Bài soạn
Môn: Tiếng Việt.
Tập đọc: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
I/ Mục tiêu.
1.Đọc thành tiếng.
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
+ Phương Bắc: lấy lửa, leo lên, lấy nước, cái nồi, nấu cơm, lần lượt.
+ Phương Nam: Trẩy quân, thoăn thoắt, bôi mỡ bóng nhầy, đũa bông, giã thóc, cổ vũ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, nhắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
2. Đọc hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: Làng Đồng Vân, sông Đáy, đình trình.
- Hiểu nội dung bài: Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hòa đối với một nét đẹp cổ truyền sinh hoạt văn hóa của dân tộc.
II/ Đồ dùng dạy - học.
- Tranh minh họa trang 84, SGK ( phóng to nếu có điều kiện).
- Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
Bài soạn Môn: Tiếng Việt. Tập đọc: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. I/ Mục tiêu. 1.Đọc thành tiếng. - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. + Phương Bắc: lấy lửa, leo lên, lấy nước, cái nồi, nấu cơm, lần lượt... + Phương Nam: Trẩy quân, thoăn thoắt, bôi mỡ bóng nhầy, đũa bông, giã thóc, cổ vũ. - Đọc trôi chảy được toàn bài, nhắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. 2. Đọc hiểu. - Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: Làng Đồng Vân, sông Đáy, đình trình. - Hiểu nội dung bài: Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hòa đối với một nét đẹp cổ truyền sinh hoạt văn hóa của dân tộc. II/ Đồ dùng dạy - học. - Tranh minh họa trang 84, SGK ( phóng to nếu có điều kiện). - Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. III/Các hoạt động dạy - học chủ yếu. Hoạt động dạy của Giáo viên Hoạt động học của học sinh I. Kiểm tra bài cũ. - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài: Nghĩa thầy trò. Và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi. - Nhận xét và cho điểm. II. Dạy - học bài mới. 1.Giới thiệu bài. - Cho HS quan sát tranh minh họa và hỏi: Tranh vẽ gì? - Giới thiệu bài: Đây là lễ hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân, một làng thuộc xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Tỉnh Hà Tây. Hà Tây là quê hương của nhiều lễ hội dân gian. Mỗi lễ hội thường bắt đầu từ một sự tích có tính ý nghĩa trong lịch sử. Các em cùng học bài: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn (2 lượt), GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS ( nếu có ). - Chú ý cách ngắt nhịp ở những câu dài. - Yêu cầu HS đọc phần chú giải. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu : chú ý cách đọc. + Toàn bài đọc với giọng kể linh hoạt. + Nhấn giọng ở những từ khó. b. Tìm hiểu bài. - Tổ chức cho HS trao đổi, trả lời từng câu hỏi trong SGK theo nhóm. - Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung của bài. - Ghi nội dung chính của bài lên bảng. c. Đọc diễn cảm. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài, HS dưới lớp theo dõi. - Tổ chức đọc diễn cảm đoạn 2: + Treo bảng phụ có đoạn văn - Đọc mẫu. + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, cho điểm. 3. Củng cố - Dặn dò. - Hỏi: Bài văn cho em biết điều gì? - Nhận xét lại - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: Tranh làng Hồ - 2 HS nối tiếp nhau đọc và trả lời. - Nhận xét. - Quan sát và trả lời. - Lắng nghe. - HS đọc bài theo trình tự. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - 2 HS cùng bàn luyện theo cặp. - 1 HS đọc thành tiếng. - 4 HS một nhóm cùng đọc bài, trả lời từng câu hỏi trong sách. - Cả lớp thực hiện theo hướng dẫn. - 2 HS nhắc lại 1 nội dung chính của bài. HS cả lớp ghi vào vở. - 4 HS đọc bài. - Quan sát. - Lắng nghe. + 2 HS luyện đọc theo cặp - 3- 5 HS đọc diễn cảm. - 1 HS trả lời - Lắng nghe.
Tài liệu đính kèm: