Bài soạn lớp 5 - Tuần 5 năm 2013

Bài soạn lớp 5 - Tuần 5 năm 2013

I. Mục tiêu:

Ở tiết học này, HS:

- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

- Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

- KNS: Tự nhận thức; giao tiếp; thể hiện sự tự tin;

II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

- Bảng phụ viết sẵn đoạn 1 của bài tập đọc để hư¬ớng dẫn HS luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 32 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 5 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 30 tháng 9 năm 2013
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 9 Bài: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
- Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
- KNS: Tự nhận thức; giao tiếp; thể hiện sự tự tin; 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
- Bảng phụ viết sẵn đoạn 1 của bài tập đọc để hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Hát đầu giờ.
2. Kiểm tra:
- GV gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài Bài ca về trái đất và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài.
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ, kết hợp giới thiệu bài.
* HĐ 2: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV gợi ý chia 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Đó là... sắc êm dịu.
+ Đoạn 2: Chiếc máy xúc...giản dị.
+ Đoạn 3: Đoàn xe tải... chuyên gia máy xúc!
+ Đoạn 4: A-lếch-xây ...tôi và a-lếch-xây. 
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2 lượt).
+ Lần 1: Đọc từ khó
+ Lần 2: Đọc chú thích
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu.
* HĐ 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- Hướng dẫn HS đọc thầm theo đoạn và trao đổi, tìm hiểu nội dung bài.
+ Anh Thuỷ gặp A-lếch-xây ở đâu?
+ Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt?
+ Dáng vẻ của A-lếch-xây gợi cho tác giả cảm nghĩ như thế nào ?
+ Chi tiết nào trong bài làm cho em nhớ nhất? Vì sao?
- GV giảng: Chuyên gia máy xúc A-lếch-xây cùng với nhân dân liên xô luôn kề vai sát cánh với nhân dân việt nam, giúp đỡ nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nước....
+ Nội dung bài học nói lên điều gì?
- GV ghi nội dung chính của bài lên bảng: Bài văn kể về tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. 
* HĐ 4: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc lại bài.
- Hướng dẫn HS cách đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 4: 
+ GV đọc mẫu.
+ 1 HS đọc diễn cảm.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
4. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện giữa anh Thuỷ và A-lếch- xây gợi cho em điều gì?
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát tập thể.
- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ, lần lượt trả lời từng câu hỏi.
- Cùng GV nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Cả lớp theo dõi.
- HS đánh dấu đoạn. 
- HS đọc nối tiếp theo đoạn. 
- HS đọc theo cặp.
- 1 HS đọc.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- HS làm việc theo nhóm, trả lời các câu hỏi
+ Anh Thuỷ gặp A-lếch-xây ở công trường xây dựng.
+ Anh A-lếch-xây vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc và khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt to, chất phác.
+ Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp rất cởi mở và thân thiện, họ nhìn nhau bằng ánh mắt đầy thân thiện, họ nắm tay nhau bằng bàn tay đầy dầu mỡ.
+ Tiếp nối nhau phát biểu.
+ Chi tiết tả cuộc gặp gỡ giữa anh Thuỷ và A-lếch-xây. Họ rất hiểu nhau về công việc. Họ nói chuyện rất cởi mở, thân mật.
- Lắng nghe, cảm thụ.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn.
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- Cùng GV nhận xét, bình chọn.
- 2- 3 HS trả lời trước lớp.
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: TOÁN
Tiết 21 Bài: ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.
- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2 (a,c); bài 3.
- KNS: Rèn cho HS tính cẩn thận khi tính toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi HS chữa bài 2 SGK.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài, ghi bảng
* HĐ 2: Hướng dẫn ôn tập
. Bài 1/22:
- Gọi HS đọc đề, GV treo bảng như phần bài học SGK.
- GV: 1m = ? dm ? 
 1m = ? dam ?
- Yêu cầu HS làm tiếp các cột còn lại trong bảng.
- Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện bảng.
- Cho 1, 2 HS đọc lại.
- GV: 2 đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé; đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn?
- Gọi một vài HS nhắc lại.
. Bài 2/23: ý b dành cho HSKG
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở:
- Nhận xét, chữa bài.
+ Em làm thế nào để tính được:
 342dm = 3420cm
 25000m = 25km
. Bài 3/23:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV viết 4km 35m =...m, yêu cầu HS nêu cách tính tìm số thích hợp điền.
- Yêu cầu HS làm các phần còn lại.
- Nhận xét, chữa bài
+ Nêu cách tính của 3040m = 3km 40m?
