Báo giảng tuần 8 lớp 5

Báo giảng tuần 8 lớp 5

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm lời văn với giọng tả nhẹ nhàng, nhấn giọng ở từ ngữ miêu tả vẻ đẹp rất lạ, những tình tiết bất ngờ, thú vị của cảnh vật trong rừng.

 - Hiểu nội dung: Cảm nhận vẻ đẹp kì thú của rừng, tình cảm yêu mến, sự ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của rừng.

2. Kĩ năng: Cảm nhận vẻ đẹp kì thú của rừng, tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì diệu của rừng.

3. Thái độ: Học sinh hiểu được lợi ích của rừng xanh: mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho con người. Giáo dục có ý thức BVMT

 II. Chuẩn bị:

- Bức tranh vẽ rừng khộp, ảnh sưu tầm về các con vật.

- Vẽ tranh tả vẻ đẹp của cây nấm rừng

 

doc 33 trang Người đăng huong21 Lượt xem 838Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo giảng tuần 8 lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÁO GIẢNG TUẦN 8
Thứ, ngày 
TT
Môn học
PPGT
Tên bài
Thứ hai
8/10
3
4
TĐ
T
15
36
Kỳ diệu rừng xanh
Số thập phân bằng nhau
Thứ ba
9/10
1
2
3
4 
LT-C
T
CT
KC
15
37
8
8
Mở rộng vốn từ thiên nhiên 
So sánh hai số thập phân
Nghe viết :Kỳ diệu rừng xanh
Kể chuyện đã nghe đã dọc 
Thứ tư
10/10
1
2
3
TĐ
TLV
T 
16
15
38
Trước cổng trời 
Luyện tập tả cảnh
Luyện tập
Thứ năm
11/10
1
4
LT-C
T
16
39
Luyện tập về từ nhiều nghĩa
Luyện tập chung
Thứ sáu
12/10
2
3
5
TLV
T
GDNG,SH
16
 40
8
Luyện tập tả cảnh (dựng đoạn mb, kb)
Viết các số ĐD dưới dạng STP
Tuần 8
Thứ hai ngày 8 tháng 10 năm 2012
TẬP ĐỌC
KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm lời văn với giọng tả nhẹ nhàng, nhấn giọng ở từ ngữ miêu tả vẻ đẹp rất lạ, những tình tiết bất ngờ, thú vị của cảnh vật trong rừng.
 - Hiểu nội dung: Cảm nhận vẻ đẹp kì thú của rừng, tình cảm yêu mến, sự ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của rừng. 
2. Kĩ năng: Cảm nhận vẻ đẹp kì thú của rừng, tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì diệu của rừng. 
3. Thái độ: Học sinh hiểu được lợi ích của rừng xanh: mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho con người. Giáo dục có ý thức BVMT
 II. Chuẩn bị:
- Bức tranh vẽ rừng khộp, ảnh sưu tầm về các con vật. 
- Vẽ tranh tả vẻ đẹp của cây nấm rừng 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: 
- Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Thầy mời hs lên thực hiện các yêu cầu.
Ÿ Đọc thuộc lòng bài thơ và tìm một hình ảnh đẹp thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong bài thơ. 
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm sau mỗi câu trả lời của học sinh
Ÿ Giáo viên nhận xét 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Luyện đọc 
- Thầy mời 1 bạn đọc toàn bài. 
 - 1 học sinh đọc toàn bài
 - GV chia đoạn.
 - 3 đoạn
+ Đoạn 1: từ đầu ... “lúp xúp dưới chân”
+ Đoạn 2: Từ “Nắng trưa” ... “đưa mắt nhìn theo”
+ Đoạn 3: Còn lại
- Thầy mời 3 bạn xung phong đọc nối tiếp theo từng đoạn.(đọc 2-3 lượt)
- Giáo viên sửa lỗi phát âm kết hợp sửa lỗi từ khó.
