Bồi dưỡng học sinh giỏi Tập làm văn Lớp 5

Bồi dưỡng học sinh giỏi Tập làm văn Lớp 5

– Để tả HÌNH DÁNG, THÂN HÌNH có thể dùng:

 Cao – lùn – gầy gò – ốm yếu – nhỏ nhỏ – tầm thước – xương xương – choai choai – mảnh khảnh – dong dỏng – thon – roi – béo phệ – mập mạp – lực lưỡng – vạm vỡ – cục mịch – rắn rỏi – trẻ măng – cường tráng – cân đối – gọn gàng – mập phù – gầy guộc – vàng võ – bệnh hoạn.

 Em bé: sổ sữa, bụ bẫm, mập ú, tròn trĩnh, trắng như cục bột,

 Phụ nữ: mảnh mai (dẻ), yểu điệu, uốn éo, dịu dàng, bệ phệ

 Người già, người lao động khổ sở: cằn cỗi, tiều tụy, bơ phờ, uể oải.

– Để tả DIỆN MẠO, KHUÔN MẶT có thể dùng:

Tròn trĩnh (trịa) – vuông vắn – bầu bĩnh – thon thon – dài – trái xoan – đầy đặn – gân guốc – sáng sủa – khôi ngô – đầy vết sẹo – xấu xí – rỗ như tổ ong – rỗ hoa – hồng hào – trắng trẻo – đen sạm – rám nắng – xanh xao – tái mét – tươi tỉnh – niềm nở – hớn hở – ủ rủ – cau có – nhăn nheo – hốc hác – bơ phờ – hung tợn – hiền hậu – dễ thương – nghiêm trang – đạo mạo – thơ ngây – thản nhiên – thông minh – đần độn – khờ khạo – lầm lì – là lạ – quen thuộc – khả ái

 

doc 51 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 439Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi Tập làm văn Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ TỪ NGỮ DÙNG ĐỂ TẢ NGƯỜI
 – Để tả HÌNH DÁNG, THÂN HÌNH có thể dùng:
Cao – lùn – gầy gò – ốm yếu – nhỏ nhỏ – tầm thước – xương xương – choai choai – mảnh khảnh – dong dỏng – thon – roi – béo phệ – mập mạp – lực lưỡng – vạm vỡ – cục mịch – rắn rỏi – trẻ măng – cường tráng – cân đối – gọn gàng – mập phù – gầy guộc – vàng võ – bệnh hoạn.
Em bé: sổ sữa, bụ bẫm, mập ú, tròn trĩnh, trắng như cục bột, 
Phụ nữ: mảnh mai (dẻ), yểu điệu, uốn éo, dịu dàng, bệ phệ
Người già, người lao động khổ sở: cằn cỗi, tiều tụy, bơ phờ, uể oải.
– Để tả DIỆN MẠO, KHUÔN MẶT có thể dùng:
Tròn trĩnh (trịa) – vuông vắn – bầu bĩnh – thon thon – dài – trái xoan – đầy đặn – gân guốc – sáng sủa – khôi ngô – đầy vết sẹo – xấu xí – rỗ như tổ ong – rỗ hoa – hồng hào – trắng trẻo – đen sạm – rám nắng – xanh xao – tái mét – tươi tỉnh – niềm nở – hớn hở – ủ rủ – cau có – nhăn nheo – hốc hác – bơ phờ – hung tợn – hiền hậu – dễ thương – nghiêm trang – đạo mạo – thơ ngây – thản nhiên – thông minh – đần độn – khờ khạo – lầm lì – là lạ – quen thuộc – khả ái
– Để tả DA có thể dùng:
Nhăn nheo (nhíu) – căn phồng – mỏng tăng – chai cứng – nứt nẻ – đầy ghẻ lở – nhiều vết sẹo – hồng hào – đỏ thắm – mốc thích – đen sạm – bánh mật – ngăm ngăm – ngăm đen – sần sùi – tái mét – xanh xao – xanh lét – xanh như tàu lá – bạc lãng – trắng ngà – trắng nõn – nõn nà – mịn màng
– Để tả MỒ HÔI có thể dùng:
Rướm – toát – đổ lốm đốm – lấm tấm – nhễ nhại – nhỏ giọt – ướt sũng – lăn từng dòng – chảy ròng ròng – nhầy nhụa,
– Để tả ĐẦU có thể dùng:
Tròn – giẹp – vồ – to – nhỏ – sói – hói – có sẹo,
– Để tả TRÁN có thể dùng:
Rộng – hẹp – gồ – cao – thấp – vuông – nhăn nheo, 
– Để tả TÓC, RÂU, LÔNG MÀY, LÔNG MI có thể dùng:
Cứng – mềm – mướt – rậm sưa – lưa thưa – lơ thơ – ngắn – dài – lượt thượt – lún phún – lởm chởm – đen mướt – suôn đuột – quăn – vàng hoe – xờm xoàm – Tóc: chải chuốt – gọn gàng – bù xù – bay phờ phạc – xõa tới bờ vai – dài tới gáy – hớt ngắn sát da đầu – rối như bùi nhùi – bạc phơ – lốm đốm bạc – bạc hoa râm,
– Để tả MẮT có thể dùng:
Tròn vo – xếch – bồ câu – có quầng – lồi – híp – trao tráo – đen huyền – đen láy – trong vắt – long lanh – u buồn – trắng đục – đỏ ngầu (lom, boc, gay) – chột, 
– Để tả MŨI có thể dùng:
To – nhỏ – tẹt – xẹp – dọc dừa – thấp – cao – hẹp – vểnh – nhô – hỉnh – hếch – gồ – thon – đỏ hồng.
– Để tả MÁ có thể dùng:
Cao – cóp – hóp – tóp – bầu – phúng phính – lúm đồng tiền – nhô xương xẩu – hồng – ửng hồng.
 - Để tả MIỆNG có thể dùng:
Móm – rộng – nhỏ – nho nhỏ.
– Để tả MÔI có thể dùng:
Dày – mỏng dính – nứt nẻ – đỏ thắm – đỏ như son – hồng tươi – nhợt nhạt – thâm đen – xám ngắt, 
- Để tả RĂNG có thể dùng:
Hô – sùn – lòi xỉ – đều đặn – nhỏ nhắn – san sát – trắng nõn (bóng) – trắng như tráng men sứ – vàng khè – lung lay – xiệu xạo, 
- Để tả CẰM có thể dùng:
Chìa ra – nhô ra trước mặt – nhọn – vuông – lồi – lún phún râu – lòng thòng một chòm râu – lơ phơ mấy sợi râu, 
- Để tả CỔ có thể dùng:
Lùn – cao – no tròn – đầy ngắn – tong teo, 
- Để tả VAI có thể dùng:
Ngang – xệ – hõm vào – nở nang – hẹp – co ro
- Để tả NGỰC có thể dùng:
Lép xẹp – hõm vào – nở nang – lòi xương sườn 
- Để tả BỤNG có thể dùng:
Thon - phệ – bình rỉnh đầy những mỡ – thóp vào
- Để tả LƯNG có thể dùng:
Còng – gù – khom – thẳng – dài
- Để tả TAY CHÂN có thể dùng:
Xinh xắn – mềm mại – dịu dàng – mũm mỉm – bụ mẫm – no tròn – tròn trĩnh – phốp phác – vạm vỡ – lực lưỡng – dẻo dai – rắn chắc – thô kệch – cục mịch – nhỏ nhắn – bé bỏng – khẳng khiu – tong teo – mảnh khảnh – gân – guốc – ngắn ngủi – yếu ớt – què quặt – tàn tật – trắng trẻo (nõn, hồng, muốt) – đen ngủi (sạm, ngăm) – mốc thích
Bàn tay: búp măng – chai cứng – nứt nẻ – nổi đầy gân
Ngón tay: Ngòi viết – đùi đục – thon thon – lù lù
- Để tả CÁCH ĂN MẶC, QUẦN ÁO (Y PHỤC) có thể dùng:
Chỉnh tề – tươm tất – kín đáo – hở hang – gọn gàng – tha thướt - sạch sẽ – lành lặn – diêm dúa – loè loẹt – ngộ nghĩnh – dơ dáy – xốc xếch – lụng thụng – luộm thuộm – rách rưới – bò sát mình – giản dị – đơn sơ – kiểu cách
- Để tả ĐIỆU BỘ có thể dùng:
Đường hoàng – chững chạc – chậm rãi (chạp) – khoan thai – hấp tấp – nhanh nhẹn – láu táu – nghiêm trang (nghỉ) – lý lắc – hí hửng – tháo vát – uể oải – mệt nhọc – thờ thẫn – hăng hái (say) – bẽn lẽn – ngượng nghịu – lúng lúng – bỡ ngỡ – lính quính – bình thản – tự nhiên – duyên dáng – hùng dũng
- Để tả TIẾNG NÓI, KÊU, LA có thể dùng:
Ồ ề – the thẻ – chát chúa – êm dịu – khàn khàn – lè nhè – trong trẻo – éo éo – oang oang – ồn ào – khao khao – lào xào – ngân nga – rổn rảng – lanh lảnh – sang sảng – rối rít – nheo nhẻo – ầm ỉ
- Để tả CỬ CHỈ, HÀNH VI có thể dùng
NHÌN: dăm dăm – chăm chú – chòng chọc – dáo dác – ngơ ngác – lừ đừ – trìu mến – hằn học – đắm đuối – lim dim – mơ màng – tình tứ
NÓI: Thì thầm (thào) – xì xào – rì rầm – lẩm bẩm – bập bẹ – ấm cúng – luyên thuyên – huyên hoang – lảm nhảm – lải nhải – cằn rằn – càu nhàu – chững chạc – liến thoắng – hài hước – pha trò – tía lia – hằn học – khẩn khoản – vồn vã – niền nở – ngọt ngào – cộc lốc – khiêm tốn – lễ độ – thô bỉ – bông đùa – chọc ghẹo – ngân dài – gằn từng tiếng 
CƯỜI: ngất – mỉm – rộ – xoà – khanh khách – ha hả – khúc khích – hề hề – hi hí – sằng sặc – nôn ruột – giòn giã – chúm chím – tủm tỉm – toe toét – duyên dáng.
KHÓC: oà – mếu máo – sướt mướt – nghẹn ngào – nức nở – rưng rức – sụt sùi – hu hu – thút thít – nước mắt đầm đìa 
NẰM: sóng soài (sượt) – co ro – chễm chệ 
ĐỨNG: tần ngần – im như pho tượng – sững – khoai thai 
NGỒI: chễm chệ – co ro – ủ rủ – bó gối – khoan thai – xếp bằng tròn – thừ lừ 
ĐI: chững chạc – khoan thai – hấp tấp – lảo đảo – loang choang – chập chững – rầm rập – rảo bước – lang thang 
CHẠY: cuống cuồng – tung tăng – loạn xạ – tán loạn – lon ton – quanh quẩn – tất tưởi (tả) – vùn vụt – ào ào 
LÀM VIỆC: hí hoáy – hì hục – loay hoay – cặm cụi – say sưa – mải miết – xoay xở – hăng say – hăm hở – thong thả – hấp tấp – thành thạo – vụn về – tất cả 
- Để tả TÍNH HÌNH có thể dùng:
	Khoác lác – ba hoa – trầm tĩnh – láu táu – cau có – nghiêm nghị – đứng đắn – chững chạc – dè dặt – thật thà – bạo dạn – khắt khe – lười nhác – xảo nguyệt – tham lam – siêng năng – hiền hậu – ôn hoà – vui vẻ – vị tha – ít nói – thận trọng – cẩu thả – hời hợt – nhút nhát – lỗ mảng – thô bỉ 
Dàn ý chi tiết- tả người
Đề 1: Tả hình dáng và tính tình thầy giáo đã dạy em mà em kính yêu nhất
Dàn bài chi tiết
Mở bài: Giới thiệu thầy giáo của em
Em không thể nào quên được hình ảnh người thầy
Thầy đã tận tụy dạy em trong suốt năm học lớp Bốn.
Thân bài:
Tả ngoại hình:
Thầy đã gần bốn mươi tuổi.
Dáng người cao, hơi gầy, vẻ hoạt bát.
Nước da ngăm ngăm khoẻ mạnh.
Thầy thường ăn mặc gọn gàng, lịch sự với chiếc áo sơ mi và quần tây giản dị
Tả chi tiết hình dáng:
Tóc thầy rậm, cứng, hớt cao vừa phải.
Khuôn mặt chữ điền có vẻ đẹp riêng đáng mến.
Vầng trán cao đã có nếp nhăn, biểu hiện vẻ thông minh và từng trải.
Đôi mắt to sáng, có lúc nghiêm khắc, có lúc hiền từ.
Mũi cao, rầt hợp với khuôn mắt.
Miệng thầy hơi rộng, hay cười để lộ hàm răng trắng đều.
Giọng nói của thầy to và rõ.
Tả tính tình:
Thầy giáo em rất hiền, sống mực thước.
Thầy giảng dạy tận tình và chu đáo. Thầy thường đặt câu hỏi giúp cho chúng em phát biểu tìm hiểu bài. Thầy hướng dẫn cho chúng em viết từng nét chữ. Thầy còn kể chuyện, đọc thơ rất hay.
Thầy rất yêu thương học trò, hiền nhưng nghiêm khắc, không thiên vị.
Thầy luôn hết lòng giúp đỡ các thầy cô đồng nghiệp cùng dạy tốt.
Thầy là một giáo viên gương mẫu nên được tất cả học sinh yêu mến.
Kết luận:
Không còn học với thầy nữa nhưng em luôn kính trọng và biết ơn thầy.
Em hứa sẽ cố gắng học tốt để xứng đáng là trò giỏi của thầy.
Đề 2: Hằng ngày đến trường em đều gặp cô (thầy) hiệu trưởng. Em hãy tả hình dáng, tính tình cô (thầy) Hiệu trưởng của em.
Dàn bài chi tiết
Mở bài: Giới thiệu cô (thầy) Hiệu trưởng.
Mỗi ngày đi học em đều thấy cô (thầy) Hiệu trưởng ở trường.
 Thân bài:
Tả ngoại hình:
Cô (thầy) Hiệu trưởng năm nay khoảng 40 tuổi.
Vóc người đầy đặn, người tầm thước.
Nước da của cô trắng hồng (Nước da thầy ngăm ngăm khoẻ mạnh).
Cô thường mặc áo dài tha thướt (Thầy mặc quần tây áo sơ mi trông rất lịch sự).
Mái tóc đen cắt phủ ngang vai (Tóc thầy rậm, cứng, hớt cao vừa phải).
Vầng trán cao ẩn chứa vẻ thông minh.
Đôi mắt co (thầy) to, đen sáng, luôn mang cặp kính trông rất tri thức.
Mũi cao cân xứng với khuôn mặt.
Trên miệng luôn nở nụ cười tươi.
Hai hàm răng trắng, đều như hai hạt bắp.
Giọng nói cô (thầy) ấm, sang sảng, ngân vang.
Cô (thầy) rất nhanh nhẹn, cần mẫn trong khi làm việc.
Tả tính tình:
Cô (thầy) thân tình, cởi mở, cương nghị.
Cô (thầy) luôn quan tâm đến các hoạt động của nhà trường, thường xuyên dự giờ các lớp để giúp đỡ các thầy cô và kiểm tra chất lượng học tập của học sinh.
Cô (thầy) cũng thường quan sát chúng em chơi và hỏi thăm việc học của chúng em.
Cô (thầy) rất vui khi thấy bạn nào học giỏi cô (thầy) đều khen thưởng, những bạn nào phạm lỗi, cô (thầy) khuyên bảo nhẹ nhàng nhưng rất nghiêm nghị.
Cô (thầy) thường đến trường rất sớm và ra về rất muộn.
Kết luận:
Em rất yêu mến và kính trọng cô (thầy) hiệu trưởng.