. Bài 4/23: Dành cho HSKG
- Gọi HS đọc bài bài, tóm tắt bằng sơ đồ đường thẳng.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm (6 nhóm).
- Nhận xét, chữa, yêu cầu HS nêu lại cách làm.
4. Củng cố, dặn dò:
- Hai đơn vị đo độ dài liền nhau gấp, kém nhau bao nhiêu lần?
- Về nhà: học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên chữa bài.
- Cùng GV nhận xét, bổ sung (nếu có).
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 2 HS đọc đề bài.
- 1m = 10 dm
- 1m = 
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp theo dõi.
- Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.
- Đơn vị bé = đơn vị lớn
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài:
a) 135m = 1350dm b) 8300m =830dm
 342dm = 3420 cm 4000m = 40 km
 15cm = 150 mm 25000m = 25km
c) 1mm = cm ; 1cm = m 
 1m = km
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS trả lời:
4km 37m = 4km + 37m
 = 4000m + 37m = 4037m
Vậy: 4km 37m = 4037m
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở nháp:
 8m 12cm = 8012cm
 354dm = 35m 4dm
 3040m = 3km 40m.
- 1 HS đọc bài toán.
- HS làn bài theo nhóm:
Bài giải
Đường sắt từ Đà Nẵng đến TPHCM dài là:
 791 + 144 = 935 (km).
Đường sắt từ Hà Nội đến TPHCM dài là: 
 791 + 935 = 1726 (km).
 Đáp số: a) 935km.
 b) 1726km.
- HS nêu.
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: KHOA HỌC
Tiết 9 Bài: THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG” VỚI CÁC CHẤT 
 GÂY NGHIỆN
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
- Nêu được một số tác hại của ma túy, thuốc lá, rượu, bia.
- Từ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy.
- KNS: Phân tích và xử lí thông tin; tổng hợp - tư duy; giao tiếp - ứng xử; tìm kiếm sự giúp đỡ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình ảnh về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý mà học sinh sưu tầm.
- Phiếu ghi các câu hỏi vế tác hại của rượu, bia, thuốc lá...
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết
2. Kiểm tra:
- Nêu những việc em nên làm để giữ vệ sinh cơ thể tuổi dậy thì ?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài ghi bảng
* HĐ 2: Thực hành xử lí thông tin.
+ Bước 1:
- Yêu cầu HS đọc các thông tin ở SGK và hoàn thành bảng sau.
- GV giúp đỡ các nhóm.
+ Bước 2: Gọi HS trình bày.
+ Bước 3: 
- Kết luận: bia, rượu, thuốc lá, ma tuý đều gây hại, nghiện. Riêng ma tuý là chất gây nghiện bị nhà nước cấm...gây hại cho sức khoẻ con người.
* HĐ 3: Trò chơi - bốc thăm trả lời câu hỏi.
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- Giới thiệu hộp đựng phiếu ghi câu hỏi.
- Yêu cầu: Mỗi nhóm cử 01 bạn vào ban giám khảo, thống nhất cho điểm.
+ Bước 2: Thực hiện yêu cầu.
- GV và ban giám khảo cho điểm.
+ Bước 3: Tổng kết hoạt động.
- Nhóm nào có điểm trung bình cao là thắng cuộc.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng.
4. Củng cố, dặn dò:
- HDHS liên hệ thực tế bản thân.
- Dặn dò thực hành những điều đã học vào cuộc sống.
- GV nhận xét giờ học.
- HS thi nói theo tổ (2 tổ).
- Cùng GV nhận xét, bổ sung (nếu có).
- HS nhắc lại tiêu đề bài.
- HS thảo luận theo cặp làm vào vở bài tập, 1 cặp làm vào bảng phụ kẻ sẵn:
Tác hại của thuốc lá
Tác hại của rượu, bia
Tác hại của ma tuý
Đối với người sử dụng
Có hại sức khoẻ, gây ra nhiều bệnh 
Gây ra nhiều loại bệnh
Gây nghiện có thể bị chết người
Đối với người xung quanh
Hít phải khói thuốc cũng bị bênh
Gây tai nạn giao thông, vi phạm pháp luật
Kinh tế 
sa sút, 
tội phạm gia tăng.
- HS dán bảng trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát, lắng nghe
- Các tổ cử người tham gia chơi.
- Đại diện các nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi.
- Cùng GV nhận xét, bình chọn.
- Liên hệ bản thân.
- Lắng gnhe, thực hiện.
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 5 Bài: CÓ CHÍ THÌ NÊN
(tiết 1)
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
- Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.
