Bài soạn lớp 5 - Tuần 32 (chuẩn kiến thức) năm học 2012

Bài soạn lớp 5 - Tuần 32 (chuẩn kiến thức) năm học 2012

A. Mục tiêu :

• Thực hành phép chia.

• Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân.

• Tìm tỉ số phần trăm của hai số.

• Làm các BT : 1 (a, b dòng 1), 2 (cột 1, 2), 3. HSKG: BT1b(dòng2); BT4.

B. Đồ dùng dạy học :

• GV: Thước

C. Các hoạt động dạy học:

 

doc 30 trang Người đăng huong21 Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 32 (chuẩn kiến thức) năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2012
Toán (Tiết 151)
LUYỆN TẬP. 
A. Mục tiêu :
Thực hành phép chia.
Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân.
Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
Làm các BT : 1 (a, b dòng 1), 2 (cột 1, 2), 3. HSKG: BT1b(dòng2); BT4.
B. Đồ dùng dạy học :
GV: Thước
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức :
II. Kiểm tra : 
- Gọi hs lên bảng làm lại bài 4 tiết trước
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài: Nêu MT tiết học
2. Hướng dẫn hs làm bài tập.
Bài 1: 
- Gọi hs đọc đề.
- Giáo viên yêu cầu nhắc lại qui tắc chia phân số cho số tự nhiên; số tự nhiên chia số tự nhiên; số thập phân chia số tự nhiên; số thập phân chia số thập phân
- Yêu cầu học sinh làm vào vở
- Gọi 3 hs lên bảng làm. 
a) 
b) 1,6 ; 35,2 ; 5,6 ; 0,3 ; 32,6 ; 0,45
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2 : 
- Gọi hs đọc đề.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi cách làm
Muốn chia một số thập phân cho 0,1; 0,01  ta làm thế nào?
- Muốn chia một số cho 0,5; 0,25 ta làm thế nào ?
Yêu cầu học sinh sửa miệng
 -Nhận xét chốt lại kết quả đúng :
a) 3,5 : 0,1 = 35 6,2 : 0,1 = 62
7,2 : 0,01 = 720 9,4 : 0,1 = 94
8,4 : 0,01= 840 5,5 : 0,01 = 550
b) 12 : 0,5= 24 24 : 0,5 = 48 
11 : 0,25= 44 
20 : 0,25 = 80 15 : 0,25 = 60
Bài 3. Gọi hs đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở.
Giáo viên nhận xét, chốt lại :
a)
b) 7 : 5 =
Bài 4:
- Gọi hs đọc đề bài.
-Yêu cầu học sinh làm vào giấy nháp và nêu kết quả. 
+Tính số hs cả lớp : 18 + 12 = 30 (hs)
 Số hs nam chiếm: 12 : 30 = 0,4 = 40%
Khoanh vào câu D.
3.Củng cố- Dặn dò:
-Muốn chia một phân số cho một số tự nhiên ta làm thế nào?
-Muốn chia một số thập phân cho 0,5; 0,25 ta làm thế nào ?...
- Xem lại các kiến thức vừa ôn.
- Chuẩn bị: tiết luyện tập tiếp theo.
- 2 Học sinh sửa bài.
- Lớp nhận xét.
- 1 em đọc
- Học nhắc lại.
- Làm bài
- Mỗi em làm 3 phép tính 
- Làm bài vào vở.
- Ta nhân số đó với 10, 100
- Muốn chia một số cho 0,5; 0,25 ta nhân số đó với 2, với 4.
- 1 em đọc
- Làm vở, 1 em lên bảng
- Hs đọc đề bài.
-Nêu cách làm.
- HS trả lời
Tập đọc
ÚT VỊNH
A. Mục tiêu : 
Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.
Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi tấm gương giữ gìn ATGT đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.
Có ý thức học tập bạn nhỏ và thực hiện giữ gìn ATGT thông, yêu thương em nhỏ.
Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
B. Đồ dùng dạy học : 
GV : Tranh minh hoạ bài đọc.
C. Các hoạt động dạy- học : 
I.Kiểm tra : 
- Mời 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu chủ điểm, tranh minh hoạ bài đọc.
2.Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
- Mời 1- 2 học sinh khá đọc bài văn.
- GV yêu cầu học sinh chia đoạn.
Bài chia 4 đoạn :
+ Đoạn 1 : Từ đầu  còn ném đá lên tàu.
 + Đoạn 2 : Tiếp theo ..hứa không chơi dại như vậy nữa.
 + Đoạn 3 : Tiếp theo .tàu hoả đến.
 + Đoạn 4 : Còn lại.
- Mời 4 học sinh đọc nối tiếp, cả lớp lắng nghe tìm từ khó đọc, luyện đọc từ khó.
- Giúp hs hiểu nghĩa một số từ khó.