- Đọc theo nhóm
- 3 học sinh đọc nối tiếp theo từng đoạn + mời bạn nhận xét 
- 2 em đọc cho nhau nghe
- Thầy mời 3 bạn đọc lại toàn bài
- Đọc mẫu bài
 - Học sinh lắng nghe 
c. Tìm hiểu bài 
- Hoạt động nhóm, lớp
? Những cây nấm rừng đã khiến các bạn trẻ có những liên tưởng thú vị gì?
- Một vạt nấm rừng mộc suốt dọc lối đi như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm ... dưới chân
 ? Vì sao những cây nấm gợi lên những liên tưởng như vậy?
 - Vì hình dáng cây nấm đặc biệt
 ? Những liên tưởng ấy làm cảnh vật đẹp như thế nào?
 - Trở nên đẹp thêm, vẻ đẹp thêm lãng mạn, thần bí của truyện cổ.
- Những muông thú trong rừng đựơc miêu tả như thế nào? 
- Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp, những con chồn sóc với chùm lông .... dễ thương, đáng yêu.
? Sự có mặt của muông thú đã mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
 - Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy bất ngờ, những điều kì thú.
? Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”?
- Vì sự hòa quyện của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn: rừng khộp lá úa vàng như cảnh sắc nắng cũng rực vàng nơi nơi... 
- Nêu ý đoạn 3
- Ý đoạn 3: Giới thiệu rừng khộp 
- Giáo viên treo tranh “Rừng khộp” 
- Học sinh quan sát tranh
- Nêu cảm nghĩ khi đọc đoạn văn trên?
- Giúp em thấy yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn tất cả mọi người hãy bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của rừng.
- Nêu nội dung chính của bài?
* Cảm nhận vẻ đẹp kì thú của rừng, tình cảm yêu mến, sự ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của rừng. 
c. Đọc diễn cảm 
- Hoạt động cá nhân 
- HD Học sinh đọc 
+ Đoạn 1: đọc chậm rãi, thể hiện thái độ ngỡ ngàng, ngưỡng mộ.
+ Đoạn 2: đọc nhanh ở những câu miêu tả hình ảnh thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú.
+ Đoạn 3: đọc chậm rãi, thong thả ở những câu cuối miêu tả vẻ thơ mộng của cánh rừng trong sắc vàng mênh mông, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả đặc điểm nổi bật của cảnh. 
- Mời 1 bạn đọc lại toàn bài. 
- 1 học sinh đọc lại
- Cho 3 HS đọc tiếp sức từng đoạn 
- Học sinh đọc + mời bạn nhận xét 
Ÿ Giáo viên nhận xét
* Hoạt động 4: Củng cố
- Mỗi dãy cử 1 bạn chọn đọc diễn cảm một đoạn mà mình thích nhất.
- Học sinh đại diện đọc 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
 - Dặn dò: Xem lại bài
- Chuẩn bị: Trước cổng trời 
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nhe về thực hiện
...............................................................................................................................
TOÁN
SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Biết: Viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải số thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải số thập phân thì giá trị của số thập phân vẫn không thay đổi. 
 2. Kĩ năng: Rèn học sinh kĩ năng nhận biết, đổi số thập phân bằng nhau nhanh, chính xác. 
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị: 
 - Bảng phụ - Câu hỏi tình huống 
 - Vở bài tập - bảng con - SGK
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: 
- Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh sửa bài 3 , 4 (SGK). 
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm 
- Lớp nhận xét 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Giảng bài
* Hoạt động 1: HDHS nhận biết: viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải số thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải số thập phân thì giá trị của số thập phân vẫn không thay đổi. 
- Hoạt động cá nhân
- Giáo viên đưa ví dụ: 
	0,9dm ? 0,90cm 
9dm = 90cm 
- HD HS đổivề đơn vị mét
- Nếu thêm chữ số 0 vào bên phải của số thập phân thì có nhận xét gì về hai số thập phân?
-GV chốt lại. 