Hình ảnh cô (thầy) luôn là hình ảnh gương mẫu trong sáng cho chúng em noi theo.
Đề 3: Tả ông của em
Dàn bài chi tiết
Mở bài: Giới thiệu ông ngoại (nội) sẽ tả.
Ông ngoại (nội) đã dành hết tình thương của minh cho con cháu.
Mỗi khi ba mẹ đi công tác xa, ông đã thay thế và chăm sóc em thật chu đáo.
Thân bài:
Tả ngoại hình:
Ông đã ngoài bảy mươi nhưng vẫn còn giữ được dáng dấp cao ráo, rắn rỏi.
Màu da đậm, có nhiều chấm đồi mồi.
Lưng hơi còng, ông vẫn đi lại nhanh nhẹn.
Ông ăn mặc rất giản dị. Khi ở nhà hay ra phố, ông vẫn thường mặc áo sơ mi cũ nhưng thẳng nếp và cái quần dài.
Mái tóc ông đã bạc trắng, luôn được cắt tỉa gọn gàng.
Khuôn mặt ông không còn đầy đặn như trước. Vầng trán đã có nhiều nếp nhăn.
Đôi mắt ông không còn tinh anh. Mỗi khi đọc sách báo hay xem truyền hình ông thường phải đeo kính.
Đôi má hóp lại và khiến cái miệng móm mém.
Răng ông đã rụng nhiều.
Ông có nụ cười thật hiền và tươi tắn.
Giọng nói của ông lúc trầm ấm, lúc cao vút đưa em lạc vào thế giới thần tiên của những câu chuyên cổ tích.
Tả tính tình:
Tình thương của ông dành cho con cháu thật to lớn. Có những món gì ngon, có cái gì đẹp ông cũng đều nhường phần cho cả nhà.
Đối với hàng xóm, ông sống hết lòng, sẵn sàng giúp đỡ khi có người gặp khó khăn.
Ông ngoại (nội) em rất thích chăm sóv cây kiểng  ...  nhễ nhại: những lá mít, lá vải, lá nhãnđung đưa muôn ngàn vẩy vàng, vẩy bạc. Ánh trăng chảy tràn trên mặt đất làm cho côn trùng thích thú từ mọi hang hốc rủ nhau bò ra say xưa ca bài ca ri ri rả rích. Mấy chú chim không ngủ được vì trăng sáng cũng líu lo ca. Đôi chim câu vì trăng mà gù gù bên ô cửa tròn. Chú chó ngước nhìn trăng, sủa bâng quơ mấy tiếng gâu gâu, cái đuôi ngeo nguẩy tỏ ý vui mừng. Dưới trăng hoa ngâu, hoa dạ hương hoa mai chiếu thủy trắng xóa tỏa hương nồng nàn say đắm.
 Trăng rằm dưới đáy ao thảnh thơi ngắm bầu trời và ngắm chính mình. Những đợt sóng nhỏ vì trăng mà lăn tăn muôn ánh vàng. Đôi ba chú cá quẫy lên trên mặt nước như muốn đớp lấy ánh trăng. Quanh ao tiếng ếch nhái à uôm từng đợt còn những chú dế ngân nga không biết mỏi.
 Xa xa là đồng lúa ngập tràn ánh trăng. Lúa xnah mơn mởn lao xao theo tùng đợt gió như nhảy múa dưới trăng. Dòng sông xanh vì trăng mà mơ màng, thao thức. Vạt ngô chạy dài ven bờ chia muôn ngàn cánh tay vẫy vẫy. Sông nước nhấp nhô muôn ngàn ánh vàng dịu. Con thuyền nan của ai lờ lững trên sông. Tiếng hò trầm bổng, nhặt khoanvuts lên, tan trong ánh trăng rười rượi.
 Ánh trăng thấm đượm đất trời, xóm làng ruộng đồng, dòng sông và mây gió. Con người cùng cỏ cây, muôn vật cũng sáng đẹp hơn, nồng nàn và tha thiết dưới trăng.