- GV giảng thêm: Chuyền thẻ: trò chơi dân gian vừa đếm que vừa tung bóng.
- YC học sinh luyện đọc theo cặp.
- Mời 2 học sinh đọc cả bài.
- GV hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm : Giọng kể chậm rãi (đoạn đầu), hồi hộp, dồn dập (đoạn cuối), đọc đúng tiếng la: Lan, Hoa, tàu hoả đến!
b) Hướng dẫn hs tìm hiểu bài:
+ Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì?
+ Út Vịnh làm thế nào thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an tòan đường sắt?
+ Khi nghe tiếng còi tàu vang lên từng hồi gục giã, Ut Vịnh nhìn ra đường sắt và thấy điều gì?
+Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?
+ Em học tập được ở Út Vịnh điều gì? 
-Bài văn muốn nói lên điều gì ?
c) Hướng dẫn hs luyện đọc diễn cảm:
- Mời 4 học sinh đọc nối tiếp, giáo viên cùng cả lớp nhận xét.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn sau:
 Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu đến trước cái chết trong gang tấc.
- YC học sinh luyện đọc, thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố- Dặn dò :
- Mời học sinh nhắc lại nội dung câu chuyện.
- Qua câu chuyện trên em học tập được gì ở bạn Út Vịnh ?
- Dặn học sinh học bài và chuẩn bị bài: Những cánh buồm.
- GV nhắc nhở ý thức của học sinh, nhận xét tiết học.
-2 học sinh đọc thuộc lòng, cả lớp nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn về nội dung bài.
- HS quan sát, lắng nghe.
- 2 học sinh đọc bài.
- 1 em 
- 4 HS đọc nối tiếp, luyện đọc đúng các từ : sự cố, thuyết phục ... luyện đọc
- 1 học sinh đọc mục chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
-2 học sinh đọc cả bài.
- HS lắng nghe.
- Dự kiến trả lời :
- Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềng trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Nhiều khi trả chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu đi qua.
- Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em; nhận nhiệm vụ thuyết phục Sơn- một bạn thường chạy trên đường tàu thả diều; đã thuyết phục được Sơn không chạy trên đường tàu thả diều.
- Vịnh thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.
- Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến, Hoa giật mình ngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây người khóc thét. Đoàn tàu ầm ầm lao tới, Vịnh nhào tnhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.
- Ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông, tinh thần dũng cảm cứu em nhỏ.
*Nội dung : Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
- 4 học sinh đọc bài, tìm giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc, thi đọc.
Khoa học 
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.
A. Mục tiêu : 
Nêu được một số ví dụ và lợi ích của tài nguyên thiên nhiên.
Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
B. Đồ dùng dạy học :
GV- HS : - Hình vẽ trong SGK trang 120, 121.
C. Các hoạt động dạy-học:
Â. Kiểm tra : Môi trường.
+ Thế nào là môi trường? Hãy kể một số thành phần môi trường nơi em sống?
- Giáo viên nhận xét.
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
- Hỏi : Hãy kể tên những tài nguyên mà em biết ?	
- Giới thiệu : 
2. Các hoạt động : 
Hoạt động 1: Các loại tài nguyên thiên nhiên và tác dụng của chúng.
- GV chia nhóm 6, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Tài nguyên thiên nhiên là gì?
- YC các nhóm quan sát các hình trang 130, 131 SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của tài nguyên đó.
- Gọi đại diện trình bày
- Gv ghi nhanh lên bảng thành 2 cột :
Tài nguyên gió
Công dụng
Năng lượng gió làm quay cánh quạt, chạy máy phát điện