9dm = m ; 90cm = m; 
9dm = 0,9m ; 90cm = 0,90m 
0,9m = 0,90m 
- Nếu viết thêm chữ số 0 vào ..... bằng nó.
- GV nêu VD cho hS điên dấu.
- Lần lượt điền dấu > , < , = và điền vào chỗ ... chữ số 0. 
0,9 = 0,900 = 0,9000 
8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000
12 = 12,0 = 12,000 
- Dựa vào ví dụ sau, học sinh tạo số thập phân bằng với số thập phân đã cho. 
 0,9000 = 0,900 = 0,9
8,750000 = 8,7500 = 8,75
12,500 = ......... = ............
- Yêu cầu học sinh nêu kết luận 2
- Học sinh nêu lại kết luận (2) 
* Hoạt động 2: HDHS làm bài tập 
- Hoạt động lớp 
Ÿ Bài 1:sgk Giáo viên gợi ý.
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập. 
- GV cho HS trình bày bài miệng.
Ÿ Bài 2: sgk
- Gọi HS nêu
- HD cách làm
- Nhận xét
*a) 7,8 ; 64,9 ; 3,04
 b) 2001,3 ; 35,02 ; 100,01
- HS nhận xét. 
- HS đọc đè bài và nêu yêu cầu
a) 5,612000; 17,2000; 480,59000
b) 24,5000; 80,01000; 14,678000
- HS nhận xét.
4. Củng cố dặn dò
- Hoạt động cá nhân
- Học sinh nhắc lại kiến thức vừa học. 
- 2 em nhắc
 - Làm bài nhà 
- Chuẩn bị: “So sánh hai số thập phân “
- Nhận xét tiết học
- Vận dụng làm vbt
....................................................................................................................................
Thứ ba ngày 9 tháng 10 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Hiểu nghĩa từ “thiên nhiên”; nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ; tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước vả đặt câu với 1 từ ngữ vừa tìm được. 
 2. Kĩ năng: 	Làm quen với các thành ngữ, tục ngữ mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những vấn đề đời sống, xã hội. 
 3. Thái độ: 	Có ý thức bảo vệ thiên nhiên. 
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi bài tập 2 
- VBT, SGK	
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: 
- Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: “L.từ: Từ nhiều nghĩa” 
- Học sinh lần lượt sửa bài tập phân biệt nghĩa của mỗi từ bằng cách đặt câu với từ: 
+ đứng , đi , nằm 
- Chấm vở học sinh 
- Học sinh nhận xét bài của bạn 
Ÿ Giáo viên nhận xét, đánh giá 
3. Bài mới: 
“Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên” 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nghĩa của từ “thiên nhiên” 
- Hoạt động nhóm đôi, lớp 
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi (Phiếu học tập) 
- Thảo luận theo nhóm đôi để trả lời 2 câu hỏi trên (được phép theo dõi SGK). 
- Yêu cầu: 
1/ Tìm những từ ngữ chỉ thiên nhiên từ các từ ngữ sau: nhà máy, xe cộ, cây cối, mưa, chim chóc, bầu trời, thuyền bè, núi non, chùa chiền, nhà cửa... 
- Trình bày kết quả thảo luận.
* cây cối, mưa, chim chóc, bầu trời, núi non,
2/ Theo nhóm em, “thiên nhiên” là gì?
- Lớp nhận xét, nhắc lại giải nghĩa từ “thiên nhiên” -“Thiên nhiên là tất cả những gì không do con người tạo ra”.
Ÿ Giáo viên chốt và ghi bảng
* Hoạt động 2: Xác định từ chỉ các sự vật, hiện tượng thiên nhiên.
