Bài soạn lớp 5 - Tuần 6 năm 2013

Bài soạn lớp 5 - Tuần 6 năm 2013

I. Mục tiêu:

Ở tiết học này, HS:

- Biết đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.

- Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- KNS: Tự nhận thức; tìm kiếm thông tin; thuyết trình; Đoàn kết và biết giúp đỡ những HS dân tộc ít người;

II. Đồ dùng dạy - học:

- GV: Tranh minh họa bài văn trong sách giáo khoa.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 28 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 1175Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 6 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 07 tháng 10 năm 2013
Môn: TAÄP ÑOÏC
Tiết 11 Bài: SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PAC-THAI
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
- Biết đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
- Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- KNS: Tự nhận thức; tìm kiếm thông tin; thuyết trình; Đoàn kết và biết giúp đỡ những HS dân tộc ít người; 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- GV: Tranh minh họa bài văn trong sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Hát đầu giờ.
2. Kiểm tra: 
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng khổ thơ 3 - 4, và trả lời câu hỏi: 
+ Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mỹ ? 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài học, ghi bảng.
* HĐ 2: Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc toàn bài 1 lần.
- Chia bài thành 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến tên gọi a-pác-thai.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến dân chủ nào.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn ( 2 lượt ).
+ Lần 1: Đọc từ khó: a-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la.
+ Lần 2: Đọc chú giải trong SGK.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc lại bài lần 2.
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần. 
* HĐ 3: Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1: Từ đầu .dân chủ nào, trả lời câu hỏi:
+ Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào?
+ Ý đoạn 1 cho ta biết điều gì ?
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 2.
+ Người dân Nam Phi đã làm gì để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
+ Kết quả như thế nào?
+ Hãy giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới?
+ Ý đoạn 2 cho ta biết điều gì? 
- Nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng của những người da màu.
* HĐ 4: Luyện đọc diễn cảm.
- GV yêu cầu HS đọc từng đoạn.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3: 
+ GV đọc mẫu.
+ Gọi 1 HS đọc.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức thi đọc diễn cảm.
+ Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát tập thể.
- 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Cùng GV nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc bài.
- HS đánh dấu đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Theo dõi, đọc thầm theo.
- 1 HS đọ, cả lớp theo dõi.
+ Người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu; bị trả lương thấp; phải sống, chữa bệnh, làm việc ở những khu riêng; không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào 
+ Ý 1: Cuộc sống bất công của người da đen dưới chế độ a-pác-thai
- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.
+ Người da đen ở Nam Phi đã đứng lên đòi bình đẳng.
+ Cuộc đấu tranh của họ đã giành thắng lợi.
+ Nen-xơn Man-đê-la là một luật sư da đen sinh năm 1918, bị nhà cầm quyền Nam Phi xử tù chung thân năm 1964 vì đấu tranh chống chế độ a-pác-thai Sau 27 năm bị giam cầm đã được trả tự do năm 1990, được bầu làm Tổng thống năm 1994, sau khi chế độ a-pác-thai bị xóa bỏ; ông đã được giải thưởng Nô-ben về hòa bình năm 1993.
+ Ý 2: Cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng của người da màu.
- HS nhắc lại.
- HS đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn.
-1 HS đọc.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- Cùng GV nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: Toán
Tiết 26 Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải bài 
toán có liên quan.
- Bài tập cần làm: Bài 1 a(2 số đo đầu); bài 1b (2 số đo đầu); bài 2; bài 3 (cột 1); bài 4.
- KNS: Tư duy sáng tạo, ra quyết định, tư duy logic; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng nhóm; SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi HS chữa bài: 2,4 sgk.
+ Hai đơn vị đo diện tích liền kề hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu nội dung bài học.
* HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập.
. Bài 1/28:
- GV viết lên bảng phép đổi mẫu:
6m235dm2 = ....m2 và yêu cầu HS tìm cách đổi.
- GV giảng lại cách đổi cho HS, sau đó yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
. Bài 2/28:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
+ Đáp án nào là đáp án đúng?
- GV yêu cầu HS giải thích vì sao đáp án B là đúng.
. Bài 3/29: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- Để so sánh các số đo diện tích, em làm thế nào? 
. Bài 4/29: 
- Gọi HS đọc bài toán. 
- Chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu các nhóm làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nêu mối quan hệ 2 đơn vị đo diện tích liền kề? Mỗi đơn vị diện tích ứng với mấy chữ số?
- Dặn dò về nhà.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS chữa bài.
- 2 HS nêu.
- Cùng GV nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- HS trao đổi và nêu cách làm.
6m235dm2 = 6m2 +m2 = 6m2
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở:
8m227dm2 = 8m2 +m2 = 8m2
16m29dm2=16m2 +m2 = 16m2
26dm2 = m2
- HS thực hiện phép tính
- HS trả lời: Đáp án B là đúng.
- HS giải thích.
- 1 HS đọc.
- HS làm bài.
 2dm27cm2 = 207cm2
 300mm2 > 2cm289mm2
 3m248dm2 < 4m2
 61km2 > 610hm2
- HS nêu ý kiến cá nhân.
- 2 HS đọc bài toán.
- Các nhóm thảo luận làm bài:
Bài giải
 Diện tích một viên gạch là:
40 x 40 = 1600 ( cm2)
 Diện tích của căn phòng là:
 1600 x 150 = 240000 ( cm2 )
 240000 cm2 = 24 m2
 Đáp số: 24 m2
- Mỗi đơn vị đo diện tích ứng với 2 chữ số.
- Học và chuẩn bị bài sau.
Môn: KHOA HỌC
Tiết 11 Bài: DÙNG THUỐC AN TOÀN
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
- Nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn.
+ Xác định khi nào thì nên dùng thuốc.
+ Nêu những điểm cần chú ý khi dùng đúng thuốc và khi mua thuốc.
- KNS: Tự phản ánh kinh nghiệm bản thân; xử lí thông tin; phân tích; 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Sưu tầm một số vỏ đựng và bản hướng dẫn sử dụng.
- Hình trang 24, 25 (SGK).
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết
2. Kiểm tra:
- Em sẽ nói gì với các chất gây nghiện như ma tuý, thuốc lá, rượu...vì sao?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu nội dung bài học.
* HĐ 2: Làm việc theo cặp.
+ Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Yêu cầu các HS đọc các thông tin ở SGK để hỏi và trả lời.
+ Bước 2: Báo cáo kết quả
- Em đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong trường hợp nào?
- Gọi một số cặp lên bảng hỏi và trả lời câu hỏi ở SGK.
- Kết luận: Khi bị bệnh chúng ta cần dùng thuốc để chữa trị. Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc không đúng có thể làm bệnh nặng hơn, thậm chí có thể gây chết người.
* HĐ 3: Làm bài tập SGK.
+ Bước 1: Yêu cầu HS làm bài tập 24 SGK.
+ Bước 2: Yêu cầu HS nêu kết quả.
- Nhận xét.
- Kết luận: Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết dùng thuốc đúng cách và đúng liều lượng. Cần dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Khi mua thuốc cần đọc kĩ hướng dẫn.
- Giới thiệu một số vỏ đựng và bản hướng dẫn sử dụng gọi HS đọc - giới thiệu.
* HĐ 4: “Ai nhanh, ai đúng”
+ Bước 1: Hướng dẫn chơi
- Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm đặt một bảng con trước mặt để ghi đáp án.
- Cử một HS làm quản trò, 3 BGK.
+ Bước 2: Tổ chức chơi
- Quản trò đọc câu hỏi với các đáp án (Câu hỏi SGV - 56).
- Nhận xét, tổng kết đội thắng
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- Dặn dò về nhà.
- Nhận xét giờ học.
- 2,3 em trả lời
- Cùng GV nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- HS về cặp trao đổi, trả lời từng câu hỏi.
