Bài soạn lớp 5 - Tuần 8 đến tuần 14

Bài soạn lớp 5 - Tuần 8 đến tuần 14

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

2.Kĩ năng:

3.Thái độ:

- Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tươi đẹp hơn.

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng nhịp thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ vê một tương lai tốt đẹp.

- Giáo dục ý thức tự giác, tích cực luyện đọc cho học sinh.

- Nhận biết: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.

- Làm được các bài tập có liên quan.

- Có ý thức tự giác tích cực học tập.

 

doc 254 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1194Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 8 đến tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012
Nhóm trình độ: 4
Nhóm trình độ: 5
Tiết 2
Tập đọc
Toán
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
2.Kĩ năng:
3.Thái độ:
- Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tươi đẹp hơn.
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng nhịp thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ vê một tương lai tốt đẹp.
- Giáo dục ý thức tự giác, tích cực luyện đọc cho học sinh.
- Nhận biết: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
- Làm được các bài tập có liên quan.
- Có ý thức tự giác tích cực học tập. 
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh, bảng phụ.
- Phiếu BT.
III.Các hoạt động dạy - học: 
- Ổn định lớp.
- GV: Kiểm tra HS đọc bài ở vương quốc tương lai và trả lời câu hỏi về nội dung bài. Nhận xét, giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. Sau đó giao việc.
- HS: 1 em đọc bài, lớp đọc thầm SGK.
- GV: Yêu cầu HS đọc nối tiếp.
- HS: Đọc nối tiếp lần 1.
- GV: Kết hợp sửa lỗi phát âm các từ khó cho HS.
- HS: Đọc nối tiếp lần 2.
- GV: Kết hợp giải nghĩa từ mới, HD đọc câu khó. Giao việc.
- HS: Luyện đọc theo cặp. Đại diện 2 cặp thi đọc.
- GV: Đọc diễn cảm toàn bài và hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
- HS: Tìm hiểu nội dung bài (Trả lời các câu hỏi 1,2,3, 4 SGK)
*Ước muốn của bạn nhỏ rất tha thiết...
*Cây mau lớn để cho quả. Trẻ em thành người lớn ngay. Trái đất không còn bom đạn...
- GV: Nhận xét, chốt lại ND bài. (Bảng phụ)
- HS: Nhắc lại ND bài.
- GV: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ. 
- HS: Nối tiếp nhau đọc lại bài thơ, đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
- GV: Nhận xét, cho điểm. Sau đó nhắc lại bài, nhận xét tiết học, nhắc HS đọc lại bài, xem trước bài sau.
- HS: NT tự kiểm tra BT đã làm ở nhà rồi báo cáo GV.
- GV: Nhận xét, sau đó giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. Sau đó hướng dẫn HS tự giải quyết cách chuyển đổi trong các ví dụ của bài học để nhận ra rằng.
 0,9 = 0,90	 0,90 = 0,900
 0,90 = 0,9	 0,900 = 0,90
- HS: Quan sát ví dụ và tự rút ra nhận xét. HS đọc kết luận SGK.
- GV: Hướng dẫn làm tập 1.
- HS: 2 em lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
a) 7,800 = 7,8 ; 64,9000 = 64,9
 3,0400 = 3,04
b) 2001,300 = 2001,3 ; 35,020 = 35,02
 100,0100 = 100,01
- GV: Nhận xét, chữa bài.
- HS: Đọc yêu cầu BT2.
- GV: Hướng dẫn và yêu cầu HS làm bài.
- HS: 2 em làm bài trên phiếu, lớp làm vào vở.
a) 5,612; 17,200; 480,590
b) 24,500; 80,010; 14,678
- GV: Nhận xét, chũa bài. 
- HS: Đọc nội dung BT 3 (Dành cho HS khá, giỏi)
- GV: HD và yêu cầu HS làm bài.
- HS: Thảo luận, nêu kết quả miệng. Kết quả: Bạn Hùng viết sai
- GV: Nhận xét, chữa bài.
- HS: Xem lại bài, chữa bài nếu sai.
- GV: Nhận xét tiết học, giao bài về nhà cho HS. 
