Bài tập nghiên cứu khoa học - Dương Thị Trang

Bài tập nghiên cứu khoa học - Dương Thị Trang

Phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của những bậc cha mẹ và các thầy cô giáo. Cùng với tất cả các môn học trong chiến lựơc “Giáo dục toàn diện”. Có thể nói toán học đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó rèn cho các em không đơn thuần là những tính toán, mà điều chủ yếu là “năng lực tư duy”. Chính bởi tư duy sâu sắc mà các em mới có thể nhạy bén hơn trong nhiều môn học khác. Rèn luyện toán học không có nghĩa đơn giản là kỳ vọng các em trở thành những nhà toán học, mà chính là rèn luyện tư duy để các em trở nên linh hoạt hơn khi tiếp cận những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày hay ở cương vị nào đó trên bước đường đời mai sau.

 

doc 14 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1075Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập nghiên cứu khoa học - Dương Thị Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
Phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của những bậc cha mẹ và các thầy cô giáo. Cùng với tất cả các môn học trong chiến lựơc “Giáo dục toàn diện”. Có thể nói toán học đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó rèn cho các em không đơn thuần là những tính toán, mà điều chủ yếu là “năng lực tư duy”. Chính bởi tư duy sâu sắc mà các em mới có thể nhạy bén hơn trong nhiều môn học khác. Rèn luyện toán học không có nghĩa đơn giản là kỳ vọng các em trở thành những nhà toán học, mà chính là rèn luyện tư duy để các em trở nên linh hoạt hơn khi tiếp cận những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày hay ở cương vị nào đó trên bước đường đời mai sau.
Chính vì vậy nội dung toán học ở tiểu học xây dựng nhằm góp phần hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người. Các kiến thức kỹ năng môn toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống. Nó giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó học sinh nhận một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống. Đồng thời môn Toán góp phần vào việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận, giải quyết vấn đề, nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo. Nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất quan trọng của người lao động như: Cần cù, cẩn thận, chính xác, có ý thức vượt khó, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học.
Một trong những bộ phận cấu thành chương trình Toán ở tiểu học có khả năng phát triển trí tuệ và năng lực tư duy mạnh mẽ nhất đó là nội dung hình học. Bộ phận này được dạy ở tiểu học mang ý nghĩa chuẩn bị cho việc học môn hình học ở bậc trên. Đồng thời giúp cho học sinh có những hiểu biết cần thiết khi tiếp xúc với những “tình huống toán học” trong cuộc sống hàng ngày.
ở Tiểu học những kiến thức về hình học rất đơn giản cơ bản chỉ là: điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, tia, góc, các hình học đơn giản: hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn... Nghe qua, nhìn qua tưởng có thể nhớ ngay và học sinh dễ thực hành được ngay. Nhưng ngay ở chính những kiến thức tưởng chừng như đơn giản ấy, học sinh dễ bộc lộ những lỗ hổng kiến thức. Với học sinh trung bình chỉ ít ngày sau khi học, các kiến thức trên đã lẫn lộn, không nhớ hoặc nhớ không chính xác. Với học sinh khá giỏi thì vận dụng các kiến thức về hình học hết sức máy móc, làm các bài tập hình học như là trách nhiệm chứ chưa có sự say mê hứng thú chưa nói là ngoại giải toán hình.
Vậy làm sao có hiện tượng này? Đó là câu hỏi đặt ra và cũng là nỗi trăn trở của cỏc thầy cụ giỏo . Những ai tâm huyết với nghề dạy học mong muốn đóng góp sức mình trong việc hình thành một thế hệ Việt Nam trí thông minh hơn, giỏi giang hơn, toàn diện hơn thế hệ chúng ta.
Bởi vậy ngay từ khi bước vào trường học tôi đã rất tâm huyết với nội dung hình học trong chương trình môn toán bậc tiểu học. Qua thời gian vừa nghiên cứu và thực nghiệm đề tài tôi rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ và mạnh dạn viết đề tài này.
2 .MỤC ĐÍCH
- Phát triển óc tư duy khoa học cho học sinh.