Đề bài:  Tả cảnh một buổi sáng ở quê em (theotrình tự thời gian).
Bài làm
Quê em những ngày mùa thật là nhộn nhịp. 
 Mới sáng sớm tinh mơ, khi ông mặt trời còn chưa kịp mở mắt, bà con trong thôn đã thức dậy đổ ra đồng gặt hái. Tiếng cười nói léo nhéo, tiếng gọi nhau í ới, tiếng xe bò kéo cậm cạch, tiếng giục trâu đi cày rậm rịch làm rộn rã cả xóm làng.
 Mặt trời lên, màn sương tan dần. Ánh nắng ban mai chiếu rọi khắp không gian, tràn ngập cả đường làng, trải rộng trên khắp các cánh đồng. Những giọt sương đêm còn sót lại trên vạt cỏ ven đường càng thêm lấp lánh. Đâu đó, trong các lùm cây, tiếng chim ríu ran đón chào ngày mới như nâng nhẹ bước chân chúng em đến trường. Trên nền trời xanh thẳm, mấy sợi mây trắng mỏng manh in bóng xuống mặt nước, vắt ngang qua con mương nhỏ uốn lượn. Xa xa, dưới các thửa ruộng lúa chín, những chiếc nón trắng nhấp nhô như đàn cò đang lặn ngụp trên biển lúa vàng tươi. Dọc theo con đường đất đỏ quen thuộc này, trên khắp cánh đồng làng, khí thế ngày mùa mỗi lúc một tấp nập, đông vui. Mùi hương lúa mới thơm nồng cũng đã bắt đầu lan toả phảng phất trong gió thu nhè nhẹ. 
Khi nắng ngày một gay gắt, người làm ở đồng cũng thưa thớt dần. Đường làng lũ lượt người và xe qua lại. Nào người gánh lúa kĩu kịt trên vai, nào người vác cày dong trâu thong thả, nào những chiếc xe bò chất đầy lúa hối hả trở về nhà. Mấy cụ già thì lại tranh thủ quét nhặt những hạt thóc rơi vãi trên đường. Người nào người nấy ướt đẫm mồi hôi vì thấm mệt nhưng chuyện trò vẫn còn rôm rả. Ai cũng đều mừng vui vì lúa năm nay được mùa, hứa hẹn một cuộc sống no ấm hơn.
 Những ngày mùa ở quê em thật bận rộn, tất bật. Em tự nhủ phải chăm chỉ học hành để sau này giúp người nông dân bớt đi nỗi vất vả, cực nhọc và góp sức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Đề bài : Tả con đường quen thuộc từ nhà đến trường.
Bài làm 1
 Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp nhưng cảnh đẹp gắn bó với em  nhất vẫn là con đường quen thuộc đã in dấu chân em mỗi buổi đến trường.
 Ra khỏi ngõ nhà em là gặp ngay con đường làng thân thuộc . Con đường xuyên qua làng được lát gạch phẳng lì, bao năm nay đã quen bước chân em tới trường. Ngay cạnh con đường ở đầu làng một cây gạo đã khá già, sừng sững đứng bên vệ đường. Cứ mỗi mùa xuân đến, cây gạo lại trổ hoa đỏ rực cả góc trời .  Mỗi ngày em từ trường trở về nhà, cây gạo già như cây tiêu chỉ đường cho em.
 Sáng sáng, khi ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi rặng tre, con đường làng lại sáng bừng lên và nhộn nhịp bước chân. Hình như  tất cả lũ  học  trò trong xóm em đều đổ ra đường. Chúng em đi thành từng nhóm, tiếng nói cười vui vẻ  làm con đường càng thêm nhộn nhịp.
 Hai bên đường, những hàng cây nối đuôi nhau san sát, toả bóng mát rợp cả con đường. Những ngôi nhà  mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau những hàng cây xanh tốt.
 Đi hết con đường làng là đến con đường liên thôn của xã.  Con đường này được rải đá răm, chạy  xuyên  qua cánh đồng lúa quê em . Mỗi buổi sáng đi trên con đường này, em lại được tận hưởng mùi hương lúa ngọt ngào cùng với làn gió mát rượi từ cánh đồng đưa lên.
