Bài soạn lớp 5 - Tuần .32 năm 2011

Bài soạn lớp 5 - Tuần .32 năm 2011

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1/ Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn .

2/ Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK .

 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc diễn cảm.

III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

1/ Bài cũ :

2/ Bài mới : Giới thiệu bài : (Tranh minh hoạ).

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 926Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần .32 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 32
 Ngày soạn: Thứ 2 ngày 5 tháng 4 năm 2011
 Ngày dạy: Thứ 2 ngày 12 tháng 4 năm 2011
Tập đọc
út Vịnh
I/ Mục đích yêu cầu:
1/ Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn .
2/ Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK . 
 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc diễn cảm.
III / Các hoạt động dạy – học. 
1/ Bài cũ :
2/ Bài mới : Giới thiệu bài : (Tranh minh hoạ).
* HĐ1: Luyện đọc :
MT: Giúp Hs nắm đc cách đọc đúng trong bài
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, luyện tập, cá nhân, cả lớp.
ĐD: bảng lớp.
+ GVHD đọc : Đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu , giữa các cụm từ ,nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm miêu tả.
+ Đọc đoạn : (HS đọc nối tiếp theo 4 đoạn 2 lượt) 
- GV hướng dẫn đọc tiếng khó : chềnh ềnh, thuyết phục....
- 2HS khá giỏi đọc nối tiếp bài,GV sửa lỗi giọng đọc . HS (TB-Y) đọc lại .
 - 1HS đọc chú giải .
+ Đọc theo cặp :
( HS lần lượt đọc theo cặp ) - HS , GV nhận xét .
+Đọc toàn bài : HS (K-G) đọc toàn bài, HS còn lại theo dõi 
+ GV đọc mẫu bài toàn bài.
* HĐ2: Tìm hiểu bài :
MT: Giúp Hs hiểu đc ND bài
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, tìm hiểu, cá nhân, cả lớp.
ĐD: bảng lớp.
 - HS đọc thầm đoạn1 ( Từ đầucòn ném đá lên tàu) trả lời câu hỏi 1 SGK.
 ( Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray.Nhiều khi, trẻ còn ném đá lên tàu khi tàu đi qua)
- HS đọc thầm đoạn2 ( Tiếp theo đếnkhông chơi dại như vậy nữa ) trả lời câu hỏi 2 SGK.
 ( Vịnh đã tham gia phong trào “Em yêu đường sắt quê em”; nhận việc thuyết phục Sơn- một bạn thường chạy trên đường ray thả diều; đã thuyết phục được Sơn không thả diều trên đường tàu).
 - Giảng từ : thuyết phục.
 - HS đọc đoạn 3 , trả lời câu hỏi 3 SGK.
 ( Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn báo tàu hỏa đến, Hoa giật mình ngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây người,khóc thét)
 - Giảng từ : chuyền thẻ.
HS đọc đoạn còn lại , trả lời câu hỏi 4 SGK.
( HS trả lời- GV nhận xét, chốt ý đúng)
+ Nội dung câu chuyện nói lên điều gì?
 - HS (K-G) rút ra nội dung, HS (TB-Y) nhắc lại.
 Nội dung ( như mục 1 SGK ).
 * HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm :
MT: Hs nắm đc cách đọc Dc và thực hiện tốt.
PP HTTC DH: Vấn đáp, HD, luyện tập, nhóm đôi, cả lớp.
ĐD: bảng lớp, bảng fụ.
- Hướng dẫn cách đọc : HS khá giỏi nêu cách đọc hay, GV treo bảng phụ viết sẵn đoạn văn,gạch chân từ cần nhấn giọng,hướng dẫn cách đọc.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp .
- Tổ chức cho học sinh đọc thi .
3/ Củng cố- Dặn dò:
 - HS: TB- Y nhắc lại nội dung bài ; HS : K- G liên hệ thực tế.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
IV. Rỳt kinh nghiệm :
Toán
luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS : 
 Củng cố kĩ năng thực hành phép chia; viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân; tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.	
1/ Bài cũ.
