRÒ
I. MỤC TIÊU:
Hiểu nghĩa của các từ: cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, tạ, cụ đồ, vỡ lòng, 
Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
 II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc (đoạn 1).
Học sinh: Tìm hiểu trước bài. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Khởi động 
- Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ : 
 + Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ, trả lời câu hỏi.
 + Nhận xét, ghi điểm.
- Bài mới : Nhắc lại chủ điểm “Nhớ nguồn”
* Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới 
ND1: Đọc đúng, diễn cảm, hiểu nội dung bài
a) Hướng dẫn luyện đọc
 + Yêu cầu một HS giỏi đọc toàn bài.
 + Hướng dẫn chia đoạn.
 + Y/CHS đọc nối tiếp từng đoạn : sửa lỗi phát âm (trò cũ, nghĩa, sưởi nắng, vỡ lòng, sập, cung kính vái, ).
 + Yêu cầu HS đọc nối tiếp lượt 2 : giải nghĩa từ khó (cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, tạ, cụ đồ, vỡ lòng,  ).
 + Yêu cầu HS đọc nhóm đôi. 
 + Yêu cầu HS đọc toàn bài.
 + Đọc mẫu với giọng đọc trang trọng, tha thiết.
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài
+Y/CHS đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi ở SGK.
 + Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ?
 + Tình cảm của cụ Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó?
 + Những thành ngữ, tục ngữ nêu bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
 + Em biết thêm thành ngữ, tục ngữ, ca dao hay khẩu hiệu nào có nội dung tương tự?
ND2 : Luyện đọc diễn cảm 
- Yêu cầu HS đọc bài văn.
 - Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn (đoạn 1).
- Đọc mẫu đoạn theo hướng dẫn.
- Theo dõi, giúp đỡ. 
- Nhận xét, đánh giá và sửa chữa.
* Hoạt động 3 : Củng cố: 
 - Gợi ý HS nêu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống
người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- Hát bài : Những bông hoa những bài ca
CỬA SÔNG
+ Tiếp nối nhau thực hiện theo yêu cầu của GV. Lớp nhận xét, bổ sung.
NGHĨA THẦY TRÒ
- Một HS đọc .
- Đ1: Từ đầurất nặng. Đ2: Tiếp theotạ ơn thầy. Đ3: Phần còn lại.
- Đọc nối tiếp từng đoạn (2-3 lượt).
- Đọc nối tiếp lượt 2. 
- Đọc nhóm đôi.
- 3 HS đọc. 
- Lắng nghe.
- Đọc thầm trả lời câu hỏi:
+ mừng thọ thầy ; dâng biếu thầy những cuốn sách quí, đồng thanh dạ ran, cùng theo sau thầy.
+ ...rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng. Chắp tay cung kính vái cụ đồ, cung kính thưa với cụ
+ Uống nước nhớ nguồn ; Tôn sư trọng đạo ; Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
+ Không thầy đố mày làm nên ; Kính thầy yêu bạn ; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy 
- Xung phong thực hiện (1, 2 HS tiếp nối đọc).
- Lắng nghe, nhận xét.
- Từng tốp luyện đọc (chú ý đọc ngắt, nhấn giọng: tề tựu, mừng thọ, ngay ngắn, ngồi, dâng biếu, hỏi thăm, bảo ban, cảm ơn, mang ơn rất nặng, dạ ran).
- Vài tốp thi đọc diễn cảm.
tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi 
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Đọc lại bài. Tìm thêm các truyện kể nói về tình thầy trò, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc VN. Chuẩn bị bài : Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : TOÁN 	Tuần : 26 
ò Ngày soạn : 22/02/2014	Tiết: 126
ò Ngày dạy : 24/02/2014	Giáo viên: Trương Dũng Sĩ
ò Tên bài dạy : 	NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với số tự nhiên.
Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn đơn giản có liên quan.
Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác, biết quý trọng thời gian.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ	- HS: Xem trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động - Ổn định: 
- Kiểm tra kiến thức cũ: + Đặt tính rồi tính: 
a) 3giờ 28phút + 4giờ 36phút= ? 
b) 1phút 15giây – 55giây = ?
+ Nhận xét tuyên dương
- Giới thiệu bài mới: 
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
ND1 : Hình thành KN nhân số đo thời gian với số TN
Ví dụ 1: Nêu bài toán, Yêu cầu HS nêu phép tính.
+ Hoạt động nhóm, làm bảng phụ
+ Hướng dẫn cách đặt tính, rồi tính
+ Quan sát giúp đỡ
+ Nhận xét, chốt ý 1
Ví dụ 2: Nêu bài toán, Yêu cầu HS nêu phép tính.
+ Hoạt động cá nhân, làm nháp
+ Hướng dẫn cách đặt tính, rồi tính
+ Quan sát giúp đỡ
+ Nhận xét, chốt ý 2
+ Lưu ý HS: Trong khi nhân các số đo thời gian có đơn vị là phút, giây, nếu phần số nào lớn hơn 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị liền trước.
ND2 : Rèn KN nhân số đo thời gian 
Bài 1: Tính: Gợi ý: a) Vận dụng cách nhân số đo thời gian với một số TN	b) Vậndụng cách nhân STP với số TN
+ Quan sát giúp đỡ HS
+ YC nêu cách nhân số đo thời gian với số tự nhiên
- TH1: Nếu số đo TG phức hợp thì nhân số đo TG của từng loại đơn vị. Số đo của đơn vị phút lớn hơn 60 thì chuyển sang đơn vị giờ
- TH2: Nếu số đo TG chỉ có 1 đơn vị được viết dưới dạng STP thì nhân như nhân một STN với một STP rồi viết kèm đơn vị đo.
+ Nhận xét, tuyên dương
Bài 2: Tóm tắt: 1 vòng: 1phút 25giây
3 vòng: 	? 
+ Quan sát giúp đỡ HS (KKHS KHÁ GIỎI) 
+ Nhận xét, tuyên dương 
* Hoạt động 3: Củng cố: “Chọn nhanh KQ đúng”: KQ của phép nhân: 5giờ 17phút x 7 = ?
+ Nhận xét tuyên dương
* Tổng kết đánh giá tiết học: + Nhận xét tiết học. Làm bài 126 VBTT. Chuẩn bị Chia số đo TG
+ Hát 
LUYỆN TẬP 
a) 8giờ 4phút	b) 20giây
+ Nhận xét bổ sung
NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN
Ví dụ 1: Thảo luận nhóm đôi, làm bảng phụ
+ Nêu cách tính
1giờ 10phút
x	3
3giờ 30phút
+ Nhân số 3 với từng số đo theo từng đơn vị đo (theo thứ tự từ phải sang trái). Kết quả viết kèm đơn vị đo.
+ Nhận xét bổ sung
Ví dụ 2: Hoạt động cá nhân
+ 75 phút có thể đổi ra giờ và phút
+ 75 phút = 1giờ 15phút
3giờ 15phút
x	5
	15giờ 75phút
 + Nhận xét bổ sung
(92phút = 1giờ 32phút)
Vậy 4giờ 23phút x 4 = 17giờ 32phút
Bài 1: a) Thực hiện cá nhân, KQ:
4giờ 23phút
x	4
	16giờ 92phút
3giờ 12phút x 3 = 9giờ 36phút, 
12phút 25giây x 5 = 62phút 5giây
b) 4,1giờ x 6 = 24,6giờ; 3,4phút x 4 = 13,6phút
9,5giây x 3 = 28,5giây
+ Nhận xét bổ sung
Bài 2: Đọc đề, tóm tắt, làm vào vở:
Bài giải
TG bé Lan ngồi trên đu: 
1phút 25giây x 3 = 4phút 15giây
Đáp số: 4phút 15giây
(KKHS KHÁ GIỎI)
+ Nhận xét bổ sung
+ HS dùng thẻ A, B, C, D chọn KQ đúng
A. 35giờ 119phút	B. 36giờ 19phút
C. 36giờ 59phút	D. 35giờ 45phút
+ Lắng nghe để thực hiện đúng
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : ĐẠO ĐỨC Tuần : 26
 ò Ngày soạn: 22/02/2014	 Tiết: 26
 ò Ngày dạy: 24/02/2014 Giáo viên: Trương Dũng Sĩ
 ò Tên bài dạy: EM YÊU HÒA BÌNH (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em. Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hằng ngày.
Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với kảh năng do nhà trường, địa phương tổ chức." "- Biết được ý nghĩa của hoà bình.
HS KG: Biết trẻ em có quyền được sống trong hào bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng." 
II. CHUẨN BỊ : 
Giáo viên: Câu chuyện, tình huống có liên quan đến nội dung bài 
Học sinh: Sưu tập tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ hòa bình của thiếu nhi và nhân dân VN
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Khởi động - Ổn định: 
- Kiểm tra kiến thức cũ: Biểu diễn văn nghệ chủ đề: “Em yêu tổ quốc Việt Nam”
- Nhận xét, tuyên dương- Bài mới: 
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
ND 1: Hiểu những hậu quả do chiến tranh gây ra, sự cần thiết phải bảo vệ HB. 
- Yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh về cuộc sống của ND, trẻ em vùng có chiến tranh, sự tàn phá của chiến tranh hỏi: Em thấy những gì trong tranh ảnh đó? Gọi HS đọc các trang 37, 38/SGK, thảo luận 3 câu hỏi trong SGK
- Quan sát, giúp đỡ các nhóm hoàn thành nhiệm vụ 
- GV nhận xét, mở rộng ý trong từng thông tin, kết luận: Chiến tranh gây ra đổ nát, đau thương, chết chócchúng ta phải cùng nhau bảo vệ HB, chống chiến tranh
 ND 2: HS biết trẻ em có quyền được sống trong HB và có trách nhiệm bảo vệ HB. 
Bài tập 1 (SGK/39) Em tán thành với những ý kiến nào dưới đây, vì sao? 
- Quan sát giúp đỡ các nhóm
- Nhận xét, tuyên dương, kết luận: Trẻ em có quyền được sống trong HB và có trách nhiệm tham gia bảo vệ HB
ND 3: Hiểu được những biểu hiện của lòng yêu HB trong cuộc sống hàng ngày. 
Bài tập 2 (SGK/39). Những hành động, việc làm nào dưới đây thể hiện lòng yêu HB? 
- Quan sát giúp đỡ học sinh 
- GV kết luận để bảo vệ HB trước hết phải có lòng yêu HB và thể hiện điều đó ngay trong cuộc sống hàng ngày, trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa các DT, QG này với các DT, QG khác như các hành động việc làm b, c
ND 4: HS biết được những hoạt động cần làm để bảo vệ HB. Bài tập 3 (SGK/39). Em biết được những hoạt động vì HB nào trong các hoạt động dưới đây? 