- Hoạt động cá nhân 
+ Tổ chức cho học sinh học tập cá nhân
+ Đọc các thành ngữ, tục ngữ
+ Nêu yêu cầu của bài
® Gạch dưới bằng bút chì mờ những từ chỉ các sự vật, hiện tượng thiên nhiên có trong các thành ngữ, tục ngữ:
a) Lên thác xuống ghềnh
b) Góp gió thành bão
c) Qua sông phải lụy đò
d) Khoai đất lạ, mạ đất quen
*Gv giáo dục cho học sinh tình cảm về thiên nhiên yêu mến môi trường sông
+ Lớp làm bằng bút chì vào VBT
+ 1 em lên làm trên bảng phụ
+ Lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
* Dự kiếm HS khá giỏi.
+ Tìm hiểu nghĩa:
- Nghĩa của thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh”?
- Chỉ người gặp nhiều gian lao vất vả trong cuộc sống.
- Câu thành ngữ “Góp gió thành bão” khuyên ta điều gì?
- Tích tụ lâu nhiều cái nhỏ sẽ tạo thành cái lớn, sức mạnh lớn ® Đoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh.
- Khi nào dùng đến tục ngữ “Qua sông phải lụy đò”?
- Muốn được việc phải nhờ vả người có khả năng giải quyết.
- Em hiểu gì về tục ngữ “Khoai đất lạ, mạ đất quen”?
- Khoai trồng ở nơi đất mới, đất lạ thì tốt, mạ trồng ở nơi đất quen thì tốt.
Ÿ Giáo viên chốt: “Bằng việc dùng những từ chỉ sự vật, hiện tượng của thiên nhiên để xây dựng nên các tục ngữ, thành... quý báu”.
+ Đọc nối tiếp các thành ngữ, tục ngữ trên và nêu từ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong ấy (cho đến khi thuộc lòng).
* Hoạt động 3: Mở rộng vốn từ ngữ miêu tả thiên nhiên 
- Hoạt động nhóm 
+ Thảo luận nhóm đôi
+ HS thảo luận
+ Phát phiếu giao việc cho mỗi nhóm
+ Tiến hành thảo luận 
+ Quy định thời gian thảo luận (5 phút)
+ Trình bày (kết hợp tranh ảnh đã tìm được)
Ÿ Nhóm 1:
Tìm những từ ngữ tả chiều rộng.
- Bao la, mênh mông, bát ngát, vô tận, bất tận, khôn cùng...
Ÿ Nhóm 2:
Tìm những từ ngữ tả chiều dài (xa).
- (xa) tít tắp, tít, tít mù khơi, muôn trùng khơi, thăm thẳm, vời vợi, ngút ngát ... 
- (dài) dằng dặc, lê thê, lướt thướt, dài  ... òng tránh bệnh viêm gan A và ý thức bảo vệ môi trường 
II. Chuẩn bị:
- Tranh phóng to, thông tin số liệu.
- HS sưu tầm thông tin 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: 
- Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nguyên nhân gây ra bệnh viêm não?
- Bệnh viêm não là do 1 loại vi rút gây ra.
- Bệnh viêm não được lây truyền ntn?
- 1 em nêu
- Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào?
- Bệnh dễ gây tử vong, nếu sống có thể cũng bị di chứng lâu dài như bại liệt, mất trí nhớ ...
- Chúng ta phải làm gì để phòng bệnh viêm não?
- Tiêm vắc-xin phòng bệnh......
Ÿ Nhận xét, cho điểm 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu
b. Giẳng bài
* Hoạt động 1: Nêu được nguyên nhân cách lây truyền bệnh viêm gan A . Nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh viêm gan A
- Giáo viên chia lớp làm 5 nhóm 
- Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận
- Giáo viên yêu cầu đọc thông tin thảo luận
+ Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì? 
+ Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A?
+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
Ÿ Giáo viên chốt
* Hoạt động 2: Nêu cách phòng bệnh viêm gan A. Có ý thức thực hiện phòng bệnh viêm gan A .
* Bước 1 :
- GV yêu cầu HS quan sát hình 
+Chỉ và nói về nội dung của từng hình
+Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm gan A
* Bước 2 :
- GV nêu câu hỏi :
? Nêu các cách phòng bệnh viêm gan A
? Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì ?