2/ Bài mới : Giới thiệu bài(Dùng lời)
* HĐ1: Luyện tập.
MT: Giúp HS Củng cố kĩ năng thực hành phép chia; viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân; tìm tỉ số phần trăm của hai số.
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, luyện tập, cá nhân, cả lớp.
ĐD: bảng lớp.
+ Bài1: a,b-dòng 1-SGK.
 - 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
 - HS làm bài cá nhân vào vở bài tập, 3 HS lên bảng làm, mỗi em làm 3 phép tính theo 3 cột của bài.
 - HS,GV nhận xét chố kết quả đúng.
 KL: Củng cố về kĩ năng thực hiện phép chia.
+ Bài 2:cột 1,2- SGK.
 - 1 HS nêu yêu cầu bài tập .
 - HS làm bài cá nhân nhanh vào vở bài tập .
 - Yêu cầu HS lần lượt nêu kết quả trước lớp.
 - HS,GV nhận xét chốt kết quả đúng .
 KL: Củng cố về cách tính nhẩm nhanh.
+ Bài 3: SGK.
 - 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
 - GV làm bài mẫu trên bảng
- HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm ; GV quan tâm HS (Y).
 - HS,GV nhận xét chốt kết quả đúng. 
 KL: Củng cố về viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và STP.
+ Bài 4: nếu còn T-SGK.
 - 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài cá nhân.
 - HS,GV nhận xét chốt kết quả đúng. 
 - Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm tỉ số của hai số.
 KL: Củng cố về cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
*HĐ2: Củng cố - dặn dò.
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- Dặn HS về nhà làm bài tập ở vở bài tập.
 IV. Rỳt kinh nghiệm :
 Ngày soạn: Thứ 2 ngày 5 tháng 4 năm 2011
Ngày dạy: Thứ 3 ngày 13 tháng 4 năm 2011
Toán
luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về:
Tìm tỉ số phần trăm của hai số; thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
Giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ :
2/ Bài mới: Giới thiệu bài.(Dùng lời)
*HĐ1: Thực hành.
MT: Giúp HS ôn tập, củng cố về Tìm tỉ số phần trăm của hai số; thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm. Giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, luyện tập, cá nhân, cả lớp.
ĐD: bảng lớp.
+ Bài 1:c,d- SGK.
 - 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
 - HS làm bài cá nhân , 2 HS lên bảng làm.
- HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng .
 KL: Củng cố về tìm tỉ số phần trăm của hai số. 
+ Bài 2: SGK.
Yêu cầu 1 HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi sau:
+ Muốn thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm ta làm như thế nào? (Ta thực hiện phép tính như đối với số tự nhiên, sau đó viết kí hiệu phần trăm vào kết quả)
 - HS làm bài tập cá nhân, 1 HS lên bảng làm . 
 - HS,GV nhận xét chốt kết quả đúng. 
 KL: Củng cố về cách thực hiện các phép tính cộng, trừ các TS%. 
+ Bài 3: SGK.
 - 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
 - Yêu cầu HS tóm tắt đề toán.
 + Muốn biết diện tích đất trồng cây cao su bằng bao nhiêu phần trăm diện tích đất trồng cây cà phê ta làm thế nào? ( Ta tính tỉ số phần trăm giữa diện tích đất trồng cây cao su và diện tích đất trồng cây cà phê)
 - HS làm bài cá nhân, 1 HS (K-G) lên bảng làm.(GV quan tâm HS yếu)
HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
 KL: củng cố về giải toán về tính tỉ số phần trăm.
+ Bài 4: nếu còn T-SGK.
 - 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
 - Yêu cầu HS tóm tắt đề toán.
- HS làm bài cá nhân, 1 HS (K-G) lên bảng làm.(GV quan tâm HS yếu)
HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
 KL: củng cố về giải toán .
*HĐ2: Củng cố - dặn dò.
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Dặn HS về nhà làm bài tập ở vở bài tập.
IV. Rỳt kinh nghiệm :
Chính tả nhớ - viết
bầm ơi
I/ Mục đích yêu cầu:
 - Nhớ- viết đúng chính tả bài thơ Bầm ơi ( 14 dòng đầu).
