Bộ 120 đề thi học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Nguyễn Thị Liên Hương

Bộ 120 đề thi học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Nguyễn Thị Liên Hương

ĐỀ THI TIẾNG VIỆT SỐ 1

Câu 1 (2 điểm) Hãy xếp các từ dưới đây thành từng nhóm đồng nghĩa:

Chết, hi sinh, tàu hoả, xe hoả, máy bay, ăn, xơi, nhỏ, bé, rộng, rộng rãi, bao la, toi mạng, quy tiên, xe lửa, phi cơ, tàu bay, ngốn, đớp, loắt choắt, bé bỏng, bát ngát, mênh mông.

Câu 2 ( 3 điểm) Với mỗi nghĩa dưới đây của từ mũi , hãy đặt một câu.

a) Bộ phận trên mặt người và động vật, dùng để thở và ngửi.

b) Bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của một số vật .

c) Đơn vị lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tấn công theo một hướng nhất định.

Câu 3 ( 2 điểm) Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây :

a) Tôi đang học bài thì Nam đến.

b) Người được nhà trường biểu dương là tôi.

c) Cả nhà rất yêu quý tôi.

d) Anh chị tôi đều học giỏi.

e) Trong tôi một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.

Câu 4 (3 điểm) Hãy viết một đoạn văn tả mưa xuân.

 Câu 5 ( 4 điểm) Ca ngợi cuộc sống cao đẹp của Bác Hồ , trong bài thơ “Bác ơi !” ,nhà thơ Tố Hữu có viết :

Bác sống như trời đất của ta

 Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già.

 