- HS nối tiếp trả lời.
- 3- 4 cặp lên bàng hỏi đáp, HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- HS làm bài cá nhân.
- Đáp án: 1- d, 2- c, 3- a, 4- b.
- 2-3 em đọc và giới thiệu.
- HS về nhóm, thực hiện yêu cầu.
- Các nhóm trả lời ghi nhanh đáp án ra bảng nhóm nào nhanh sẽ thắng.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 6 Bài: CÓ CHÍ THÌ NÊN
(tiết 2)
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
- Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.
- HS khá giỏi: Xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn.
- KNS: Tư duy phê phán; đặt mục tiêu; trình bày suy nghĩ ý tưởng.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu bài tập cho mỗi nhóm.
- Bảng phụ.
- Giấy màu xanh - đỏ cho mỗi học sinh.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết
2. Kiểm tra:
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học hôm trước.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài, ghi bảng.
* HĐ 2: Gương sáng noi theo.
- GV tổ chức hoạt động cả lớp.
- Yêu cầu HS kể một số tấm gương vượt khó trong cuộc sống và học tập ở xung quanh hoặc HS biết qua báo chí, truyền hình.
+ Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đó đã làm gì?
+ Thế nào là vượt khó trong cuộc sống và học tập?
+ Vượt khó trong cuộc sống và học tập sẽ giúp ta điều gì?
- GV kể cho HS nghe một câu chuyện về một tấm gương vượt khó.
- GV kết luận: Các bạn đã biết khắc phục những khó khăn của mình và không ngừng vươn lên. Cô mong rằng đó là những tấm gương sáng để các em noi theo.
* HĐ 3: Lá lành đùm lá rách.
- GV tổ chức hoạt động theo nhóm.
+ Yêu cầu HS mỗi nhóm đưa ra những thuận lợi và khó khăn của minh.
+ Cả nhóm thảo luận, liệt kê các việc có thể giúp được bạn (trong nhóm) có nhiều khó khăn nhất về vật chất và tinh thần.
- GV tổ chức hoạt động cả lớp.
+ GV yêu cầu đại diện n ... ̀ng cách...
- Liên hệ: Gia đình em đã làm gì để phòng bệnh sốt rét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Thực hành ngủ màn và phòng tránh muỗi đốt, diệt lăng quăng, bọ gậy
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng trả lời.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- HS làm việc theo cặp.
+ Mỗi ngày lại xuất hiện 1cơn sốt, mỗi cơn sốt có 3 giai đoạn..
+ Gây thiếu máu, bệnh nặng có thể chết người.
+ Do một số loại kí sinh trùng gây ra.
+ Muỗi A-nô-phen hút máu người bệnh trong đó có kí sinh trùng.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- HS về nhóm 4, nhóm trưởng điều khiển bạn trả lời.
+ ...nơi tối tăm, ẩm thấp...
+ Vào buổi tối, ban đêm.
+ Phun thuốc trừ muỗi, dọn vệ sinh...
+ Chôn kín rác thải, dọn vệ sinh...
+ Ngủ màn, mặc quần dài, áo dài tay vào buổi tối...
- Các nhóm trả lời.
- HS nghe, ghi nhớ.
- HS liên hệ thực tế.
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 11 Bài: LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
- Biết cách viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lí do, nguyện vọng rõ ràng.
- KNS: Ra quyết định; thể hiện sự cảm thông; 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ viết sẵn quy định trình bày đơn.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Thu và chấm lại 3 vở HS phải viết lại bài văn tả cảnh.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài.
- Hãy kể những mẫu đơn đã học?
* HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập.
. Bài tập 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu + đọc bài văn.
- Hãy nêu ý chính của từng đoạn?
- Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả nào?
- Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nối đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam?
- Ở địa phương em có những người bị nhiễm chất độc màu da cam không? Cuộc sống của họ ra sao?
- Em đã từng biết hoặc tham gia phong trào nào để giúp đỡ hay ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam?
