Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 5 - Mai Thị Xuyến

Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 5 - Mai Thị Xuyến

I. Mục tiêu: Củng cố rèn kỹ năng làm bài văn tả cây cối, biết viết câu văn có hình ảnh , sinh động.

 Biết phân tích đoạn thơ, văn về nội dung và nghệ thuật, hiểu được cái hay , cái đẹp của đoạn đó.

II.Các hoạt động dạy học :

1. Củng cố về văn tả cây cối

- Phân biệt câu tả, câu kể

- Bố cục , nội dung

- Trình tự miêu tả

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật

2. Luyện tập

Đề bài: Tả một loài cây gắn bó với em nhiều kỹ niệm.

3. Cảm thụ văn học

 Bài 1: Trong bài “Việt Nam thân yêu” Nguyễn Đình Thi viết:

 Việt Nam đất nước ta ơi

 Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

 Cánh cò bay lả dập dờn

 Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Nêu những cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên ?

 GỢI Ý:Cảm nhận về những hình ảnh đẹp trong đoạn thơ ( biển lúa, cánh cò, mây, Trường Sơn ) qua đó thấy được tình cảm thiết tha, yêu quí và tự hào về đất nước của tác giả.( đề 2)

 Bài 2 ( đề 3 )

Trong cuốn hồi ký Bác Hồ, hai nhà văn Hoài Thanh và Thanh Tịnh đã tả quê Bác như sau:

Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh , xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt của lúa chiêm đang thời con gái; xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi lao xanh biếcvà nhiều màu xanh khác nữa.

 Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ? dùng từ như vậy đã góp phần gợi tả điều gì về cảnh vật trên quê Bác?

Gợi ý : Đoạn văn dùng các từ ngữ chỉ màu xanh thật đa dạng và rất phù hợp với từng cảnh vật.( ruộng mía xanh pha vàng.) Cách dùng từ như vậy góp phần tả vể đẹp nên thơ

Và tràn trề sức sống của cảnh vật trên quê Bác.

 