 Xa xa phía cuối con đường, em đã trông thấy ngôi trường lợp mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau tán lá xanh của những cây sà cừ. Tiếng trống trường đã vang lên. Em vội vã rảo bước nhanh cho kịp giờ học, trong lòng cảm thấy vui vui.
 Đã từ lâu, con đường trở nên thân thiết với em. Em rất yêu quý con đường và coi nó như người bạn thân. Sau này lớn lên dù đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ tới hìmh ảnh con đường thân quen đã gắn bó với em suốt quãng đời học sinh.
Bài làm 2
  Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp. Đó là con sông hiền hoà, cánh đồng thẳng cánh cò bay nhưng thân thuộc với em nhất có lẽ là con đường quen thuộc từ nhà đến trường.
 Con đường tới trường là một con đường nhỏ được rải đá răm thẳng tắp. Hai bên đường là hai hàng cây xanh mát. Buổi sáng con đường rộn rã hẳn lên. Hình như tất cả lũ trẻ trong xóm em đều có mặt trên đường. Chúng chia thành những nhóm nhỏ tung tăng  đến trường. Tiếng nói chuyện ríu rít xen lẫn tiếng cười vui vẻ  làm  con đường thêm rộn rã, tươi vui.
 Buổi trưa đường lạnh lùng ít được hỏi han. Lúc ấy, con đường yên lặng như chìm trong giấc ngủ. Hai hàng cây đứng quạt cho con đường càng thêm yên giấc. Trên cành, mấy chú chim sâu đang chuyền cành để bắt những gã sâu phá hoại cây, làm cho hàng cây thêm tốt tươi. Những tia nắng li ti rải xuống mặt đường trông như dát bạc. Những mái nhà nằm thấp thoáng dưới bóng cây thưa. Từ mái nhà nào vọng ra tiếng ru em trầm bổng . 
 Tiếng võng đưa kẽo kẹt giữa buổi trưa hè làm cho con đường làng càng thêm vẻ yên tĩnh lạ lùng. Những đoạn đường bằng phẳng, mấp mô, gập ghềnh em đều thuộc như lòng bàn tay. Chẳng có ngày nào lũ trẻ chúng em không đặt bàn chân nhỏ bé của mình lên con đường thân thuộc ấy. Bởi vậy mà con đường trở thành một người bạn thân thiết với em.
              Con đường tới trường đã khắc sâu vào trong tâm trí em. Mỗi buổi đến trường, con đường đã để lại trong em bao kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò. Mai ngày lớn lên em cũng không thể quên hình ảnh con đường thân yêu.        
Bài làm 3:
          " Quê hương " hai tiếng ấy nghe mà gần gũi thân thương làm sao? Tuổi thơ ai cũng có những kỉ niệm đẹp để mà nhớ, mà yêu ở quê hương. tuổi thơ của em gắn bó với cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông nước chảy hiền hoà,  nhưng gắn bó với em nhất vẫn là con đường từ nhà  tới trường . Với em, con đường này có biết bao kỉ niệm.
             Đó là con đường rải đá răm như bao con đường khác. Tuy  không rộng lắm, lại gồ ghề, lồi lõm nhưng đường cũng đủ cho một chiếc xe tải chạy qua. Mỗi khi đặt chân lên con đường lòng em lại cảm thấy bồi hồi. Đầu làng, cây gạo đứng giương dù che nắng. Nơi đây đã chứng kiến   những ván bi quyết liệt của bọn trẻ chúng em. Hai bên đường là hàng bạch đàn với những chiếc lá nhỏ như con mắt nhìn xuống đường. Sau  hai hàng cây là cánh đồng rộng bát ngát, thẳng cánh cò bay. Tuy vậy, đi trên đường vẫn nhìn thấy những ngôi nhà xinh xắn nằm giữa một màu xanh mượt mà của vườn tược.
