Bài soạn lớp 5 - Tuần 8 môn Toán

Bài soạn lớp 5 - Tuần 8 môn Toán

I/MỤC TIÊU:

Biết viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải số thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải số thập phân thì giá trị của số thập phân vẫn không thay đổi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phấn màu - Bảng phụ - Câu hỏi tình huống

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 10 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1357Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 8 môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨ HAI
ND: 3/10/2010 TOÁN
BÀI : SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU 
I/MỤC TIÊU: 
Biết viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải số thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải số thập phân thì giá trị của số thập phân vẫn không thay đổi. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Phấn màu - Bảng phụ - Câu hỏi tình huống 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
- Học sinh sửa bài 3 , 4 (SGK). 
 - Lớp nhận xét
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm 
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài :Số thập phân bằng nhau”. 
b. HDHS nhận biết: viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải số thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải số thập phân thì giá trị của số thập phân vẫn không thay đổi. 
- Giáo viên đưa ví dụ: 
	0,9m ? 0,90m 
9dm = 90cm 
- Nếu thêm chữ số 0 vào bên phải của số thập phân thì có nhận xét gì về hai số thập phân? 
9dm = m ; 90cm = m; 
9dm = 0,9m ; 90cm = 0,90m 
0,9m = 0,90m 
- Học sinh nêu kết luận (1) 
- HS lần lượt điền dấu > , < , = và điền vào chỗ ... chữ số 0. 
0,9 = 0,900 = 0,9000 
8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000
12 = 12,0 = 12,000 
- Dựa vào ví dụ sau, học sinh tạo số thập phân bằng với số thập phân đã cho. 
- Học sinh nêu lại kết luận (1) 
0,9000 = ......... = ............
8,750000 = ......... = ............
12,500 = ......... = ............
- Yêu cầu học sinh nêu kết luận 2
- Học sinh nêu lại kết luận (2) 
c.HDHS làm bài tập 
*Bài 1: 
Nhận xét chữa bài.
*Bài 2: Hướng dẫn tương tư bài 1.
-1 HS đọc yêu cầu
-Làm bảng con.
Ÿ Bài 3: Dành cho HS giỏi
3. Củøng cố - dặn dò: 
- Học sinh nhắc lại kiến thức vừa học. 
- Làm bài nhà 
- Chuẩn bị: “So sánh hai số thập phân “
- Nhận xét tiết học
Nhận xét, rút kinh nghiệm:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
THỨ BA
ND: 5/10/2010 TOÁN
BÀI : SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN 
I. MỤC TIÊU:
-Biết cách so sánh hai số thập phân và biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Phấn màu - Bảng phụ, hệ thống câu hỏi, tình huống sư phạm. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: Số thập phân bằng nhau
- Học sinh tự ghi VD 
- Tại sao em biết các số thập phân đó bằng nhau? 
- 2 học sinh 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài :“So sánh số thập phân” 
b. Hướng dẫn HS so sánh 2 số thập phân
*Giáo viên nêu VD: so sánh 8,1m và 7,9m
- Giáo viên đặt vấn đề: Để so sánh 8,1m và 7,9m ta làm thế nào? 
- Học sinh suy nghĩ trả lời 
-Đổi 8,1m ra cm? 
 7,9m ra cm? 
- Các em suy nghĩ tìm cách so sánh? 
- Học sinh trình bày ra nháp nêu kết quả
- Giáo viên ghi bảng 8,1 > 7,9
Vậy nếu thầy không ghi đơn vị vào thầy chỉ ghi 8,1 và 7,9 thì các em sẽ so sánh như thế nào?
- Học sinh tự nêu ý kiến
Ÿ Giáo viên chốt ý:
* So sánh 2 số thập phân có phần nguyên bằng nhau. 
- Giáo viên đưa ra ví dụ: So sánh 35,7m và 35,698m. 
- Học sinh thảo luận 
- Học sinh trình bày ý kiến 
- Giáo viên gợi ý để học sinh so sánh: 
1/ Viết 35,7m = 35m và m
Ta có: 
m = 7dm = 700mm 
- Do phần nguyên bằng nhau, các em so sánh phần thập phân.
m với m rồi kết luận. 
- Vì 700mm > 698mm 
 nên m > m 
Kết luận: 35,7m > 35,698m 
Ÿ Giáo viên chốt: 
- Học sinh nhắc lại 
VD: 78,469 và 78,5
- Học sinh nêu và trình bày miệng
- Tương tự các trường hợp còn lại 
c. Luyện tập 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
* Bài 1
- Học sinh đọc đề bài 
- Học sinh làm bài vào vở ( theo dõi HD HS yếu)
 - Học sinh nêu miệng, nhận xét
- GV nhận xét. 
- Học sinh sửa bài 
* Bài 2: 
- Học sinh đọc đề 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua giải nhanh nộp bài 
- Học sinh nêu cách xếp lưu ý bé xếp trước. 
- Giáo viên xem bài làm của học sinh. 
