Bài tập Tiếng việt Lớp 5 - 55 bài về danh từ, động từ, tính từ

Bài tập Tiếng việt Lớp 5 - 55 bài về danh từ, động từ, tính từ

I. Danh từ

- Khái niệm Danh từ (DT): DT là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)

- Ví dụ:

+ DT chỉ hiện tượng: mưa, nắng , sấm, chớp,.

+ DT chỉ khái niệm: đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,.

+ DT chỉ đơn vị: Ông, vị (vị giám đốc), cô (cô Tấm), cái, bức, tấm,. ; mét, lít, ki-lô-gam,. ;nắm, mớ, đàn,.

- Phân loại: Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết , người ta phân chia thành 2 loại: DT riêng và DT chung.

+ Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật ( tên người, tên địa phương, tên địa danh,.)

+ Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành 2 loại :

DT cụ thể: là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió ,mưa,.).

DT trừu tượng: là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan ( cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,. )

→ Các DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.

 

doc 16 trang Người đăng Trang Khánh Ngày đăng 21/05/2024 Lượt xem 492Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Tiếng việt Lớp 5 - 55 bài về danh từ, động từ, tính từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
55 bài tập về danh từ, động từ, tính từ
A. Lý thuyết về danh từ, động từ, tính từ
I. Danh từ
- Khái niệm Danh từ (DT): DT là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)
- Ví dụ:
+ DT chỉ hiện tượng: mưa, nắng , sấm, chớp,...
+ DT chỉ khái niệm: đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,...
+ DT chỉ đơn vị: Ông, vị (vị giám đốc), cô (cô Tấm), cái, bức, tấm,... ; mét, lít, ki-lô-gam,... ;nắm, mớ, đàn,...
- Phân loại: Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết , người ta phân chia thành 2 loại: DT riêng và DT chung.
+ Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật ( tên người, tên địa phương, tên địa danh,..)
+ Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành 2 loại :
DT cụ thể: là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió ,mưa,...).
DT trừu tượng: là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan ( cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,... )
→ Các DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.
II. Tính từ
- Khái niệm Tính từ (TT): TT là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của vật, hoạt động, trạng thái,...
- Phân loại tính từ: có 2 loại TT đáng chú ý là:
+ TT chỉ tính chất chung không có mức độ (xanh, tím, sâu, vắng,... )
+ TT chỉ tính chất có xác định mức độ (mức độ cao nhất ) (xanh lè, tím ngắt, sâu hoắm, vắng tanh,...)
III. Động từ
- Khái niệm Động từ (ĐT): ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Ví dụ: 
+ Đi, chạy ,nhảy,... (ĐT chỉ hoạt động)
+ Vui, buồn, giận, ... (ĐT chỉ trạng thái)
→ Lưu ý về ĐT chỉ trạng thái:
- Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của ĐT chỉ trạng thái là: nếu như ĐT chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ xong ở phía sau (ăn xong, đọc xong ,...) thì ĐT chỉ trạng thái không kết hợp với xong ở phía sau (không nói: còn xong, hết xong, kính trọng xong, ...). Trong TV có một số loại ĐT chỉ trạng thái sau:
+ ĐT chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại):còn,hết,có,...
