Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn

Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn

I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây, cùng với đổi mới sách giáo khoa, giáo dục nước nhà không ngừng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động, khuyến khích điều chỉnh chương trình và nội dung sao cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Các cấp quản lý hàng năm đều có chương trình tập huấn cho giáo viên, tuy nhiên kết quả đạt được chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của phụ huynh học sinh và toàn xã hội. Vậy vấn đề còn nằm ở đâu ? Phải chăng là ở khâu tổ chức và quản lý ?

Mục 2 Điều 15 Điều lệ Trường Tiểu học quy định nhiệm vụ của tổ chuyên môn như sau:

-Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chư¬ơng trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục khác;

-Thực hiện bồi d¬ưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;

-Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.

Như vậy tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Có thể khẳng định : Hoạt động của tổ chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ như Điều lệ Trường Tiểu học đã qui định sẽ góp phần tích cực, quyết định rất lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu của quá trình đổi mới giáo dục.

 

doc 16 trang Người đăng hang30 Lượt xem 981Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1.Họ và tên : NGUYỄN VĂN PHÚC
2.Sinh ngày 04 tháng 4 năm 1977
3.Nam : 	Nam	/ Nữ :
4.Địa chỉ : 35A phố 1 ấp 2, xã Phú Vinh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
5.Điện thoại : 0613 614 486 (cq); 0613 852 003 (nr); DĐ : 0978 03 07 09
6.Fax :	/	E-mail : youvital@gmai.com
7.Chức vụ : 	Phó Hiệu trưởng.
8.Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Lê Văn Tám – Định Quán – Đồng nai.
II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
+Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất:Cao đẳng sư phạm.
+Năm nhận bằng : 2004.
+Chuyên nghành đào tạo : Giáo viên Tiểu học
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
+Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giáo dục Tiểu học.
+Số năm có kinh nghiệm : 14 năm.
+Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây : 
Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh khối lớp 4.
BIỆN PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, cùng với đổi mới sách giáo khoa, giáo dục nước nhà không ngừng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động, khuyến khích điều chỉnh chương trình và nội dung sao cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Các cấp quản lý hàng năm đều có chương trình tập huấn cho giáo viên, tuy nhiên kết quả đạt được chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của phụ huynh học sinh và toàn xã hội. Vậy vấn đề còn nằm ở đâu ? Phải chăng là ở khâu tổ chức và quản lý ?
Mục 2 Điều 15 Điều lệ Trường Tiểu học quy định nhiệm vụ của tổ chuyên môn như sau:
-Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục khác; 
-Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; 
-Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó. 
Như vậy tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Có thể khẳng định : Hoạt động của tổ chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ như Điều lệ Trường Tiểu học đã qui định sẽ góp phần tích cực, quyết định rất lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu của quá trình đổi mới giáo dục.
Trong các năm trước đây hoạt động của tổ chuyên môn chưa đi vào thực chất để nâng cao chất lượng dạy học, sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng về giải quyết sự vụ, thi đua ... Họp tổ chuyên môn chưa đều, còn hình thức ....
