Bài soạn lớp 5 - Tuần 30 (chuẩn kiến thức kĩ năng sống)

Bài soạn lớp 5 - Tuần 30 (chuẩn kiến thức kĩ năng sống)

 I. Mục đích yêu cầu:

 Biết :

- Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi giữa các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng.

- Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân.

- Làm các BT 1, 2 (cột 1), 3 (cột 1).

 II. Đồ dùng dạy - học

 III. Các hoạt động dạy – học

 

doc 32 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1021Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 30 (chuẩn kiến thức kĩ năng sống)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Thứ hai ngày 02 tháng 4 năm 2011
Toán.
Tiết146. ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH
 I. Mục đích yêu cầu: 
 Biết :
- Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi giữa các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng.
- Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- Làm các BT 1, 2 (cột 1), 3 (cột 1).
 II. Đồ dùng dạy - học
 III. Các hoạt động dạy – học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ: 
6543m = km 5km 23m = m
600kg =  tấn 2kg 895g =  kg
B/ BÀI MỚI : Hướng dẫn HS ôn tập 
Bài tập 1:Yêu cầu HS điền hoàn chỉnh vào bảng và nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề.
Bài tập 2: Yêu cầu HS làm vào vở, trên bảng và chữa bài
Bài tập 3: Yêu cầu lớp làm vào vở, hai Hs lên bảng làm.
C/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
Cho HS đọc bảng tóm tắt SGK.
Về nhà xem lại bài.
2HS làm trên bảng.
Bài tập 1: HS điền hoàn chỉnh vào bảng và nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề (hơn (kém) nhau 100 lần)
Bài tập 2: HS làm vào vở, vài hs lên bảng làm. Lớp nhận xét, sửa chữa:
a) 1m2= 100dm2 =10000cm2 = 1000000mm2
 1ha = 10000m2
 1km2 = 100ha = 1000000m2
Bài tập 3: lớp làm vào vở, hai HS lên bảng làm.
a) 65000m2 = 6,5ha; 
 846000m2 = 84,6ha 
 5000m2 = 0,5ha 
Một hs đọc lại
Tâp đọc.
Tiết 59. THUÇN PHôC S¦ Tö (kh«ng d¹y)
.¤n tËp 
Tµ ¸o dµi ViÖt Nam.
Mét vô ®½m tµu.
§Êt n­íc.
Tranh lµng Hå.
 Héi thi thæi c¬m ë §ång V©n.
GV giao viÖc cho häc sinh kh¸ giái lµm, dµnh thêi gian kÌm HS yÕu.
Lịch sử.
Tiết 30. XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH
I. Mục đích – yêu cầu: 	
- Biết nhà máy thỷ điện Hoà Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô.
- Biết nhà máy thỷ điện Hoà Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước : cung cấp điện, ngăn lũ, 
- Giáo dục sự yêu lao động, tiết kiệm điện trong cuộc sống hàng ngày.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Ảnh trong SGK, bản đồ Việt Nam ( xác định vị trí nhà máy)
III. Các hoạt động dạy học: 
GV
HS
 1. KTbài cũ: Hoàn thành thống nhất đất nước.
- Vì sao nói ngày 25-4-1976 là ngày vui nhất?
-Nêu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên quốc hội khoá VI?
-Ý nghĩa của cuộc bầu cử và kỳ họp quốc hội khoá VI?
- GV nhận xét, ghi điểm .
2. Bài mới: -Giới thiệu bài: 
 Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
Hoạt động 1: Sự ra đời của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
Giáo viên nêu câu hỏi cho các nhóm 4 thảo luận.
+ Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng vào năm nào? Ở đâu? Trong thời gian bao lâu.
- Giáo viên giải thích sở dĩ phải dùng từ “chính thức” bởi vì từ năm 1971 đã có những hoạt động đầu tiên, ngày càng tăng tiến, chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy. Đó là hàng loạt công trình chuẩn bị: kho tàng, bến bãi, đường xá, các nhà máy sản xuất vật liệu, các cơ sở sửa chữa máy móc. Đặc biệt là xây dựng các khu chung cư lớn bao gồm nhà ở, cửa hàng, trường học, bệnh viện cho 3500 công nhân xây dựng và gia đình họ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ vị trí xây dựng nhà máy. 
® Giáo viên nhận xét + chốt + ghi bảng: “Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng từ ngày 6/11/1979 đến ngày 4/4/1994.”