- KL, khuyến khích HS tham gia các HD bảo vệ HB phù hợp với khả năng. Mời HS đọc phần ghi nhớ SGK/38
* Hoạt động 3: Củng cố: Trò chơi “Tiếp sức”: NX tuyên dương.* Tổng kết đánh giá tiết học: Về đọc lại bài. Sưu tầm bài hát, hình ảnh về các HĐ bảo vệ HB, chống chiến tranh 
Hát: Trái đất này của chúng em
THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ II
- HS hát, đọc thơ, tranh, ảnh theo chủ đề hổ biến. NX, bình chọn cá nhân, nhóm tiêu biểu
EM YÊU HÒA BÌNH (Tiết 1)
- HS quan sát tranh, nhận xét, trả lời câu hỏi
- Hoạt động nhóm đôi: Đọc thông tn ở SGK, thảo luận tìm trả lời cho 3 câu hỏi
- Đại diện từng nhóm trình bày
- Bài tập 1 (SGK/39). a- Chiến tranh không mang lại cuộc sống HP cho mọi người. b- Chỉ trẻ em nước giàu mới có quyền sống trong HB. c- Chỉ nhà nước và quân đội mới có trách nhiệm bảo vệ HB.d- Những người tiến bộ trên thế giới đều đấu tranh cho HB 
- HS lắng nghe từng ý kiến, bày tỏ thái độ bằng cách đưa thẻ màu theo qui ước, giải thích lý do. Các bạn lắng nghe, tham gia ý kiến
(các ý kiến a, d là đúng, các ý kiến b, c là sai) 
Bài tập 2 (SGK/39). a- Thích chơi, cổ vũ các trò chơi bạo lực. b- Biết thương lượng, đối thoại để giải quyết mâu thuẩn. c- Đoàn kết hữu nghị với các dân tộc khác. d- Thích dùng bạo lực với người khác
- Hoạt động cá nhân. Trao đổi bài  ... ều trong nét chữ.
- Mục đích 3: Thực hành.
- Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Nội dung: 
+ Yêu cầu HS nêu cách sắp xếp dòng chữ trong khổ giấy và xác định vị trí của nét thanh nét đậm.
+ Cho HS làm bài, GV theo dõi, gợi ý, bổ sung.
* Họat động 3: Củng cố - Nhận xét đánh giá bài vẽ.
+ Cho HS trưng bày sản phẩm.
+ Gợi ý HS nhận xét về: bố cục, kiểu chữ, màu sắc.
+ Khen ngợi những HS vẽ bài tốt, động viên nhắc nhở những
HS chưa hoàn thành để cố gắng trong bài sau.
Hát “Màu xanh quê hương”
- Cả lớp.
VẼ TRANG TRÍ: TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM
- Vài HS trả lời, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
VẼ TRANG TRÍ: TẬP KẺ KIỂU CHỮ 
IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM
- HS quan sát, nhận xét và tiếp nối nhau trả lời, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
CHAÊM NGOAN
Dòng chữ quá nhỏ so với khổ giấy
 CHAÊM NGOAN
Dòng chữ quá to so với khổ giấy
CHAÊM NGOAN
Dòng chữ cân đối với khổ giấy
- HS quan sát, chú ý lắng nghe và tham gia trả lời để rút ra các bước vẽ.
- HS tham gia trả lời. Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung: Xác định chiều dài, chiều cao dòng chữ ; Khoảng cách giữa các con chữ ; Vị trí và bề rộng nét thanh nét đậm ; Chọn màu.
- HS thực hành kẻ chữ.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS tham gia ý kiến, xếp loại bài vẽ.
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét – Tuyên dương. Dặn dò: Về nhà tìm và quan sát các hoạt động bảo vệ môi trườngvà sưu tầm tranh ảnh về đề tài môi trường. CB : Vẽ tranh : Đề tài môi trường.
KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH, NÉT ĐẬM
A B C D E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y
( Kiểu chữ có chân )
A B C D E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y
( Kiểu chữ không chân )
KẾ HOẠCH BÀI HỌC	Môn : ÂM NHẠC	Tuần : 26
	ò Ngày soạn : 22/02/2014	Tiết : 26
 ò Ngày dạy : 29/02/2012	Giáo viên : Trương Dũng Sĩ
 ò Tên bài dạy : HỌC HÁT: EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA
 I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
	- Hát đúng nhạc và lời bài Em vẫn nhớ trường xưa. Thể hiện đúng trường độ móc đơn chấm đôi và móc kép, trường độ bốn nốt móc kép.
	- Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách và gõ theo nhịp.
	- Góp phần giáo dục HS tình cảm gắn bó với mái trường và quê hương.
II. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Máy nghe, đĩa nhạc bài Em vẫn nhớ trường xưa. Tranh ảnh minh họa bài Em vẫn nhớ trường xưa. Tập hát bài Em vẫn nhớ trường xưa. -Học sinh: Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách, ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Khởi động: Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ : 
 + Yêu cầu cả lớp hát lại bài Em vẫn nhớ trường xưa và TĐN số 7.
- Bài mới :
* Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới 
- Mục đích : Học hát
- Hình thức tổ chức : Cá nhân , nhóm, cả lớp .
 + Giới thiệu tranh minh họa, xuất xứ bài hát: Em vẫn nhớ trường xưa của nhạc sĩ Thanh Sơn là bài hát thể hiện khung cảnh thanh bình và thân quen của mái trường, 
 + Đệm đàn, tự mình trình bày bài hát hoặc dùng băng đĩa nhạc sau đó cho HS đọc lời ca (đoạn 1: Trường làng emyêu gia đình và đoạn 2: Tre xanh kianhớ trường xưa). 
 + Hướng dẫn HS tập hát từng câu.
 + Đàn và hát giai điệu 1 câu khoảng 2-3 lần. Bắt nhịp (2-1) và đàn giai điệu để HS hát . Yêu cầu HS lấy hơi ở đầu câu hát . Cho HS khá hát mẫu .
 + Cho cả lớp hát, GV lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi h/d HS sửa lại (hát mẫu lại những chỗ cần thiết).
 + Hướng dẫn HS tập các câu tiếp theo tương tự.
 + Yêu cầu HS hát nối các câu hát và toàn bộ bài hát.
 + Hướng dẫn HS sửa những chỗ hát còn chưa đạt, thể hiện đúng chỗ ngân dài 5 phách trong bài.
* Hoạt động 3 : Hát kết hợp gõ đệm
 + Hát mẫu kết hợp gõ đệm theo nhịp (Đ1), phách (Đ2).
Đoạn 1: Trường làng em có hàng cây xanh,
 cây rợp bóng mát yêu đời yên lành.
 Nhịp cầu tre lối về nhà em,
 qua rẫy nương xanh thấy vui êm đềm.
	 Tình quê hương gắn liền yêu thương
 bao mùa mưa nắng em vẫn đến trường.
 Thầy cô em đã dạy cho em, 
 yêu nước, yêu quê và yêu gia đình.
 + Yêu cầu HS hát kết hợp gõ đệm.
 + Hướng dẫn HS tập hát đúng nhịp độ. Thể hiện nhịp điệu sôi nổi, tươi vui của bài hát.
 + Yêu cầu HS trình bày bài hát theo nhóm.
- Cả lớp . 
ÔN: MÀU XANH QUÊ HƯƠNG. TĐN SỐ 7
- Cả lớp hát kết hợp gõ đệm. 
HỌC HÁT: EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA
- Quan sát, lắng nghe. 
nơi có các thầy cô dạy dỗ, nâng bước chúng ta khi còn tuổi thơ. Bài hát có nhịp điệu vui, tha thiết.
- Lắng nghe .
- Cả lớp đọc theo tiết tấu.
- Thực hiện theo yêu cầu của gv .
- Hát hoà theo. Tập lấy hơi .
- 1, 2 HS thực hiện .
- Thực hiện sửa chỗ sai .
- Thực hiện theo yêu cầu của gv .
- Cả lớp cùng hát .
- Cả lớp thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe và thực hiện theo.
Đ2: Tre xanh kia sẽ có ngày rồi già,
 chồi non vươn lên thắm cây vườn mượt mà.
 Trường học này là cây hoa,
 còn nụ cười là hương hoa bay tỏa khắp quê nhà.
 Em siêng năng gắng học hành ngày ngày,
 rồi mai sau đây sẽ nên người thành tài.
 Dù cuộc đời nhịp thoi đưa,
 từng mùa hè từng cơn mưa em vẫn nhớ trường xưa.
