Bồi dưỡng học sinh giỏi - Tiết 151+ 152: Ôn theo dạng đề

Bồi dưỡng học sinh giỏi - Tiết 151+ 152: Ôn theo dạng đề

I. Mục tiêu:

- Rèn cho học sinh làm quen với đề thi để củng cố kiến thức theo dạng đề thi học sinh giỏi.

- Giáo dục học sinh ý thức tích cực, từ giác trong học tập.

II. Các hoạt động dạy và học:

Thời gian làm bài trong 2 tiết.

Bài 1: Tính giá trị biểu thức:

Bài 2: Cho các số 0; 1; 2; 3.

a. Từ các chữ số đó, hãy viết các số thập phân bé hơn 1 mà mỗi số đó có đủ cả bốn chữ số đó.

b. Tính tổng của các số thập phân đó (bằng cách thuận tiện nhất).

 

doc 4 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1062Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi - Tiết 151+ 152: Ôn theo dạng đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17.
Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2011
Tiết 1 + 2: Toán.
Tiết 151+ 152: ÔN THEO DẠNG ĐỀ
I. Mục tiêu: 
- Rèn cho học sinh làm quen với đề thi để củng cố kiến thức theo dạng đề thi học sinh giỏi.
- Giáo dục học sinh ý thức tích cực, từ giác trong học tập.
II. Các hoạt động dạy và học:
Thời gian làm bài trong 2 tiết.
Bài 1: Tính giá trị biểu thức:
Bài 2: Cho các số 0; 1; 2; 3.
a. Từ các chữ số đó, hãy viết các số thập phân bé hơn 1 mà mỗi số đó có đủ cả bốn chữ số đó.
b. Tính tổng của các số thập phân đó (bằng cách thuận tiện nhất).
Bài 3: Tìm x
(237 + x) – 46 = 352
Bài 4: Tìm 2 số biết tổng của chúng bằng 0,75 và tỷ số của chúng bằng 0,75.
Bài 5: Một mảnh đất hình tam giác có đáy là 25m. Nếu kéo dài đáy thêm 5m thì diện tích sẽ tăng thêm là 50m2. Tính diện tích thửa đất ban đầu.
2. HƯỚNG DẪN CHẤM
Bái 1: (3,5 điểm)
= (1 điểm)
= (1 điểm)
= (1,5 điểm)
Bái 2: (6 điểm)
a. Em lập được các số là:	
	0,123; 0,132; 0,321; 0,213; 0,231; 0,312. (1,5 điểm)
b. Cách 1:
Tổng của các số thập phân là:
	0,123 + 0,132 + 0,321 + 0,213 + 0,231 + 0,312 (0,75 điểm)
	 = (0,123 + 0,321) + (0,132 + 0,312) + (0,213 + 0,231) (1 điểm)
	 = 0,444	 + 0,444 + 0,444 (1 điểm)
	 = 0,444 3 	= 1,332	 (1 điểm)
Vậy 0,123 + 0,132 + 0,321 + 0,213 + 0,231 + 0,312 = 1,332. (0,75 điểm)
Cáh 2:
	Tổng các số phải tìm là:
	0,123 + 0,132 + 0,321 + 0,213 + 0.231 + 0.312 (0,75 điểm)
 = (0,123 + 0,231 + 0,312) + (0,132 + 0,213 + 0,321) (1,5 điểm)
 = 0,666 + 0,666 = 1,332. (1,5 điểm)
Vậy 0,123 + 0,132 + 0,321 + 0,213 + 0,231 + 0,312 = 1,332. (0,75 điểm)
Bái 3: (2 điểm)
 (237 + x) – 46 = 352
 (237 + x) = 352 + 46 (0,5 điểm)
 (237 + x) = 398 (0,5 điểm)
 x = 398 – 237 (0,5 điểm)
 x = 161 (0,5 điểm)
Bái 4: (4 điểm)
 Đổi 0,75 = (0,5 điểm)
	Coi số bé là 3 phần bằng nhau thì số lơn là 4 phần như thế, ta có sơ đồ: 
 Số bé 
 Số lớn (1 điểm)
	Số bé là: (1 điểm)
	Số lớn là: 	 (1 điểm) 
 	Hoặc: Số lớn là: 	
 Đáp số: và (0,5 điểm)
Bái 5: (4,5 điểm) Vẽ hình (1 điểm)
 ? m2
 50m2
 25m 5m
Giải: Chiều cao của mảnh đất là: (0,5 điểm)
 50 2 : 5 = 20 (m) (1 điểm)
 Diện tích của mảnh đất ban đầu là: (0,5 điểm)
 (m2) (1 điểm)
 Đáp số: 250m2 (0,5 điểm)
3. Củng cố - dặn dò:
- HS nêu lại ND bài.
- Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
.
Tiết 1 + 2: Tiếng Việt.
Tiết 151+ 152: ÔN THEO DẠNG ĐỀ
I. Mục tiêu: 
- Rèn cho học sinh làm quen với đề thi để củng cố kiến thức theo dạng đề thi học sinh giỏi.