Trước tình hình thực tế nêu trên và trước những đòi hỏi bức bách phải nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng được những yêu cầu của quá trình đổi mới, và thực hiện tốt cuộc vận động hai không của Bộ giáo dục và đào tạo: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Là người làm công tác quản lý của trường Tiểu học, tôi đã cùng tập thể cán bộ, giáo viên của trường không ngừng tìm tòi, cải tiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy - học.
Từ thực tế nêu trên tôi đã xây dựng Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở Trường Tiểu học Lê Văn Tám - Huyện Định Quán – Tỉnh Đồng Nai. Qua đó giúp mỗi học sinh đều “Được học và Học được”.
II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1.Thực trạng Nhà trường:
-Trường có 4 điểm trường cách xa nhau và nằm rải rác trên 3 ấp vùng sâu, vùng xa của xã Phú Vinh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu chung của Nhà trường.
-Trường có 286 học sinh/17 lớp. Sĩ số giữa các lớp trong khối có sự chênh lệch nhiều.
-Đời sống kinh tế của người dân hầu hết phụ thuộc vào rẫy, ruộng nên còn nhiều khó khăn vì thế các em chưa có được sự quan tâm cần thiết của gia đình đối với việc học tập của mình.
-Ban giám hiệu không có một kế hoạch riêng cho việc chỉ đạo công tác sinh hoạt tổ chuyên môn mà được lồng ghép chỉ đạo trong các buổi họp chuyên môn toàn trường hàng tháng; 
2.Thực trạng tổ chuyên môn:
-Mỗi tổ chuyên môn có từ 5 đến 7 giáo viên (Bao gồm cả giáo viên thư viện và giáo viên chuyên trách), đều có trình độ đạt chuẩn trở nên;
-Tổ chuyên môn tổ chức họp 2 lần/ tháng vào ngày đầu tháng và giữa tháng; tuy nhiên thời gian sinh hoạt không nhiều, không thường xuyên; nội dung sinh hoạt nghèo làn, đơn điệu. Thiên về hành chính, sự vụ, sự việc;
-Nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn : Tổ trưởng đánh giá tình hình 2 tuần qua, đưa ra kế hoạch cho 2 tuần tới và thông báo một số văn bản (nếu có), các thành viên ý kiến. Việc các thành viên ý kiến cũng chỉ xoay quanh việc đánh giá của tổ trưởng và kế hoạch của tổ trưởng, rất ít khi đề cập đến những vướng mắc về nội dung, chương trình, phương pháp hay công tác chủ nhiệm trong quá trình giảng dạy của bản thân. Sau mỗi kỳ khảo sát chất lượng tổ cũng chỉ phân tích chung chung và đưa ra một số giải pháp chung cho toàn khối.
-Sự chuẩn bị của từng giáo viên trước khi tham gia sinh hoạt hầu như không có; ý thức tham gia xây dựng chưa cao.
-Hồ sơ, sổ sách cập nhật bằng tay nên sai sót và tẩy xóa nhiều; hồ sơ có khả năng đáp ứng việc thu thập thông tin thấp; nội dung thông tin tuy được cập nhật khá đầy đủ tuy nhiên chưa có sự logic;
*Bảng thống kê kết quả hội giảng, thanh tra năm học 2008 – 2009:
Năm học
Hoạt động
Loại Tốt
Loại Khá
Loại TB
Loại Yếu
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
2008-2009
Hội giảng
10
47,6
2
9,5
/
/
Thanh tra
13
61,9
6
28,6
2
9,5
/
Qua đối chiếu Bảng thông kê kết quả hội giảng, thanh tra của Nhà trường với Bảng thống kê kết quả hội giảng, thanh tra của toàn huyện thì tỉ lệ giáo viên được xếp loại Tốt ở các hoạt động Hội giảng, Thanh tra là thấp hơn so mặt bằng chung. 
3.Thực trạng học sinh đầu năm học 2009 - 2010:
-Học sinh thụ động trong tiếp thu bài giảng, khả năng vận dụng thấp; các em thiếu tự tin, ngại tham gia phát biểu xây dựng bài học;
-Học sinh giữa các lớp trong cùng khối không có đề kiểm tra chung hàng tháng; điểm hàng tháng của học sinh chỉ được giáo viên ghi nhận từ kiểm tra miệng, chấm vở hoạc khi làm bài trên bảng theo yêu cầu.
*Bảng thống kê kết quả khảo sát đầu năm học 2009 – 2010:
 Năm học
Môn học
Loại Tốt
Loại Khá
Loại TB
Loại Yếu
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
2009-2010
Toán