doc 152 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 120 đề thi học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Nguyễn Thị Liên Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề thi tiếng việt số 1
Câu 1 (2 điểm) Hãy xếp các từ dưới đây thành từng nhóm đồng nghĩa:
Chết, hi sinh, tàu hoả, xe hoả, máy bay, ăn, xơi, nhỏ, bé, rộng, rộng rãi, bao la, toi mạng, quy tiên, xe lửa, phi cơ, tàu bay, ngốn, đớp, loắt choắt, bé bỏng, bát ngát, mênh mông.
Câu 2 ( 3 điểm) Với mỗi nghĩa dưới đây của từ mũi , hãy đặt một câu.
Bộ phận trên mặt người và động vật, dùng để thở và ngửi.
 Bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của một số vật .
 Đơn vị lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tấn công theo một hướng nhất định.
Câu 3 ( 2 điểm) Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây :
Tôi đang học bài thì Nam đến.
Người được nhà trường biểu dương là tôi.
Cả nhà rất yêu quý tôi.
Anh chị tôi đều học giỏi.
Trong tôi một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.
Câu 4 (3 điểm) Hãy viết một đoạn văn tả mưa xuân.
 Câu 5 ( 4 điểm) Ca ngợi cuộc sống cao đẹp của Bác Hồ , trong bài thơ “Bác ơi !” ,nhà thơ Tố Hữu có viết :
Bác sống như trời đất của ta
 Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
 Đoạn thơ trên đã giúp em hiểu được những nét đẹp gì trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu ?
Câu 6 (6 điểm) 
“Nghé hôm nay đi thi
Cũng dạy từ gà gáy
Người dắt trâu mẹ di
 Nghé vừa đi vừa nhảy”
 Thi nghé- Huy Cận
Mượn lời chú Nghé con đáng yêu trong bài thơ trên, em hãy tả lại quang cảnh buổi sáng hôm Nghé dạy sớm lên đường đi thi cùng tâm trạng vui mừng, hớn hở của Nghé.
đề thi tiếng việt số 2
Câu 1 ( 2 điểm) Những từ đeo , cõng , vác , ôm có thể thay thế cho từ địu trong dòng thơ thứ hai được không? Vì sao?
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.
 ( Tố Hữu)
Câu 2 ( 3 điểm) Đặt câu với mỗi quan hệ từ sau: của , để , do , bằng , với , hoặc .
Câu 3 ( 2điểm) Tìm những đại từ được dùng trong câu thơ sau:
Ta với mình , mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi , mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước , nghĩa tình bấy nhiêu.
 ( Tố Hữu)
Câu 4 ( 3 điểm) Viết đoạn văn ngắn bàn về nội dung câu tục ngữ “ Chị ngã , em nâng”
Câu 5 ( 4 điểm) Đọc 2 câu ca dao :
Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang,
 Bao nhiêu tấc đất , tấc vàng bấy nhiêu.
Rủ nhau đi cấy đi cày 
Bây giờ khó nhọc , có ngày phong lưu.
 Em hiểu được điều gì có ý nghĩa đẹp đẽ trong cuộc sống của con người ?
Câu 6 ( 6 điểm) Một hôm nào đó em đến trường sớm hơn lệ hường . Em có dịp đứng ngắm ngôi nhà thứ 2 thân yêu của mình . Hãy tả lại trường em lúc ấy .
đề thi tiếng việt số 3
Câu 1 ( 2 điểm ) Tìm từ đồng nghĩa trong các câu thơ sau:
Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
 Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi. ( Tố Hữu)
Việt Nam đất nước ta ơi ! 
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn . ( Nguyễn Đình Thi)
Đây suối Lê - nin , kia núi Mác
 Hai tay xây dựng một sơn hà. ( Hồ Chí Minh)
Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió 
Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông. ( Hồ Chí Minh)
Câu 2 ( 3 điểm) Với mỗi nghĩa dưới đây của từ xuân, em hãy đặt một câu :
Mùa đầu của một năm , từ tháng riêng đến tháng ba ( xuân là danh từ ).
Chỉ tuổi trẻ , sức trẻ (xuân là tính từ ).
Chỉ một năm ( xuân là danh từ ) .
Câu 3 ( 2 điểm) Tìm nghĩa của từ bụng trong từng trường hợp sử dụng dưới đây , rồi phân các nghĩa khác nhau của từ này thành hai loại , nghĩa gốc , nghĩa chuyển.