- Hát cả bài kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách .
- Thực hiện theo yêu cầu của GV .
- Từng nhóm tiếp nối lên trình bày kết hợp gõ đệm.
* Hoạt động 4 : Củng cố: Bài hát có hình ảnh nào giống với ngôi trường của em? Hình ảnh nào em thấy quen thuộc? Em thích câu hát, nét nhạc. Trình bày bài hát theo nhóm + gõ đệm: Đ 1 (nhịp), Đ 2 (phách).
*Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét – Tuyên dương. Học thuộc lời ca, tìm động tác vận động. Chuẩn bị bài sau: Ôn tập bài hát: Em vẫn nhớ trường xưa – Tập đọc nhạc: TĐN số 8
	KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tuần: 26 
 ò Ngày soạn: 22/02/2014	 Tiết: 52
 ò Ngày dạy: 28/02/2013	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ
 ò Tên bài dạy: LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU
I. MỤC TIÊU:
Hiểu và nhận biết được những từ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương và những từ dùng thay thế trong BT1.
Thay thế được những từ ngữ lặp lại trong 2 đoạn văn theo y/c BT2; bước đàu viết dược đoạn văn theo y/c BT3.
Có ý thức sử dụng kiến thức đã học vào thực tiễn làm bài. Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
 - Giáo viên: Bảng phụ viết đoạn văn của BT1, phiếu khổ to viết đoạn văn ở BT 2.
 - Học sinh: Xem trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động: - Ổn định: Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ: 
 1. Những từ ngữ nào dưới đây không thể kết hợp được với từ truyền thống? 
 2. Những thành ngữ nào dưới đây kết hợp được với từ truyền thống?
 + Nhận xét.
- Bài mới:
* Hoạt động 2: Luyện tập 
¹ Bài 1: Tìm từ ngữ chỉ nhân vật Thánh Gióng? Việc dùng nhiều từ ngữ thay thế có tác dụng gì?
 + Theo dõi, giúp đỡ HS hiểu rõ yêu cầu của bài. 
 + Treo bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn. Nhận xét và chốt lại kết quả đúng: Các từ ngữ chỉ Phù Đổng Thiên Vương là: trang nam nhi, tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng.
 ¹ Bài 2: Xác định những từ ngữ lặp lại trong 2 đoạn văn? Thay thế những từ ngữ đó bằng đại từ hoặc từ ngữ cùng nghĩa? 
 + Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
 + Gợi ý, giúp đỡ HS tự tìm ra câu trả lời.
 + Nhận xét, chốt lại.
¹ Bài tập 3: Viết 1 đoạn văn ngắn kể về 1 tấm gương hiếu học, trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu?
 + Yêu cầu HS làm việc. Quan sát, giúp đỡ HS. 
 + Nhận xét, nêu ví dụ về đoạn văn cho HS tham khảo: 1. Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo nhưng rất hiếu học. Ngày ngày, mỗi lần gánh củi đi qua ngôi trường gần nhà, cậu bé lại ghé vào học lỏm.Thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy đồ cho phép cậu được vào học cùng chúng bạn. Nhờ thông minh, chăm chỉ, cậu học trò họ Mạc nhanh chóng trở thành trò giỏi nhất trường. 
- Cả lớp . 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG
+ Dùng thẻ A, B, C trả lời.
 1. A. Cánh đồng B. Nhà trường C. Địa phương D. Biển cả	2. A.Châu chấu đá voi. B. Nhạt như nước ốc. C. Lá lành đùm lá rách. D. Bới bèo ra bọ.
+ Lắng nghe. 
LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU
+ 1 HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm. Làm việc độc lập (dùng bút chì gạch ở SGK). 1 HS làm trên bảng lớp. Lớp nhận xét.
 Tác dụng của việc dùng từ ngữ thay thế: tránh việc lặp từ, giúp cho diễn đạt sinh động hơn, rõ ý hơn mà vẫn đảm bảo sự liên kết. 