? Bạn có thể làm gì để phòng bệnh viêm gan A ?
- GV kết luận 
4. Củng cố dặn dò
? Nêu các cách phòng bệnh viêm gan A
- Xem lại bài 
- Chuẩn bị: Phòng tránh HIV/AIDS 
- Nhận xét tiết học 
- Hoạt động nhóm, lớp
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát trang 32 . Đọc lời thoại các nhân vật kết hợp thông tin thu thập được.
+ Do vi rút viêm gan A
+ Sốt nhẹ, đau ở vùng bụng bên phải, chán ăn.
+ Bệnh lây qua đường tiêu hóa 
- Nhóm trưởng báo cáo nội dung nhóm mình thảo luận
- Hoạt động nhóm đôi, cá nhân 
- HS trình bày :
+H 2: Uống nước đun sôi để nguội
+H 3: Ăn thức ăn đã nấu chín
+H 4: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn
+H 5: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi đi đại tiện 
- Lớp nhận xét 
- Cần ăn chín uống sôi,ửa sách tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. 
- Nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vitamin. Không ăn mỡ, không uống rượu. 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- 1 học sinh đọc câu hỏi 
- Học sinh trả lời 
- 3 em nêu
Tiết 8 : KĨ THUẬT
TIẾT 8: NẤU CƠM (TT)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Biết cách nấu cơm bằng nồi cơm điện
 - Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình
2. Kĩ năng: Trình bày được các bước khi chuẩn bị nấu cơm
3. Thái độ: Ham mê môn học, áp dụng nấu cơm giúp gia đình.
II. Đồ dùng
-Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a.Giới thiệu bài
b. HD thực hành
* Hoạt động 1: 
- GV cho HS nhắc lại bước chuẩn bị và cách nấu cơm bằng bếp đun
-GV nhận xét và chốt lại ý đúng
* Hoạt động 2: 
-GV yc HS đọc nội dung mục 2 SGK tr35-phần chuẩn bị
-Cho HS so sánh phần nấu cơm bằng bếp đun và nấu cơm bằng nồi cơm điện giống và khác nhau?
-Mời HS nêu
-GV quan sát, nhận xét, uốn nắn
-Tại sao khi vo gạo chta không nên chà xát mạnh?
-GV chốt lại ý đúng
* Hoạt động 3: (Làm việc theo nhóm)
-Cho HS quan sát H4 và đọc nội dung nấu cơm bằng nồi cơm điện
-Trả lời 2 câu hỏi vào phiếu học tập:
+Trình bày cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
-Muốn nấu cơm đạt yc chta cần chú ý khâu nào?
-GV chốt lại ý đúng
-Cho HS thao tác quy trình nấu cơm bằng nồi cơm điện.
-GV nêu 1 số câu hỏi về ưu và nhược điểm
*Củng cố-Dặn dò:
-Cho HS nhắc lại quy trình
-Nhận xét
-Dặn chuẩn bị dụng cụ tiết sau
-Lắng nghe
-Vài HS nhắc lại
-Lắng nghe
-HS đọc
-Trả lời
-Nhận xét
-HS quan sát và thực hiện
-Thảo luận nhóm 4
-Đại diện nhóm trình bày
-Trả lời
-Vài HS lên thao tác
-Trả lời
-Vài HS nhắc lại
.....................................................................................................................................................
Tiết 40 
Tiết 16 : KHOA HỌC
PHÒNG TRÁNH HIV / AIDS 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Biết nguyên nhân và cách phòng tránh HIV/AIDS 
2. Kĩ năng: Nhận ra được sự nguy hiểm của HIV/AIDS và trách nhiệm của mọi người trong việc phòng tránh nhiễm HIV/AIDS. 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh nhiễm HIV. 
II. Chuẩn bị: 
- Hình vẽ trong SGK
- Sưu tầm các tranh ảnh, tờ rơi, tranh cổ động, các thông tin về HIV/AIDS. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: 
- Hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nguyên nhân, cách lây truyền bệnh viêm gan A? Một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A? 