 -Bụng no ; - đau bụng ;
_ mừng thầm trong bụng ; - ăn no chắc bụng ; 
- sống để bụng , chết mang đi ; - có gì nói ngay không để bụng ; 
- suy bụng ta ra bụng người ; tốt bụng ; - xấu bụng ; 
- miệng nam mô , bụng bồ dao găm; - thắt lưng buộc bụng ;
- bụng đói đầu gối phải bò ; - bụng đói ; 
- bụng mang dạ chữa ; - mở cờ trong bụng ;
 một bồ chữ trong bụng . - bụng bảo dạ ; 
Câu 4 ( 3 điểm ) Viết đoạn văn tả cảnh vật mà em yêu thích , trong đó có dùng 2 – 3 từ chỉ màu xanh khác nhau.
Câu 5 ( 4 điểm) Trong bài Chiếc xe lu , nhà thơ Trần Nguyên Đào có viết:
Tớ là chiếc xe lu Tớ là phẳng như lụa
Người tớ to lù lù Trời nóng như lửa thiêu
Con đường nào mới đắp Tớ vẫn lăn đều đều
Tớ san bằng tăm tắp Trời lạnh như ướp đá
Con đường nào rải nhựa Tớ càng lăn vội vã
Theo em , qua hình ảnh chiếc xe lu ( xe lăn đường ) , tác giả muốn ca ngợi ai ? Ca ngợi những phẩm chất gì đáng quý ?
Câu 6 ( 6 điểm) Lần đầu tiên em cắp sách tới trường , đầy bỡ ngỡ và xúc động . Ngôi trường thật lạ , không giống trường mẫu giáo của em . Nơi đây chắc chắn có bao nhiêu điều thú vị đang chờ em khám phá . Hãy tả lại ngôi trường với tâm trạng ngạc nhiên và xúc động của ngày đầu tiên ấy.
đề thi tiếng việt số 4
Câu 1 ( 2 điểm) Trong những câu nào dưới đây, các từ đi mang nghĩa gốc và trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?
- Nó chạy còn tôi đi . Anh đi ô tô,còn tôi đi xe đạp
 Cụ ốm nặng , đã đi hôm qua rồi. Thằng bé đã đến tuổi đi học.
 Anh đi con mã, còn tôi đi con tốt Ca nô đi nhanh hơn thuyền.
 Ghế thấp quá không đi được với bàn.
Câu 2 ( 3 điểm ) Hãy thay quan hệ từ trong từng câu bằng quan hệ từ khác để có câu đúng :
Cây bị đổ nên gió thổi mạnh . - Trời mưa và đường trơn.
Bố em sẽ thưởng cho em một hộp màu vẽ vì em học giỏi.
Tuy nhà xa nhưng bạn Nam thường đi học muộn .
Câu 3 ( 2 điểm ) Đọc đoạn trích sau, rồi thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới đây : 
 Cô Mùa Xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh động . Đó là một cô gái dịu dàng, tươi tắn, ăn mặc giống y như cô Tấm trong đêm hội thử hài thuở nào, Cô mặc yếm thắm, một bộ áo mớ ba màu hoàng yến, chiếc quần màu nhiễu điều, thắt lưng màu hoa hiên. Tay cô ngoắc một chiếc lẵng đầy màu sắc rực rỡ. Cô lướt đi trên cánh đồng, người nhẹ bỗng, nghiêng nghiêng về phía trước ( Theo Trần Hoài Dương)
Tìm động từ, tính từ trong đạn trích trên
Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau : Xinh tươi, dịu dàng, rực rỡ
Tìm chủ ngữ, vị ngữ của hai câu sau :
Cô Mùa Xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng
Tay cô ngoắc một chiếc lẵng đầy màu sắc rực rỡ
d)Tìm các từ cùng kiểu cấu tạo với từ ăn mặc. Trọng tâm nghĩa của các từ này nằm ở tiếng nào ?
e) Hình ảnh “ Cô Mùa Xuân xinh tươi” là hình ảnh so sánh, ẩn dụ hay nhân hoá ?
Câu 4 ( 3 điểm ) Viết một đoạn văn tả hoặc kể về một người, một vật, một việc mà em muốn nói.Trong đoạn văn, có sử dụng dấu phẩy. Viết xong, hãy khoanh tròn các dấu phẩy trong đoạn văn.
Câu 5 ( 4 điểm ) Trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam độc lập ( 1945), Bác Hồ đã viết : 
“ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.”
 Lời dạy của Bác Hồ kính yêu đã giúp em hiểu được trách nhiệm của người học sinh đối với việc học tập như thế nào ?
Câu 6 ( 6 điểm ) Mới ngày nào em còn là học sinh lớp một bỡ ngỡ, rụt rè, khóc thút thít theo mẹ đến trường. Thế mà hôm nay, giờ phút chia tay máI trường Tiểu học thân thương đã đến. Năm năm qua, mỗi góc sân, hàng cây, mỗi chỗ ngồi, mỗi chiếc bảng đen, ô cửa sổ nơi đây đều gắn bó với em cùng biết bao kỉ niệm vui buồn. Em ngắm nhìn tất cả, lòng tràn ngập bâng khuâng , xao xuyến. Hãy tả lại trường em trong giờ phút chia tay lưu luyến