Hoạt động 2: Trò chơi “Thi kể chuyện tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng”.
- Giáo viên nói tên trò chơi và hướng dẫn học sinh cách chơi:
+ Chia số học sinh tham gia chơi thành 2 đội có số người bằng nhau.
 +Đứng thành hai hàng dọc, hô “Bắt đầu”, người đứng trên cùng cầm phấn viết lên bảng tên một tài nguyên thiên nhiên, đưa phấn cho bạn tiếp theo viết công dụng của tài nguyên đó hoặc tên tài nguyên tiếp theo. Trong cùng thời gian, đội nào ghi được nhiều là thắng cuộc.
- Giáo viên tuyên dương đội thắng cuộc.
3. Củng cố- Dặn dò: 
- Thi đua : Ai chính xác hơn.
- Một dãy cho tên tài nguyên thiên nhiên.
Một dãy nêu công dụng (ngược lại).
- Xem lại bài. chuẩn bị: “Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người”.
- 2 Học sinh trả lời.
- Trả lời nối tiếp.
- Nhóm trưởng điều khiển thảo luận.
- Là những của cải sẵn có trong môi trường tự nhiên.
- Nhóm cùng quan sát các hình trang 120, 121SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của tài nguyên đó.
- 8 em nối tiếp nhau trình bày. Mỗi em nói một hình.
- H S chơi như hướng dẫn.
- HS lắng nghe.
- HS chơi, mỗi đội khoảng 6 người. Các học sinh khác cổ động cho bạn.
Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2012
Toán (Tiết 157)
LUYỆN TẬP.
A. Mục tiêu :
Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
Thực hiện các phép tính cộng trừ các tỉ số phần trăm.
Giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
Làm các BT : 1 (c, d), 2, 3. HSKG: BT1a,b; BT4
B. Đồ dùng dạy học :
GV - HS : Thước
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Tổ chức :
II. Kiểm tra : 
- Gọi 3 hs lên bảng làm lại bài 3 tiêt trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới :
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn hs làm bài tập :
Bài 1: 
- Gọi hs đọc đề.
- Giáo viên yêu cầu nhắc lại qui tắc tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở
- Gọi 2 hs lên bảng làm. 
 a) 2 và 5 ; 2 : 5 × 100 = 40%
b) 2 và 3 ; 2 : 3 × 100 = 66,66%
c) 3,2 và 4 ; 3,2 : 4 = 80%
d) 7,2 và 3,2 ; 7,2 : 3,2 = 225%
- Nhận xét, chữa bài, ghi điểm.
Bài 2 : 
- Gọi hs đọc đề.
- Nêu cách thực hiện phép tính cộng, trừ các số phần trăm
- Yêu cầu học sinh làm vào vở
- Gọi 3 hs lên bảng làm. 
a) 2,5% + 10,34% = 12,84%
b) 56,9% - 34,25 % = 22,65%
c) 100% - 23% - 46,5% = 29,5%
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3. 
- Gọi hs đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở
-Gọi 1 hs lên bảng làm. 
Bài giải
a)Tỉ số phàn trăm của diện tích đất trồng cây cao su và diện tích đất trồng cây cà phê là:
480 : 320 = 1,5 = 150%
b)Tỉ số phàn trăm của diện tích đất trồng cây cà phê và diện tích đất trồng cây cao su là :
 320 : 480 = 0, 6666
0, 6666 = 66,66 %
 Đáp số: a) 150%; b) 66,66%
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài 4 : 
- Gọi hs đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở
-Gọi 1 hs lên bảng làm. 
Bài giải
Số cây lớp 5A đã trồng được là:
180 × 45 : 100 = 81 (cây)
Số cây lớp 5A còn phải trồng theo dự định là: 180 - 81 = 99 (cây)
	 	Đáp số : 99 cây.
-Nhận xét, ghi điểm.
3.Củng cố - Dặn dò:
-Muốn c tính tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào ?
- Xem lại các kiến thức vừa ôn.
- Chuẩn bị: Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian.
- Hát
- 3 em lên bảng thực hiện yêu cầu
- 1 em đọc
- Làm bài
- 1 em đọc
- 1 em nêu
- làm bài
- HS đọc đề , tìm hiểu đề
-Tự tóm tắt bài toán rồi giải vào vở và chữa bài.
- Nhận xét 
- HS đọc đề , tìm hiểu đề
-Tự tóm tắt bài toán rồi giải vào vở và chữa bài.
Chính tả
BẦM ƠI.
(Từ đầu đến tái tê lòng bầm)
A. Mục tiêu :
Nhớ - viết đúng, trình bày đúng thể thơ lục bát, và đẹp bài thơ Bầm ơi.