+ ĐT chỉ trạng thái biến hoá: thành, hoá,...
+ ĐT chỉ trạng thái tiếp thụ: được, bị, phải, chịu,...
+ ĐT chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua, hơn, là,...
- Một số “nội ĐT” sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái: nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi ,đứng , lăn, lê, vui, buồn , hồi hộp, băn khoăn, lo lắng,...
B. Bài tập về danh từ, động từ, tình từ
Bài 1. Cho đoạn văn sau:
Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn đang cùng hoà âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội
(trích Chim rừng Tây Nguyên)
a. Tìm những danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn trên.
b. Phân loại các danh từ tìm được thành hai nhóm: danh từ chung, danh từ riêng.
c. Đặt câu ghép với một trong các tính từ đã tìm được.
Bài 2. Cho đoạn thơ sau:
Những lời cô giáo giảngẤm trang vở thơm thoYêu thương em ngắm mãiNhững điểm mười cô cho.
(trích Cô giáo lớp em)
a. Em hãy tìm các tính từ có trong đoạn thơ trên.
b. Đặt câu ghép với các tính từ vừa tìm được.
Bài 3. Cho đoạn thơ sau:
Mặt trời rúc bụi treBuổi chiều về nghe mátBò ra sông uống nướcThấy bóng mình, ngỡ aiBò chào: - “Kìa anh bạn!Lại gặp anh ở đây!”
(trích Chú bò tìm bạn)
a. Em hãy tìm các danh từ có trong khổ thơ trên. Đặt câu có chủ ngữ là một trong các danh từ vừa tìm được.
b. Em hãy tìm các động từ có trong khổ thơ trên. Đặt câu có vị ngữ chính là một trong các động từ vừa tìm được.
Bài 4. Cho các danh từ sau: tím, đỏ, xanh, vàng. Hãy bổ sung thêm tiếng ở trước hoặc ở sau danh từ đã cho để tạo thành các tính từ.
Bài 5. Điền các tính từ thích hợp vào chỗ trống:
a. Những ngôi sao  trên bầu trời đêm rộng lớn.
b. Cơn gió . thổi qua khu vườn rồi đem vào căn phòng một mùi hương man mát.
c. Chú chó .. đang giúp cô chủ của mình trông giữ bầy gà phía trước sân.
Bài 6. Cho các từ sau:
mùa xuân, chim én, hoa mai, thư viện, công viên, bác sĩ
1. Các từ trên thuộc nhóm từ loại nào? Tìm thêm ba từ thuộc từ loại đó.
2.Đặt câu với ba từ vừa tìm được.
3. Phân tích cấu tạo của ba câu vừa đặt.
Bài 7. Cho các từ sau:
xinh xắn, lấp lánh, dịu dàng, rung rinh, tươi tắn, rực rỡ
1. Các từ trên thuộc nhóm từ loại nào? Tìm thêm năm từ thuộc từ loại đó.
2. Chọn một từ trong các từ cho sẵn rồi đặt một câu ghép.
3. Phân tích cấu tạo câu vừa đặt
Bài 8. Cho các từ sau:
ghi chép, nhảy múa, bay lượn, đánh răng, giặt giũ
1. Các từ trên thuộc nhóm từ loại nào? Tìm thêm ba từ thuộc từ loại đó.
2. Chọn một từ trong các từ cho sẵn rồi đặt câu với một cặp quan hệ từ.
3. Phân tích cấu tạo câu vừa đặt
Bài 9. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Gió nồm vừa thổi, dượng Hương nhổ sào. Cánh buồm nhỏ căng phồng. Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp.
Tìm các danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn trên.
Bài 10. Cho các cặp quan hệ từ sau:
1. Đặt câu với cặp quan hệ từ Vì nên, trong câu sử dụng ít nhất 1 danh từ.
2. Đặt câu với cặp quan hệ từ Nếu  thì, trong câu sử dụng ít nhất 1 động từ.
3. Đặt câu với cặp quan hệ từ Tuy nhưng, trong câu sử dụng ít nhất 1 tính từ.
Bài 11. Xếp các từ in đậm trong đoạn thơ sau vào bảng:
Sân khấu ở trên không
Giữa vòm trời lá biếc
Trên cành những nhạc công
Cùng thổi kèn náo nhiệt
Danh từ
Động từ
Tính từ
 