đề thi tiếng việt số 5
Câu 1: ( 2 điểm ) Tìm từ ngữ đồng nghĩa trong mỗi đoạn thơ sau . Viết đoạn văn nêu rõ tác dụng của cách sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa này.
a)Mình về với Bác đường xuôi Hoan hô anh giải phóng quân!
 Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người. Kính chào Anh , con người đẹp nhất 
 Nhớ ông cụ mắt sáng ngời Lịch sử hôn Anh , chàng trai chân đất 
áo nâu túi vải , đẹp tươi lạ thường! Sống hiên ngang , bất khuất trên đời 
 ( Tố Hữu) Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi.
 ( Tố Hữu)
Câu 2 ( 3 điểm) Tìm các cặp quan hệ từ trong các câu sau:
Nừu việc học tập bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt , trong sự dã man.
Cởu không chỉ cho mình những hạt kê ngon lành này mà cậu còn cho mình một bài học quý về tình bạn.
Mặc dù khuôn mặt bà tôi đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt ấy hình như vẫn còn tươi trẻ .
Tuy làng mạc bị phá tàn nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa.
Câu 3 ( 2 điểm ) Phân loại các câu dưới đây thành hai loại : câu đơn và câu ghép . Em dựa vào đây để phân chia như vậy ?
Mùa thu năm 1929 , Lý Tự Trọng về nước , được giao nhiệm vụ làm liên lạc , chuyển và nhận thư từ tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển .
Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi .
Mờy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
Mưa rào rào trên sân gạch , mưa đồm độp trên phên nứa .
Câu 4 ( 3 điểm ) Viết một đoạn văn ngắn về đề tài em tự chọn . Trong đoạn văn , có sử dụngh phép thay thế từ ngữ để liên kết câu . ( Viết xong , gạch dưới các từ ngữ dùng để thay thế trong đoạn văn )
Câu 5 ( 4 điểm) Đọc bài thơ sau:Cả nhà đi học
 Đưa con đến lớp mỗi ngày 
Như con , mẹ cũng “ thưa thầy” , “ chào cô”
Chiều qua bố đón , tình cờ 
Con nghe bố cũng “ chào cô” , “ thưa thầy” 
Cả nhà đi học , vui thay !
Hèn chi điểm xấu buồn lây cả nhà 
Hèn chi mười điểm hôm qua 
Nhà mình như thể ba điểm mười.
( Cao Xuân Sơn)
Câu 6 ( 6 điểm) Mùa xuân đến . Cây cối đâm chồi nảy lộc , chim hót véo von . Vạn vật bừng sức sống sau một mùa đông lạnh giá .Em hãy tả lại cảnh sắc màu xuân tươi đẹp đó 
đề thi tiếng việt số 6
Câu 1 ( 2 điểm) Trong các từ in đậm dưới đây, từ nào là từ đồng âm , từ nào là từ nhiều nghĩa? a) Vàng: - Giá vàng ở trong nước tăng đột biến.
 - Tấm lòng vàng.
 - Ông tôi mua bộ vàng lưới mới để chuẩn bị đánh bắt hải sản.
 b) Bay: - Bác thợ nề cầm bay xây chát tường nhanh thoăn thoắt.
 - Sếu mang giang lạnh đang bay ngang trời.
 - Đạn bay rào rào.
 - Chiếc áo này đã bay màu.
Câu 2 ( 3 điểm) Chuyển những cặp câu sau đây thành một câu ghép có dùng cặp quan hệ từ :
 a)Rùa biết mình chậm chạp . Nó cố gắng chạy thật nhanh .
 b)Thỏ cắm cổ chạy miết . Nó vẫn không đuổi kịp Rùa .
 c)Thỏ chủ quan , coi thường người khác . Thỏ đã thua Rùa .
 d)Câu chuyện này hấp dẫn , thú vị . Nó có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc 
Câu 3 ( 2 điểm) 
 a)Vạch danh giới giữa các vế câu trong từng câu ghép tìm được ở bài tập 1 . Xác định chủ ngữ , vị ngữ trong từng vế câu .
 Có thể tách mỗi vế câu ghép tìm được ở bài tập 1 thành một câu đơn được không? Vì sao?
Câu 4 ( 3 điểm) Viết một đoạn văn tả lại cánh đồng lúa vào một buổi sáng đẹp trời.
Câu 5 ( 4 điểm) Hình ảnh người mẹ chiến sĩ trong kháng chiến chống Mỹ được nhà thơ Bằng Việt gợi tả qua những câu thơ trong bài Mẹ như sau:
 Con bị thương , nằm lại một mùa mưa 