Hoạt động 2: Quá trình làm việc trên công trường.
Giáo viên nêu câu hỏi:
-Trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào?
Hoạt động 3: Tác dụng của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
-Giáo viên cho học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi: 
-Việc làm hồ, đắp đập nhăn nước của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình tác động thế nào đến việc chống lũ hằng năm của nhân dân ta?
-Điện của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã góp phần vào sản xuất và đời sống của nhân dân ta như thế nào?
® Giáo viên nhận xét + chốt.
3. Củng cố Dặn dò
- Nêu lại tác dụng của nhà máy thuỷ điện hoà bình?
® Nhấn mạnh: Nhà máy thuỷ điện hoà bình là thành tựu nổi bật trong 20 năm qua.
-Giáo dục hs yêu lao động.
 Dặn học sinh: học bài, chuẩn bị: Ôn tập.
GV nhận xét tiết học 
- Vì ngày này là ngày dân tộc ta hoàn thành sự nghiệp chung thống nhất đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến tranh hi sinh gian khổ. 
Nội dung quyết định : Tên nước, Quốc huy, Quốc, Quốc ca, Thủ đô, đổi tên thành phố Sài Gòn –Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.
- Những quyết định của kì họp đầu tiên, Quốc hội khoá VI thể hiện sự thống nhất đất nước cả về mặt lãnh thổ và Nhà nước.
-Thảo luận nhóm 4.
- Nhà máy được chính thức khởi công xây dựng tổng thể vào ngày 6/11/1979.
- Nhà máy được xây dựng trên sông Đà, tại thị xã Hoà Bình.
- Sau 15 năm thì hoàn thành (từ 1979 ®1994)
- Học sinh chỉ bản đồ.
 - Suốt ngày đêm có 3500 người và hàng ngàn xe cơ giới làm việc hối hả trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn.
- Thuật lại cuộc thi đua “cao độ 81 hay là chết!” nói lên sự hy sinh quên mình của những người xây dựng.
- Việc làm hồ, đắp đập nhăn nước của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã góp phần tích cực vào việc chống lũ, lụt cho đồng bằng Bắc Bộ.
- Cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi đến đồng bằng, nông thôn đến thành phố phục vụ cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
- HS nhắc lại.
Thứ ba ngày 03 tháng 4 năm 2011
Toán.
Tiết147. ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH
 I. Mục đích yêu cầu: 
- Quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
- Chuyển đổi số đo thể tích.
- Viết các số đo thể tích dưới dạng số thập phân.
- Làm các BT 1, 2 (cột 1), 3 (cột 1). 
 II. Đồ dùng dạy - học
 III. Các hoạt động dạy – học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ: 
600000m2 = km2 5km2 = hm2
B/ BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài
2. Hướng dẫn HS ôn tập 
Bài tập 1:Yêu cầu HS điền hoàn chỉnh vào bảng và nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo thể tích liền kề.
Bài tập 2: Yêu cầu HS làm vào vở, trên bảng và chữa bài
Bài tập 3: Yêu cầu lớp làm vào vở, hai Hs lên bảng làm.
C/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
Cho HS đọc bảng tóm tắt SGK.
Về nhà xem lại bài.
Gv nhận xét tiết học.
1HS làm trên bảng.
Bài tập 1: HS điền hoàn chỉnh vào bảng và nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo thể tích liền kề (hơn (kém) nhau 1000 lần)
Bài tập 2: HS làm vào vở, vài hs lên bảng làm. Lớp nhận xét, sửa chữa:
 1m3= 1000dm3 
 7,268m3 = 7268dm3
 0,5m3 = 500dm3
 3m3 2dm3 = 302dm3
 1dm3 = 1000cm3
 4,351dm3 = 4351cm3
 0,2dm3 = 200cm3
 1dm3 9cm3 = 109cm3
Bài tập 3: lớp làm vào vở, ba HS lên bảng làm.
a) 6m3 272dm3 = 6,272m3 
 2105dm3 = 2,105m3
 3m3 82dm3 = 3,082m3 
Một hs đọc lại
Luyện từ và câu.
Tiết59. MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ
I. Mục đích - yêu cầu:
- Biết một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ (BT1 và 2).. 
- Biết và hiểu được một số câu thành ngữ, tục ngữ (BT 3)
- Xác định được thái độ đúng đắn : không coi thường phụ nữ.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bảng lớp viết : 
+ Những phẩm chất quan trọng nhất của nam giới : Dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng với mọi hoàn cảnh.