doc 30 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 425Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 5 - Mai Thị Xuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Buổi 1 ND: 18 /9 / 2010
 Luyện từ và câu Từ loại
I. Mục tiêu:
Củng cố , khắc sâu kiến thức về to loại trong Tiếng Việt . 
Rèn kĩ năng xác định , phân biệt danh từ , động từ , tính từ .
Làm được các dạng bài tập .
 II . Các hoạt động dạy học :
Củng cố : Thế nào là danh từ, thế nào là động từ, thế nào là tính từ ? Ví dụ
 Chúng thường giữ chức vụ gì trong câu? trả lời câu hỏi gì?
Luyện tập
Bài 1 Hãy viết chữ A vào ô trống trước danh từ, chữ B trước động từ , chữ C trước tính từ
 phong cảnh ngẫm nghĩ ngào ngạt
 đẹp đẽ khoa học nghiên cứu
 vườn tược công nhân tự hào
 màu đỏ khẳng khiu hiếu thảo
 Bài 2 Gạch chân các danh từ có trong các câu sau:
a.Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng.
 Trung thu trăng sáng như gương
 Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Bài 3 Gạch chân các tính từ có trong các câu sau: 
 a.Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra xanh vòi vọi.
 b. Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể
 Núi dựng cheo leo , hồ lặng im
Bài 4 Gạch chân các động từ có trong các câu sau:
 Mẹ vơ vội cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong. 
 Bài 5 Tìm danh từ, động từ , tính từ có trong các câu sau:
 a. Em yêu màu đen
 Hòn than óng ánh
 Đôi mắt bé ngoan
 Màn đêm yên tĩnh.
Việt Nam đất nước ta ơi
 Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
 Cánh cò bay lả dập dờn
 Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
 Bài 6 Xếp các từ sau vào 3 nhóm thích hợp
 đáng yêu, thương yêu, tình yêu, cuộc sống, loà xoà, non sông, hành quân, nghiên cứu, cổ kính
Buổi 2 ND: 25 /9 / 2010
 Tập làm văn: Luyện tập tả cây cối
 Cảm thụ văn học
Mục tiêu: Củng cố rèn kỹ năng làm bài văn tả cây cối, biết viết câu văn có hình ảnh , sinh động.
 Biết phân tích đoạn thơ, văn về nội dung và nghệ thuật, hiểu được cái hay , cái đẹp của đoạn đó.
II.Các hoạt động dạy học : 
Củng cố về văn tả cây cối
Phân biệt câu tả, câu kể
Bố cục , nội dung
Trình tự miêu tả
Vận dụng các biện pháp nghệ thuật
Luyện tập
Đề bài: Tả một loài cây gắn bó với em nhiều kỹ niệm.
Cảm thụ văn học
 Bài 1: Trong bài “Việt Nam thân yêu” Nguyễn Đình Thi viết:
 Việt Nam đất nước ta ơi
 Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
 Cánh cò bay lả dập dờn
 Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Nêu những cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên ?
 Gợi ý:Cảm nhận về những hình ảnh đẹp trong đoạn thơ ( biển lúa, cánh cò, mây, Trường Sơn ) qua đó thấy được tình cảm thiết tha, yêu quí và tự hào về đất nước của tác giả.( đề 2)
 Bài 2 ( đề 3 )
Trong cuốn hồi ký Bác Hồ, hai nhà văn Hoài Thanh và Thanh Tịnh đã tả quê Bác như sau:
Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh , xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt của lúa chiêm đang thời con gái; xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi lao xanh biếcvà nhiều màu xanh khác nữa.
 Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ? dùng từ như vậy đã góp phần gợi tả điều gì về cảnh vật trên quê Bác?
Gợi ý : Đoạn văn dùng các từ ngữ chỉ màu xanh thật đa dạng và rất phù hợp với từng cảnh vật.( ruộng mía xanh pha vàng....) Cách dùng từ như vậy góp phần tả vể đẹp nên thơ
Và tràn trề sức sống của cảnh vật trên quê Bác.
Nhận xét , dặn dò
 Buổi 3 ND: 2 /10 / 2010
 Luyện từ và câu , Cấu tạo từ ( từ đơntừ phức )
I. Mục tiêu: Củng cố , khắc sâu kiến thức về từ đơn, tư phức trong Tiếng Việt . 
Rèn kĩ năng xác định , phân biệt từ đơnvới từ phức, từ ghép với từ láy, từ ghép tổng hợp với từ ghép phân loại
Làm được các dạng bài tập .
 II.Nội dung dạy- học: 
Củng cố: Thế nào là từ đơn, từ phức? Cho ví dụ?
Từ phức có mấy dạng? ( từ láy , từ ghép )
Từ ghép có mấy kiểu ? ( tổng hợp, phân loại )
Luyện tập
Bài 1 Tìm từ đơn , từ phức trong đoạn văn sau: 
 Trời /nắng/ chang chang. Tiếng tu hú/ gần xa/ râm ran. Hoa ngô/ xao xác/ như /cỏ may, những/ lá ngô/ quắp lại/ rủ xuống. Những/ bắp ngô/ mập /và/ chắc/chỉ/ còn /chờ /tay người/ đến /bẻ /mang về.
Bài 2 Xếp các từ sau vào 3 nhóm
Từ láy
Từ ghép tổng hợp
Từ ghép phân loại
 (nhân dân, nô nức, bờ bãi, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, chí khí, xanh thẳm chắc nịch, đục ngầu, thích thú, non nước)
Bài 3 Nối cho phù hợp
 cuống quýt thúng mủng
 Từ đơn
 nhỏ nhắn xe đạp
 tóc tai tươi
 Từ ghép tổng hợp 
gập ghềnh đợi chờ
thành phố ồn ào 
 Từ láy
 trắng trẻo hội họp
mát cồng kềnh
thuyền buồm lom khom 
 Bài 4 Từ mỗi tiếng dưới đây, hãy thêm các tiếng thích hợp để tạo thành
 a. Từ ghép b. Từ láy
 mong..... ( chờ, ước, đợi ,muốn....) mong......( mỏi, manh...)
lo...........(nghĩ, sợ ,âu....) lo.........( lo, lắng)
buồn........( phiền, chán, bực, vui...) buồn......( buồn, bã, bạn)
vui....... ( mừng, sướng, khoẻ, mắt...) vui........( vui, vẻ, vầy)
nhạt...... ( phai, thếch...) nhạt........( nhẽo, nhoà )
Bài 5 Hãy điền chữ P vào trống trước từ ghép phân loại, chữ H trước từ ghép tổng hợp
 núi đồi cánh hoa xanh tươi
 làng bản máy may khẳng khiu
 lơ thơ xanh um tai mèo
 tia chớp bập bẹ thuyền bè
c. Nhận xét, dặn dò
Buổi 4 ND: 24 /10 / 2010
 Tập làm văn: Luyện tập tả cây cối
 Cảm thụ văn học
Mục tiêu: Củng cố rèn kỹ năng làm bài văn tả cây cối, biết viết câu văn có hình ảnh , sinh động.
 Biết phân tích đoạn thơ, văn về nội dung và nghệ thuật, hiểu được cái hay , cái đẹp của đoạn đó.
II.Các hoạt động dạy học : 
1Củng cố về văn tả cây cối
Phân biệt câu tả, câu kể
Bố cục , nội dung
Trình tự miêu tả
Vận dụng các biện pháp nghệ thuật
2.Luyện tập
Đề bài: Mùa xuân về cây cối đâm chồi nãy lộc, trăm hoa khoe sắc. Em hãy tả một loài hoa mà em yêu thích
3.Cảm thụ văn học
Bài 1 Trong bài : “Dòng sông mặc áo”, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo viết: 
 Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
 Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
 Ngước lên bỗng gặp la đà
 Ngàn hoa bưởi nở đã nhoà áo ai
Những câu thơ trên giúp em phát hiện ra vẻ đẹp gì của dòng sông quê hương tác giả?
Gợi ý : Sông cũng như người được mang trên mình chiếc áo rất đặc biệt. Đó là chiếc áo vừa có hương thơm( thơm đến ngẩn ngơ), vừa có màu hoa đẹp và hấp dẫn( ngàn hoa bưởi nở nhoà áo ai). Dòng sông trở nên đẹp hơn , làm cho tác giả ngỡ ngàng xúc động.
Bài 2 Con ong làm mật yêu hoa
 Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời
 Con người muốn sống con ơi
 Phải yêu đồng chí yêu người anh em.
 ( Tiếng ru – Tố Hữu )
Em hiểu nội dung những lời ru trên như thế nào? Qua lời ru đó tác giả muốn nói điều gì?
Gợi ý: Con ong muốn làm nên mật ngọt thì phải yêu hoa, con cá muốn bơi được thì phải yêu nước. Con chim muốn hót ca vang lừng thì phải yêu bầu trời. Con người muốn sống , muốn tồn tại thì phải yêu đồng chí, yêu anh em bè bạn của mình.
 Lời ru đó muốn nói: Trong cuộc sống, con người phải biết yêu thương những gì gắn bó với mình, giúp cho mình tồn tại và sống có ích.
Nhận xét, dặn dò
 Buổi 5 ND: 31 /10 / 2010
 Luyện từ và câu Ôn tập về câu
I. Mục tiêu:Thông qua làm và chữa các bài tập củng cố , khắc sâu kiến thức về câu, các mẫu câu đã học, xác định được các thành phần của câu 
 Làm được các dạng bài tập, trình bày rõ ràng. 
 II.Nội dung dạy- học: Hướng dẫn làm các bài tập sau 
 Bài1 1.Khoanh tròn chữ cái đặt trước tập hợp từ đã thành câu
Trăng đã lên 
b.Đến thăm văn miếu Quốc Tử Giám
c.Trên những ruộng lúa chín vàng
d.Chùm quả xoan vàng lịm
 e.Dưới bóng tre, những chú trâu béo tròn
2. Viết lại những dòng chưa thành câu cho thành câu
Bài 2 Chiều chiều trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân
Câu (1), câu (4) được cấu tạo theo mẫu nào?
Bài 3 Xác định bộ phận chủ ngũ , vị ngữ của các câu sau:
Mùa xuân xinh đẹp đã về.
 CN VN
Những đám mây đen to và nặng bay qua bầu trời.
 CN VN
Tiếng chân người chạy lép nhép.
 CN VN
Ngọt lịm yêu thương /giọng Quảng Bình.
 VN CN
 Bài 4 Gạch dưới trạng ngữ 1 gạch, dưới vị ngữ 2 gạch
Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào thơm mát trải ra khắp các sườn đồi.
Ngoài khơi xa, trong ánh nắng chiều, thấp thoáng những cánh buồm trắng.
 Mỗi mùa xuân, thơm lừng hoa bưởi
 Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương
Bài 5 Đặt câu theo yêu cầu sau
a. TN, CN, CN - VN
b. TN, TN, CN - VN
 Nhận xét dặn dò
Buổi 6 ND: 7 /11 / 2010
 Tập làm văn: Luyện tập tả đồ vật
 Cảm thụ văn học
 I. Mục tiêu: Củng cố rèn kỹ năng làm bài văn tả đồ vật, biết viết câu văn có hình ảnh , sinh động.
 Biết phân tích đoạn thơ, văn về nội dung và nghệ thuật, hiểu được cái hay , cái đẹp của đoạn đó.( bài hoa sen, bóng mây)
II.Các hoạt động dạy học : 
1Củng cố về văn tả đồ vật
Phân biệt câu tả, câu kể
Bố cục , nội dung
Trình tự miêu tả
Vận dụng các biện pháp nghệ thuật
2.Luyện tập
Đề bài: Tả một đồ vật gắn với những kỷ niệm của em.
3.Cảm thụ văn học
Bài 1 Trong đầm gì đẹp bằng sen
 Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
 Nhị vàng bông trắng lá xanh
 Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Dòng thơ thứ 2 và thứ 3 có gì đặc biệt? Cách diễn đạt như vậy giúp người đọc thấy được ý nghiã gì của bài ca dao ?
Gợi ý: Từ ngữ ở hai dòng hầu như giống nhau, nhưng thứ tự diễn đạt trái ngược nhau, gợi cho người đọc liên tưởng đến vẻ đẹp trọn vẹn từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài của loài sen. Giúp người đọc thấy được vẻ đẹp tinh khiết của hoa sen. Hoa sen đẹp vươn lên từ bùn đất mà chẳng “ hôi tanh mùi bùn”. Đó là vẻ đẹp cao quí, thanh tao, không bị vẩn đục hay bị ảnh hưởng xấu bởi môi trường sống xung quanh.
 Bài 2 Hôm nay trời nắng như nung
 Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
 Ước gì em hoá đám mây
 Em che cho mẹ suốt ngày bóng dâm
 Em cảm nhận được điều gì qua bài ca dao trên?
Gợi ý: Nói lên tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ. Ước mơ của bạn thật giản dị và đáng yêu “hoá đám mây che nắng cho mẹ”. Bạn mong ước góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc. Ước mơ của bạn chứa đựng tình yêu thương mẹ vừa sâu sắc vừa cụ thể, thiết thực nên nó thật đẹp đẽ đáng trân trọng. 
4.Nhận xét, dặn dò
 Buổi 7 ND: 14 /11 / 2010
 Luyện từ và câu Ôn tập về câu và từ
I. Mục tiêu:Thông qua làm và chữa các bài tập củng cố , khắc sâu kiến thức về câu và từ. Làm được các dạng bài tập, trình bày rõ ràng. 
 II.Nội dung dạy- học: Hướng dẫn làm các bài tập sau 
 Bài1 Dựa vào cấu tạo từ hãy chia các từ sau thành 3 nhóm thích hợp 
 đạo dức, vườn cây, học, loà xoà, vất vả, bơi lội, mát, đất, hội họp
Bài 2 Hãy ghi chữ G vào ô trống trước từ ghép, chữ L trước t ... anh, chị ..) vừa trở về nhà sau chuyến đi xa.
C. Nhận xét, dặn dò
Buổi 25 ND: 27/12/2010 
 ôn : QUAN Hệ Từ, NGHĩA CủA Từ, ĐạI Từ
I.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về câu ghép , cách nối các vế câu ghép trong Tiếng Việt.
Mở rộng vốn từ công dân
Làm được các dạng bài tập, trình bày rõ ràng, khoa học
II, Các hoạt động dạy học
A.Tổ chức hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau, thông qua kết quả bài tập gv chữa bài, cũng cố kiến thức.
Tiết 1: Làm bài tập tuần 19 ( Vở bài tập nâng cao Trang 67 )
Tiết 2: Làm bài tập tuần 20( Vở bài tập nâng cao Trang 71 )
Tiết 3: Làm bài tập tuần 21- ( Vở bài tập nâng cao Trang 73 )
Tiết 4 Làm bài tập tuần 18- ( Vở bài tập nâng cao Trang 65 )
B. Nhận xét, dặn dò
Buổi 26 ND: 10/ 1/2011
 Tập làm văn - Cảm thụ văn học
I.Mục tiêu: Củng cố rèn kĩ năng làm một bài văn tả người. Trình bày bài rõ ràng.
 Tả được người lao động theo yêu cầu của đề bài
Rèn kĩ năng cảm thụ nội dung, nghệ thuật một đoạn thơ bằng một đoạn viết trôi chảy, rõ ý.
 II, Các hoạt động dạy học
A. Tập làm văn 
Đề bài: Taỷ moọt ngửụứi lao ủoọng ủang laứm vieọc.
 Học sinh viết bài – GV theo dõi uốn nắn
Chấm bài, nhận xét, chữa bài
Đọc bài văn hay đoạn hay cho HS tham khảo
B. Cảm thụ văn học
Bài 1: Bài Rửứng mụ của tác giả Trần Lê Văn ( Đề 9 BDHSG Tiếng Việt 5)
Bài 2: Bài Tiếng vọng của Nguyễn Quang Thiều 
 ( Gợi ý trả lời ở đề 11 BDHSG Tiếng Việt 5)
 Bài tập về nhà: Tả một người già mà em rất kính yêu.
Buổi 27 ND: 11/ 1/2011
 ôn : các bộ phận của câu, câu ghép, từ tráI nghĩa
I.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về câu ghép , cách nối các vế câu ghép trong Tiếng Việt.
Củng cố kiến thức về từ trái nghĩa