+ 1 HS đọc to BT. Cả lớp đọc thầm, đánh số thứ tự các câu. HS thảo luận nhóm 2. Đại diện nhóm phát biểu. Lớp nhận xét. Các từ có thể thay thế là: Người thiếu nữ họ Triệu (C2). Nàng (C3). nàng (C4). người con gái vùng núi Quan Yên (C6). Bà (C7).
- 1 HS đọc BT. Cả lớp đọc thầm. HS làm bài cá nhân vào vở. Tiếp nối nhau đọc đoạn văn, nói rõ những từ ngữ thay thế các em sử dụng để liên kết câu. Lớp nhận xét, bổ sung.
2. Nguyễn Ngọc Kí là một tấm gương hiếu học nổi tiếng. Cậu bị liệt tay từ khi mới lọt lòng. Vượt lên mọi khó khăn, trở ngại cậu tập viết bằng chân. Đầu tiên cậu viết bằng gạch trên nền sân đất. Thấy con ham học, mẹ cậu xin cho đi học. Nhờ chăm chỉ học tập, cậu bé tàn tật ấy đã trở thành thầy giáo dạy Văn.
* Hoạt động 3: Củng cố: Chia lớp thành 2 đội (chọn ngẫu nhiên mỗi đội 3 HS): Chỉ ra các từ dùng được thay thế trong các đoạn văn, đoạn thơ dưới đây bằng cách gạch dưới các từ dùng thay thế. Và cho biết từ thay thế trong từng trường hợp là đại từ hay từ đồng nghĩa hoặc từ cùng chỉ về một đối tượng (xem PBT).
* Tổng kết đánh giá tiết dạy: Nhận xét. Về làm VBT. Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: Truyền thống
PHIẾU HỌC TẬP (H/đ 3)
1. Cảnh vật trưa hè ở đây yên tĩnh, cây cối đứng im lìm, không gian vắng lặng, không một tiếng động nhỏ. Chỉ một màu nắng chói chang.
2. Gã mèo có cái vẻ đạo mạo của một ông đứng tuổi, đương bắt đầu để râu. Hắn hiền hiền mà lại ang ác, nghĩa là trông hắn thì không tài nào đoán được trong óc hắn nghĩ ngợi gì. Mà chừng hắn chẳng tơ tưởng chì ráo ! Hắn chỉ là một người rong chơi lông bông.
3. Hoan hô anh giải phóng quân !
 Kính chào Anh, con người đẹp nhất
 Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất
 Sống hiên ngang, bất khuất trên đời
 Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi
THAY THẾ
BẰNG ĐẠI
TỪ
THAY THẾ
BẰNG TỪ
CÙNG CHỈ
MỘT ĐỐI TƯỢNG
THAY THẾ
BẰNG TỪ
CÙNG NGHĨA
1. Cảnh vật trưa hè ở đây yên tĩnh, cây cối đứng im lìm, không gian vắng lặng, không một tiếng động nhỏ. Chỉ một màu nắng chói chang.
2. Gã mèo có cái vẻ đạo mạo của một ông đứng tuổi, đương bắt đầu để râu. Hắn hiền hiền mà lại ang ác, nghĩa là trông hắn thì không tài nào đoán được trong óc hắn nghĩ ngợi gì. Mà chừng hắn chẳng tơ tưởng chi ráo ! Hắn chỉ là một người rong chơi lông bông.
3. Hoan hô anh giải phóng quân !
 Kính chào Anh, con người đẹp nhất
 Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất
 Sống hiên ngang, bất khuất trên đời
 Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi
THAY THẾ
BẰNG ĐẠI
TỪ
THAY THẾ
BẰNG TỪ
CÙNG CHỈ
MỘT ĐỐI TƯỢNG
THAY THẾ
BẰNG TỪ
CÙNG NGHĨA
ĐÁP ÁN

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5 TUAN 26 DS.doc