+ Những phẩm chất quan trọng nhất của phụ nữ : Dịu dàng, khoan dung, cần mẫn và biết quan tâm đến mọi người.
- Từ điển học sinh.
III.Các hoạt động dạy – học:
GV 
 HS 
1.Kiểm tra bài cũ:
- Mời hai HS làm BT2, 3 của tiết LTVC (Ôn tập về dấu câu) (làm miệng) mỗi em 1 bài.
2.Bài mới -Giới thiệu bài:
Trong tiết LTVC hôm nay, các em sẽ biết những từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam, nữ; biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ để mở rộng, làm giàu thêm vốn từ.
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1 Gọi HS đọc yêu cầu. 
- GV tổ chức cho HS cả lớp phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận lần lượt theo từng câu hỏi.
Có người cho rằng: những phẩm chất quan trọng nhất của nam giới là dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng được với mọi hoàn cảnhoạt động ; còn ở phụ nữ, quan trọng nhất là dịu dàng, khoan dung, cần mẫn và biết quan tâm đến mọi người 
a) Em có đồng ý như vậy không?
b) Em thích phẩm chất nào nhất:
- Ở một bạn nam.
- Ở một bạn nữ.
c) Hãy giải thích nghĩa của từ ngữ mà em vừa chọn.
* Chú giải một số từ để HS tham khảo:
Dũng cảm : Dám dương đầu với sức chống đối, với nguy hiểm để làm những việc nên làm.
Cao thượng : Cao cả, vượt lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen.
Năng nổ : Ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong mọi công việc chung.
Dịu dàng : Gây cảm giác dễ chịu, tác động êm nhẹ đến giác quan hopặc tinh thần.
Khoan dung : Rộng lượng tha thứ cho người có lỗi lầm.
Cần mẫn : Siêng năng và lanh lợi.
Với câu hỏi a : GV hướng HS đồng tình với ý kiến đã nêu. Trong trường hợp có HS nêu ý kiến ngược lại, GV không áp đặt mà yêu cầu các em giải thích. Nếu lí lẽ của các em có sức thuyết phục thì nên chấp nhận vì HS hiểu phẩm chất nào là quan trọng của nam hay nữ đều dựa vào những cảm nhận hay được chứng kiến.
Bài tập 2.Mời HS đọc yêu cầu của bài.
-GV nhắc lại yêu cầu 
-Gợi ý cho hs tìm những phẩm chất của hai bạn.
+Tình cảm:
+ Phẩm chất của hai nhân vật. 
+ Phẩm chất riêng 
-Nhận xét chốt lại ý đúng.
Bài tập 3.Mời một HS đọc nội dung BT3 (đọc cả giải nghĩa từ : nghì, đảm)
- GV nhấn mạnh 2 yêu cầu của bài tập:
+ Nêu cách hiểu về nội dung mỗi thành ngữ, tục ngữ.
+ Trình bày ý kiến cá nhân – tán thành câu tục ngữ a hay b; giải thích vì sao.
+ GV nhấn mạnh : trong một số gia đình, do quan niệm lạc hậu “trọng nam khinh nữ” nên con gái bị coi thường, con trai được chiều chuộng quá dễ hư hỏng ; nhiều cặp vợ chồng phải cố sinh con trai, làm cho dân số tăng nhanh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
3.Củng cố Dặn dò.
-Em hãy nêu những từ ngữ vừa mở rộng nam và nữ ?
-Nhắc HS có quan niệm đúng về quyền bình đẳng nam nữ ; có ý thức rèn luyện những phẩm chất quan trọng của giới mình.
- 2 hs lên bảng làm miệng.
Bài tập 1 
- Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài, suy nghĩ, trả lời lần lượt từng câu hỏi a-b-c. Với câu hỏi c , các em cần sử dụng từ điển để giải nghĩa từ mình lựa chọn.
VD :
a) HS phát biểu 
b)Trong các phẩm chất của nam (Dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng được với mọi hoàn cảnh). HS có thể thích nhất dũng cảm hoặc năng nổ.
+ Trong các phẩm chất của nữ (Dịu dàng, khoan dung, cần mẫn và biết quan tâm đến mọi người). HS có thể thích nhất phẩm chất dịu dàng hoặc khoan dung. 
c) Sau khi nêu ý kiến của mình, mỗi HS giải thích nghĩa của từ chỉ phẩm chất mà mình vừa chọn (sử dụng từ điển để giải nghĩa).