 - Tiếp tục luyện viết hoa đúng các tên cơ quan, đơn vị.
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị: tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
1 tờ phiếu kẻ bảng nội dung ở bài tập 2.
Bảng lớp viết(chưa đúng chính tả) tên các cơ quan, đơn vị ở bài tập 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới : Giới thiệu bài(dùng lời).
* HĐ1: Hướng dẫn HS nhớ- viết.
MT: Giúp Hs Nhớ- viết đúng chính tả bài thơ Bầm ơi ( 14 dòng đầu).
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, luyện tập, cá nhân, cả lớp.
ĐD: bảng lớp.
a/ Tìm hiểu nội dung đoạn viết
Gọi 1 HS (K) đọc bài thơ Bầm ơi( 14 dòng đầu) SGK.
Cả lớp theo dõi.
Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
 + Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ ? ( Cảnh chiều đông mưa phùn , gió bấc gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ ).
 + Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ? (Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, tay mẹ run lên vì rét).
b/ Hướng dẫn viết từ khó.
 - Yêu cầu HS (K-G) nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: Rét, lâm thâm,lội dưới bùn.mạ non, ngàn khe 
 - Yêu cầu HS luyện viết các từ đó.
c/ Viết chính tả: HS viết theo lời đọc của GV. 
 GV lưu ý HS cách trình bày: dòng 6 chữ lùi vào 1 ô, dồng 8 chữ viết sát lề, giữa 2 khổ thơ để cách 1 dòng. 
 (HS đổi vở soát lỗi cho nhau)
d/ Thu, chấm bài : 10 bài.
* HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT chính tả .
MT: Giúp Hs Tiếp tục luyện viết hoa đúng các tên cơ quan, đơn vị.
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, luyện tập, cá nhân, cả lớp.
ĐD: bảng lớp, bảng fụ. Fiếu HT.
+Bài tập 2: SGK.
Một HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS làm bài cá nhân trên bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở ; GV quan tâm HS yếu.
 - HS, GV nhận xét,bổ sung, KL lời giải đúng.
- Yêu cầu HS (K-G) nhận xét, kết luận về cách viết hoa các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
 - GV treo bảng phụ ghi qui tắc; 2,3 HS (TB-Y) đọc lại.
+ Bài tập 3: SGK.
 - Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
 -Yêu cầu HS tự làm bài.
 - 3 HS (K) lên bảng làm bài. GV quan tâm HS (Y).
 - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng. HS (TB-Y) nhắc lại .
3/Củng cố – Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học 
 - Dặn học sinh ghi nhớ qui tắc và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)
I/ Mục đích, yêu cầu:
 1/ Tiếp tục luyện tập sử dụng đúng dấu phẩy trong văn viết.
 2/ thông qua việc dùng dấu phẩy, nhớ được các tác dụng của dấu phẩy.
II/ Đồ dùng dạy học
Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to viết nội dung 2 bức thư trong mẫu chuyện dấu chấm và dấu phẩy (BT1)
Một vài tờ giấy khổ to kẻ bảng để HS làm BT2.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ :
2/ Bài mới: Giới thiệu bài (dùng lời)
* HĐ1: Thực hành.
MT: Giúp Hs Tiếp tục luyện tập sử dụng đúng dấu phẩy trong văn viết; thông qua việc dùng dấu phẩy, nhớ được các tác dụng của dấu phẩy.
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, luyện tập, cá nhân, cả lớp.
ĐD: bảng lớp, bảng fụ.
+ Bài1: SGK
1 Học sinh đọc yêu cầu và mẫu chuyện dấu chấm và dấu phẩy.
 + Bức thư đầu là của ai? ( là của anh chàng đang tập viết văn)
 + Bức thư thứ 2 là của ai? (là thư trả lời của Bớc-na-Sô).
 - Yêu cầu HS tự làm bài.
 - 2 HS làm trên bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở BT.
 - nhắc HS cách làm bài :( đọc kĩ mẫu chuyện, điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp, viết hoa những chữ đầu câu).
