Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 5

Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 5

Câu 1: Tạo 1 từ ghép, 1 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen.

Câu 2: Chọn từ tượng thanh hay từ tượng hình thích hợp điền vào chỗ trống để câu văn diễn tả cụ thể, sinh động:

a) Trên vòm cây, bầy chim hót .

b) Đàn cò bay .trên cánh đồng rộng .

c) Ngọn núi cao .nổi bật giữa bầu trời xanh .

Câu 3: Viết lại thành 1 câu hỏi, 1 câu cầu khiến, 1 câu cảm từ mỗi câu kể sau:

a) Mặt trời mọc.

b) Bé Hà hát quan họ.

Câu 4: a) Dùng các cặp từ chỉ quan hệ để đặt 1 câu ghép diễn đạt hai sự việc chỉ nguyên nhân – kết quả, 1 câu ghép diễn đạt hai sự việc có ý nhượng bộ.

 b) Gạch 1 gạch chéo (/) giữa chủ ngữ và vị ngữ của từng vế trong mỗi câu ghép đã đặt theo yêu cầu ở mục a.

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 5
Câu 1: Tạo 1 từ ghép, 1 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen.
Câu 2: Chọn từ tượng thanh hay từ tượng hình thích hợp điền vào chỗ trống để câu văn diễn tả cụ thể, sinh động:
a) Trên vòm cây, bầy chim hót.
b) Đàn cò bay.trên cánh đồng rộng.
c) Ngọn núi cao.nổi bật giữa bầu trời xanh.
Câu 3: Viết lại thành 1 câu hỏi, 1 câu cầu khiến, 1 câu cảm từ mỗi câu kể sau:
a) Mặt trời mọc.
b) Bé Hà hát quan họ.
Câu 4: a) Dùng các cặp từ chỉ quan hệ để đặt 1 câu ghép diễn đạt hai sự việc chỉ nguyên nhân – kết quả, 1 câu ghép diễn đạt hai sự việc có ý nhượng bộ.
	b) Gạch 1 gạch chéo (/) giữa chủ ngữ và vị ngữ của từng vế trong mỗi câu ghép đã đặt theo yêu cầu ở mục a.
Câu 5: Trong bài Vàm Cỏ Đông (Tiếng việt 3, tập một) nhà thơ Hoài Vũ có viết:
“Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày”
	Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như thế nào?
Câu 6: Em yêu nhất cảnh vật nào trên quê hương mình? Hãy viết bài văn miêu tả ngắn (khoảng 20 dòng) nhằm bộc lộ tình cảm của em với cảnh đó.
GIẢI ĐÁP – GỢI Ý
________________
Câu 1: Tạo đúng 1 từ ghép, 1 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng đã cho (xanh, trắng, vàng, đen)- tổng cộng 10 từ. Ví dụ:
Tiếng
Từ ghép
Từ láy
xanh
xanh tươi
xanh xao
đỏ
đỏ thắm
đỏ đắn
trắng
trắng tinh 
trắng trẻo
vàng
vàng rực
vàng vọt
đen
đen sì
đên đủi
Câu 2: Chọn đúng từ tượng thanh hay từ tượng hình thích hợp để điền vào chỗ trống – tổng cộng 5 từ (5 chỗ trống). Ví dụ:
a/ Trên vòm cây, bầy chim hót ríu ran.
b/ Đàn cò bay rập rờn trên cánh đồng rộng mênh mông.
c/ Ngọn núi cao chót vót nổi bật giữa bầu trời xanh thăm thẳm.
Câu 3: Từ mỗi câu kể đã cho, viết lại thành 1 câu hỏi, 1 câu cần khiến, 1 câu cảm (chủ yếu bằng cách thêm từ chuyên dùng ở mỗi kiểu câu) – tổng cộng 6 câu. Ví dụ:
Câu kể
Câu hỏi
Câu cầu khiến
Câu cảm
a) Mặt trời mọc.
- Mặt trời mọc rồi à?
- Mặt trời mọc đi!
- A, mặt trời mọc rồi !
b) Bé Hà hát quan họ.
- Bé Hà hát quan họ phải không?
- Bé Hà hãy hát quan họ đi !
- Ồ, bé Hà hát quan họ!
Câu 4: a) Dùng cặp từ chỉ quan hệ để đặt câu ghép theo đúng yêu cầu. Ví dụ:
	- Vì bão to nên cây bị đổ. (Chỉ nguyên nhân – kết quả).
	- Tuy trời rét đậm nhưng mẹ em vẫn xuống đồng cấy lúa. (có ý nhượng bộ).
Câu 5: Đoạn viết (khoảng 4 – 5 câu) nêu được những ý cơ bản sau:
	- Dòng sông quê hương đưa nước về làm cho những ruộng lúa, vườn cây xanh tươi, đầy sức sống. Vì vậy, nó được ví như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng các con khôn lớn.
	- Nước sông đầy ăm ắp như tấm lòng người mẹ tràn đầy yêu thương, luôn sẵn sàng chia sẻ (trang trải đêm ngày) cho những đứa con, cho cả mọi người.
	Những vẻ đẹp ấm áp tình người đó làm cho ta thêm yêu quý và gắn bó với dòng sông quê hương.
Câu 6: Bài viết có độ dài tối thiểu khoảng 20 dòng, viết đúng thể loại bài văn miêu tả (kiểu bài tả cảnh). Nội dung bài cần chú ý:
	- Tả rõ được vài nét nổi bật về một cảnh vật cụ thể trên quê hương mà bản thân yêu thích nhất ( cây đa, hoặc cánh đồn, mái đình, dòng sông, bến nước,).
	- Bộc lộ được tình cảm của mình về cảnh vật miêu tả (có thể xen kẽ khi miêu tả hoặc nêu cụ thể thành những ý riêng).
	Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết câu không sai ngữ pháp và chính tả, trình bày sạch sẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ 5.doc