Làm được BT : 2,3
Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
B.Đồ dùng dạy - học :
- Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức đơn vị : tên các cơ quan, tổ chức đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
-1 bảng phụ kẻ bảng nội dung ở bài tập 2.
 ... 
- Hát 
P = (a + b) ´ 2
S = a ´ b.
- Học sinh đọc.
- Tính P, S sân bóng.
- Chiều dài, chiều rộng.
- Học sinh nêu.
- Học sinh giải vào vở.
- Học sinh đọc bài 
- Công thức tính P, S hình vuông.
- Tính S sân hình vuông
S = a ´ a
P = a ´ 4
- Học sinh giải vào vở.
- Học sinh đọc bài 
- Học sinh nêu quy tắc công thức.
- Số thóc thu được trên thửa ruộng hình chữ nhật.
- Học sinh giải vào vở.
- Học sinh đọc bài, tìm hiểu đề
- Làm bài, chữa bài
	Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU HAI CHẤM).
A. Mục tiêu : 
Học sinh hiểu tác dụng của dấu hai chấm (BT 1).
Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.
Biết sử dụng dấu hai chấm khi viết văn (BT 2).
B. Đồ dùng dạy học : 
GV : - Bảng phụ, 4 phiếu to.
HS : VBT
C. Các hoạt động dạy học :
I. Kiểm tra :
Nêu tác dụng của dấu phẩy?
Cho ví dụ?
Nhận xét, cho điểm
II. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Ôn tập về dấu câu dấu hai chấm.
2. HD làm bài tập :
Bài 1 :
- Yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên treo bảng phụ có ghi cần ghi nhớ về dấu hai chấm, mời 2 hs đọc lại.
+ Dấu 2 chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật, hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
+ Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép, hay dấu gạch đầu dòng. 
- Cho hs trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi, cho lớp nhận xét.
- Giáo viên nhận xét + chốt lời giải đúng :
a. Một chú công an vỗ vai em : Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!
Tác dụng : Đăt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học .
Tác dụng:Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải giải thích cho bộ phận đứng trước.
Bài 2: 
- Cho hs đọc đề, nêu yêu cầu.
- Cho hs làm bài cá nhân vào vở. Gọi 1hs lên bảng điền, cho lớp nhận xét.
- Cho hs nêu tác dụng của dấu hai chấm của từng câu.
a. Thằng giặc cuống cả chân 
Nhăn nhó kêu rối rít :
- Đồng ý là tao chết 
Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
 b.Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi .khi tha thiết cầu xin : “Bay đi, diều ơi! Bay đi !”
Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật .
c. Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ: phía tây là dãy Trường Sơn trùng điệp , phía đông là
Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải giải thích cho bộ phận đứng trước.
Bài 3: 
- Cho hs đọc đề, đọc mẩu chuyện.
- Cho hs thảo luận nhóm 4 
- Gv gợi ý : 
+ Tin nhắn của ông khách là gì?
+ Người bán hàng hiểu lầm ý của khách nên ghi trên dải băng tang điều gì ?
+ Để người bán hàng khỏi hiểu lầm , ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn, dấu đó đặt sau chữ nào ?
- Gọi đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận, cho lớp mhận xét.
3.Củng cố - Dặn dò :
Nêu tác dụng của dấu hai chấm?
Cho hs thi đua tìm ví dụ.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Dặn hs chuẩn bị : Mở rộng vốn từ: “Trẻ em”.
2 học sinh nêu
- 1 học sinh đọc đề.
- Học sinh nhắc lại kiến thức về dấu hai chấm.
- HS trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi, lớp nhận xét
- Hs đọc đề , nêu yêu cầu.
- Hs làm bài cá nhân vào vở . 1hs lên bảng điền, lớp nhận xét.
- HS đọc đề, đọc mẫu chuyện.
- Hs thảo luận nhóm 4, đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận.