Nhóm trình độ: 4
Nhóm trình độ: 5
Tiết 4
Toán
Tập đọc
LUYỆN TẬP
KÌ DIỆU RỪNG XANH
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
2.Kĩ năng:
3.Thái độ:
- Biết tính tổng các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ; tính chu vi hình chữ nhật; giải bài toán có lời văn
- Giáo dục học sinh. có ý thức tự giác, tích cực .
- Biết cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
- HS có ý thức tự giác luyện đọc.
II.Đồ dùng dạy học:
- Phiếu BT.
- Tranh, bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy - học: 
- Ổn định lớp.
- HS: NT tự kiểm tra bài tập đã làm ở nhà rồi báo cáo giáo viên.
- GV: Nhận xét sự chuẩn bị bài cũ của HS. Giới thiệu bài học, ghi đầu bài lên bảng. Sau đó HD học sinh làm BT 1.Đặt tính rồi tính tổng.
- HS: 2 em lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
Kết quả: a) 7289 ; 5078
 b) 49672 ; 123879
- GV: Nhận xét, chữa bài. 
- HS: Đọc yêu cầu BT 2. Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- GV: HD và yêu cầu HS làm bài. 
- HS làm bài trên phiếu theo nhóm.
- GV: Nhận xét, chữa bài.
a) (96 + 4) + 78 = 100 + 78 = 178
 67 + (21 + 79) = 67 + 100 = 167
b) 798 + (285 + 15) = 798 + 300 
 = 1098
 (448 + 52) + 594 = 500 + 549
 = 1049
- HS: Đọc yêu cầu BT 3. (Dành cho HS khá giỏi).
- GV: Yêu cầu HS làm bài.
- HS: 2 em lên bảng làm, lớp làm vào vở.
a) x – 306 = 504 
 x = 504 + 306
 x = 810
b) x + 254 = 680
 x = 680 – 254
 x = 426
- GV: Nhận xét, chữa bài, HD làm BT 4.
- HS: 1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở.
 Bài giải
a) Sau hai năm số dân của xã đó tăng là:
 79 + 71 =150 ( người )
b) Sau hai năm số dân của xã đó có là:
 5256 + 150 =5406 ( người )
 Đáp số: a) 150 người
 b) 5406 người.
- GV: Chấm, nhận xét chữa bài. Sau đó nhận xét tiết học, giao bài về nhà cho HS.
- GV: Kiểm tra HS đọc thuộc lòng bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà và trả lời câu hỏi về nội dung bài. Sau đó giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. Giao việc cho HS.
- HS: 1 em đọc bài, lớp đọc thầm chia đoạn (3 đoạn)
- GV: Yêu cầu HS đọc nối tiếp.
- HS: Đọc nối tiếp lần 1 kết sửa lỗi phát âm.
- GV: Cho HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ mới. 
- HS: Luyện đọc theo cặp. Đại diện 2 cặp thi đọc.
- GV: Đọc mẫu toàn bài và hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
- HS: Tìm hiểu nội dung bài (Trả lời các câu hỏi 1,2,3, 4 SGK)
 Đại diện nhóm báo cáo kết quả các nhóm cùng nhận xét bổ sung.
+ Tác giả thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm...
+ Sự xuất hiện thoắt ẩn ,thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh rừng trở nên sống động đầy những điểu bất ngờ và kì thú.
+ Rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi...
+ Vẻ đẹp của khu rừng được tác giả miêu tả thật kì diệu.
- GV: Chốt lại nội dung bài (Bảng phụ)
- HS: Nhắc lại ND bài.
- GV: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2. 
- HS: Luyện đọc diễn cảm theo nhóm. 1 số HS thi đọc diễn cảm.
- GV: Nhận xét, ghi điểm. 
- HS: nhắc lại ND bài.
- GV: Nhận xét tiết học, Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài, xem trước bài sau.
Nhóm trình độ: 4
Nhóm trình độ: 5
Tiết 5
Đạo đức
Lịch sử
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (Tiết 2)
XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
2.Kĩ năng:
3.Thái độ:
- Nhận thức được cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần tiết kiệm tiền của.
- Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