35
12,4
82
29,0
90
31,8
82
29,0
Tiếng Việt
14
4,9
65
23,0
106
38,2
98
34,6
Qua đối chiếu Bảng thống kê chất lượng khảo sát đầu năm của Nhà trường với Bảng thống kê kết quả khảo sát đầu năm của toàn huyện cho thấy Nhà trường có kết quả thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung toàn huyện.
III.NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
1.Nhiệm vụ của tổ chuyên môn :
-Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục khác; 
-Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; 
-Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó. 
-Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ hai tuần một lần.
(Điều 15 Điều lệ Trường Tiểu học)
2.Nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn :
2.1.Công tác hành chính :
-Thảo luận đóng góp xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện cụ thể hóa chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường; cho ý kiến góp ý chương trình hành động của nhà trường; tham gia xây dựng các chỉ tiêu thi đua của tổ, trường ...
- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học;
-Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm khi kết thúc học kỳ I và cuối năm học.
2.2.Công tác chuyên môn :
-Tổ chức sinh hoạt chuyên đề : Trao đổi kinh nghiệm, lên tiết chuyên đề;
-Trao đổi để điều chỉnh nội dung, chương trình sách giáo khoa, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kỹ năng sư phạm; công tác chủ nhiệm ...;
-Ra đề kiểm tra chung, kiểm tra định kỳ;
-Phân tích chất lượng học sinh sau mỗi kỳ khảo sát, xây dựng các biện pháp nâng chất lượng giáo dục toàn khối, đặc biệt chú ý các học sinh yếu;
3.Các biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn :
3.1. Biện pháp thứ nhất: 
a. Nhà trường lưu trữ đầy đủ các văn bản chỉ đạo về hoạt động dạy học và các quy chế chuyên môn. Phân công rõ trách nhiệm trong việc triển khai các văn bản này đến cán bộ, giáo viên một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác;
- Đối với các văn bản về quy chế chuyên môn do Hiệu phó chuyên môn triển khai cho tất cả giáo viên trong phiên họp chuyên môn chung toàn trường;
- Ngoài ra trong phòng họp của giáo viên, chọn một chỗ thuận lợi để niêm yết các văn bản chuyên môn quan trọng hay sử dụng; các văn bản chuyên môn mới để cán bộ, giáo viên tiện theo dõi học tập và thực hiện.
b. Hiệu phó chuyên môn lập kế hoạch kịp thời cho các hoạt động chuyên môn chung toàn trường trong từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm học, dành thời gian hợp lý cho các tổ chuyên môn sinh hoạt;
Dựa vào kế hoạch trên các bộ phận và đặc biệt là các tổ chuyên môn chủ động trong việc lập kế hoạch hoạt động của tổ. Trong đó có kế hoạch tổ chức học tập các chuyên đề giảng dạy, phân công giáo viên thao giảng minh hoạ chuyên đề, ... 
Do có kế hoạch sớm, cụ thể nên việc thực hiện được chuẩn bị chu đáo, đạt kết quả khá tốt.
3.2. Biện pháp thứ hai: Tổ chức việc kiểm tra đánh giá học sinh..
a. Tổ chức kiểm tra 1 tiết chung toàn khối:
 Kiểm tra và đánh giá kiến thức học sinh là một công việc rất quan trọng của người thầy, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường. Giáo viên và các tổ chuyên môn phải làm tốt công tác này, việc tổ chức kiểm tra 1 tiết phải đạt được các mục đích và yêu cầu sau:
- Nội dung kiểm tra phải phù hợp với chương trình và sách giáo khoa hiện hành.
- Đề kiểm tra không quá tải, phù hợp với các đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu. Đề kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, cẩn mật.
- Chấm bài phải chính xác, đúng theo đáp án, biểu điểm. Chống hiện tượng chấm bài cảm tính, qua loa hay quá khắt khe.
