Các bước dạy tiết trả bài tập làm văn lớp 4-5

Các bước dạy tiết trả bài tập làm văn lớp 4-5

I/ Vị trí:

Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh các kĩ năng sinh sản ngôn bản. Nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong dạy học tiếng mẹ đẻ, bởi vì:

 - Thứ nhất, đây là phân môn sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và kĩ năng tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt khác: Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu đã hình thành.

 - Thứ hai, phân môn TLV rèn cho học sinh kĩ năng sinh sản ngôn ngữ, nhờ đó tiếng Việt không chỉ được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà nó trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp. Như vậy, phân môn TLV đã thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy HS sử dụng được tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập.

Trong chương trình tiếng Việt mới ở tiểu học, các bài làm văn gắn với chủ điểm của các đơn vị kiến thức. Song song với các tiết làm văn luyện nói, luyện viết thì tiết Tập làm văn trả bài có một vị trí quan trọng vì: giờ trả bài có mục đích rèn cho học sinh kĩ năng kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh bài viết. Đây là kĩ năng quan trọng trong hoạt động giao tiếp. Kĩ năng đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt, sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt. Để có kĩ năng này , học sinh phải cần tập nhận xét văn bản nói hay viết của bạn, tự sửa chữa bài viết ở lớp, rút kinh nghiệm và tự chữa (hoặc viết lại) bài văn đã được GV chấm, luyện tập, hình thành kĩ năng và thói quen tự điều chỉnh, tự học tập để luôn luôn tiến bộ. Đây chính là khâu cuối cùng để hoàn thiện kĩ năng làm văn của học sinh.

 