- Học sinh làm vở
- Đại diện 1 học sinh sửa bảng lớp 
*Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi
3.Củng cố 
- Thi đua so sánh nhanh, xếp nhanh, 
4. Dặn do, nhận xétø: 
- Về nhà học bài + làm bài tập 
- Chuẩn bị: Luyện tập 
- Nhận xét tiết học 
-Bài tập: Xếp theo thứ tự giảm dần 12,468 ; 12,459 ; 12,49 ; 12,816 ; 12,85. 
Nhận xét, rút kinh nghiệm:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
THỨ TƯ
ND: 6/10/2010 TOÁN
BÀI : LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
-Biết về so sánh số thập phân 
-Biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- Phấn màu - Bảng phụ thẻ đúng - sai. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: “So sánh hai số thập phân” 
- Bốc thăm số hiệu bất kì lên trả lời
1/ Muốn so sánh 2 số thập phân ta làm như thế nào? Cho VD (học sinh so sánh). 
2/ Nếu so sánh hai số thập phân mà phần nguyên bằng nhau ta làm như thế nào? 
- Học sinh trả lời
2. Bài mới: 
GV ghi tựa bài
a. Giới thiệu bài 
b.Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 1: 
- Bài này có liên quan đến kiến thức nào? 
-HS đọc yêu cầu
- So sánh 2 số thập phân 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc so sánh. 
- Học sinh nhắc lại 
- Cho học sinh làm bài 1 vào vở
- Học sinh sửa bài, giải thích tại sao
Ÿ Sửa bài: Sửa trên bảng lớp bằng trò chơi “hãy chọn dấu đúng”. 
- Điền đúng, lớp cho tràng pháo tay
*Bài 2: 
- Hoạt động nhóm (4 em) 
- Đọc yêu cầu bài 2 
- Hiểu rõ lệnh đề 
- Để làm được bài toán này, ta phải nắm kiến thức nào? 
- So sánh phần nguyên của tất cả các số. 
- Phần nguyên bằng nhau ta so sánh tiếp phần thập phân cho đến hết các số. 
- Học sinh thảo luận (5 phút) 
Ÿ GV nhận xét chốt kiến thức 
- Ghi bảng nội dung luyện tập 2
*Bài 3: 
- Hoạt động lớp, cá nhân
- Giáo viên gợi mở để HS trả lời
- Nhận xét xem x đứng hàng nào trong số 9,7 x 8? 
- Đứng hàng phần trăm 
- Vậy x tương ứng với số nào của số 9,718? 
- Tương ứng số 1 
- Vậy để 9,7 x 8 < 9,718 x phải như thế nào? 
- x phải nhỏ hơn 1
- x là giá trị nào? Để tương ứng? 
- x = 0 
- Sửa bài “Hãy chọn số đúng” 
- Học sinh làm bài 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
* Bài 4: Tìm số tự nhiên x 
- Thảo luận nhóm đôi 
a. 0,9 < x < 1,2
- x nhận những giá trị nào? 
- x nhận giá trị là số tự nhiên bé hơn 1,2 và lớn hơn 0,9. 
- Ta có thể căn cứ vào đâu để tìm x?
- Căn cứ vào 2 phần nguyên để tìm x sao cho 0,9 < x < 1,2. 
- Vậy x nhận giá trị nào? 
- x = 1 
b. Tương tự :Dành cho Hs giỏi
- Học sinh làm bài 
- Sửa bài 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
3. Củng cố 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Nhắc lại nội dung luyện tập
- Học sinh nhắc lại 
- Thi đua 2 dãy: 
- Thi đua tiếp sức 
Ÿ Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn: 42,518 ; ; 45,5 ; 42,358 ; 
4. Dặn dò, nhận xét: 
- Chuẩn bị: “Luyện tập chung “
- Nhận xét tiết học 
Nhận xét, rút kinh nghiệm:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
THỨ NĂM
ND: 7/10/2010 TOÁN
BÀI : LUYỆN TẬP CHUNG 
I. MỤC TIÊU:
-Biết đọc, viết, sắp thứ tự số thập phân 
-Biết tính bằng cách thuận tiện nhất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Phấn màu - Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập 
- Nêu cách so sánh số thập phân? Vận dụng so sánh 102,3... 102,45
- 1 học sinh 
- Vận dụng xếp theo thứ tự từ lớn đến bé. 12,53; 21,35; 42,83; 34,38
- 1 học sinh 
Ÿ Giáo viên nhận xét - ghi điểm 
- Lớp nhận xét 
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: Luyện tập chung
b. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
- Hoạt động cá nhân, nhóm 
* Bài 1: Nêu yêu cầu bài 1
- 1 học sinh nêu 
- Tổ chức cho học sinh tự đặt câu hỏi để học sinh khác trả lời. 
- Hỏi và trả lời 
- Học sinh sửa miệng bài 1 
- Nhận xét, đánh giá 
- Lớp nhận xét, bổ sung 
* Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2
- 1 học sinh đọc 
- Tổ chức cho học sinh hỏi và học sinh khác trả lời. 