Bài tập 2.
- Cả lớp đọc thầm lại truyện Một vụ đắm tàu, suy nghĩ về những phẩm chất chung và riêng (tiêu biểu cho nữ tính và nam tính) của hai nhân vật Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô.
- HS phát biểu ý kiến Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất ý kiến :
-Cả hai đều giàu tình cảm, biết quan tâm đến người khác:
+ Ma-ri-ô nhường bạn xuống xuồng cứu nạn để b ... hổ mẹ dạy hổ con săn mồi? Khi nào hổ con có thể sống độc lập?
Tổ chức cho HS nêu kết quả làm việc. Gv và các nhóm khác bổ sung
Yêu cầu HS mô tả cách hổ mẹ dạy con săn mồi
Yêu cầu HS đọc SGK, tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu qua thông tin và câu hỏi trong sách trang 123.
H: Hươu ăn gì để sống?
H: Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì?
H: Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy?
Hoạt động 2 : Trò chơi “Săn mồi và con mồi”
Yêu cầu nhóm vừa tìm hiểu về hổ vừa tìm hiểu về hươu. Đóng vai cách săn mồi ở hổ và cách chạy trốn ở hươu.
Gv nhận xét, tuyên dương
C/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị cho tuần sau
2 Hs nêu
Nêu đề bài
HS đọc SGK, tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ qua thông tin và câu hỏi trong sách trang 122.
TL:Hổ thường sinh sản vào mùa xuân và mùa hạ. 
TL: vì hổ con rất yếu ớt
TL: khi hổ con khoảng 2 tháng tuổi, hổ mẹ dạy hổ con săn mồi. Khoảng 1,5 năm tuổi, hổ con có thể sống độc lập
HS nêu kết quả làm việc
2HS mô tả cách hổ mẹ dạy con săn mồi
HS đọc SGK, tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu qua thông tin và câu hỏi trong sách trang 123. HS trình bày:
TL : cỏ, lá cây 
TL : Hươu đẻ mỗi lứa 1 con. Hươu con mới sinh ra đã biết đi và bú.
TL: Vì chạy là cách tự vệ tốt nhất của hươu.
Đóng vai cách săn mồi ở hổ và cách chạy trốn ở hươu.
Sinh hoạt 
TUẦN 30
 I. Mục đích yêu cầu
	- Học sinh thấy được ưu và nhược điểm của mình trong tuần qua.
	- Từ đó sửa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, nắm được phương hướng tuần sau.
	- Giáo dục học sinh thi đua học tập.
1. Ổn định tổ chức.
2. Lớp trưởng nhận xét.
- Hs ngồi theo tổ
- Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại các thành viên trong lớp.
- Tổ viên có ý kiến
- Các tổ thảo luận, tự xếp loai tổ mình,chọn một thành viên tiến bộ tiêu biểu nhất.
* Lớp trưởng nhận xét đánh giá tình hình lớp tuần qua
3. GV nhận xét chung:
Ưuđiểm:
Nhượcđiểm:
 - Chọn một thành viên xuất sắc nhất để nhà trường khen thưởng.
4. Phương hướng tuần31
- Nhắc nhở HS phát huy các nề nếp tốt; hạn chế , khắc phục nhược điểm.
- Phổ biến công việc chính của tuần 31
- Thực hiện tốt công việc của tuần 31
Thể dục
 Tiết 60: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN. TRÒ CHƠI “TRAO TÍN GẬY”
I/ Mục tiêu: - Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng một tay trên vai. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Học trò chơi “Trao tín gậy” Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II/ Địa điểm- Phương tiện.
- Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
- Cán sự mỗi người một còi, Mỗi tổ tối thiểu 5 quả bóng rổ. Kẻ sân để chơi trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu
- Nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Xoay các khớp cổ chân đầu gối, hông, vai.
- Ôn bài thể dục.
*Chơi trò chơi khởi động: Tìm người chỉ huy.
2. Phần cơ bản
*Môn thể thao tự chọn : Ném bóng
- Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng một tay (trên vai).
- Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay (trước ngực).
* Chơi trò chơi “Trao tín gậy”
3. Phần kết thúc
- Đứng vỗ tay và hát.
- Tập một số động tác hồi tĩnh.