Làm được các dạng bài tập, trình bày rõ ràng, khoa học
II, Các hoạt động dạy học
A.Tổ chức hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau, thông qua kết quả bài tập gv chữa bài, cũng cố kiến thức.
Tiết 1: Làm bài tập tuần 22 ( Vở bài tập nâng cao Trang80 )
Tiết 2: Làm bài tập tuần 23( Vở bài tập nâng cao Trang 81 )
Tiết 3: Làm bài tập tuần 8- ( Vở bài tập nâng cao Trang 23 )
Tiết 4 Làm bài tập tuần 4- ( Vở bài tập nâng cao Trang 35 )
B. Nhận xét, dặn dò
Buổi 28 ND: 23/ 1/2011 
 Tập làm văn - Cảm thụ văn học
I.Mục tiêu: Củng cố rèn kĩ năng làm một bài văn tả người. Trình bày bài rõ ràng.
 Tả được người bà hoặc mẹ theo yêu cầu của đề bài
Rèn kĩ năng cảm thụ nội dung, nghệ thuật một đoạn thơ bằng một đoạn viết trôi chảy, rõ ý.
 II, Các hoạt động dạy học
A. Tập làm văn 
Đề bài: Tuổi thơ của em lớn lên trong vòng tay yêu thương, trong lời ru ngọt ngào của mẹ, trong lời kể chuyện truyền cảm, yêu thương của bà. Bằng cảm xúc của mình em hãy tả lại hình ảnh của bà hoặc mẹ lúc đó. 
 Học sinh viết bài – GV theo dõi uốn nắn
Chấm bài, nhận xét, chữa bài
Đọc bài văn hay đoạn hay cho HS tham khảo
B. Cảm thụ văn học
Bài 1: Bài Cửa sông của tác giả Quang Huy ( Đề 25 BDHSG Tiếng Việt 5)
Bài 2: Bài Trong lời mẹ hát của Trương Nam Hương ( Đề 30 BDHSG Tiếng Việt 5)
 Bài tập về nhà: Tả một nhân vật trong chuyện theo trí tưởng tượng của em.
C. Nhận xét, dặn dò
Buổi 29 ND: 14/ 1/2011
 ôn : nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng, liên kết câu
I.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về câu ghép , cách liên kết câc câu trong đoạn văn.
Làm được các dạng bài tập, trình bày rõ ràng, khoa học
II, Các hoạt động dạy học
A.Tổ chức hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau, thông qua kết quả bài tập gv chữa bài, cũng cố kiến thức.
Tiết 1: Làm bài tập tuần 24- tiết 2 ( Vở bài tập nâng cao Trang 84)
Tiết 2: Làm bài tập tuần 25 – tiết 1( Vở bài tập nâng cao Trang 86 )
Tiết 3: Làm bài tập tuần 25- tiêt 2 ( Vở bài tập nâng cao Trang 87 )
Tiết 4 Làm bài tập tuần 26- ( Vở bài tập nâng cao Trang 89 )
B. Nhận xét, dặn dò
Buổi 30 ND: 15/ 1/2011
 Tập làm văn - Cảm thụ văn học
I.Mục tiêu: Củng cố rèn kĩ năng làm một bài văn tả cảnh. Trình bày bài rõ ràng.
 Tả được một cảnh vật trên quê hương theo yêu cầu của đề bài
Rèn kĩ năng cảm thụ nội dung, nghệ thuật một đoạn thơ bằng một đoạn viết trôi chảy, rõ ý.
 II, Các hoạt động dạy học
A. Tập làm văn 
Đề bài: Quê hương là gì hở mẹ 
 Mà cô giáo dạy hãy yêu?
 Quê hương là gì hởi mẹ
 Ai đi xa củng nhớ nhiều.
 ( Quê hương - Đỗ Trung Quân )
Từ cảm xúc thiêng liêng và tình cảm thiết tha, trìu mến gợi lên từ khổ thơ trên,
Em hãy viết về một trong những sự vật gần gũi, thân quen đã gắn bó với em trên quê hương ruột thịt.
 Học sinh viết bài – GV theo dõi uốn nắn
Chấm bài, nhận xét, chữa bài
Đọc bài văn hay đoạn hay cho HS tham khảo
B. Cảm thụ văn học
Bài 1: Bài Đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi ( Đề 27 BDHSG Tiếng Việt 5)
Bài 2: Bài Chú đi tuần của Trần Ngọc ( Đề 23 BDHSG Tiếng Việt 5)