 Nhớ dáng mẹ ân  ...  vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông.
C. Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to.
D. Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.
Câu 10: Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây ca ngợi đạo lý thủy chung, luôn biết ơn những người có công với nước với dân?
A. Muôn người như một B. Chịu thương, chịu khó
C. Dám nghĩ dám làm D. Uống nước nhớ nguồn
Câu 11: Câu ghép nào biểu thị quan hệ tương phản trong các câu sau đây? 
A. Nếu trời trở rét thì con phải mặc áo ấm. 
B. Tuy Hoàng không được khỏe nhưng Hoàng vẫn đi học.
C. Do được dạy dỗ nên em bé rất ngoan.
D. Chúng em chăm học nên cô giáo rất mực thương yêu.
Câu 12: Trong các câu kể sau, câu nào thuộc câu kể Ai làm gì? 
A. Công chúa ốm nặng . B. Chú hề đến gặp bác thợ kim hoàn.
C. Nhà vua lo lắng. D. Hoàng hậu suy tư.
Câu 13: Từ “Thưa thớt” thuộc từ loại nào?
A. Danh từ B. Tính từ C. Động từ D. Đại từ
Câu 14: Từ “trong” ở cụm từ “phấp phới trong gió” và từ “trong” ở cụm từ “nắng đẹp trời trong” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Đó là một từ nhiều nghĩa B. Đó là hai từ đồng nghĩa
C. Đó là hai từ đồng âm D. Đó là hai từ trái nghĩa
Câu 15: Cặp từ trái nghĩa nào dưới đây được dùng để tả trạng thái? 
A. Vạm vỡ - gầy gò B. Thật thà - gian xảo
C. Hèn nhát - dũng cảm D. Sung sướng - đau khổ
Câu 16: Trong các từ ngữ sau: “Chiếc dù, chân đê, xua xua tay” những từ nào mang nghĩa chuyển?
A. Chỉ có từ “chân” mang nghĩa chuyển
B. Có hai từ “dù” và “chân” mang nghĩa chuyển
C. Cả ba từ “dù”, “chân” và “tay” đều mang nghĩa chuyển
D. Có hai từ “chân” và “tay” mang nghĩa chuyển
Câu 17: Trong câu “Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng.”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh B. Nhân hóa C. So sánh và nhân hóa D. Điệp từ
Câu 18: “Thơm thoang thỏang” có nghĩa là gì? 
A. Mùi thơm ngào ngạt lan xa B. Mùi thơm phảng phất, nhẹ nhàng
C. Mùi thơm bốc lên mạnh mẽ D. Mùi thơm lan tỏa đậm đà
Câu 19: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào viết đúng chính tả ?
A. Lép Tôn - xtôI B. Lép tôn xtôi
C. Lép tôn - xtôi D. Lép Tôn - Xtôi
Câu 20: Câu “Giêng hai rét cứa như dao:
Nghe tiếng....ào mào....ống gậy ra....ông.”
Thứ tự cần điền vào chỗ chấm là:
A. 2 âm tr, 1 âm ch B. 2 âm ch, 1 âm tr
C. 1 âm th, 2 âm tr D. 2 âm th, 1 âm tr
B. Phần tự luận: tập làm văn (5điểm)
Hãy kể lại một câu chuyện nói về tình bạn ( hoặc tình cảm gia đình, tình nghĩa thầy trò... ) đã để lại trong em những tình cảm, cảm xúc khó quên mà em đã từng được nghe kể, chứng kiến hay xem ở báo đài.
Hướng dẫn chấm 
i. trắc nghiệm ( 5 điểm )
	Đáp án như sau : Mỗi câu đúng, tính 0,25 điểm
Câu 1: B	Câu 6: A	Câu 11: B	Câu 16: A
Câu 2: C	Câu 7: B	Câu 12: B	Câu 17: C
Câu 3: B	Câu 8: B	Câu 13: B	Câu 18: B
Câu 4: C	Câu 9: D	Câu 14: C	Câu 19: A
Câu 5: B	Câu 10: D	Câu 15: D	Câu 20: B
ii. tự luận ( 5 điểm ) Tập làm văn
Yêu cầu chung
Đề bài thuộc thể loại văn kể chuyện. Kể lại một câu chuyện nói về tình bạn (hoặc tình cảm gia đình, tình nghĩa thầy trò...) đã để lại trong em những tình cảm, cảm xúc khó quên mà em đã từng được nghe kể, chứng kiến hay xem ở báo đài. Câu chuyện kể lại có thể vui hay buồn, miễn sao được trình bày rõ ràng, mạch lạc ( có mở đầu, diễn biến và kết thúc ), bộc lộ được những tình cảm, cảm xúc tiêu biểu, chân thực ; nêu được ý nghĩa hay tác dụng của câu chuyện đó đối với bản thân. Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết câu không sai ngữ pháp và chính tả, trình bày sạch sẽ.
Yêu cầu cụ thể