- Trả bài kịp thời, để học sinh thấy được kiến thức thực tế của mình. Giáo viên, tổ chuyên môn và nhà trường nắm bắt được kịp thời chất lượng học tập của học sinh. Từ đó có các biện pháp chỉ đạo kịp thời, thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy - h ... ạt động dạy - học, cán bộ quản lý giáo dục phải luôn chú ý lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng của cán bộ, giáo viên. Đồng thời xếp thời gian một cách khoa học hợp lý để mỗi thầy cô giáo tự đánh giá công tác đã làm được trong từng học kỳ, từ đó đề ra các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong học kỳ tiếp theo. Sau đó mỗi tổ chuyên môn họp sơ kết học kỳ và đề ra kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học. Trên cơ sở kế hoạch của giáo viên, của tổ chuyên môn, ban giám hiệu xây dựng kế hoạch và các biện pháp chính nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học kỳ tiếp theo. Đối với học kỳ I công việc này thường hoàn thành trong tuần 18 và nửa đầu của tuần 19. Với cách làm này không áp đặt chỉ tiêu cho từng giáo viên nhưng vẫn phát huy tốt phong trào thi đua dạy - học đi vào thực chất, không chạy theo hình thức.
IV.KẾT QUẢ 
1.Đối với cán bộ quản lý :
-Chủ động lên kế hoạch chỉ đạo phù hợp nhu cầu thực tế của từng tổ chuyên môn; và chủ động tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn;
-Kịp thời nắm bắt tình hình từng tổ chuyên môn : thời gian sinh hoạt, nội dung sinh hoạt, khó khăn vướng mắc  trong quá trình chỉ đạo; nhu cầu của tổ, của giáo viên. Từ đó kịp thời giúp đỡ tháo gỡ khó khăn, tạo sự đoàn kết, đồng thuận trong trường, trong tổ góp phần nâng cao chất lượng dạy – học;
-Tạo nên phong trào thi đua lành mạnh, rộng khắp; nội bộ đoàn kết, biết chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.
2.Đối với tổ chuyên môn :
-Có kế hoạch sinh hoạt cụ thể, rõ ràng phù hợp yêu cầu chung của tổ, tạo sự thuận lợi cho thành viên trong tổ tham gia sinh hoạt;
-Hoạt động của tổ chuyên môn ngày càng có chất lượng, không còn mang tính chất giải quyết sự vụ, sự việc của công việc hành chính đơn thuần, mà tập trung chủ yếu vào đặc trưng của từng môn học để nâng cao chất lượng dạy - học;
-Nội dung sinh hoạt của tổ phong phú, phù hợp tình hình thực tế tại từng thời điểm dạy – học nhất định; nắm bắt kịp thời nhu cầu của từng giáo viên trong tổ;
-Biểu mẫu, sổ sách được cập nhật kịp thời, chính xác, khoa học; thuận tiện cho việc lưu trữ, khai thác nội dung phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo, đề ra biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục;
-Công bằng, khách quan trong đánh giá, xếp loại, khen thưởng học sinh, giáo viên;
-Xây dựng được nề nếp hoạt động chuyên môn chung toàn trường song vẫn tạo được tính chủ động phát huy sáng tạo trong hoạt động của từng tổ chuyên môn phù hợp với đặc điểm từng khối.
3.Đối với giáo viên :
-Biết trước nội dung sinh hoạt lần sau từ đó chủ động chuẩn bị nội dung cần trao đổi; được chia sẻ cùng đồng nghiệp những kinh nghiệm giảng dạy, được giúp đỡ kịp thời khi gặp khó khăn;
-Nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình một cách có hệ thống; nắm vững phương pháp và cách thức sử dụng phương pháp để tổ chức hoạt động dạy – học đạt hiệu quả cao nhất; kỹ năng sư phạm ngày càng được hoàn thiện;
-Chủ động xây dựng kế hoạch, biện pháp giáo dục phù hợp tình hình thực tế của lớp, giúp nâng cao chất lượng giáo dục của lớp mình chủ nhiệm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn khối, toàn trường.
-Thay đổi hẳn về suy nghĩ trong cách giảng dạy. Đặc biệt là tính tự giác trong công việc, thoát ly khỏi sách giáo khoa. Thay vì phụ thuộc vào sách giáo khoa thì bây giờ giáo viên “phụ thuộc” vào học sinh. Trong quá trình giảng dạy, lấy học sinh làm trung tâm, khơi nguồn kiến thức từ chính bản thân các em. Giáo viên không còn la mắng học sinh, thay vào đó là tìm ra nguyên nhân của vấn đề và giải quyết nó một cách hợp lý.