 Bài tập về nhà: Tả một cơn mưa mùa hạ.
C. Nhận xét, dặn dò
Buổi 31 ND: 16/ 1/2011
 Luyện tập chung
I.Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn kỹ năng làm các bài thi dạng tổng hợp.
 Làm đợc các dạng bài tập, trình bày rõ ràng, khoa học
II, Các hoạt động dạy học
Nêu yêu cầu
Làm đề thi: ( đề thi số 3- Tuyển tập 40 bộ đề thi HSG Tiếng Việt )
Đánh giá, chữa bài, củng cố khắc sâu kiến thức.
Bài tập về nhà : Đề 20 BDHSG Tiếng Việt 5
Buổi 32 
 Luyện tập chung
I.Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn kỹ năng làm các bài thi dạng tổng hợp.
 Làm đợc các dạng bài tập, trình bày rõ ràng, khoa học
II, Các hoạt động dạy học
Nêu yêu cầu
Làm đề thi: ( đề thi số 3- Tuyển tập 40 bộ đề thi HSG Tiếng Việt )
Đánh giá, chữa bài, củng cố khắc sâu kiến thức.
Bài tập về nhà : Đề 20 BDHSG Tiếng Việt 5
Buổi 33 ND: 17/ 1/2011
 Luyện tập chung
I.Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn kỹ năng làm các bài thi dạng tổng hợp.
 Làm đợc các dạng bài tập, trình bày rõ ràng, khoa học
II, Các hoạt động dạy học
Nêu yêu cầu
Làm đề thi: ( đề thi số 5 - Tuyển tập 40 bộ đề thi HSG Tiếng Việt )
Đánh giá, chữa bài, củng cố khắc sâu kiến thức.
Bài tập về nhà : Đề 22 BDHSG Tiếng Việt 5
Buổi 34 ND: 19/ 1/2011
 Luyện tập chung
I.Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn kỹ năng làm các bài thi dạng tổng hợp.
 Làm đợc các dạng bài tập, trình bày rõ ràng, khoa học
II, Các hoạt động dạy học
Nêu yêu cầu
Làm đề thi: ( đề thi số 9- Tuyển tập 40 bộ đề thi HSG Tiếng Việt )
Đánh giá, chữa bài, củng cố khắc sâu kiến thức.
Bài tập về nhà : Đề 25 BDHSG Tiếng Việt 5
Buổi 35 ND: 21/ 1/2011 
 Luyện tập chung
I.Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn kỹ năng làm các bài thi dạng tổng hợp.
 Làm đợc các dạng bài tập, trình bày rõ ràng, khoa học
II, Các hoạt động dạy học
Nêu yêu cầu
Làm đề thi: ( đề thi số 12- Tuyển tập 40 bộ đề thi HSG Tiếng Việt )
Đánh giá, chữa bài, củng cố khắc sâu kiến thức.
Bài tập về nhà : Đề 26 BDHSG Tiếng Việt 5
Buổi 36 
 Luyện tập chung
I.Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn kỹ năng làm các bài thi dạng tổng hợp.
 Làm đợc các dạng bài tập, trình bày rõ ràng, khoa học
II, Các hoạt động dạy học
Nêu yêu cầu
Làm đề thi: ( đề thi số 7- Tuyển tập 40 bộ đề thi HSG Tiếng Việt )
Đánh giá, chữa bài, củng cố khắc sâu kiến thức.
Bài tập về nhà : Đề 15 BDHSG Tiếng Việt 5
Buổi 37 NS: 10 / 4/2010 ND: 16 / 4 / 2010 
 Luyện tập chung
I.Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn kỹ năng làm các bài thi dạng tổng hợp.
 Làm đợc các dạng bài tập, trình bày rõ ràng, khoa học
II, Các hoạt động dạy học
Nêu yêu cầu
Làm đề thi: ( đề thi số 14- Tuyển tập 40 bộ đề thi HSG Tiếng Việt )
Đánh giá, chữa bài, củng cố khắc sâu kiến thức.
Bài tập về nhà : Đề 19 BDHSG Tiếng Việt 5
Buổi 38 NS: 16 / 4/2010 ND: 2 0 / 4 / 2010 
 Luyện tập chung
I.Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn kỹ năng làm các bài thi dạng tổng hợp.
 Làm đợc các dạng bài tập, trình bày rõ ràng, khoa học
II, Các hoạt động dạy học
Nêu yêu cầu
Làm đề thi: ( đề thi số 7- Tuyển tập 40 bộ đề thi HSG Tiếng Việt )