 - Gọi một số HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
 - GV nhận xét bổ sung, kết luận.
+ Bài 2: SGK
 - 1 Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
 - Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân.
 - Treo bảng phụ và nhắc HS các bước làm bài. 
 Viết đoạn văn.
 Viết câu văn có sử dụng dấu phẩy và viết tác dụng của dấu phẩy.
 - Gọi HS trình bày bài làm của mình.
 - GV nhận xét, cho điểm HS làm bài tốt.
* HĐ2: Củng cố, dặn dò :
 - Hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Về nhà ghi nhớ các từ vừa học và chuẩn bị bài sau. 
IV. Rỳt kinh nghiệm :
 Ngày soạn: Thứ 4 ngày 7 tháng 4 năm 2011
 Ngày dạy: Thứ 4 ngày 14 tháng 4 năm 2011
Toán
ôn tập các phép tính với số đo thời gian
I/ Mục tiêu: 
 Giú ... S làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm . Giáo viên quan tâm HS yếu.
- HS , GV nhận xét,chốt kết quả đúng.
 KL: Rèn kĩ năng tính diện tích hình thang.
+Bài tập3:
 - HS đọc yêu cầu bài 3.
 - HS làm bài cá nhân vào vở bài tập và nêu miệng kết quả.
- HS , GV nhận xét,chốt kết quả đúng.
 KL: Rèn kĩ năng tính diện tích hình vuông và hình tròn.
* HĐ2: Củng cố dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. 
IV. Rỳt kinh nghiệm :
Luyện từ và câu
ôn tập về dấu câu ( dấu hai chấm )
I/ Mục đích, yêu cầu:
 1/ Củng cố kiến thức về dấu hai chấm, tác dụng của dấu hai chấm: để dẫn lời nói trực tiếp; dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó.
 2/ Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Bảng phụ viết sẵn:
dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau đó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
 Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ :
2/ Bài mới: Giới thiệu bài ( Dùng lời )
* HĐ1: Thực hành.
MT: Giúp Hs Củng cố kiến thức về dấu hai chấm, tác dụng của dấu hai chấm: để dẫn lời nói trực tiếp; dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó.
 2/ Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, luyện tập, cá nhân, nhóm, cả lớp.
ĐD: bảng lớp, bảng fụ.
+ Bài tập 1:
Yêu cầu 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
+ Dấu hai chấm dùng để làm gì?
+ Dấu hiệu nào giúp ta nhận ra dấu hai chấm dùng để báo hiệu lời nói của nhân vật?
HS làm bài cá nhân .
.GV quan tâm HS (Y).
 - Gọi 1 số HS nêu kết quả. HS, GV nhận xét bổ sung, chốt kết quả đúng.
- Gọi 1,2 nêu tác dụng của dấu hai chấm. HS (Y) nhắc lại.
+ Bài tập2 :
 - 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
 - HS trao đổi nhóm đôi làm vào phiếu bài tập .
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
+ Bài tập3 :
Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu chuyện chỉ vì quên một dấu câu.
Tổ chức cho HS làm bài tập theo cặp.
HS phát biểu ý kiến, HS khác bổ sung.
GV nhận xét .
* HĐ2: Củng cố – Dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
IV. Rỳt kinh nghiệm :
.	
Kể chuyện
nhà vô địch
I/ Mục đích yêu cầu:
1/ Dựa vào lời kể của thầy(cô) và tranh minh họa, HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện bằng lời người kể, kể được toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp.
2/ Hiểu nội dung câu chuyện; trao đổi được với các bạn về một chi tiết trong chuyện, về nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp, về ý nghĩa câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh họa trang 139 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới: Giới thiệu bài: ( dùng lời)
* HĐ1: GV kể chuyện 
MT: Giúp Hs nắm và nhớ đc ND câu chuyện.
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, ôn tập, cá nhân, cả lớp.
ĐD: bảng lớp, tranh.
Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa.
GV kể lần 1,yêu cầu HS nghe và ghi lại tên các nhân vật trong chuyện.