- Giáo dục học sinh ý thức tích cực, từ giác trong học tập.
II. Các hoạt động dạy và học:
Thời gian làm bài trong 2 tiết.
Câu 1: Tìm các cặp từ trái nghĩa trong những câu thơ sau:
a.	Trong như tiếng hạc bay qua
 Đục như nước suối mới sa nửa vời.
 Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
 Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa. (Nguyễn Du)
b. Sao đang vui vẻ ra buồn bã
 Vừa mới quen nhau đã lạ lùng. (Trần Tế Xương)
c. Đắng cay mới biết ngọt bùi
 Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau. (Tố Hữu)
Câu 2: Xác định thành phần chính (chủ ngữ, vị ngữ) và thành phần phụ (trạng ngữ) của mỗi câu sau:
a. Chiều thu, gió dìu dịu, hoa sữa thơm nồng.
b. Trên mấy cành cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả.
c. Ban đêm, suối Lìm tưng bừng ánh điện thì ban ngày, suối Lìm rực rỡ màu hoa nở.
d. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
Câu 3: Trong bài Trên Hồ Ba Bể, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:
Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể 
Trên cả mây trời, trên núi xanh
Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ
Mái chèo khua bóng núi rung rinh.
Theo em, đoạn thơ trên đã bộc lộ những cảm xúc của tác giả khi đi thuyền trên hồ Ba Bể như thế nào?
Câu 4: Tả cảnh một đêm trăng đẹp trên quê hương (hoặc ở nơi khác) từng để lại cho em những ấn tượng khó phai.
2. Đáp án:
Câu 1: (3 điểm)
a. trong / đục; khoan / mau 
b. vui vẻ / buồn bã; quen / lạ 
c. đắng cay / ngọt bùi
Câu 2: (6 điểm) (Mỗi ý đúng được 1,5 điểm)
a. Chiều thu, gió /dìu dịu, hoa sữa /thơm nồng.
 TN CN VN CN VN
b. Trên mấy cành cao cạnh nhà, ve /đua nhau kêu ra rả.
 TN CN VN
c. Ban đêm, suối Lìm /tưng bừng ánh điện thì ban ngày, suối Lìm/ rực rỡ màu hoa nở.
 TN CN VN TN CN VN 
d. Dưới ánh trăng, dòng sông/ sáng rực lên, những con sóng/ vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
 TN CN VN CN VN
Câu 3: (4 điểm)
Bài làm. Khi con thuyền lướt nhẹ trên Ba Bể, nhìn thấy cả mây trời, núi xanh in bóng trên mặt nước, tác giả cảm thấy mình được đi trên con thuyền đang trôi trên bầu trời và ngọn núi cao, mái chèo khua làm cho bóng núi rung rinh, cảnh vật thêm kì ảo, nên thơ. Đó là những cảm xúc trước cảnh hồ Ba Bể đẹp đẽ và thơ mộng, thể hiệ tình cảm gắn bó sâu nặng của tác giả đối với thiên nhiên đất nước tươi đẹp.
Câu 4: (6 điểm)
Mở bài: (1 điểm)
- Giới thiệu bao quát cảnh đêm trăng 
Thân bài: (4 điểm)
- Cảnh khoảng trời vầng trăng sắp nhô lên.
- Hình dáng mặt trăng
- Cảnh mặt đất trong đêm trăng:
+ Cây cối trong vườn
+ Khoảng sân trước nhà
+ Ánh trăng trên đồng lúa
- Một vài hoạt động của con người.
Kết bài: (1 điểm)
- Cảm nhận của em trong đêm trăng.
(Trình bày bài sạch đẹp 1 điểm)
3. Củng cố - dặn dò:
- HS nêu lại ND bài.
- Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
.
Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2011
THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG.
Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2011
HỌP HỘI ĐỒNG.
Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2011
SƠ KẾT HỌC KÌ I.
Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2011
NGHỈ BÙ TẾT DƯƠNG LỊCH

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_BDHSG_lop_5_tuan_17.doc