Đánh giá, chữa bài, củng cố khắc sâu kiến thức.
Bài tập về nhà : Đề 17 BDHSG Tiếng Việt 5
Buổi 39 NS: 14 / 4 /2010 ND: 21 / 4 / 2010 
 Luyện tập chung
I.Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn kỹ năng làm các bài thi dạng tổng hợp.
 Làm đợc các dạng bài tập, trình bày rõ ràng, khoa học
II, Các hoạt động dạy học
Nêu yêu cầu
Làm đề thi: ( đề thi số 3- Tuyển tập 40 bộ đề thi HSG Tiếng Việt )
Đánh giá, chữa bài, củng cố khắc sâu kiến thức.
Bài tập về nhà : Đề 20 BDHSG Tiếng Việt 5
Buổi 40 NS: 16 / 4 /2010 ND: 22 / 4 / 2010 
 Luyện tập chung
I.Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn kỹ năng làm các bài thi dạng tổng hợp.
 Làm đợc các dạng bài tập, trình bày rõ ràng, khoa học
II, Các hoạt động dạy học
Nêu yêu cầu
Làm đề thi: ( đề thi số 11- Tuyển tập 40 bộ đề thi HSG Tiếng Việt )
Đánh giá, chữa bài, củng cố khắc sâu kiến thức.
Bài tập về nhà : Đề 12 BDHSG Tiếng Việt 5
Buổi 41 NS: / 3/2010 ND: / / 2010 
 Luyện tập chung
I.Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn kỹ năng làm các bài thi dạng tổng hợp.
 Làm đợc các dạng bài tập, trình bày rõ ràng, khoa học
II, Các hoạt động dạy học
Nêu yêu cầu
Làm đề thi: ( đề thi số 133- Tuyển tập 40 bộ đề thi HSG Tiếng Việt )
Đánh giá, chữa bài, củng cố khắc sâu kiến thức.
Bài tập về nhà : Đề 14 BDHSG Tiếng Việt 5
Buổi 42 NS: / 3/2010 ND: / / 2010 
 Luyện tập chung
I.Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn kỹ năng làm các bài thi dạng tổng hợp.
 Làm đợc các dạng bài tập, trình bày rõ ràng, khoa học
II, Các hoạt động dạy học
Nêu yêu cầu
Làm đề thi: ( đề thi số 15- Tuyển tập 40 bộ đề thi HSG Tiếng Việt )
Đánh giá, chữa bài, củng cố khắc sâu kiến thức.
Bài tập về nhà : Đề 16 BDHSG Tiếng Việt 5
Buổi 43 NS: / 3/2010 ND: / / 2010 
 Luyện tập chung
I.Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn kỹ năng làm các bài thi dạng tổng hợp.
 Làm đợc các dạng bài tập, trình bày rõ ràng, khoa học
II, Các hoạt động dạy học
Nêu yêu cầu
Làm đề thi: ( đề thi số 23- Tuyển tập 40 bộ đề thi HSG Tiếng Việt )
Đánh giá, chữa bài, củng cố khắc sâu kiến thức.
Bài tập về nhà : Đề 24 BDHSG Tiếng Việt 5
Buổi 44 NS: / 3/2010 ND: / / 2010 
 Luyện tập chung
I.Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn kỹ năng làm các bài thi dạng tổng hợp.
 Làm đợc các dạng bài tập, trình bày rõ ràng, khoa học
II, Các hoạt động dạy học
Nêu yêu cầu
Làm đề thi: ( đề thi số 30- Tuyển tập 40 bộ đề thi HSG Tiếng Việt )
Đánh giá, chữa bài, củng cố khắc sâu kiến thức.
Bài tập về nhà : Đề 35 BDHSG Tiếng Việt 5
Buổi 45 NS: / 3/2010 ND: / / 2010 
 Luyện tập chung
I.Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn kỹ năng làm các bài thi dạng tổng hợp.
 Làm đợc các dạng bài tập, trình bày rõ ràng, khoa học
II, Các hoạt động dạy học
Nêu yêu cầu
Làm đề thi: ( đề thi số 33- Tuyển tập 40 bộ đề thi HSG Tiếng Việt )
Đánh giá, chữa bài, củng cố khắc sâu kiến thức.
Bài tập về nhà : Đề 40 BDHSG Tiếng Việt 5

Tài liệu đính kèm:

  • docboi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_tieng_viet_lop_5_mai_thi_xuyen.doc