*Kết quả hội giảng, thanh tra cấp trường năm học 2009 – 2010 :
Năm học
Hoạt động
Loại Tốt
Loại Khá
Loại TB
Loại Yếu
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
2009-2010
Hội giảng
17
75,0
3
15,0
/
/
Thanh tra
19
95,0
1
5,0
/
/
Qua đối chiếu Bảng thống kê kết quả hội giảng, thanh tra năm học 2009 – 2010 với Bảng thống kê hết quả hội giảng, thanh tra năm học 2008 – 2009 cho thấy tỉ lệ giáo viên được xếp loại Tốt tăng cao so với năm học trước (Hội giảng tăng 27,4%; Thanh tra tăng 33,1); không còn giáo viên bị xếp loại Đạt yêu cầu sau thanh tra.
4.Đối với học sinh :
-Được học trong môi trường học tập thân thiện, tích cực; có điều kiện phát huy khả năng tư duy sáng tạo, phát triển năng khiếu, sở trường của mình;
-Học sinh ham thích đến trường, thi đua học tập, nhiệt tình tham gia các phong trào của nhà trường.
*Kết quả khảo sát giữa học kì 2 năm học 2009 – 2010 :
Năm học
Môn học
Loại Tốt
Loại Khá
Loại TB
Loại Yếu
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
2009-2010
Toán
73
26,0
93
33,1
95
33,8
20
7,1
Tiếng Việt
49
17,4
120
42,7
96
34,2
16
5,7
Qua đối chiếu bảng thống kê kết quả khảo sát tính tới thời điển giữa học kỳ 2 với bảng thống kế kết quả khảo sát đầu năm cho thấy : số học sinh đạt điểm từ Trung bình trở lên tăng mạnh, trong đó tỉ lệ học sinh Khá, Giỏi tăng khá cao. 
V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Sau khi triển khai thực hiện Các biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tại Trường Tiểu học Lê Văn Tám cho thấy : Để đạt kết quả tốt cần thực hiện một số nội dung chủ yếu sau:
-Hiệu phó chuyên môn có kế hoạch chỉ đạo chung cho toàn trường ngay từ đầu năm học dựa trên số liệu điều tra;
-Hàng năm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên phù hợp nhu cầu chung của các tổ chuyên môn phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của từng giáo viên; 
-Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hội họp, chuyên đề, thao giảng, dự giờ, kiểm tra  ngay từ đầu năm. Nội dung sinh hoạt tổ cần đặc biệt chú ý đến các nội dung phục vụ hoạt động dạy – học : nội dung, chương trình, phương pháp, công tác chủ nhiệm  Nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ cần hướng đến mục tiêu dạy - học lấy học sinh làm trung tâm;
-Dựa trên kế hoạch của tổ giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục cả năm, tháng, tuần, bài; kế hoạch dự giờ, hội giảng, tự bồi dưỡng; đề xuất nội dung chuyên đề cần tổ chức 
-Hiệu phó chuyên môn cần hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn, của giáo viên thường xuyên; 
-Tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời từ cá nhân đến tổ rồi đến trường sau mỗi lần tổ chức kiểm tra chung, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp điều chỉnh dạy - học phù hợp tình hình thực tế từng đối tượng học sinh.
Qua hai năm triển khai áp dụng Đề tài tại Trường Tiểu học Lê Văn Tám cho thấy : Đề tài này không chỉ áp dụng riêng cho Nhà trường mà có thể áp dụng cho toàn nghành. Tuy nhiên để đạt được kết quả như mong muốn cần phải triển khai đồng bộ cả sáu nhóm giải pháp nêu trên; trên cơ sở có điều chỉnh cho phù hợp từng đơn vị. 
VI.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận :
-Ban giám hiệu có sự đồng thuận cao; có kế hoạch, biện pháp chỉ đạo cụ thể từng nội dung công việc kịp thời;
-Có sự đổi mới đồng bộ từ chỉ đạo đến thực hiện kế hoạch; từ dạy học đến kiểm tra, đánh giá học sinh.
-Các tổ chuyên môn thực hiện tốt kế hoạch sinh hoạt tổ của tổ mình, nội dung sinh hoạt chủ yếu được hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục học sinh; đội ngũ giáo viên nhiệt tình, hết lòng vì học sinh thân yêu;