- GV cùng học sinh hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
6- 10 phút
1 phút
2-3 phút
1 lần
1 -2 phút
18- 22 phút
14 – 15 phút
7- 8 phút
7- 8 phút
5- 6 phút
4- 6 phút
- Đội hình nhận lớp:
 * * * * * * *
 * * * * * * * 
- Giáo viên và cán sự điều khiển.
- Đội hình tập luyện:
 * * * * * * *
 * * * * * * *
- Gv nêu tên động tác, cho Hs tập luyện.
- Hs tập luyện theo hướng dẫn của Gv.
- Gv quan sát, sửa sai.
- Gv nêu tên động tác, làm mẫu cho Hs nhớ động tác, cho Hs tập luyện.
- Gv quan sát, sửa sai.
- Gv nêu tên trò chơi.
- GV cùng HS nhắc lại cách chơi.
- HS chơi chính thức có thi đua trong khi chơi.
 - Đội hình kết thúc:
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 Tiết 1 - Thể dục
Tiết 59: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC”
I/ Mục tiêu:
- Ôn ném bóng vào rổ bằng một tay trên vai. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II/ Địa điểm- Phương tiện:
- Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
- Cán sự mỗi người một còi, Mỗi tổ tối thiểu 5 quả bóng rổ. Kẻ sân để chơi trò chơi
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu
- Nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Xoay các khớp cổ chân đầu gối, hông, vai.
- Ôn bài thể dục.
*Chơi trò chơi khởi động: Tìm người chỉ huy.
2. Phần cơ bản
*Môn thể thao tự chọn : Ném bóng
- Học cách cầm bóng bằng một tay (trên vai).
- Học ném bóng vào rổ bằng một tay (trên vai).
* Chơi trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”
3. Phần kết thúc
- Đứng vỗ tay và hát.
- Tập một số động tác hồi tĩnh.
- GV cùng học sinh hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
6- 10 phút
1 phút
2-3 phút
1 lần
1 -2 phút
18- 22 phút
14 – 15 phút
2- 3 phút
12- 13 phút
5- 6 phút
4- 6 phút
- Đội hình nhận lớp:
 * * * * * * *
 * * * * * * * 
- Giáo viên và cán sự điều khiển.
- Đội hình tập luyện:
 * * * * * * *
 * * * * * * *
- Gv nêu tên động tác, làm mẫu và giải thích.
- Hs tập đồng loạt.
- Gv theo dõi, sửa sai cho Hs.
- Gv nêu tên động tác, làm mẫu và giải thích.
- Hs tập luyện theo hướng dẫn của Gv.
- Gv nêu tên trò chơi.
- GV cùng HS nhắc lại cách chơi.
- HS chơi chính thức có thi đua trong khi chơi.
 - Đội hình kết thúc:
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
SINH HOẠT LỚP TUẦN 30
I. Mục đích yêu cầu:
- Nhận xét đánh giá việc thực hiện nề nếp và sinh hoạt trong tuần 30.
- Triển khai công việc trong tuần 30.
- Tuyên dương những em luôn phấn đấu vươn lên có tinh thần giúp đỡ bạn bè.
II. Các hoạt động dạy-học
1. Ổn định tổ chức: Cho cả lớp hát một bài.
2. Tiến hành :
* Sơ kết tuần 30
- Cho lớp trưởng báo cáo việc theo dõi nề nếp sinh hoạt của lớp trong tuần. 
-Ban cán sự lớp và tổ trưởng bổ sung.
-GV nhận xét chung, bổ sung.
 + Đạo đức :
-Lớp thực hiện nghiêm túc mọi nề nếp và kế hoạch do nhà trường, Đội phát động. 
-Tồn tại : Vẫn còn một số em nói chuyện trong giờ học, chưa có ý thức tự giác học tập
+Học tập :
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập và sách giáo khoa. Nhiều em có ý thức học bài và làm bài tập ở lớp và ở nhà tương đối đầy đủ. Trong lớp chăm chú nghe cô giáo giảng bài tích cực tham gia các hoạt động học tập. Nhiều em tích cực học tập. 	
- Tồn tại : Lớp còn ồn, một số em lười học bài và làm bài ở nhà, chữ viết của một số em còn cẩu thả, xấu. Môn tập làm văn các em học còn yếu nhiều.
+ Các hoạt động khác :
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ.
 - Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn. 
*Tồn tại: 15’ đầu giờ các em còn ồn, chưa có ý thức tự giác ôn bài, lúc ra chơi vào các em còn chậm chạp. 
*Tuyên dương một số em học tốt, ngoan ngoãn.