- Học sinh khá giỏi có thể xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn.
- KNS: Tư duy phê phán; đặt mục tiêu; trình bày suy nghĩ ý tưởng.
II. Đồ dùng dạy học :
- Phiếu bài tập cho mỗi nhóm; Bảng phụ.
- Phiếu tự điều tra bản thân.
- Giấy màu xanh - đỏ cho mỗi HS.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Hát
2. Kiểm tra:
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học hôm trước.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài, ghi bảng.
* HĐ 2: Tìm hiểu thông tin.
- GV tổ chức cho HS cả lớp cùng tìm hiểu thông tin về anh Trần Bảo Đồng.
- Gọi 1 HS đọc thông tin trang 9 SGK.
- Lần lượt nêu các câu hỏi sau và yêu cầu HS trả lời.
+ Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và trong học tập?
+ Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào?
+ Em học được điều gì từ tấm gương của anh Trần Bảo Đồng?
- GV nhận xét các câu trả lời của HS.
- GV kết luận: Dù khó khăn nhưng Đồng đã biết cách sắp xếp thời gian hợp lý, có phương pháp học tốt nên anh đã vừa giúp đỡ được gia đình vừa học giỏi.
* HĐ 3: Thế nào là cố gắng vượt qua khó khăn
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy ghi 1 trong các tình huống sau, yêu cầu các em thảo luận để giải quyết tình huống.
1) Năm nay lên lớp 5 nên AHoa và Phan Răng phải xuống tận dưới trường huyện học. Đường từ bản đến trường huyện rất xa phải qua đèo, qua núi. Theo em AHoa và Phan Răng có thể có những c ... học này, HS:
- Biết thống kê theo hàng (bài tập 1) và thống kê bằng cách lập bảng (bài tập 2) để trình bày kết quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ.
- Học sinh khá giỏi nêu được tác dụng của bảng thống kê kết quả học tập của cả tổ.
- KNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin; hợp tác; thuyết trình.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu ghi sẵ bảng thống kê (bảng lớp).
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi 2 HS lên bảng thống kê số học sinh trong từng tổ của lớp (tuần 2).
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
* HĐ 1: Giới thiệu bài.
- GV nêu nội dung bài học.
* HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập.
. Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn: Đây chỉ là thống kê kết quả học tập trong tháng nên không cần lập bảng, chỉ viết theo hàng ngang.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS dán bảng, nhận xét.
- Gọi HS dưới lớp đọc bài.
- Em có nhận xét gì về kết quả học tập của mình?
- Em vừa thống kê kết quả học tập của mình theo cách nào?
. Bài tập 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Em sẽ lập bảng thống kê như thế nào?.
- Gợi ý: Kẻ bảng...
- Yêu cầu HS làm bài theo tổ (bảng nhóm).
- Gọi các tổ dán bài nhận xét.
+ Em có nhận xét gì về kết quả học tập của các tổ 2, 3?
+ Trong tổ 2, 3 bạn nào tiến bộ nhất?
- Gọi HS đọc.
- Bảng kê trên có tác dụng gì?.
4. Củng cố, dặn dò:
- Có mấy cách trình bày thống kê số liệu?
- Bảng thống kê có tác dụng gì?
- Nhận xét giờ học, dặn dò.
- 2 HS đọc bài.
- Cùng GV nhận xét, bổ sung (nếu có).
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 2 em đọc yêu cầu.
- HS tự suy nghĩ làm bài, 1em làm bảng.
VD: Mạc Thị Hoa tổ 1:
a) Điểm dưới 5 : 0
b) Số điểm từ 5 đến 6: 0
c) Số điểm từ 7 đến 8: 2
d) Số điểm từ 9 đến 10: 15
- HS nối tiếp đọc bài.
- HS tự nêu nhận xét.
- Cách nêu số liệu.
- 2 HS nêu.
- HS nêu các cách.
+ Bảng thống kê kết qủa học tập tháng 9 tổ 3.
stt
Họ tên
Số điểm
0-4
5-6
7-8
9-10
- 2 em một trong tổ, 1 ngoài tổ nhận xét.
- HS dựa vào bảng thống kê trả lời.
- 1 - 2 em đọc bảng thống kê.
- .... cho biết kết qủa học tập của nhóm mình.
- Nêu ý kiến cá nhan
 Thứ sáu ngày 04 tháng 10 năm 2013
Môn: TOÁN
Tiết 25 Bài: MI-LI-MÉT VUÔNG. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông. Biết quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông.
- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2a (cột 1), bài 3.