- Có ý thức giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
- Thấy được mục đích, ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh .
- Biết phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 – 1931.
- Nêu được ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh.
- Tự hào về truyền thống yêu nước, đấu tranh anh dũng của nhân dân ta
II.Đồ dùng dạy học:
- Tấm bìa xanh, đỏ.
- Bản đồ Hành chính Việt Nam.
III.Các hoạt động dạy - học: 
- Ổn định lớp.
- HS: NT Tự kiểm tra ND Ghi nhớ rồi báo cáo giáo viên.
- GV: Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng; giao n/vụ HT cho HS.
- HS: Làm việc cá nhân bài tập 4 SGK. 1 số HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, kết luận: Các việc làm a, b, g, h, k là tiết kiệm tiền của; Các việc làm c, d, đ, e, i là lãng phí tiền của.
Cho HS tự liên hệ xem mình đã biết tiết kiệm tiền của chưa và tiết kiệm như thế nào?
- HS: Thảo luận nhóm và đóng vai một tình huống bài tập 5 SGK
- GV: Cho HS lên đóng vai, rồi thảo luận cả lớp về cách ứng xử như vậy phù hợp chưa?GV nhận xét, kết luận chung.
- HS: Đọc phần Ghi nhớ SGK.
- GV: Nhận xét tiết học, HD chuẩn bị cho giờ sau.
- GV: Kiểm tra HS kiến thức bài trước, nhận xét. Sau đó giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng; giao nhiệm vụ học tập cho HS
- HS: Đọc thông tin SGK, tường thuật và trình bày lại cuộc biểu tình ngày 12/9/1930.
- GV: Nhấn mạnh: ngày 12/9 là ngày kỉ niệm Xô viết Nghệ-Tĩnh
Nêu câu hỏi: Những năm 1930-1931, trong các thôn xa ở Nghệ - Tĩnh có chính quyền Xô viết đã diễn ra điều gì mới?
- HS: Đọc SGK, ghi kết quả vào phiếu học tập. Trình bày trước lớp.
- GV: Nhận xét, kết luận.
Cho lớp thảo luận: Phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh có ý nghĩa gì?
- HS: Thảo luận nhóm; Nêu kết quả thảo luận.
- GV: Nhận xét, kết luận chung.
- HS: Đọc ND bài SGK.
- GV: Nhận xét tiết học, giao bài về nhà cho HS.
 Buổi chiều
Nhóm trình độ: 4
Nhóm trình độ: 5
Tiết 1
Lịch sử
Đạo đức
ÔN TẬP
 NHỚ ƠN TỔ TIÊN (Tiết 2)
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
2.Kĩ năng:
3.Thái độ:
- Hiểu được từ bài 1 đến bài 5 học về 2giai đoạn lịch sử: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập. 
- Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong 2 thời kì này rồi thể hiện nó trên trục và băng thời gian. Kể lại một sự kiện LS 
- Giáo dục lòng yêu nước căm thù giặc 
- Hiểu được trách nhiệm của mọi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.
- Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
- Tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II.Đồ dùng dạy học:
- Phiếu.
- Tranh, ảnh.
III.Các hoạt động dạy - học: 
- Ổn định lớp.
- GV: Kiểm tra HS trả lời câu hỏi bài trước. Sau đó giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng. 
Treo băng thời gian lên bảng và hướng dẫn HS làm bài: nêu tên 2 giai đoạn lịch sử em đã được học từ bài 1 đến bài 5
- HS: Thảo luận, nêu 2 giai đoạn lịch sử
+ Buổi đầu dựng nước và giữ nước
+ Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập.
- GV: Nhận xét, kết luận. Cho HS thảo luận về sự kiện tiêu biểu ứng với mốc thời gian cho trước.
- HS: Thảo luận, trình bày trước lớp:
+ Khoảng năm 700 TCN, nước Văn Lang ra đời, tiếp nối Văn Lang là nước Âu Lạc.
+ Năm 179, Triệu Đà xâm chiếm nước Âu Lạc.
+ Năm 938, Ngô Quyền chiến thắng trên sông Bạch Đằng.
- GV: Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu 3 trước lớp.
- HS: Thực hiện yêu cầu 3. Đại diện phát biểu ý kiến.
- GV: Nhận xét, kết luận chung. Sau đó nhận xét tiết học, giao bài về nhà cho HS.