*Kế hoạch tuần 31
- Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần ,khắc phục một số hạn chế ở tuần trước.
- Học chương trình tuần 31 theo thời khoá biểu. 
- 15 phút đầu giờ cần tăng cường hơn việc kiểm tra bài cũ.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông – Giữ vững an ninh học đường.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
- Học tập và rèn luyện nghiêm túc hơn. Vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ . 
MĨ THUẬT: (vẽ trang trí)
TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG
 I/ MỤC TIÊU
- HS hiểu nội dung, ý nghĩa của báo tường.
- HS biết cách trang trí và trang trí được đầu báo tường đơn giản của lớp.
- HS yêu thích các hoạt động tập thể của lớp.
- HS khá giỏi : Trang trí được đầu báo tường đơn giản, phù hợp với nội dung tuyên truyền
 II/ CHUẨN BỊ
 - Sưu tầm đầu báo tường trong các tờ báo.
	- Bài vẽ của HS năm trước.
	- Kéo, chì, màu vẽ, giấy, hồ dán.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Kiểm tra bài cũ
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B.Bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2. Lên lớp:
*/ Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét.
- GV giới thiệu một số đầu tờ báo và gợi ý HS quan sát.
H: Kể tên các tờ báo mà em biết?
- GV Tờ báo nào cũng có đầu báo và thân báo ( nội dung gồm các bài báo, tranh, ảnh minh hoạ).
*/ Hoạt động 2 : Cách trang trí đầu báo tường.
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ minh hoạ trên bảng cách trang trí đầu báo.
- Vẽ phác các mảng chữ, hình minh hoạ sao cho có mảng chính, mảng phụ.
- Kẻ chữ và vẽ hình trang trí.
- Vẽ màu tươi sáng, phù hợp với nội dung.
*/ Hoạt động 3 : Thực hành
 - GV hướng dẫn những em còn lúng túng.
*/ Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn một số bài đẹp và bài chưa đẹp để HS nhận xét về:
+ Bố cục.
+ Hình minh hoạ...
+ Màu sắc ...
Sắp xếp các hình mảng...
- GV khen ngợi những bài vẽ đẹp.
3. Củng cố, dặn dò.
-GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài đè tài " Ước mơ của em "
- HS sưu tầm các đầu tờ báo để tham khảo.
- Hs lắng nghe.
- HS trả lời:
- Tên các tờ báo như : Báo Thiếu Niên, Báo Quân Đội, Báo Nhân Dân, Báo Nhi Đồng...
- HS vẽ theo nhóm 4 em, nhóm trưởng điều khiển.
- HS vẽ trên giấy A4.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Các nhóm khác nhận xét.
ÂM NHẠC
HỌC HÁT BÀI DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ
 I. MỤC TIÊU
- HS tập hát theo giai điệu, lời ca bài (Dàn đồng ca mùa hạ).
- Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Giáo dục HS biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.
- Nơi có điều kiện : Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp.
 II. CHUẨN BỊ 
- GV: Đàn, Nhạc cụ, đĩa băng, máy nghe
- HS: Nhạc cụ gõ
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 	 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng
- GV nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới
1. Phần mở đầu:
a. Giới thiệu nội dung bài học.
2. Phần hoạt động:
*/ Nội dung : Học hát bài Dàn đồng ca mùa hạ .
- Hoạt động 1: Dạy hát
+ GV giới thiệu bài hát và cho HS nghe hát mẫu.
+ HD học sinh đọc lời ca.
+ GV cho HS tập từng hát câu.
- Hoạt động 2 : Luyện tập bài hát.
- GV cho hs hát theo 2 cách đối đáp, đồng ca.
3. Phần kết thúc:
- Chọn một nhóm trình bày bài hát theo hình thức tốp ca.
- Về chuẩn bị động tác phụ hoạ.
- GV: Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng hát bài " Đọc bài TĐN số 7, 8"
- HS lắng nghe.
- Cả lớp đọc lời ca .
- HS hát từng câu theo lời của GV.
- HS hát theo những câu sau:
 Chẳng nhìn thấy ve đâu, chỉ râm ran tiếng hát.
...................
...................
...................
Ve ve ve ve v, ve ve ve ve ve. 
Cho HS hát nối hai câu.
Hai câu cuối, chỉ tập bè chính.
- Chia lớp thánh 2 nửa, mỗi nửa hát 2 câu đối đáp hai câu cuối hat đồng ca.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(29).doc