- Nâng cao chất lượng dạy học hình học nói riêng và môn toán nói chung.
- Góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh đáp ứng đơn đặt hàng của xã hội hiện đại, làm bàn đạp vững chắc cho việc học toán ở cấp học cao hơn.
- Học sinh thấy được cái hay và sự lí thú của các bài tập hình học từ đó say mê toán học.
3. ĐỐI TƯƠNG, PHAM VI NGHIấN CỨU: 
 Đối tượng là học sinh trường tiểu học Ngụ Quyền
 Phạm vi là nội dung hỡnh học trong chương trỡnh mụn toỏn ở tiểu học.
4 NHIỆM VỤ NGHIấN CỨU
- Tỡm hiểu cơ sở lý luận của việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
	- Nghiờn cứu nội dung chương trỡnh dạy yếu tố hỡnh học ở lớp 4, 5
	- Hướng dẫn học sinh tỡm lời giải bài toỏn hỡnh học.
	- Tỡm hiểu một số hướng khai thỏc bài tập hỡnh học và khả nang ứng dụng kết quả.
	- Đề xuất một số hệ thống bài tập hỡnh học nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi.
	- Xõy dựng quy trỡnh dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi chủ đề hỡnh học.
5 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIấN CỨU.
- Phương pháp điều tra: Nắm được mức độ kiến thức của học sinh ở mức độ nào để có định hướng.
- Phương pháp quan sát, đàm thoại; Phương pháp nêu vấn đề; Phương pháp trắc nghiệm; Phương pháp thực nghiệm dạy học.
Đi đôi với phương pháp là hình thức tổ chức cho phù hợp để kích thích học sinh tham gia học tập. Học cá nhân, học nhóm, học trong giờ, ngoài giờ, tổ chức các trò chơi “vui để học, học mà chơi”.
nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận
Trong các môn học ở trường phổ thông, không có môn học nào lại giúp rèn luyện năng lực tư duy và phát triển trí tuệ cho học sinh như môn toán. Trong 5 mạch kiến thức của môn toán ở bậc tiểu học thì mạch kiến thức về ếu tố hình học lại giúp phát triển tư duy lôgíc trí thông minh, óc sáng tạo hơn cả. Bởi vậy nội dung và phương pháp dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học ngày càng được quan tâm. Đặc biệt là các bài toán hình học ở trình độ phát triển cao tỏ ra có sức hấp dẫn mạnh mẽ nhờ vẻ đẹp và tính độc đáo của phương pháp giải đặc trưng ở tiểu học.
Ăng-ghen đã từng viết “Đối tượng của toán học thuần tuý là những hình dạng không gian và những quan hệ số lượng của thế giới hiện thực”. Vì vậy toán học có nguồn gốc thực tiễn từ sự phát triển của xã hội loài người. Các khái niệm đầu tiên của toán học như: Số tự nhiên, các hình học chính là nảy sinh do nhu cầu thực tiễn của con người trong quá trình lao động như: đong, đo, đếm. Từ việc ước lượng đo đạc nhà cửa đất đai, ruộng vườn làm cơ sở xây dựng nội dung toán hình ở tiểu học. Xuất phát từ kiến thức, vốn sống sẵn có của học sinh, học sinh dễ tiếp cận, lĩnh hội kiến thức hình học. Việc làm đó tưởng như đơn giản, song không dễ dàng chút nào đối với học sinh tiểu học. Bởi lẽ: Học sinh tiểu học nhận thức chủ đạo là trực quan cụ thể mà hình học đòi hỏi có trí óc tưởng tượng phong phú. Mặc dù đã tiếp cận và làm quen với các kiến thức hình học ngay từ lớp 1 nhưng các em vẫn gặp không ít khó khăn khi giải bài toán có nội dung hình học.