-Nội dung kiểm tra phù hợp với chương trình và sách giáo khoa hiện hành; Đề kiểm tra không quá tải, phù hợp với các đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu. Đảm bảo tính khách quan, cẩn mật. Đã tạo nên phong trào thi đua sôi nổi. Qua đó thúc đẩy tốt quá trình dạy – học.
-Giáo viên tuy luôn bận rộn nhưng vẫn luôn vui vẻ và hài hước trong mỗi giờ dạy tạo nên không khi học tập khá sôi nổi, thay cho sự nghiêm khắc trong các giờ giảng.
-Học sinh yêu thích đến trường; tích cực tham gia vào các hoạt động học tập  Kết quả giáo dục được nâng lên rõ rệt.
2.Kiến nghị :
-Nhà trường cần cụ thể hóa các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp bằng các minh chứng (tư tưởng, thái độ, việc làm của giáo viên ), tạo sự công bằng, khách quan trong đánh giá xếp loại giáo viên.; đồng thời động viên, khen thưởng xứng đáng, kịp thời những giáo viên có nhiều đóng góp trong quá trình triển khai đề tài; giáo viên và học sinh đạt thành tích cao trong giảng dạy, nghiện cứu và học tập.
-Bổ sung tư liệu, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ, sách tham khảo để phục vụ nghiện cứu; đồ dùng dạy học; phương tiện dạy học; 
-Xây dựng các phòng học chức năng ; sân chơi, bãi tập đáp ứng được công tác giảng dạy của giáo viên; có nhà công vụ cho giáo viên nghỉ trưa (100% giáo viên nhà xa trường).
-Thay đổi triệt để cách thiết kế giáo án : chuyển từ thiết kế cách thức tổ chức hoạt động của giáo viên sang tổ chức hoạt động của học sinh.
-Cần thường xuyên tổ chức tiết học ngoài trời.
VII.TÀI LIỆU THAM KHẢO
Số
TT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tác giả
Nhà xuất bản
Năm xuất bản
1
2
3
4
5
 Điệu lệ Trường Tiểu học.
QĐ 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/05/2006 về Chuẩn khiến thức kỹ năng bậc Tiểu học.
CV 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/2/2006 về ướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học.
CV 6444/BGD&ĐT-GDTH ngày 27/7/2005 về Hướng dẫn phân phối chương trình các môn học bậc Tiểu học.
CV 1513/SGDĐT-GDTH ngày 25/8/2006 về Thực hiện điều chỉnh dạy và học cho học sinh tiểu học từ năm học 2006 – 2007.
BGD&ĐT
BGD&ĐT
BGD&ĐT
BGD&ĐT
SGDĐT-GDTH
BGD&ĐT
BGD&ĐT
BGD&ĐT
BGD&ĐT
SGDĐT-GDTH
2005
2006
2006
2005
2006
Người thực hiện
Nguyễn Văn Phúc
BM04-NXĐGSKKN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH LÊ VĂN TÁM 	 	 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Định quán, ngày . tháng 3 năm 2010
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC : 2009 – 2010
Tên sáng kiến kinh nghiệm : BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN
Họ và tên tác giả : NGUYỄN VĂN PHÚC 	Trường TH Lê Văn Tám
Quản lý giáo dục	Phương pháp dạy học bộ môn
Phương pháp giáo dục	Lĩnh vực khác
1.Tính mới. Điểm :./6
+Có giải pháp hoàn toàn mới
+Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2.Hiệu quả. Điểm : ./8	
+Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn nghành có hiệu quả cao
+Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn nghành có hiệu quả cao
+Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
+Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả
3.Khả năng áp dụng. Điểm : ../6
+Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lố, chính sách:
Tốt	Khá	Đạt
+Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống:
Tốt 	Khá	Đạt
+Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Tốt 	Khá	Đạt
Tổng số điểm :  	Xếp loại : 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN	 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 

Tài liệu đính kèm:

  • docBien phap nang cao chat luong sinh hoat to chuyen mon.doc