HSđọc GV ghi nhanh lên bảng:( chị Hà, Hưng Tồ, Dũng Béo, Tuấn Sứt, Tôm Chíp).
GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa.
Yêu cầu HS nêu nội dung chính của mỗi tranh. Khi có câu trả lời đúng ,GV kết luận và ghi dưới mỗi tranh.( mỗi HS chỉ nêu 1 tranh)
* HĐ2: Kể trong nhóm.
MT: , HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện bằng lời người kể, kể được toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp. nêu đc ý nghĩa câu chuyện.
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, luyện tập, cá nhân, nhóm, cả lớp.
ĐD: bảng lớp. Tranh.
 - Học sinh kể trong nhóm theo 3 vòng.
 + Vòng 1: mỗi bạn kể 1 tranh.
 + Vòng 2: kể cả câu truyện trong nhóm.
 + Vòng 3: kể câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp.
* HĐ3: Thi kể trước lớp.
MT: HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện bằng lời người kể, kể được toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp; Hiểu nội dung câu chuyện; trao đổi được với các bạn về một chi tiết trong chuyện, về nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp, về ý nghĩa câu chuyện.
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, luyện tập, cá nhân, nhóm, cả lớp.
ĐD: bảng lớp, bảng fụ.
 - Gọi HS thi kể nối tiếp.
 - Gọi HS kể chuyện bằng lời của người kể chuyện.
 - Gọi HS kể toàn chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp.
 - Học sinh dưới lớp lắng nghe cùng nêu câu hỏi trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
GV hỏi để giúp HS hiểu rõ nội dung câu chuyện.
 + Em thích nhất chi tiết nào trong chuyện? Vì sao?
 + Nguyên nhân nào dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp?
 + Câu chuyện có ý nghĩa gì?
 - Nhận xét , cho điểm HS .
3/ Củng cố dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS .
IV. Rỳt kinh nghiệm :
	...........................................................................................................................................................................................................................................
Mĩ thuật: 
Vẽ theo mẫu: Vẽ tĩnh vật ( vẽ màu)
I. Mục tiêu
- HS biết quan sát so sánh và nhận ra đặc điểm của mẫu.
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích
- HS yêu thích vẽ đẹp của tranh tĩnh vật 
II. Chuẩn bị. GV : SGK,SGV
- Hình gợi ý cách vẽ 
- Mẫu vẽ : hai hoặc ba mẫu lo hoa, quả khác nhau 
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Giới thiệu bài
Hoạt động 1: quan sát nhận xét 
MT: Giúp HS biết quan sát so sánh và nhận ra đặc điểm của mẫu.
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, QS, cá nhân, nhóm, cả lớp.
ĐD: bảng lớp, tranh.
- GV giới thiệu một số tranh tĩnh vật đẹp để tạo cho HS hứng thú với bàI học . yêu cầu HS nhận xét các tranh ..
+ GV cùng HS bày mẫu gợi ý để các em nhận xét 
+ Vị trí của vật mẫu 
+ Chiều cao , chiều ngang của mẫu và của tong vật mẫu 
+ Hình dáng của lọ hoa , quả 
+ Mầu sắc độ đậm nhạt của mẫu 
- GV yêu cầu HS quan sát rồi nêu nhận xét của mình 
Hs quan sát
Hoạt động 2: cách vẽ tranh 
MT: Giúp HS biết cách vẽ tranh theo ý thích.
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, luyện tập, cá nhân, cả lớp.
ĐD: bảng lớp, bảng fụ.
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ theo trình tự 
+ ước lợng chiều cao , chiều ngang , phát khung hình chung 
+ tìm tỉ lệ của các mẫu vật 
+ vẽ mầu theo ý thích 
+ cách vẽ mầu 	
Cho HS quan sát một số bức tranh của lớp trớc để các em tự tin làm bài 
HS quan sát lắng nghe
- HS thực hiện theo HD của GV không nên kẻ to, bé quá so với khổ giấy
Hoạt động 3: Thực hành
MT: Hs vẽ được tranh theo ý thích
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, luyện tập, cá nhân, cả lớp.