- Hỏi và trả lời 
- Học sinh sửa bài bảng 
- Nhận xét, đánh giá 
- Lớp nhận xét, bổ sung 
* Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài 3
- 1 học sinh đọc 
- Giáo viên cho học sinh thi đua ghép các số vào giấy bìa đã chuẩn bị sẵn. 
- Học sinh làm theo nhóm ( theo dõi nhóm yếu)
- Học sinh dán bảng lớp 
- Học sinh các nhóm nhận xét 
- Nhóm nào làm nhanh lên dán ở bảng lớp. 
Ÿ Giáo viên nhận xét, đánh giá 
* Bài 4 : a ( HS giỏi làm hết câu b)
- 1 học sinh đọc đề 
- Giáo viên cho học sinh thi đua làm theo nhóm. 
- Học sinh thảo luận làm theo nhóm 
- Nhóm nào có cách làm nhanh nhất sẽ trình bày ở bảng. 
- Cử đại diện làm 
 Giáo viên nhận xét, đánh giá 
- Lớp nhận xét, bổ sung 
3. Củng cố
- Hoạt động lớp
- Nêu nội dung vừa ôn
- Học sinh nêu 
- Giáo viên cho bài toán ở bảng phụ, giải thích luật chơi: “Bác đưa thư”
- 
- Học sinh làm. Chọn đáp số đúng
Ÿ Nhận xét, tuyên dương 
4.Dặn dò, nhận xét: 
- Ôn lại các quy tắc đã học 
- Chuẩn bị: “Viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân” 
- Nhận xét tiết học 
Nhận xét, rút kinh nghiệm:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
THỨ SÁU
ND: 8/10/2010 TOÁN
BÀI : VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN 
I. MỤC TIÊU: 
-Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.(trường hợp đơn giản)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài chỉ ghi đơn vị đo làm. 
-Bảng phụ 	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập chung 
- Nêu cách so sánh 2 số thập phân có phần nguyên bằng nhau? 
- Nêu tên các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé? 
- Nêu tên các đơn vị đo độ dài từ bé đến lớn? 
- Học sinh nêu
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- Lớp nhận xét 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: “Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân” 
b. Hoạt động 1: 
1/ Hệ thống bảng đơn vị đo độ dài: 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
- Nêu lại các đơn vị đo độ dài bé hơn m. 
dm ; cm ; mm 
- Kể tên các đơn vị đo độ dài lớn hơn m. 
km ; hm ; dam 
2/ Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền kề: 
- Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời, thầy hệ thống: 
-HS Trả lời.
3/ Giáo viên cho học sinh nêu quan hệ giữa 1 số đơn vị đo độ dài thông dụng:
- Mỗi đơn vị đo độ dài bằng (bằng 0,1) đơn vị liền trước nó. 
- Giáo viên đem bảng phụ ghi sẵn
- GV hỏi 
- Học sinh trả lời 
- Giáo viên ghi kết quả 
- Giáo viên giới thiệu bài dựa vào kết quả: từ 	1m = 0,001km 
	1mm = 0,001m 
Ghi bảng: Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân
. 
-HS quan sát
- Giáo viên cho học sinh làm vở bài tập số 1 hoặc bảng con. 
- Học sinh làm vở hoặc bảng con. 
- Học sinh sửa bài miệng nếu làm vở. 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
c. Hoạt động 2: HDHS đổi đơn vị đo độ dài dựa vào bảng đơn vị đo
- Hoạt động nhóm đôi 
- Giáo viên đưa VD
- Học sinh thảo luận 
8 m 4 cm = m
- Học sinh trình bày theo hiểu biết của các em. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết dưới dạng số thập phân. 
- Học sinh thảo luận tìm cách giải đổi ra vở nháp. 
- Học sinh thảo luận tìm được kết quả và nêu ý kiến 
* Sau cùng giáo viên đồng ý với cách làm đúng và giới thiệu cách đổi nhờ bảng đơn vị đo. 
-Hs theo dõi
d. Luyện tập :
*Bài 2: 
- Giáo viên yêu cầu HS làm vở 
- Học sinh làm vở (HS yếu được giúp đỡ)
- Giáo viên nhận xét, sửa bài 
- Học sinh thi đua giải nhanh hái hoa điểm 10. 
* Bài 3: 
- Giáo viên yêu cầu HS làm vở 
- Học sinh làm vở 
- Giáo viên tổ chức cho HS sửa bài 
- Học sinh sửa bài 
3. Củng cố 
- HS nhắc lại kiến thức vừa học. 
- Mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề? 
346m = 	hm 
7m 8cm = 	m 
8m 7cm 4mm = 	cm 
- Tên đơn vị lớn hơn m, nhỏ hơn m?
- Nêu phương pháp đổi. 
- Thi đua: Bài tập 
4. Dặn dò, nhận xét: 
- Nhắc học sinh ôn lại kiến thức vừa học. 
- Chuẩn bị: “Luyện tập”
- Nhận xét tiết học
Nhận xét, rút kinh nghiệm:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docND.doc