. Bài tập 2:
- Em hãy đọc lên đơn em sẽ viết?
- Mục “nơi nhận đơn” em viết những gì?
- Phần lí do viết đơn em viết những gì?.
- GV treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn.
- Yêu cầu HS viết đơn.
- Lưu ý: Phần lí do viết đơn là trọng tâm em cần chú ý nêu bật được phần này.
- Gọi 5 HS đọc đơn đã hoàn thành.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét tiết học.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Đơn xin phép nghỉ học, đơn xin cấp thẻ đọc sách, đơn xin gia nhập đôi TNTPHCM.
- 2- 3 em đọc.
- Đoạn 1: Những chất độc Mỹ đã rải xuống Miền Nam.
- Đoạn 2: Bom đạn và thuốc diệt cỏ đã tàn phá môi trường.
- Đoạn 3: Hậu quả mà chất độc màu da cam đã gây ra cho con người.
+.... phá huỷ hơn 2 triệu héc ta rừng, làm xói mòn và khô cằn đất, diệt muông thú, gây ra những bệnh nguy hiểm cho con người.
+... động viên giúp đỡ họ cả về mặt tinh thần lẫn vật chất.
- HS liên hệ trả lời.
- HS kể.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- HS nêu VD: Kính gửi ban chấp hành hội chữ thập đỏ trường....
- HS nêu...
- HS quan sát.
- HS tập viết đơn theo mẫu.
- 5 em đọc, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe, thực hiện.
 Thứ sáu ngày 11 tháng 10 năm 2013
Môn: TOÁN
Tiết 30 Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
- Biết so sánh các phân số, tính giá trị biểu thức với phân số.
- Giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Bài tập cần làm: Bài tập 1, bài 2 (a, d); bài 4.
- KNS: Rèn tính cẩn thận khi làm toán; hợp tác; quản lí thời gian; 
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK; bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Hát đầu giờ.
2. Kiểm tra:
- Gọi HS chữa bài 1,2.
- Nhận xét, cho điểm, củng cố kiến thức.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài, ghi bảng.
* HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
. Bài 1/31:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
+ Em làm thế nào để sắp xếp được các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn?
+ Nêu cách so sánh các phân số cùng mẫu, khác mẫu?
. Bài 2/31: Ý b,c khuyến khích HSKG. 
- Gọi HS nêu yêu cầu và tự làm bài.
- Gọi 4 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
. Bài 3/32: Khuyến khích HSKG.
- Gọi HS đọc đề toán, yêu cầu HS tự làm bài
- Nhận xét, chữa bài.
. Bài 4/32: Khuyến khích HSKG
- Gọi HS đọc đề toán, tóm tắt.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm (5 nhóm).
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
4. Củng cố, dặn dò:
- GV tóm lược nội dung luyện tập.
- Dặn dò về nhà.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS làm.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc.
- HS làm bài, 2 HS lên bảng làm:
a) 
b) QĐMS các phân số ta có:
giữ nguyên vì nên
- HS trả lời.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp làm bài.
- HS làm bài.
a) + + = + + = = 
b) 
c) 
d) 
- 1 HS đọc, lớp làm bài, 1 HS lên bảng làm
- Nhận xét, chữa bài
 Bài giải
 5 ha= 50000m2
 Diện tích của hồ nước là:
 50000 : 10 x 3 = 15000 (m2 )
 Đáp số: 150000m2
- 2 HS đọc bài toán.
- HS làm bài theo nhóm.
Bài giải
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
 4 - 1 = 3 ( phần )
 Tuổi con là: 
 30 : 3 = 10 ( tuổi )
 Tuổi của bố là:
10 + 30 = 40 ( tuổi )
 Đáp số: Con: 10 tuổi 
 Bố: 40 tuổi
- Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Học bài, chuẩn bị bài sau.
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 12 Bài: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu: 
Ở tiết học này, HS:
- Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích (bài tập 1).
- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước (bài tập 2).
- KNS: tìm kiếm thông tin; giao tiếp; trình bày; ...
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV, HS sưu tầm ảnh minh hoạ cảnh sông nước.
- Giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Thu chấm 2-3 bài tập đơn xin gia nhập....
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài, ghi bảng.
* HĐ 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
. Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và đọc đoạn văn.
a) Yêu cầu HS đọc thầm theo cặp trả lời:
- Trao đổi cả lớp, GV ghi nhanh ý.
+ Nhà văn Vũ Tú Nam đã miêu tả cảnh sông nước nào?
+ Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
+ Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào thời điểm nào?
+ Tác giả đã sử dụng những màu sắc nào để miêu tả?
+ Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào?
+ Theo em liên tưởng là gì?
- GV: Trong miêu tả, nghệ thuật liên tưởng được sử dụng rất hiệu quả...
b) Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi.
+ Nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả cảnh sông nước nào?
+ Con kênh được quan sát ở những thời điểm nào trong ngày?
+ Tác giả nhận ra đặc điểm con sông chủ yếu bằng các giác quan nào?
+ Tác giả miêu tả những đặc điểm nào của con kênh?
+ Việc tác giả sử dụng nghệ thuật liên tưỏng để miêu tả con kênh có tác dụng gì?.
- GV: Tác giả sử dụng liên tưởng bằng từ ngữ: đỏ lửa, thơm phớt màu đào... làm cho người đọc hình dung hình ảnh con kênh sinh động...
. Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Hướng dẫn lập dàn ý.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS nêu bài, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố bài.
- Dặn dò: Hoàn thành dàn ý, chuản bị cho tiết học sau.
- GV nhận xét giờ học.
- 2 - 3 em mang vở lên bảng kiểm tra.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 2 em đọc.
- HS trao đổi theo cặp trả lời.
+ Cảnh biển.
+ Tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển, theo sắc màu của trời mây.
+ Tác giả đã tả bầu trời và mặt biển khi: bầu trời xanh thẳm, rải mây trắng nhạt...
+ Xanh thẳm, thẳm xanh, trắng nhạt...
+....đến sự thay đổi tâm trạng của con người. “ biển như một con....gắt gỏng”.
+ Là từ hình ảnh này đến hình ảnh khác.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- HS thảo luận nhóm làm bài, 1 nhóm làm ở bảng phụ, 1 nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
+ Miêu tả con kênh.
+ Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn
+ Thị giác.
+ ... ánh nắng chiếu xuống....bốn phía chân trời trống hếch, trống hoác...
+.... cho người đọc hình dung được con kênh mặt trời làm cho nó sinh động hơn.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- 2 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm vào vở, 2 em làm vào bảng phụ.
- Lắng nghe, thực hiện.
SINH HOẠT LỚP - TUẦN 6
I. Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động trong tuần 6, đề ra kế hoạch tuần 7.
- HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: 
- Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; CTHĐTQ tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. Nội dung sinh hoạt lớp:
1. Nhận xét tình hình lớp trong tuần 6. 
- Tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi trong tổ
- GV tổng kết chung: 
+ Nền nếp: Đi học chuyên cần, đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ, cần chú ý thêm khăn quàng, áo quần gọn gàng hơn.
+ Đạo đức: Đa số các em ngoan, không có hiện tượng nói tục, chửi thề, đánh nhau, biết giúp đỡ các bạn yếu.
+ Học tập: Có cố gắng trong học tập, đã có sự chuẩn bị bài, làm bài tập.
+ Đội tham gia sinh hoạt Đội đúng thời gian, đầy đủ 
2. Phương hướng tuần 7: 
- Đi học chuyên cần, đúng giờ. Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- Thường xuyên biết giúp đỡ bạn yếu. Chú ý vệ sinh cá nhân khi đến lớp.
- Tích cực tham gia mọi phong trào trường, lớp, Đội.
- Hưởng ứng tốt phong trào thi đua dành nhiều hoa điểm 10.
- Tích cực hưởng ứng phong trào ủng hộ quỹ vì bạn nghèo.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUÀN 6.doc