- Do vi-rút viêm gan A, bệnh lây qua đường tiêu hóa. Một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A: sốt nhẹ, đau ở vùng bụng bên phải, chán ăn. 
- Nêu cách phòng bệnh viêm gan A? 
- Cần “ăn chín, uống sôi”, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. 
- Nhận xét ghi điểm 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu
b. Giảng bài
* HĐ 1: Trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng” 
- Hoạt động nhóm, lớp
- Giáo viên tiến hành chia lớp thành 4 nhóm. 
- Học sinh họp thành nhóm 
- Giáo viên phát mỗi nhóm 1 bộ phiếu có nội dung như SGK/34, một tờ giấy khổ to. 
- Đại diện nhóm nhận bộ phiếu và giấy khổ to. 
- Giáo viên nêu yêu cầu: Hãy sắp xếp các câu hỏi và câu trả lời tương ứng? Nhóm nào xong trước được trình bày sản phẩm bảng lớp (2 nhóm nhanh nhất). 
- Các nhóm tiến hành thi đua sắp xếp.
® 2 nhóm nhanh nhất, trình bày trên bảng lớp ® các nhóm còn lại nhận xét. 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm nhanh, đúng và đẹp. 
Kết quả như sau: 
1 -c ; 2 – b ; 3 – d ; 4 – e ; 5 - a 
- Như vậy, hãy cho thầy biết HIV là gì? 
- Học sinh nêu 
® Ghi bảng: 
HIV là tên loại vi-rút làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. 
- AIDS là gì? 
- Học sinh nêu 
® Giáo viên chốt: AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch của cơ thể (đính bảng). 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV / AIDS. 
- Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp 
- Thảo luận nhóm đôi, quan sát hình 1,2,3,4 trang 35 SGK và trả lời câu hỏi: 
+Theo bạn, có những cách nào để không bị lây nhiễm HIV qua đường máu ? ® Giáo viên gọi đại diện 1 nhóm trình bày.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi
® Trình bày kết quả thảo luận (1 nhóm, các nhóm khác bổ sung, nhận xét). 
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt 
- Học sinh nhắc lại
4. Củng cố dặn dò
- Hoạt động lớp 
- Giáo viên nêu câu hỏi ® nói tiếng “Hết” học sinh trả lời bằng thẻ Đ - S. 
- Học sinh giơ thẻ 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- Chuẩn bị: “Thái độ đối với người nhiễm HIV / AIDS.”
- Lắng nghe về thực hiện
- Nhận xét tiết học 
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
Tìm hiểu ĐTNTP Hồ Chí Minh
I. Mục tiêu
 1. KT: Giúp các nhớ lại ngày thành lập ĐTNTP Hồ Chí Minh. Các đội viên nhỏ tuổi ở nước ta.
 2. KN: Trình bày được các tên đội viên ĐTNTP Hồ Chí Minh.
 3. TĐ: Học tập và làm theo những tấm gương đó.
II. Hoạt động
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Giới thiệu
2. Giảng bài
? Em hãy nêu ngày tháng năm thành lập ĐTNTP Hồ Chí Minh?
? ĐTNTP có tên gọi là gì và có mấy đội viên?
Do ai làm đội trưởng.
? ĐTNTP thành lập để làm gì?
? Em hãy kể tên các đội viên tiêu biểu mà em biết?
? Qua tiết này em học tập tấm gương nào ở các bạn đội viên đó?
* Giáo dục
- Vào ngày 15/ 05/ 1941 ở thôn Nà Mạ... Tỉnh Cao Bằng.
- Có 5 đội viên: Nông Văn Dền; Nông Văn Thàn .....Do Kim Đồng làm đội trưởng.
- Đội thành lập để giúp Mặt trận Việt Minh...
- Lý Tự Trọng SN 1914; Kim Đồng SN 1929..; Võ Thị Sáu SN 1925....