 
 
Bài 12. Trong những từ sau, từ nào là động từ: học hành, viết bài, ghi chép, học tập, tập viết, suy nghĩ, bài tập.
Bài 13. Cho từ “tím”. Hãy tạo ra năm tính từ có từ “tím”.
Bài 14. Cho các tính từ sau:
xanh non, hiền lành, hung dữ, tím biếc, thon thả, tròn trịa, trắng trẻo, cao ráo, chăm chỉ
1. Tính từ chỉ màu sắc
2. Tính từ chỉ hình dáng
3. Tính từ chỉ phẩm chất
Bài 15. Viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành câu, yêu cầu có sử dụng ít nhất 1 động từ
1. Vì trời mưa to nên 
2. Nếu hôm qua không thức khuya đọc truyện thì .
3. Do mùa đông năm nay đế sớm nên 
Bài 16. Tìm năm tính từ băt đầu bằng âm “l”. Chọn một trong các tính từ vừa tìm được rồi đặt câu.
Bài 17. Tìm ba động từ chỉ hoạt động của học sinh trong giờ thể dục. Chọn một trong các từ vừa tìm được rồi đặt câu.
Bài 18. Kể tên năm ngọn núi, năm dòng sông của nước ta mà em biết.
Bài 19. Hãy viết một đoạn văn từ 3 đến năm câu miêu tả cây bàng vào mùa đông. Trong đó có sử dụng ít nhất hai tính từ.
Bài 20. Đọc đoạn văn sau và xác định các danh từ có xuất hiện trong đoạn văn
Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
Bài 21. Cho đoạn văn sau:
Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn; Thanh định rõ nhìn: con mèo của bà chàng, con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh dương lên nhìn người.
1. Tìm những quan hệ từ có trong đoạn văn trên.
2. Tìm những danh từ, tính từ, động từ có trong đoạn văn trên rồi kẻ bảng.
Bài 22. Cho đoạn thơ sau:
Hàng chuối lên xanh mướt
Phi lao reo trập trùng
Vài ngôi nhà đỏ ngói
In bóng xuống dòng sông
Các từ được in đậm trong đoạn thơ trên thuộc từ loại nào? Em hãy đặt câu với một trong các từ in đậm trên.
Bài 23. Tìm các tính từ có trong đoạn văn sau:
Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng gì khác là nhà trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
Nhưng lần này lại khác. Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng. 
Bài 24. Tìm các từ chỉ sự vật trong các câu văn văn sau:
a. Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. 
b. Cô sắp về đến nhà rồi, gánh hàng trên vai nhẹ đi, và những cái uốn cong của đòn gánh bây giờ nhịp với chân cô bước mau.
c. Chàng thấy mát hẳn cả người; trên con đường lát gạch bát tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiều gió.
Bài 25. Tìm các tính từ có trong đoạn văn sau:
Ðộ ấy, chàng dậy sớm cũng như mọi người, khỏe mạnh và tỉnh táo như mọi người. Chàng lấy thau múc nước trong bể ra rửa mặt, nước mưa lạnh thấm mát vào da. Buổi sớm bấy giờ chàng thích lắm. Chàng ưa nhìn trời cao và trong xanh, những lá cây ngoài vườn tươi và mướt với một vẻ riêng, hình như chúng cũng mới tỉnh dậy như người. Qua giậu thưa, thấp thoáng những người đi chợ sớm, tiếng cười nói vang lần với tiếng đòn gánh kĩu kịt vì những bì gạo nặng. 
Bài 26. Viết 1 đoạn văn từ 2 đến 3 câu miêu tả thiên nhiên mùa thu. Trong đó, sử dụng ít nhất 3 tính từ. Gạch chân dưới các tính từ đã được sử dụng.
Bài 27: Cho biết từ in đậm trong câu văn sau thuộc từ loại nào. Tìm thêm 5 từ khác cùng nhóm từ.
Thỉnh thoảng, bên con đường khúc khuỷu chúng tôi đang đi, hiện ra màu đen thẫm của một cây nhãn, nổi lên nền trời đen nhạt hơn.
Bài 28: Xác định danh từ trong đoạn văn sau:
Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.
Bài 29: Tìm các danh từ có trong đoạn thơ sau:
a. Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
b. Bà đắp thành lập trại
Chống áp bức cường quyền
Nghe lời bà kêu gọi
Cả nước ta vùng lên.
Bài 30: Xác định các danh từ trong đoạn văn sau:
Bản làng đã thức giấc. Đó đây ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm tiếng gọi nhau í ới.
Bài 31: Tìm danh từ có trong câu văn sau:
Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.
Bài 32: Xác định từ loại của các từ: "niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ" và tìm thêm các từ tương tự.
Bài 33: Tìm từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động và chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ sau:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang.
Bài 34: Gạch dưới động từ trong mỗi cụm từ sau:
a. trông em d. quét nhà h. xem truyện
b. tưới rau e. học bài i. gấp quần áo
c. nấu cơm g. làm bài tập
Bài 35: Tìm danh từ, động từ trong các câu văn:
a. Vầng trăng tròn quá, ánh trăng trong xanh toả khắp khu rừng.
b. Gió bắt đầu thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh theo mây.
c. Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.
Bài 36: Xác định từ loại trong các từ của các câu:
a. Nước chảy đá mòn.
b. Dân giàu, nước mạnh.
Bài 37: Xác định từ loại:
Nhìn xa trông rộng
Nước chảy bèo trôi
Phận hẩm duyên ôi
Vụng chèo khéo chống
Gạn đục khơi trong
Ăn vóc học hay.
Bài 38: Xác định từ loại:
a. Em mơ làm mây trắng
Bay khắp nẻo trời cao
Nhìn non sông gấm vóc
Quê mình đẹp biết bao.
b. Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng.
Bài 39: Tìm danh từ, động từ trong các câu sau:
Trên nương, mỗi người một việc, người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô.
Bài 40: Viết đoạn văn (5 - 7 câu) kể về những việc em làm vào một buổi trong ngày. Gạch dưới các động từ em đã dùng.
Bài 41: Viết các tính từ sau vào từng cột cho phù hợp: xanh biếc, chắc chắn, tròn xoe, lỏng lẻo, mềm nhũn, xám xịt, vàng hoe, đen kịt, cao lớn, mênh mông, trong suốt, chót vót, tí xíu, kiên cường, thật thà.
A
Tính từ chỉ màu sắc
B
Tính từ chỉ hình dáng
C
Tính từ chỉ tính chất phẩm chất