- KNS: Rèn cho HS tính cẩn thận khi tính toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm như trong SGK.
- Kẻ sẵn bảng cột như trong SGK nhưng chưa ghi số liệu.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Hát
2. Kiểm tra:
- Gọi HS chữa bài 4 SGK.
+ Hãy nêu các tên đơn vị đo trong bảng đơn vị đo độ dài?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài
- GV giới thiệu nội dung bài học.
* HĐ 2: Giới thiệu đơn vị đo diện tích đề-ca-mét vuông.
a) Hình thành biểu tượng về mi-li-mét vuông.
- Yêu cầu HS nêu tên các đơn vị đo diện tích đã học.
- GV trong thực tế, hay trong khoa học, nhiều khi chúng ta phải dùng những đơn vị đo rất bé mà dùng các đơn vị đo chúng ta đã học không đo được, vì vậy người ta dùng đơn vị nhỏ hơn là mi-li-mét.
- GV treo hình minh hoạ như trong SGK và yêu cầu HS hãy tính diện tích hình vuông có cạnh dài 1mm.
+ Dựa và đơn vị đo em đã học, em hãy cho biết mi-li-mét vuông là gì?
+ Dựa và các kí hiệu của đơn vị đo diện tích em hãy nêu các kí hiệu và cách đọc của mi-li-mét vuông.
b) Tìm mối quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng - ti-mét vuông.
- GV yêu cầu HS quan sát tiếp hình minh hoạ, sau đó yêu cầu HS tính diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm.
+ Diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm gấp bao nhiêu lần diện tích hình vuông có cạnh 1mm?
+ Vậy 1cm2 bằng bao nhiêu mm2?
+ Vậy 1mm2 bằng bao nhiêu phần của cm2?
* HĐ 3: Bảng đơn vị đo diện tích.
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS nêu tên đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn?
- GV viết vào bảng đơn vị đo diện tích.
+ 1 mét vuông bằng bao nhiêu đề -xi-mét vuông?
+ 1 mét vuông bằng mấy phần của đề-ca-mét vuông?
- GV viết vàocột mét:
 1m2 = 100dm2 = dam2
- 2 HS lên bảng.
- HS nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Các đơn vị: cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2.
- HS quan sát.
- Diện tích hình vuông có cạnh 1mm là: 1mm x 1mm = 1 mm2
- Mi-li-mét vuông là đơn vị đo diện tích của hình vuông có cạnh dài là 1mm.
- Học sinh nêu: mm2
- 1cm x 1cm = 1cm2
- Gấp 100 lần.
- 1cm2= 100mm2
- 1mm2 = cm2
- HS nêu.
- 1m2 = 100dm2
- 1m2 = dam2
Lớn hơn mét vuông
Mét vuông
Bé hơn mét vuông
km2
hm2
dam2
m2
dm2
cm2
mm2
1km2
=100hm2
1hm2
=100dam2
=km2
1dam2
=100m2
= hm2
1m2
=100dm2
=dam2
1dm2
=100cm2
=m2
1cm2
=100mm2
=dm2
1mm2
=cm2
- GV kiểm tra bảng đơn vị đo diện tích trên bản rồi hỏi:
+ Mỗi đơn vị đo diện tích gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền với nó?
+ Mỗi đơn vị đo diện tích bằng bao nhiêu phần đơn vị lớn hơn tiếp liền với nó?
+ Vậy hai đơn vị đo diện tích liền kề thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
* HĐ 4: Luyện tập 
. Bài 1/28: 
- GV viết số đo bất kì lên bảng cho HS đọc.
- GV đọc các số đo diện tích cho HS viết sau đó yêu cầu HS xắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn hoặc từ lớn đến bé.
. Bài 2/28: Ý b khuyến khích HSKG
- Yêu cầu HS đọc.
+ Hãy đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé.
Hướng dẫn: biết mỗi đơn vị diện tích tương ứng với 2 chữ số trong số đo diện tích. Khi đổi từ hm2 sang m2 ta lần lướt đọc tên các đơn vị đo diện tích trong bảng mỗi lần đọc viết thêm 2 chữ số 0 vào sau số đo đã cho.
+ Tương tự đổi từ nhỏ sang lớn: Bớt 2 chữ số 0 sau mỗi lần đọc tên đơn vị đo.
- Yêu cầu HS làm bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- Tóm lược nội dung bài.
- Dặn dò về nhà.
- Nhận xét tiết học.
- Gấp 100 lần đơn vị liền kề nó.
- Bằng đơn vị lớn hơn liền kề.