Thực tế kết quả dạy học toán học ở các trường tiểu học hiện nay cho thấy rõ: Việc tiếp thu kiến thức hình học của học sinh còn chậm, việc vận dụng kiến thức hình học vào giải bài tập có liên quan lại càng hạn chế. Điều này gây không ít khó khăn trong quá trình dạy học của giáo viên. Mà mục tiêu giáo dục đặt ra là phát triển toàn diện. Hơn thế nữa do nhịp độ phát triển của xã hội song song là mặt bằng kiến thức cũng phải hoàn thiện và mở rộng ra. Điều đó nảy sinh mâu thuẫn giữa việc học tập các yếu tố hình học với mục tiêu dạy học toán và nhu cầu của xã hội. Giải quyết được mâu thuẫn này tức lào giáo viên đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toán nói riêng và giáo dục toàn diện nói chung.
Hình thức hình học ở tiểu học được xây dựng từ đơn giản đến phức tạp, từ hình cơ bản đến hình đặc biệt; vừa củng cố, khắc sâu vừa mở rộng kiến thức. Điều này đòi hỏi học sinh phải nắm chắc được kiến thức cơ bản. Học sinh phải vừa huy động những kiến thức đã học, vừa tiếp cận kiến thức mới, vừa phải tổng hợp kiến thức nên gặp không ít khó khăn vướng mắc. Đồng thời kiến thức hình học ở tiểu học vừa xây dựng trên cơ sở phát triển vừa đảm bảo tính vừa sức nên cách giải toán hình ở tiểu học hết sức độc đáo có sức hấp dẫn lớn đối với những ai yêu hình học.
Lý luận dạy học đã chỉ rõ, việc lựa chọn phương pháp dạy học phải phù hợp với trình độ và đặc điểm của trẻ em Việt Nam và đảm bảo tính vừa sức cho học sinh tiểu học. Trong quá trình dạy học cần phát huy tính tích cực của học sinh. Khi xác định các yêu cầu về kiến thức kĩ năng cho trình độ chung của lớp, giáo viên cần luôn luôn chú ý đến các câu hỏi nâng cao, vừa sức tạo ra hứng thú, kích thích sự tìm tòi, đòi hỏi một sự cố gắng phấn đấu cao hơn của mỗi học sinh. Hơn thế khả năng nhận thức của trẻ đang được hình thành và phát triển theo từng giai đoạn có quy luật riêng. Vì vậy, hơn ai hết người giáo viên tiểu học phải hiểu trẻ em với đầy đủ ý nghĩa của nó mới có thể tiến hành dạy học toán thành công.
Chương 2: Kết quả nghiên cứu
a) Kết quả điều tra ban đầu:
Với nội dung và phương pháp nghiên cứu vừa nêu trên tôi đã thu nhận được một số kết quả trong giảng dạy và học tập toán hình học ở học sinh tiểu học như sau:
Khi điều tra về việc tiếp xúc kiến thức hình học với câu hỏi:
 “Học kiến thức về hình học em thấy thế nào?” 
Hãy đánh dấu x vào nội dung đúng ý em:
Nội dung
TSHS
Dễ
Khó
Bình thường
SL
%
SL
%
SL
%
Hình học
25
18
72%
7
28%
- Khi kiểm tra học sinh về nhận dạng biểu tượng hình học với nội dung: Ghi đúng tên gọi các hình dưới đây:
A B A C O
Thu được: 5 học sinh xác định đúng toàn bộ chiếm 20%.
7 học sinh sai 1 hình chiếm 18%.
4 học sinh sai 2 hình chiếm 16%.
9 học sinh sai 3 hình trở lên chiếm 36%
Từ kết quả điều tra trên cho thấy:
+Tâm lí học toán hình của học sinh chưa thoải mái bởi học sinh thấy khó và trừu tượng.
+Việc nắm đặc điểm hình chưa vững vàng.
+Học sinh không có sự hứng thú, lòng say mê với kiến thức hình học.
Vậy cần có hoạt động học sao cho tạo đực tâm lí tốt để học sinh hứng thú học và nắm chắc các kiến thức cơ bản để vận dụng giải toán có liên quan.
b) Kết quả quá trình nghiên cứu.
Từ thực trạng trên tôi cố gắng tìm ra nguyên nhân thì thấy:
- Đa phần học sinh chỉ quan sát hình vẽ mà ít hoạt động trực tiếp bằng mô hình hay hình vẽ, thực hành chiếu lệ.