          Ông mặt trời từ từ nhô lên thả ánh nắng ấm áp lọt qua kẽ lá chiếu xuống mặt đường như những hoa nắng đang nhảy nhót. Mọi người đổ ra đường mỗi lúc một nhiều. Trẻ em đến trường cùng bà con đi làm, đi chợ.  ồn ã. Trưa về, người đi lại thưa thớt, con đường như chìm vào trong giấc ngủ. Những chiếc lá khẽ đu đưa trong gió như quạt mát cho con đường. Chiều về con đường như thức  giấc. Lại ồn ào náo nhiệt khi các bác nông dân đi làm về. Tiếng nói, tiếng cười gọi nhau í ới, tiếng   xe cộ cứ ồn ào suốt cả con đường. Trên cây những chú chim hót véo von tạo ra một bản nhạc giao hưởng.Với em, con đường đã quen thân từ khi cắp sách tới trường. Đi trên con đường mùi ngai ngái của đất, mùi của lúa đồng, cỏ nội phà vào mũi lòng em lại cảm thấy bâng khuâng.
          Em rất yêu con đường. Hằng ngày, em đi trên con đường này. Có lẽ vì vậy mà em và nó trở thành đôi bạn thân thiết. Dù đi xa, được đi trên con đường đẹp hơn nhưng hình ảnh con đường làng quê vẫn in đậm mãi mãi trong kí ức của em, bởi vì nó đã nâng từng bước đi lẫm chẫm  đầu tiên của đời em.   
Tả cánh đồng lúa vào buổi sáng
Bài làm gợi ý:
- Làng xóm còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu xóm. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng, đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyên rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Những tia nắng đầu tiên hắt trên các vòm cây. Nắng vàng lan nhanh. Bà con xã viên đã đổ ra đồng, cấy mùa, gặt chiêm. Mặt trời nhô dần lên cao. ánh nắng mỗi lúc một gay gắt. Trên các con đường nhỏ, từng đoàn xe chở lúa về sân phơi.
Tả cành đào.
 Hôm nay là 29 Tết, em được bố mẹ cho đi chơi chợ hoa. Em thật ngạc nhiên khi đứng trước một khu chợ toàn là hoa đào, hoa mai. Hai sắc hồng, vàng hòa với nhau tạo nên một không gian thật lộng lẫy. Em cảm tưởng như mình đang bị lạc vào xứ sở của mùa xuân.Ngày Tết ở miền Bắc thì không thể thiếu được hoa đào. Em đã giúp bố họn được một cành đào thật đẹp để trang trí cho ngôi nhà trong dịp xuân này.        Cành đào được bố đặt giữa gian nhà. Những người thợ trồng cây cảnh đã tạo cho cành đào hình dáng giống như mọt con rồng bay lên bầu trời. Vỏ cây đào màu nâu sậm như sắc màu của đất đai màu mỡ, màu của mình Tổ Quốc. Từ một cành chính tỏa ra rất nhiều nhánh nhỏ cùng ở thế vươn lên. Nếu như mỗi nụ đào là một ngọn đèn nhỏ thì cành đào ấy giống như một chiếc đèn lồng lớn, thắp sáng gian nhà em.        Lá đào xanh mướt mát, hình dáng giống con thuyền tí xíu bồng bềnh trên dòng sông hoa. Hoa đào nhìn đẹp lắm. Mỗi bông hoa có nhiều lớp cánh mỏng, mịn màng, xếp trồng lên nhau. Nhụy hoa nho nhỏ, xinh xinh màu vàng tươi. Cây đào còn đẹp hơn khi được em khoác cho một tấm áo sặc sỡ sắc màu. Miền Nam có mai và bánh Tét, còn miền Bắc có đào và bánh chưng. Thế là mỗi miền lại có một hương vị riêng để đón Tết.        Mai, đào năm nay lại nở, mảnh đất Việt ta chợt bừng sáng lên bởi hai sắc hồng và vàng.Thế là một năm mới lại đến. Nhưng người con làm xa nhà cũng đã đoàn tụ bên mâm cỗ để cùng nhau đón Xuân về.

Tài liệu đính kèm:

  • docboi_duong_hoc_sinh_gioi_tap_lam_van_lop_5.doc