Điểm 5: Nắm vững yêu cầu đề ra, thể hiện được các yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, sinh động, giàu cảm xúc. Bố cục rõ ràng, cân đối, ý sâu sắc, phong phú. Sai không quá 2 lỗi diễn đạt.
Điểm 4: Nắm vững yêu cầu đề ra, thể hiện được các yêu cầu trên. Văn viết khá mạch lạc, sinh động, khá cảm xúc. Bố cục rõ ràng, cân đối, ý khá sâu sắc và phong phú. Sai không quá 3 lỗi diễn đạt.
Điểm 2-3: Nắm vững yêu cầu đề ra, thể hiện được các yêu cầu trên. Văn viết tương đối trôi chảy, mạch lạc, có thể hiện cảm xúc. Sai không quá 4 lỗi diễn đạt.
Điểm 1 : ý nghèo, văn viết thiếu mạch lạc, sai nhiều lỗi diễn đạt.
Dàn bài gợi ý
A. Mở bài: ( Mở đầu: giới thiệu hoàn cảnh, nhân vật, sự việc trước khi xảy ra câu chuyện theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp.)
	- Câu chuyện xảy ra ở đâu ?Vào lúc nào?Liên quan đến người, sự việc nào?...
	- Hoặc: Câu chuyện xảy ra trong hoàn cảnh nào ? Sự việc chuẩn bị cho câu chuyện bắt đầu là gì ? ...
 B.Thân bài: ( Diễn biến: kể lại diễn biến của câu chuyện từ lúc mở đầu đến khi kết thúc )
	- Sự việc mở đầu câu chuyện là gì ?
	- Những sự việc tiếp theo diễn ra lần lượt ra sao ? (Chú ý những nét tiêu biểu)	
	- Sự việc kết thúc lúc nào ?
C. Kết bài: ( Kết thúc: nêu cảm nghĩ về câu chuyện đã kể theo cách mở rộng hoặc không mở rộng ) - Câu chuyện đó làm thay đổi điều gì trong cuộc sống của em?
	- Hoặc: Câu chuyện diễn ra đã để lại cho em những tình cảm, cảm xúc gì ?
đề thi tiếng việt số 117
Câu 1: Xếp các từ sau thành 4 nhóm từ đồng nghĩa
Chầm bập, giản dị, chứa chan, nồng nàn, tinh khiết, mộc mạc, trong lành, đơn sơ, đầy ắp, ngập tràn, vỗ về.
Câu 2: Khoanh vào đáp án viết đúng; rồi chữa các đáp án sai viết lại cho đúng:
a. trắng soá b. say riệu c. xặc mùi d. sơi cơm e. súi dục g. mua sắm
Câu 3: a)Tìm từ trái nghĩa với các từ : hồi hộp, lặng lẽ
Đặt1 câu với các từ tìm được:
Câu 4
 Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
 Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
 Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
 Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
 Trích Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm 
 Trong đoạn thơ trên câu nào để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với em? Vì sao?
đề thi tiếng việt số 118
Câu 1 (2 điểm): Sau hai ngày nghỉ thứ 7 và chủ nhật, sáng thứ hai đi học, một cháu học sinh lớp mẫu giáo hỏi mẹ:
	- Mẹ ơi! Nghỉ hai thứ mà sao học nhiều thứ vậy?
	Em hãy nêu cách hiểu của em về câu đó?
	Từ thứ dùng hai lần trong câu hỏi đó có khác nhau về nghĩa không? Vì sao?
Câu 2 (2 điểm): Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có viết:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.
	a, Tìm từ láy trong câu thơ trên?
	b, Từ láy đó gợi cho em cảm giác gì?
Câu 3 (1 điểm): Cho câu sau:
	Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.
	Xét về cấu tạo, từ thoắt cái là thành phần ngữ pháp gì trong câu sau?
	Xác định thành phần ngữ pháp trong câu sau?
Câu 4 (2 điểm): Theo em từ Tổ quốc và từ Giang sơn được dùng trong câu thơ sau có gì đặc biệt. Chúng có thể thay thế cho nhau được không? Đây là hiện tợng gì trong phần ngữ pháp lớp 5 mà em đã học?
	Ôi tổ quốc giang sơn hùng vĩ
	 Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi.
Câu 5 (2 điểm): Chữa lại câu sao cho diễn đạt một cách trong sáng nhất ý ngời viết:
	Nhờ sự cố gắng của Thanh trong học kì hai đã trở thành phi thường học sinh giỏi toàn diện.
	Xét về cấu tạo câu văn đã được chữa thuộc loại câu gì?
Câu 6 (6 điểm): Trong hai câu sau, câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép?