- Giáo viên dạy chủ yếu theo lối thuyết trình, một số còn chủ quan, coi nhẹ vì cho rằng yếu tố hình học ở tiểu học là rất đơn giản.
- Chưa chú ý đến những điểm cơ bản tưởng là nhỏ nhưng lại rất quan trọng trong hình học như:
+ Khi vẽ đoạn thẳng quên đánh dấu 2 đầu mút.
+ Khi vẽ hình theo kích thước cho trước thì rất lúng túng, nhất là vẽ hình vuông và hình chữ nhật học sinh dễ bỏ qua điều kiện góc, hoặc vẽ góc không vuông.
+ Chưa biết xác định đường cao của tam giác, của hình thang, đặc biệt chiều cao của tam giác có góc tù (đường cao ngoài tam giác).
Nắm bắt được những nguyên nhân đó tôi mạnh dạn áp dụng một số biện pháp của mình vào quá trình giảng dạy và thu được một số kết quả bước đầu:
+ Học sinh hăng say hoạt động và có hứng thú hơn với những bài toán có nội dung hình học: tự gấp, ghép cắt và trả lời chính xác các kiến thức hình học.
+ Học sinh hiểu ý nghĩa của các hình học và nắm được các đặc điểm của hình cùng với các mối quan hệ giữa các hình học đã học.
+ Tự thực hành theo công thức một cách nhẹ nhàng và biết vận dụng linh hoạt các công thức, quy tắc để giải toán hình học.
+ Giờ học hình học cũng như các bài tập hình học trở nên tự nhiên, thoải mái, sôi nổi hơn mà không hề quá tải đối với học sinh.
+ Giáo viên cũng nhẹ nhàng hơn và tự tin hơn.
Chương 3:Những giải pháp mới, sáng tạo:
a) Tổ chức quan sát và hoạt động trên các vật mẫu nhằm tích lũy kinh nghiệm, hình thành những kĩ năng cần thiết: Nhận dạng, ghi tên hình, vẽ hình, cắt ghép hình, đo đạc, tính toán.
b) Trừu tượng hoá mô hình hình học, mô tả và lập theo ngôn ngữ hình học: Vì ở bậc tiểu học không tiến hành xây dựng các khái niệm trên cơ sở định nghĩa chặt chẽ mà chủ yếu tổ chức hành động theo những thủ thuật có tính kinh nghiệm đem lại hiệu quả cao.
c) Dạy hình học cho học sinh tiểu học còn phải giúp cho học sinh có thói quen tư duy quy nạp, có kĩ năng rút ra kết luận nhờ phép quy nạp đồng thời dần dần phát triển tư duy suy diễn.
Cụ thể là:
- Tổ chức thực hiện các thao tác, các bước thực hành bằng mô hình trên bẳng hoặc gấp, cắt, ghép bằng giấy, động thái này có vẻ đơn giản nhưng nó giúp học sinh củng cố kiến thức cơ bản qua nhận xét các hình để so sánh phát hiện đặc điểm và dấu hiệu bằng nhau lớn hơn, nhỏ hơn.
- Hướng dẫn tỉ mỉ cách vẽ hình và kiểm tra hình bằng dụng cụ học tập như ê-ke, thước, com-pa, thực sự coi trọng khâu vẽ hình.
- Cùng học sinh phân tích hình vẽ để xây dựng sơ đồ giải (bằng đoạn thẳng, sơ đồ cây, hoặc lập bảng).
- Đưa ra các bài toán hình dưới hình thức đố vui giúp học sinh chơi mà học.
- Tạo điều kiện cho học sinh thảo luận và kiểm tra lẫn nhau để học tập lẫn nhau.
- Giáo viên cần chú ý tới mọi đối tượng học sinh, động viên kịp thời.
phần iii – kết luận
Giải 1 bài toán hình thông thường trong sách giáo khoa thì chỉ cần áp dụng các công thức toán học kèm theo lời giải là đủ. Nhưng với các bài toán hình học mở rộng nâng cao dành cho học sinh khá giỏi và đặc biệt cho các học sinh muốn tham gia các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp thì bài tập ngoài phần thực hiện công thức toán để tính toán và lời giải người giải bài phải dùng sự suy diễn (bằng lý luận chặt chẽ từ những nguyên nhân nào đó, không được mơ hồ, thiếu sự rõ ràng rành mạch) để giải bài toán.