+ Tin nhắn của ông khách : Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng. (hiểu là nếu còn chỗ viết trên băng tang)
+ Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng. (Hiểu là nếu còn chỗ trên thiên đàng).
+ Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ : linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.
- vài hs nêu lại.
Tập làm văn
 TẢ CẢNH. 
(Kiểm tra viết)
A. Mục tiêu : 	
Viết được một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc, trình bày sạch sẽ.
Giáo dục học sinh yêu quý cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo.
B. Đồ dùng dạy học : 
GV : - Dàn ý cho đề văn của mỗi học sinh (đã lập ở tiết trước).
- Một số tranh ảnh (nếu có) gắn với các cảnh được gợi từ 4 đề văn: các ngôi nhà ở vùng thôn quê, ở thành thị, cánh đồng lúa chín, nông dân đang thu hoạch mùa, một đường phố đẹp (phố cổ, phố hiện đại), một công viên hoặc một khu vui chơi, giải trí.
HS : Vở Tập làm văn
C. Các hoạt động dạy-học:
I.Kiểm tra : Kiểm tra bài học sinh làm lại tiết trước đối với một số em.
II. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : 4 đề bài của tiết viết bài văn tả cảnh hôm nay cũng là 4 đề của tiết Lập dàn ý, làm văn miệng cuối tuần 31. Trong tiết học trước, các em đã trình bày miệng 1 đoạn văn theo dàn ý. Tiết học này các em sẽ viết hoàn chỉnh cả bài văn. Một tiết làm văn viết (viết hoàn chỉnh cả bài) có yêu cầu cao hơn, khó hơn nhiều so tiết làm văn nói (một đoạn) vì đòi hỏi các em phải biết bố cục bài văn cho hợp lí, dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng, bài viết thể hiện những quan sát riêng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài :
- GV treo bảng phụ ghi 4 đề bài. Mời 2 học sinh đọc.
1. Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em.
2. Tả một đêm trăng đẹp.
3. Tả trường em trước buổi học.
4. Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích
- GV nhắc: Nên viết theo đề bài đã lập dàn ý. Tuy nhiên các em có thể chọn 1 đề bài khác.
- Cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa (nếu cần) rồi viết hoàn chỉnh bài.
3. Cho học sinh làm bài :
4. Củng cố - Dặn dò :
- Gọi hs nhắc lại dàn bài của bài văn tả cảnh.
- Yêu cầu học sinh về nhà đọc trước bài Ôn tập về văn tả người, quan sát, chuẩn bị ý theo đề văn mình lựa chọn để có thể lập được một dàn ý với những ý riêng, phong phú.
- Chuẩn bị: Ôn tập về văn tả người. (Lập dàn ý, làm văn miệng).
- HS lắng nghe.
- 2 học sinh đọc lại 4 đề văn.
- Học sinh mở dàn ý đã lập từ tiết trước và đọc lại.
- Học sinh viết bài theo dàn ý đã lập.
Học sinh đọc soát lại bài viết để phát hiện lỗi, sửa lỗi trước khi nộp bài.
Hoạt động dạy học 
SƠ TUẦN 32
A. Mục tiêu :
Nhận xét đánh giá việc thực hiện nề nếp và sinh hoạt trong tuần 32.
Triển khai công việc trong tuần 33.
Tuyên dương những em luôn phấn đấu vươn lên có tinh thần giúp đỡ bạn bè.
B. Các hoạt động dạy-học :
1.Ổn định tổ chức : Cho cả lớp hát một bài.
2. Tiến hành :
* Sơ kết tuần 32
- Cho lớp trưởng báo cáo việc theo dõi nề nếp sinh hoạt của lớp trong tuần. 
- Ban cán sự lớp và tổ trưởng bổ sung.
- GV nhận xét chung, bổ sung.
+ Đạo đức :
- Lớp thực hiện nghiêm túc mọi nề nếp và kế hoạch do nhà trường, Đội phát động. 
- Tồn tại : Vẫn còn một số em nói chuyện trong giờ học, chưa có ý thức tự giác học tập, nhất là lúc cô giáo chưa vào lớp.
+ Học tập : 
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập và sách giáo khoa. Nhiều em có ý thức học bài và làm bài tập ở lớp và ở nhà tương đối đầy đủ. Trong lớp chăm chú nghe cô giáo giảng bài tích cực tham gia các hoạt động học tập. Nhiều em tích cực học tập. 	