a. Ban đêm, Suối Lìn tưng bừng ánh điện thì ban ngày Suối Lìn rực rỡ màu hoa.
b. Đồng bào ở đây, gần hai mươi năm định cư, đã biến đồi hoang thành ruộng bậc thang màu mỡ, thành đồng cỏ chăn nuôi.
Câu 7 (3 điểm): Hãy nhận xét ba câu văn in nghiêng đậm trong đoạn văn sau nhằm nhấn mạnh điều gì?
	Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mù mịt. Mưa thối đất, thối cát. Trận này chưa qua, trân khác đã tới, ráo riết, hung dữ hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu nớc, trời hút lên đổ hết xuống đất liền.
Câu 8 (5 điểm): Trong sâu thẳm tâm hồn và tình cảm của mỗi ngời đều có riêng một ngời mẹ. Em hãy viết một bài văn ngắn miêu tả về một người mẹ rất đỗi riêng t đó của em.
đề thi tiếng việt số 119
Câu 1(3đ) 
a, Xác định từ loại trong những từ sau:
niềm vui, niềm nở, vui mừmg, vui tơi.
b, Đặt câu với mỗi từ nêu trên?
Câu2 (3đ) 
 Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của mỗi câu sau:
a, Vào một đêm cuối xuân năm 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ đến nghỉ chân ở một nhà bên đường
b, Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.
Câu 3(3đ)
 Đoạn văn dưới đây có 13 câu. Hãy chép lại đoạn văn và ghi dấu chấm vào những chỗ thích hợp:
. Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến bầu trời ngày càng thêm xanh nắng vàng ngày càng rực rỡ vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc rồi vờn cây ra hoa hoa
 bưởi nồng nàn hoa nhãn ngọt hoa cau thoảng qua vờn cây lại đầy tiếng chim và bầy chim bay nhảy những thím chích chòe nhanh nhảu những chú khớu lắm điều, những anh chào mào đỏm dáng những bác cu gáy trầm ngâm
Câu 4(4đ)
Trong bài thơ mẹ vắng nhà ngày bão có đoạn viết:
Thế rồi cơn bão qua 
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.
Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm xúc về người mẹ quađoạn thơ trên?
Câu5 (6đ) 
Em hãy kể lại cảm xúc của một bạn học sinh không thuộc bài với tư cách em là người học sinh đó.
đề thi tiếng việt số 120
Câu 1(3đ)
 Cho các từ sau : Tươi tốt, phương hướng, hoa, bồi hồi, nhớ nhung, đánh đập, người người, oi ả, êm ấm, nhà.
 Hãy sắp xếp các từ trên thành các nhóm
 a, Dựa vào cấu tạo
 b, Dựa vào từ loại
Câu 2 (5đ)
 Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của mỗi câu sau:
a, Hồ Chí Minh, bằng thiên tài trí tuệ và sự hoạt động cách mạng của mình, đẫ kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử.
b, Trên mặt phiến đá cẩm thạch, sáng loáng những hàng chữ thiếp vàng.
c, Trên những chiếc máy bay đậu chênh chếch dọc đường băng, các chiến sỹ trong khoang lái sẵn sàng đợi lệnh.
d, Chúng tôi đang đi trên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
Câu 3(3đ) 
 Em hãy viết một đoạn văn, lấy đè tài là: Buổi sinh hoạt cuối tuần, trong đó có sử dụng các từ sau: sinh hoạt, lớp, tình hình học bài, cuối tuần, nội quy, biểu dơng, học hát, kể chuyện, phấn đấu, ngoan ngoãn.
Câu 4 (2đ) 
 Gió tây lướt thướt bay, qua rừng, quyến hơng thảo quả đi, rải theo triền núi, đa hương thảo quả ngọt lựng, thơm lựng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm
 ( Ma Văn Kháng)
 Đoạn văn có hình ảnh nào đẹp? Em hãy nhận xét cách miêu tả trong đọan văn ấy đã giúp em cảm nhận được những gì?
Câu 6(6đ) 
 Để tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo nhân ngày 20/11, lớp em( hoặc tổ em) đã tổ chức một buổi trực nhật làm cho lớp học gọn gàng, sạch sẽ và đẹp mắt.
 Em hãy tả lại buổi lao động trực nhật đó của em và các bạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_120_de_thi_hoc_sinh_gioi_tieng_viet_lop_5_nguyen_thi_lien.doc