- Hơn kém nhau 100 lần.
- HS nghe GV đọc và ghi lại.
- 2 HS lên bảng.
- HS sắp xếp vào vở nháp, 2 HS lên bảng.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS theo dõi
- HS làm bài theo nhóm: 
 a) 5 cm2 = 500 mm2 
 1 m2 = 100 cm2 
 12 km2 = 1200 hm2 
 5 m2 = 50000cm2
 1 hm2 = 10 000 m2 
 12 m29cm2 = 1209 cm2
 7 hm2 = 70000 m2 
 37dam224 m2 = 3724 m2
 b) 800 mm2 = 8 cm2 
 3400 dm2 = 34 m2
 12000 hm2 = 120 km2 
 90 000 m2 = 9 hm2 
 150 cm2 = 1dm250 cm2
 2010 m2 = 20dam2 10 m2
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 10 Bài: TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
- Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu); nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi.
- KNS: Lắng nghe tích cực; tự nhận thức bản thân; 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ ghi lỗi về chính tả, cách dùng từ, diễn đạt cần chữa chung cho cả lớp.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết
2. Kiểm tra:
- Chấm điểm bảng thống kê kết quả học tập ở các tổ của 5 học sinh.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài
- GV giới thiệu nội dung bài học.
* HĐ 2: Nhận xét chung về bài làm của HS.
a) Nhận xét chung:
- Ưu điểm: 32/32 em chọn đề tài phù hợp ý thích, xác định đúng yêu cầu để miêu tả, viết được bài văn đúng bố cục, diễn đạt câu ý tương đối trọn vẹn. Sáng tạo khi miêu tả.
- Nhược điểm: Nhiều bài chưa thể hiện rõ 3 phần, câu diễn đạt lủng củng chưa được, sai chính tả.
- GV dán bảng phụ ghi lỗi câu, từ của HS.
b) Trả bài cho HS.
* HĐ 3: Hướng dẫn chữa bài.
- HS tự điều chỉnh câu, từ, chữa lỗi trong bài.
- GV giúp đỡ HS yếu.
* HĐ 4: Học tập đoạn văn hay, bài văn tốt.
- Gọi một số HS đọc đoạn văn hay trong những bài đạt điểm cao cho HS nghe.
* HĐ 5: Hướng dẫn viết lại đoạn văn.
- Gợi ý viết lại đoạn văn.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.
- Nhận xét tuyên dương. 
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò đọc và có thể viết lại bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Hợp tác cùng GV.
- Cùng GV nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS đọc và sửa lỗi.
- Thực hiện cá nhân.
- HS thảo luận theo cặp, sửa bài cho nhau.
- HS đọc, lớp nghe.
- Lắng nghe, thực hiện.
 SINH HOẠT LỚP TẬP THỂ
TUẦN 5
I. Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
- HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: 
- Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp trưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. Nội dung sinh hoạt lớp:
1. Nhận xét tình hình lớp trong tuần 5. 
a) Nhóm trưởng báo cáo tình hình hoạt động của nhóm trong tuần.
b) GV nhận xét tình hình hoạt động trong tuần qua:
* Ưu điểm: 
- Đi học đều, đứng giờ, sinh hoạt 15 phút đầu giờ đúng lịch, bước đầu mặc đồng phục đúng quy định.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Học và làm bài trước khi đến lớp, trong giờ học hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài.
- Chăm ngoan, đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
* Tồn tại:
- Một số em còn đi học muộn. Trong giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ chưa nghiêm túc, mặc đồng phục chưa gọn gàng.
- Vệ sinh chung chưa sạch, chưa đảm bảo vệ sinh cá nhân.
- Về nhà nhiều em không chịu học thuộc bài ở nhà, không làm bài tập trước khi đến lớp, quên đồ dùng, trong giờ học còn nói chuyện riêng và làm việc riêng, 
2. Kế hoạch hoạt động trong tuần tới:
1. Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì sĩ số, nề nếp ra vào lớp; đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
2. Học tập:
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 6.
- Tích cực tự ôn tập kiến thức đã học; chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
- Nhóm trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường.
- Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS.
3. Đạo đức:
- Thực hiện tốt việc đi thưa, về trình; đi đến nơi về đến chốn.
- Tuyệt đối không nói tục, chửi thề ở trong trường và ngoài xã hội.
- Bạn bè phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau; không nên gây gỗ hoặc đánh nhau.
4. Vệ sinh:
- Thực hiện vệ sinh trong và ngoài lớp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
5. Hoạt động khác:
- Nhắc nhở HS tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 5.doc