- Tùy các em trả lời
.............................................................
SINH HOẠT TUẦN 8
I. Mục tiêu
 1.Tổng kết,đánh gia hoạt động tuần qua
 2. Đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới
II. Nội dung
 1. Nhận xét các hoạt động tuần 7
 - Vệ sinh:
 + Một số em đã có ý thức trong việc giữ vệ sinh trường lớp
 + Bên cạnh đó còn một số em vẫn còn xả rác ra lớp học cũng như sân trường 
 -Chuyên cần: Trong tuần qua các em đi học rất đầy đủ
 - Học tập:
 +Một số em có cố gắng trong học 
 + Một số em chưa cố gắng , chưa học thuộc bài và làm bài ở nhà 
 - Nề nếp lớp học : Tự quản 15 phút đầu giờ các em làm tốt
 - Chuẩn bị sách vở và đồ dùng:
 + Đầy đủ: Làm bài tập ở nhà tương đối đầy đủ 
 + Chưa đầy đủ : Một số em chưa chuẩn bị bài ở nhà
 2. Kế hoach tuần 8
 - Cần giữ vệ sinh trường lớp, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân; phòng chống các lọai bệnh dịch
 - Chăm chỉ học tập, chú ý nghe giảng, học và làm bài đầy đủ khi đến lớp; giữ trật tự khi ra, vào lớp.
 - Đi học đều và đúng giờ , nghỉ học phải xin phép
 - Kính trọng thầy cô và người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè lúc gặp khó khăn
 - Thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của HS Tiểu học. 
 - Chuẩn bị sách vở và đồ dùng đầy đủ khi đến lớp
KHỐI TRƯỞNG
BGH
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
GIÁO DỤC VỆ SINH TRƯỜNG, LỚP; VỆ SINH CÁ NHÂN
A.Mục tiêu
 1. HS nắm được cần phải giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp.
2. Luôn có thói quen thực hiện tốt việc giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường, lớp.
3. HS liên hệ tắm rửa , thay quần áo hằng ngày, quét dọn, làm vệ sinh trường lớp ; không xả giấy rác ra lớp học, xung quanh trường.
B. Chuẩn bị
- Dụng cụ dọn vệ sinh
C. Các hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu, ghi tên bài
2. GDHS giữ vệ sinh cá nhân
- Cho HS thảo luận, nhận xét theo nhóm 
? Bạn mặc đã sạch sẽ, gọn gàng chưa?
? Tóc bạn dài hay ngắn, có được buộc gọn gàng không?
? Bạn có đi dép không? chân tay bạn có sạch không?
- Gọi các nhóm trình bày
- Nhận xét, nhắc nhở các em cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ để cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh được các bệnh ngoài da.
3. GDHS giữ vệ sinh lớp học, trường học
? Trường học của em đã sạch sẽ chưa?
? Trường, lớp sạch sẽ có lợi gì?
? Muốn cho trường lớp luôn sạch đẹp, em cần làm những gì?
? Em và các bạn đã làm được những gì để góp phần làm cho trường lớp sạch đẹp?
- 2 em nhắc lại tên bài
- Thảo luận, QS theo nhóm 2 về quần áo, tóc, chân tay của bạn
- Đại diện các nhóm trình bày
- 1 em trả lời, lớp nhận xét
+ Trường, lớp sạch sẽ giúp em học tập được tốt hơn
+ Muốn cho trường lớp luôn sạch đẹp, em cần giữ vệ sinh chung, không xả giấy rác ra phòng học và khu vực quanh trường, không khạc nhổ bừa bãi, thường xuyên quét dọn vệ sinh...
+ Em và các bạn đã làm được những việc như: nhặt rác, quét lớp, lau bàn ghế; không vẽ bẩn lên tường, không khạc nhổ bừa bãi, không xả giấy rác ra trường, lớp; đi tiêu, tiểu đúng nơi quy định...

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an L5 chuan du mon T8.doc