Bài 42: Viết tính từ miêu tả sự vật ghi ở cột trái vào mỗi cột phải:
Từ chỉ sự vật
Tính từ chỉ màu sắc của sự vật
Tính từ chỉ hình dáng của sự vật
Cái bút


Cái mũ


Bài 43: Gạch dưới những tính từ dùng để chỉ tính chất của sự vật trong đoạn văn:
Từ trên trời nhìn xuống, phố xá Hà Nội nhỏ xinh như mô hình triển lãm. Những ô ruộng, những gò đống, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hình dạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc.
Bài 44: Đánh dấu x vào chỗ trống nêu cách thể hiện mức độ tính chất đặc điểm của mỗi tính từ ở cột trái
Tính từ
Thêm tiếng để tạo ra các TG hoặc TL
Thêm các từ chỉ mức độ (rất, lắm vào trước hoặc sau)
Dùng cách so sánh
hơi nhanh

x

vội quá



đỏ cờ



tím biếc



mềm vặt



xanh lá cây



chầm chậm



khá xinh



thẳng tắp



Chọn 1 từ ở cột trái để đặt câu.
Bài 45: Tìm tính từ trong khổ thơ sau:
Việt Nam đẹp khắp trăm miền
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này
Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây
Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang.
Sum sê xoài biếc, cam vàng
Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi.
Bài 46: 
Hãy tìm 5 từ ghép, 5 từ láy nói về tình cảm, phẩm chất của con người. Đặt 1 câu với một trong số những từ vừa tìm được.
Bài 47:
a. Hãy chỉ ra tính từ (nếu có) trong câu sau:
Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.
b. Đặt 1 câu trong đó có chủ ngữ là một tính từ.
Bài 48: Hãy tìm 2 từ ghép và 2 từ láy nói về những đức tính của người học sinh giỏi.
Bài 49:
a. Tìm 2 từ cùng nghĩa, gần nghĩa và 2 từ trái nghĩa với từ "chăm chỉ". Đặt câu với từ vừa tìm.
b. Tìm 2 từ cùng nghĩa, gần nghĩa và 2 từ trái nghĩa với từ "dũng cảm".
Bài 50: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong 2 câu thơ của Bác Hồ:
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót, chim kêu suốt cả ngày.
Bài 51:
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ. Vì sao?
Bài 52: "Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn".
a. Tìm các tính từ có trong câu văn.
b. Nhận xét về từ loại của các từ "cái béo, mùi thơm".
Bài 53: Hãy tách thành các từ loại (DT, ĐT, TT) trong đoạn thơ sau:
Bút chì xanh đỏ
Em gọt hai đầu
Em thử hai màu
Xanh tươi, đỏ thắm
Em vẽ làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát.
Bài 54: Tìm DT, ĐT, TT có trong khổ thơ sau:
Em mơ làm gió mát
Xua bao nỗi nhọc nhằn
Bác nông dân cày ruộng
Chú công nhân chuyên cần.
Bài 55: Xác định từ loại của các từ sau: niềm vui, vui tươi, vui chơi, yêu thương, đáng yêu, tình yêu, thương yêu, dễ thương.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_tieng_viet_lop_5_55_bai_ve_danh_tu_dong_tu_tinh_tu.doc