- HS: NT Tự kiểm tra ND Ghi nhớ rồi báo cáo giáo viên.
- GV: Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng và hướng dẫn HS tìm hiểu về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (BT4 SGK)
- HS: Thảo luận các câu hỏi: Em nghĩ gì khi xem, đọc và nghe các thông tin trên? Việc nhân dân ta giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 âm hằng năm thể hiện điều gì?
Đại diện trả lời câu hỏi.
- GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
Yêu cầu HS làm bài tập 2 SGK: Lên giới thiệu ... i vừa đặt.
a) Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt, chúng mình nói chuyện được không?
b) Sao nhà bạn sạch sẽ, ngăn nắp thế ?
c) Bài toán không khó lắm sao mà mãi mình chưa nghĩ ra cách giải thế nhỉ ?
d) Chơi diều cũng thích chứ ? 
- GV: Nhận xét, chốt lại câu đúng.
- HS: Đọc yêu cầu BT 3.
- GV: HD và yêu cầu HS làm bài.
- HS: Làm bài vào vở rồi phát biểu ý kiến.
- GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức. Sau đó nhận xét tiết học, giao bài về nhà cho HS.
- GV: Kiểm tra đọc bài trước và TLCH về ND bài. Giới thiệu bài học, ghi đầu bài lên bảng. Giao việc.
- HS: 1 em đọc bài, lớp đọc thầm.
- GV: Cho HS đọc nối tiếp 5 khổ thơ lần 1, kết hợp sửa lỗi phát âm.
- HS: Đọc nối tiếp lần 2.
- GV: Kết hợp giải nghĩa từ. Giao việc.
- HS: Luyện đọc theo cặp.
- GV: Cho 2 đại diện thi đọc. Nhận xét, đọc mẫu toàn bài. Giao việc.
- HS: Thảo luận nhóm TLCH 1, 2 SGK.
- GV: Cho HS trả lời CH 1, 2. Nhận xét, chốt ý đúng.
*Hạt gạo được làm nên từ tinh túy của đất.
*Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu ......
Mẹ em xuống cấy....
Giao việc.
- HS: Thảo luận TLCH 3, 4 SGK.
- GV: Cho HS trình bày, nhận xét, chốt ý đúng.
*Các bạn thiếu nhi đã cùng mọi người tát nước chống hạn, bắt sâu cho lúa, ...
*Hạt gạo được gọi là "hạt vàng" bời vì hạt gạo rất quý, làm nên nhờ công sức của bao người.
Cho HS nêu ND bài và chốt lại ND. (Bảng phụ)
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm , giao việc.
- HS: 5 em nối tiếp bài, sau đó luyện đọc theo nhóm.
- GV: Cho HS thi đọc diễn cảm. Nhận xét, tuyên dương. Sau đó nhận xét tiết học, HD chuẩn bị cho giờ sau.
....................................................................................
Thứ sáu ngày 7 tháng 12 năm 2012
Nhóm trình độ: 4
Nhóm trình độ: 5
Tiết 2
Toán
Tập làm văn
CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
2.Kĩ năng:
3.Thái độ:
- Nhận biết cách chia một một tích cho một số.
 - Biết vận dụng vào cách tính thuận tiện, hợp lí.
- Có ý thức tự giác, tích cực làm bài.
- Củng cố cách viết một biên bản cuộc họp.
- Từ những hiểu biết đã có về biên bản cuộc họp, học sinh biết thực hành viết biên bản một cuộc họp.
- Học sinh tích cực học tập.
II.Đồ dùng dạy học:
- Phiếu.
- Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy - học:
- Ổn định lớp.
- HS: Nhóm trưởng kiểm tra VBT của các bạn rồi báo cáo giáo viên.
- GV: Nhận xét việc học bài ở nhà của HS. Sau đó thiệu bài học, ghi đầu bài lên bảng. HD học sinh thực hiện các phép tính như (SGK – Tr 79), HD làm BT 1.
- HS: 2 em làm trên phiếu, lớp làm vào vở.
a) (8 23) : 4 = 184 : 4 = 46
 (8 23) : 4 = 8 : 4 23
 = 2 23 = 46
b) (15 24) : 6 = 360 : 6 = 60
 (15 24) : 6 = 15 (24 : 6) 
 = 15 4 = 60
- GV: Nhận xét, chữa bài, HD làm BT 2.
- HS: 1 em lên bảng, lớp làm vào vở.
 (25 36) : 9 = 25 (36 : 9)
 = 25 4 = 100
- GV: Nhận xét, chữa bài. HD làm bài tập 3. (Dành cho HS khá, giỏi)
- HS: 1 em lên bảng, lớp làm vào vở.
 Bài giải