Lý luận dạy học đã chỉ rõ: Kết quả học tập là thước đo quá trình dạy học. Có được kết quả học tập tốt cũng có nghĩa là học sinh phải lĩnh hội được kiến thức cơ bản, ban đầu để hình thành và rèn luyên kỹ năng giải, tính và ứng dụng vào thực tiễn.
Từ kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng tôi thấy chất lượng học toán hình đã có sự biến đổi về “chất”. Học sinh đang từng bước hoàn thiện các kỹ năng cơ bản, có tính hoạt động độc lập cao, sáng tạo, biết suy nghĩ đúng đắn, lựa chọn đẻ có hướng giải quyết nhanh, gọn, chính xác, phát triển trí thông minh đồng thời ngày một hoàn thiện phẩm chất, tác phong, đức tính tốt đẹp của người lao động. Đây là điều mà những nhà sư phạm cũng như xã hội mong muốn.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong quá trình dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học đưa đến sự thành công bước đầu của tôi trong khi bồi dưỡng học sinh giỏi. Song song với đề tài này còn có rất nhiều đề tài khác với những biện pháp hay, phong phú. Tôi rất mong có sự đóng góp ý kiến và sự cộng tác của các đồng chí đồng nghiệp các ban ngành có liên quan và các thầy, cô giáo để tôi học hỏi thêm kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
Đề xuõt
- Đối với giáo viên: Phải thường xuyên tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn.
- Nhà trường, phòng, Sở giáo dục nên mở các cuộc hội thảo chuyên đề về nội dung toán theo cụm hoặc khu vực để giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Cần có hình thức động viên khuyến khích kịp thời xét danh hiệu thi đua cho giáo viên theo từng năm.
- Mỗi lớp; trường nên có các đợt thi “vô địch toán’ vào các dịp thi đua: 20/11; 22/12; 26/3.
- Mỗi trường nên có bảng đưa tin cho học sinh đọc, xem những bài toán và lời giải hay.
- Các cấp, các ngành cần quan tâm, đầu tư cho giáo dục vì đó là đầu tư cho sự phát triển.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
những tài liệu tham khảo
- Sách giáo khoa Toán tiểu học
- Một số vấn đề dạy học toán tiểu học : Đỗ Đình Hoa, Đỗ Trung Hiệu.
- 10 chuyên đề bồi dưỡng HSG 4,5 -Trần Diên Hiển.
- Các bài toán phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học tập 1-Vũ Quốc Chung, Nguyễn Văn Nho, Vũ Dương Thuỵ. 
 mục lục
Phần I: Mở đầu:
1-2
I- Lý do chọn đề tài.
1
1- Cơ sở lí luận.
1
2- Cơ sở thực tiễn.
2
II- Phạm vi đối tượng và mục đích đề tài.
2
Phần II: Nội dung
3-18
Chương I: Nội dung nghiên cứu.
3
1- Cơ sở lí luận khoa học của đề tài.
3
2- Đối tượng phục vụ cho quy trình nghiên cứu xây dựng đề tài.
4
3- Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
4-5
4- Kết quả nghiên cứu.
5-7
5- Những giải pháp mới, sáng tạo.
7- 8
Chương II: ứng dụng.
9
2.1- Quá trình ứng dụng vào thực tiễn công tác giảng dạy.
9-16
2.2- Kết qủa ứng dụng.
17
2.3- Bài học kinh nghiệm rút ra.
17-18
2.4- Kiến nghị.
18
Phần III: Kết luận.
19
Tài liệu tham khảo
20
phòng giáo dục và đào tạo tam đảo
trường tiểu học tân đồng
&
sáng kiến kinh nghiệm
bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán thông qua nội dung hình học 
ở tiểu học
-------------—–------------
 Họ và tên : Bùi Ngọc Luyện
 chức vụ : phó hiệu trưởng
năm học : 2009 - 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docnghien cuu khoa hoc.doc