- Tồn tại : Lớp còn ồn, một số em lười học bài và làm bài ở nhà, chữ viết của một số em còn cẩu thả, xấu . Môn tập làm văn các em học còn yếu nhiều.
+ Các hoạt động khác : - Có ý thức giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ.
*Tồn tại: - Xếp hàng ra vào lớp chưa nhanh nhẹn, còn lộn xộn. 
* Tuyên dương các em có thành tích nổi bật.
* Kế hoạch tuần 33
- Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần trước.
- Học chương trình tuần 33 theo thời khoá biểu. 
- Học thêm môn toán và văn vào ngày thứ bảy.
- Nộp đầy đủ các khoản tiền quy định đối với các em còn lại.
TUẦN 33 Thứ hai ngày 25 tháng 04 năm 2011
Toán (Tiết 161)
ÔN TẬP VỀ DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH. 
A. Mục tiêu :
Thuộc công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.
Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.
Làm các BT : 2, 3. BT1 : HSKG
B. Đồ dùng dạy học :
Gv : Mô hình, hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
C. Các hoạt động dạy-học:
I. Tổ chức :
II.Kiểm tra : Luyện tập.
- Gọi hs lên bảng làm lại bài 4 tiết trước.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài : Nêu MT tiết học.
2. Hướng dẫn hs ôn lại các công thức đã học.
- Nêu công thức tính Sxq, S toàn phần, V thể tích hình hộp chữ nhật ?
Sxq = ( a+b) ´ 2 ´ c
STP = S xq + S đáy ´ 2
V = a ´ b ´ c
-Nêu công thức tính S xung quanh, S toàn phần, thể tích hình lập phương?
Sxq = a ´ a ´ 4
STP = = a ´ a ´ 6
 V = a ´ a ´ a
3. Hướng dẫn hs làm bài tập : 
Bài 1. 
- Gọi học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề
- Cho Hs thảo luận nhóm 4, nêu hướng giải
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
Þ Giáo viên lưu ý : Diện tích cần quét vôi = S4 bức tường + Strần nhà - Scác cửa .
- Nhận xét, chữa bài, kết luận :
Giải
Diện tích xung quanh phòng học là:
(6 + 4,5 ) ´ 2 ´ 4 = 84 (m2)
Diện tích trần nhà là:
6 ´ 4,5 = 27 (m2)
Diện tích trần nhà và 4 bức tường căn phòng HHCN
84 +27 = 111 (m2)
Điện tích cần quét vôi
111 – 8,5 = 102,5 (m2)
Đáp số: 102,5 m2 
- Ở bài này ta được ôn tập kiến thức gì?
Bài 2: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi nêu cách làm.
- Cho học sinh làm bài vào vở, gọi 1 học sinh làm vào bảng.
- Nhận xét, ghi điểm
Giải
a) Thể tích cái hộp hình lập phương là:
10 ´ 10 ´ 10 = 1000 (cm3)
b) Nếu dán giấy màu tất cả các mặt của cái hộp thì bạn An cần:
10 ´ 10 ´ 6 = 600 (cm2)
 Đáp số : 600 cm2 
- Nêu kiến thức ôn luyện qua bài này?
Bài 3: 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi nêu cách làm.
- Cho học sinh làm bài vào vở, gọi 1 học sinh làm vào bảng .
Giải
Thể tích bể nước HHCN là:
2 ´ 1,5 ´ 1 = 3 (m3)
Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là:
3 : 0,5 = 6 (giờ)
Đáp số: 6 giờ
- Nêu kiến thức vừa ôn qua bài tập 3?
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nêu lại các kiến thức vừa ôn tập?
- Muốn tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương ta làm thế nào ?
- Về nhà làm bài tập ở vở bài tập toán. Chuẩn bị : Luyện tập
- Hát
- 1 em lên bảng thực hiện yêu cầu
- Tiếp nối nhau nêu, mỗi em một công thức. Lớp nhận xét
- 1 em đọc, lớp theo dõi SGK
- Học sinh thảo luận, nêu hướng giải
- Học sinh làm bài vào vở, 1 học sinh làm vào bảng nhóm.
- Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần HHCN.
- Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
- Học sinh suy nghĩ, nêu hướng giải
- Làm bài
- Nhận xét bạn và sửa bài mình
- Tính thể tích, diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
- Trao đổi nêu cách giải
- làm bài
- Tính thể tích hình hộp chữ nhật.
-Hs nêu

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 312lop 5 CKTKN nam hoc 2011 2012.doc