 Cửa hàng có số mét vải là:
 30 5 = 150 (m)
 Cửa hàng đã bán số mét vải là:
 150 : 5 = 30 (m)
 Đáp số: 30 mét vải.
- GV: Chấm, nhận xét, chữa bài.
- HS: Xem lại bài, chữa bài nếu sai.
- GV: Nhận xét tiết học, giao bài về nhà cho HS.
- GV: Kiểm tra bài cũ. Rồi giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng. Giao việc.
- HS: 1 em đọc đề bài và 3 gợi ý trong SGK
- GV: Kiểm tra việc HS chuẩn bị làm bài tập; gọi HS nói trước lớp về biên bản em chọn viết.
- HS: Nối tiếp nhau nói trước lớp về biên bản em chọn viết.
- GV: Nhắc nhở HS chú ý trình bày biên bản đúng theo thể thức của một biên bản.
GV: Dán dàn ý 3 phần của một biên bản cuộc họp, cho HS đọc lại.
- HS: Làm bài theo nhóm.
- GV: Cho HS trình bày.
- HS: Đại diện các nhóm thi đọc biên bản.
- GV: Cùng cả lớp nhận xét. Ghi điểm. Sau đó nhận xét tiết học, HD chuẩn bị cho giờ sau.
Nhóm trình độ: 4
Nhóm trình độ: 5
Tiết 3
Tập làm văn
Toán
CẤU TẠO LÀM BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
2.Kĩ năng:
3.Thái độ:
- Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật.
- Học sinh tích cực học tập.
 - Nắm được cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân
- Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia một số TP cho một số thập phân
- Tự giác, tích cực vận dụng thực hành. 
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
- Phiếu BT.
III.Các hoạt động dạy - học:
- Ổn định lớp
- GV: Giới thiệu bài, ghi đầu, đề bài lên bảng. HD HS làm BT phần Nhận xét.
- HS: 2 em nối tiếp nhau đọc bài văn Cái cối tân, những từ ngữ được chú thích và những câu hỏi sau bài
 - GV: Giải nghĩa thêm áo cối (là vòng bọc ngoài của thân cối) 
Cho HS quan sát tranh minh hoạ và trả lời miệng các câu hỏi cuối bài.
- HS: Trả lời theo yêu cầu
- GV: Nhận xét, chốt lại lời giải đúng (treo bảng phụ).
- HS: Đọc Ghi nhớ trong SGK.
- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập ở phần Luyện tập.
- HS: Nối tiếp nhau đọc nội dung bài và các câu hỏi. Suy nghĩ và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK, làm bài vào VBT.
- GV: Cho HS trình bày.
- HS: Nối tiếp phát biểu ý kiến.
- GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận lời giải đúng. Sau đó nhận xét tiết học, giao bài về nhà cho HS.
- HS: NT kiểm tra bài tập làm ở nhà của các bạn, báo cáo kết quả kiểm tra.
- GV: Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. Sau đó HD HS hình thành quy tắc chia một số TP cho một số thập phân. Đưa ra VD như trong SGK, HD HS chia, rút ra quy tắc.
- HS: Đọc quy tắc chia trong SGK.
- GV: HD và yêu cầu HS làm BT 1. 
- HS: 4 em lên bảng , lớp làm vào vở.
- GV: Nhận xét, chữa bài, chốt kết quả đúng:
 a) 3,4 ; b) 1,58 ; c) 51,52 ; d) 12
Hướng dẫn làm bài tập 2.
- HS: 1 em lên bảng, lớp làm vào vở.
 Bài giải
 1 lít dầu hỏa cân nặng là:
 3,42 : 4,5 = 0,76 (kg)
 8 lít dầu hỏa cân nặng là:
 0,76 8 = 6,08 (kg)
 Đáp số: 6,08 kg
- GV: Nhận xét, chữa bài. HD HS làm BT 3. (Dành cho HS khá, giỏi)
- HS: 1 em lên bảng, lớp làm vào vở.
 Bài giải
 Ta có: 429,5 : 2,8 = 153 (dư 1,1)
 Vậy 429,5m vải may được nhiều nhất là 153 bộ quần áo và còn thừa 1,1m vải.
 Đáp số: 153 bộ quần áo; thừa 1,1m
- GV: Chấm, nhận xét, chữa bài. Nhận xét tiết học, giao bài về nhà cho HS.
Nhóm trình độ: 4
Nhóm trình độ: 5
Tiết 4
Khoa học
Khoa học
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
XI MĂNG
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
2.Kĩ năng:
3.Thái độ:
- Biết cách bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
- Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
- Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước.
- Học sinh tích cực học tập.
- Biết một số tính chất và công dụng của xi măng.
- Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng.
- Nêu tính chất và công dụng của xi măng.
- Học sinh tích cực học tập.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh.
- Tranh, ảnh.
III.Các hoạt động dạy - học:
- Ổn định lớp.
- GV: Kiểm tra bài cũ. Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. Hướng dẫn HS tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước.
- HS: Làm việc theo cặp: Quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 58 SGK. 2 HS quay lại với nhau chỉ vào từng hình vẽ, nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
- GV: Gọi HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. Nhận xét, kết luận.
 - HS: Liên hệ bản thân, gia đình và địa phương đã làm được gì để bảo vệ nguồn nước.
- GV: Nhận xét, bổ sung. Cho HS vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm làm việc.
- HS: Làm việc theo nhóm. Các nhóm trình bày sản phẩm
- GV: Nhận xét, đánh giá. Cho HS đọc mục Bạn cần biết SGK. Sau đó nhận xét tiết học, HD chuẩn bị cho giờ sau.
- HS: NT kiểm tra bài tập làm ở nhà của các bạn, báo cáo kết quả kiểm tra.
- GV: Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. Cho HS thảo luận các câu hỏi: Xi măng dùng để làm gì? Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta.
- HS: Nối tiếp trình bày: 1 số nhà máy xi măng ở nước ta như Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Hà Tiên... Xi măng dùng để trộn vữa xây nhà.
- GV: Nhận xét, kết luận.Cho HS đọc các thông tin và thảo luận các câu hỏi trang 59 SGK.
- HS: Thảo luận theo bàn, trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung
+ Tính chất của xi măng: màu xám xanh, không tan khi trộn với ít nước mà trở nên dẻo; khi khô kết tảng,...
- GV: Nhận xét, kết luận: Xi măng dùng để sản xuất ra vữa xi măng, bê tông và bê tông cốt thép... (Tr.109)
- HS: Đọc mục Bạn cần biết SGK.
- GV: Nhận xét tiết học, HD chuẩn bị cho giờ sau.
Tiết 5: Giáo dục tập thể
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN 14
I.Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được ưu, nhược điểm tuần qua.
- HS nắm được phương hướng tuần tới.
- Giáo dục HS vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
II.Nhận xét chung:
 	 *Ưu điểm:
 - Đạo đức:......................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................
- Học tập: ......................................................................................................................
 ...................................................................................................................................
 ...................................................................................................................................
 - Thể dục, vệ sinh:
+................................................................................................................................
+................................................................................................................................
 *Tồn tại:
 ..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
 ..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
 III.Phương hướng tuần tới:
 - Khắc phục những nhược điểm.
 - Phát huy những ưu điểm tuần qua.
 - Rèn chữ cho một số em
 ......................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LG Tuần 8,9,10,11,12,13,14.doc