ĐD: bảng lớp, 
+ Tập vẽ cá nhân : vẽ vào vở hoặc giấy 
- GV quan sát , khuyến khích các nhóm chọn nội dung và tìm cách thể hiện khác nhau , thi đua xem nhóm nào thực hiện nhanh hơn , đẹp hơn 
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
GV nhận xét chung tiết học
+su tầm tranh ảnh về trại hè thiếu nhi trên sách báo .
IV. Rỳt kinh nghiệm :
....	
 Ngày soạn: Thứ 4 ngày 7 tháng 4 năm 2011
Ngày dạy: Thứ 6 ngày 16 tháng 4 năm 2011
Toán
luyện tập
I/ Mục tiêu: 
 Giúp HS ôn tập, củng cố và rèn kĩ năng tính chu vi, S một số hình.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ :
2/ Bài mới: Giới thiệu bài.
* HĐ1: Thực hành.
MT: Giúp HS ôn tập, củng cố và rèn kĩ năng tính chu vi, S một số hình.
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, luyện tập, cá nhân, cả lớp.
ĐD: bảng lớp.
+ Bài 1:- SGK
 - 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
 - Gọi HS nêu cách làm bài.
 - HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm. 
 - Gọi 1 số HS nêu kết quả.
 - HS , GV nhận xét, chốt lại cách làm và kết quả đúng.
 KL: Rèn kĩ năng tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
+ Bài 2: SGK.
 - 1 HS đọc yêu cầu bài 2. cả lớp theo dõi.
 Các câu hổi gợi ý:
+ Bài tập yêu cầu em tính gì?
+ Để tính được S của hình vuông theo cônhg thức chúng ta phải biết gì?
+ muốn giải bài toán này, chúng ta phải làm mấy bước, nêu rõ các bước.
 - HS làm việc cá nhân , 1 HS lên bảng làm. GV quan tâm giúp đỡ HS yếu.
 - Gọi 1 số HS nêu kết quả, cách thực hiện.
 - HS , GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
 KL: Củng cố tính diện tích hình vuông.
+ Bài tập 4 : SGK.
 - 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
 - HS làm bài cá nhân; sau đó 1 HS (K) lên bảng làm; GV quan tâm HS (Y).
 - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
 KL: Rèn kĩ năng tính chiều cao hình thang.
+ Bài tập 3: nếu còn T-SGK.
 - 1 HS nêu yêu cầu bài tập và tóm tắt đề toán.
 - HS làm việc cá nhân , 1 HS lên bảng làm. GV quan tâm giúp đỡ HS yếu.
- HS, GV nhận xét kết luận.
 KL: Củng cố về giải toán hợp có liên quan đến tính S hình chữ nhật.
3. Củng cố, dặn dò.
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT.
IV. Rỳt kinh nghiệm :
	........................................................................................................................................................................................................................................ 
Tập làm văn
Tả cảnh (kiểm tra viết)
I/ Mục tiêu:
 - HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ đặt câu, liên kết câu đúng; câu văn có hình ảnh,cảm xúc.
 - Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài.
II/ Đồ dùng dạy học:
Dàn ý cho đề văn của mỗi HS .
Một số tranh ảnh gắn với các cảnh được gợi từ 4 đề văn.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra bài cũ:
2/Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
* HĐ1: Thực hành viết.
MT: HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ đặt câu, liên kết câu đúng; câu văn có hình ảnh,cảm xúc.
PP HTTC DH: Vấn đáp, giảng giải, luyện tập, cá nhân, cả lớp.
ĐD: bảng lớp, bảng fụ.tranh.
 - GV ghi đề.
 - 1HS đọc 4 đề trong SGK.
 - GV nhắc HS: nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn các em vẫn có thể chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
 Dù viết theo đề bài cũ, các em vẫn cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa. Sau đó , dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn.
 - HS viết bài.
 - Thu chấm, nêu nhận xét chung.
* HĐ2: Củng cố, dặn dò. 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau.
IV. Rỳt kinh nghiệm :
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 32.doc