doc 7 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 406Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Các bước dạy tiết trả bài tập làm văn lớp 4-5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CÁC BƯỚC DẠY TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN LỚP 4- 5
I/ Vị trí:
Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh các kĩ năng sinh sản ngôn bản. Nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong dạy học tiếng mẹ đẻ, bởi vì: 
 - Thứ nhất, đây là phân môn sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và kĩ năng tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt khác: Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu đã hình thành.
 - Thứ hai, phân môn TLV rèn cho học sinh kĩ năng sinh sản ngôn ngữ, nhờ đó tiếng Việt không chỉ được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà nó trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp. Như vậy, phân môn TLV đã thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy HS sử dụng được tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập. 
Trong chương trình tiếng Việt mới ở tiểu học, các bài làm văn gắn với chủ điểm của các đơn vị kiến thức. Song song với các tiết làm văn luyện nói, luyện viết thì tiết Tập làm văn trả bài có một vị trí quan trọng vì: giờ trả bài có mục đích rèn cho học sinh kĩ năng kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh bài viết. Đây là kĩ năng quan trọng trong hoạt động giao tiếp. Kĩ năng đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt, sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt. Để có kĩ năng này , học sinh phải cần tập nhận xét văn bản nói hay viết của bạn, tự sửa chữa bài viết ở lớp, rút kinh nghiệm và tự chữa (hoặc viết lại) bài văn đã được GV chấm, luyện tập, hình thành kĩ năng và thói quen tự điều chỉnh, tự học tập để luôn luôn tiến bộ. Đây chính là khâu cuối cùng để hoàn thiện kĩ năng làm văn của học sinh. 
 II/ Các bước thực hiện:
Để một giờ trả bài văn đạt kết quả, cần giải quyết các khâu: 
+ Chấm bài.
+ Thiết kế bài dạy.
+ Lên lớp.
a. Chấm bài
Tuy chấm bài không nằm trong quá trình lên lớp 40 phút trả bài, nhưng nó lại là yếu tố quan trọng làm cơ sở cho giờ trả bài. Giờ trả bài có thành công hay không? Học sinh có thấy được đúng sai trong bài làm của mình hay không? Tất cả được bắt đầu bằng khâu chấm bài của GV. Đó chính là phần chuẩn bị khá quan trọng của giáo viên.
Song song với việc chấm bài là việc cập nhật nhận xét của GV vào sổ chấm bài. Sổ chấm bài có tác dụng thống kê các loại lỗi của HS để tìm ra lỗi phổ biến chung, ghi chép những ý sai, đúng, ý hay cụ thể của từng học sinh làm tư liệu để phục vụ cho việc nhận xét và hướng dẫn chữa lỗi. Nhưng muốn ghi chép cụ thể thì giáo viên phải chấm kỹ, bám sát yêu cầu mà chuẩn kiến thức và kĩ năng đã đề ra, đưa ra một tiêu chí để đảm bảo tính khoa học, khách quan, vô tư. Từ đó thấy được chính xác ưu và nhược điểm của bài viết. Đồng thời sổ theo dõi này giúp giáo viên so sánh đối chiếu những bài sau so với những bài trước xem sự dứt điểm của từng loại lỗi đã làm được chưa ? Làm đến đâu ? Sự tiến bộ của các em đạt đến mức độ nào? 
Số được trình bày theo bảng sau:
Loại sai
Tên học sinh
Dẫn chứng
Hướng sửa
1- Bố cục
2.Không đúng yêu cầu của đề.
3- Chính tả, từ
4- Diễn đạt
5- Câu
.
.
.
..
.
.
.
..
.
..
.
.
Cuối bảng, giáo viên ghi rõ cần dứt điểm loại lỗi nào trong bài viết, kế tiếp việc này được nêu ở phần củng cố giờ trả bài, học sinh sẽ thấy được để ở giờ sau phấn đấu đạt kết quả tốt hơn. Như vậy việc làm từng bước ấy rõ ràng không bị lan man kéo dài.
b. Thiết kế bài dạy:
Thiết kế bài dạy cũng là yếu tố chuẩn bị quan trọng, nó là cơ sở của giờ lên lớp giúp giáo viên lựa chọn nội dung và cách tiến hành tiết trả bài. Tính kỹ lưỡng và tính khoa học trong bài soạn là yếu tố giúp giáo viên thành công và học sinh tiếp thu bài tốt. 
* Theo nguyên tắc chung, giáo án gồm đủ các phần:
- Mục tiêu bài học
- Đồ dùng và phương tiện dạy học
- Các hoạt động dạy học gồm các bước:
 + Ổn định tổ chức
 + Kiểm tra bài cũ
 + Bài mới
 + Củng cố, dặn dò.
c. Các bước lên lớp:
1. Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh:
- Ghi đề bài lên bảng .
- Giáo viên phân tích đề, giúp học sinh xác định lại yêu cầu của đề bài bằng hệ thống câu hỏi, chủ động hướng vào những lỗi sai về việc lạc đề của HS (nếu phát hiện khi chấm) để chốt lại yêu cầu đề.
- Nêu rõ ưu khuyết điểm của học sinh trong việc thực hiện yêu cầu của đề bài (dẫn chứng cụ thể qua bài viết được giáo viên chấm và theo dõi ở sổ thống kê lỗi của giáo viên); kết hợp với nhận xét về chữ viết và cách trình bày bài văn, công bố kết quả điểm số và biểu dương học sinh có bài làm tốt hoặc bài làm có tiến bộ. 
Giáo viên nên công bố tên học sinh có ưu điểm, không cần thiết nêu tên học sinh có khuyết điểm.
2. Hướng dẫn học sinh chữa lỗi:
Căn cứ vào kết quả bài làm của học sinh, giáo viên có thể tiến hành việc hướng dẫn học sinh chữa bài sao cho linh hoạt và đạt hiệu quả thiết thực theo các cách sau:
1) Trả bài làm cho học sinh, yêu cầu học sinh đọc thầm lại toàn bộ bài làm, lời nhận xét chung và những chỗ lưu ý cụ thể của giáo viên trong bài viết.
2) Hướng dẫn học sinh chữa lỗi chung về nội dung (sai, thiếu ý hoặc chi tiết, sự việc...) và hình thức( về bố cục, về cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả...) 
3) Tổ chức cho học sinh tự chữa bài làm của cá nhân, sau đó đổi bài để kiểm tra, giúp đỡ nhau về việc chữa lỗi.
4) Đọc cho học sinh nghe những câu văn hay, đoạn văn hay, bài văn hay, để giúp các em vận dụng vào bài viết của mình từ đó giúp cho bài viết của các em giàu hình ảnh, cô đọng, xúc tích. Gợi ý học sinh nhận xét, trao đổi để học tập những ưu điểm trong bài văn của bạn (về bố cục, sắp xếp ý, diễn đạt, dùng từ đặt câu, sử dụng biện pháp nghệ thuật)
5) Hướng dẫn học sinh chọn viết một đoạn văn trong bài làm cho tốt hơn (Đây là bước dành cho học sinh khá, giỏi)
Tuỳ điều kiện thời gian cho phép, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu này tại lớp hoặc luyện tập thêm ở nhà để nâng cao kĩ năng viết văn. Đoạn văn học sinh chọn để viết lại cho tốt hơn có thể là đoạn văn còn mắc lỗi (chính tả, dùng từ, đặt câu) hay đoạn văn viết chưa hay. 
*Cách tiến hành sửa lỗi:
Muốn nâng cao chất lượng cho học sinh môn Tập làm văn đặc biệt trong tiết tập làm văn trả bài. Điều đi sâu nhất đó chính là bước "sửa lỗi sai cần thiết" trong quá trình lên lớp như sau: 
Thông thường bước này giáo viên thường làm qua loa vì thời gian, vì trọng tâm không xác định... Nhưng nhờ có sự bố trí lôgic và khoa học trong thiết kế mà phần này chúng ta vẫn thấy có thể làm chủ được thời gian. Về phương pháp, có thể nêu ra phương pháp chung nhất cho phần này mang tính tổng quát là " Thầy chủ đạo, trò chủ động " và cùng với nó sự vận dụng linh hoạt, hỏi, phát hiện, gợi tìm, gợi mở, tổng hợp, đánh giá. 
Để đảm bảo là "Thầy chủ đạo" trong vấn đề này thầy không nên làm hộ mà phải để:
 	1. Trò tự tìm lỗi sai trong bài của mình
Nghĩa là thầy không nên nêu ra cái sai cụ thể trên bảng, làm như vậy học sinh bị thụ động mặc dù cái sai đó thầy đã nắm được chắc và ghi trong sổ chấm trả, nhận xét về bài làm rồi. Về vấn đề này thầy có thể chủ đạo gợi mở làm cho học sinh phải động não bằng cách như sau:
- Gọi học sinh (học sinh này bài văn có câu sai, lỗi sai thầy cô giáo đã ghi trong bài) và yêu cầu em hãy đọc đoạn văn sai của em mà thầy cô đã gạch trong vở.
- Học sinh đọc giáo viên ghi và lại hỏi tiếp:
+ Em có nhận xét gì về câu (đoạn) văn em vừa đọc?
+ Em định trình bày ý gì? Nội dung gì? Nội dung ấy đã toát lên chưa?
+ Theo em phải sửa lại như thế nào?
- Nếu học sinh đó vẫn chưa làm được thì giáo viên tiếp tục hỏi học sinh khác, kết hợp với sự gợi ý của giáo viên. Làm như vậy kết hợp hỏi, gợi tìm với giáo cụ trực quan (ghi bảng) nó tác động vào tư duy của các em, bắt buộc tư duy phải hoạt động. Làm việc như vậy các em sẽ nhớ rất lâu. Các em thấy cách viết ấy là sai, và phải biết sửa lại như thế nào?
- Với từng loại lỗi cụ thể giáo viên gợi mở để giúp các em tìm ra cách sửa. 
* Chữa lỗi về bài làm không đúng yêu cầu ( lạc đề):
Ví dụ: Tả hoạt động của người em yêu mến. Học sinh lại đi sâu tả ngoại hình mà không chú ý tới tả hoạt động, giáo viên phải giúp HS xác định lại yêu cầu của đề rồi viết lại bài văn đó theo yêu cầu đã nhận ra.
 * Chữa lỗi về bố cục:
Trước tiên giáo viên hỏi về bố cục thông thường của một bài văn, sau đó cho học sinh đối chiếu với bài của mình xem đã đủ về bố cục chưa? Nếu chưa đủ thì còn thiếu phần nào? Em cần sửa ra sao? Giáo viên hướng dẫn học sinh chữa lỗi về mở bài, kết bài (theo cách đã học), về thân bài (sắp xếp ý theo trình tự đã học một cách hợp lí, sau đó tổ chức cho học sinh tiến hành sửa lỗi cá nhân và trao đổi bài cho nhau để cùng kiểm tra trao đổi kinh nghiệm.
Ngoài ra,ở phần này học sinh thường không biết tách giữa mở bài với thân bài hoặc giữa thân bài với kết bài. Vì vậy khi sửa lỗi về bố cục, giáo viên cần gợi học sinh nhớ lại dàn ý của bài.Từ đó học sinh sẽ tách được đoạn văn viết lẫn hoặc viết được đoạn văn còn thiếu trong bài văn.
*Chữa lỗi về chính tả 
Khi chữa lỗi giáo viên kẻ bảng thành hai cột
Lỗi chính tả
Cách viết chính tả đúng
 Khi học sinh tìm ra lỗi chính tả mà mình viết sai (giáo viên đã gạch chân trong vở), giáo viên cần giúp các em cách phân biệt chính tả, giúp các em viết đúng.
Ví dụ: tiếng "ra" các em phải biết phân biệt d/ gi/ r.
- Ra vào, ra cửa, đi ra
- Màu da cam, cặp da...
- Gia đình, gia súc....
 * Chữa lỗi về cách dùng từ
Ví dụ 1: Ai sống mà không có cha mẹ, thật thiệt thòi cho những em nhỏ mồ côi cả cha lẫn mẹ (học sinh đọc lên).
Giáo viên ghi lên bảng và hỏi:
- Em đọc thấy chỗ nào chưa hay? Chưa phù hợp? 
( Từ " sống" chưa hay - chưa phù hợp )
Hỏi: Tại sao? Em có thể tìm từ nào để thay thế ? (Học sinh có thể thay thế từ "sống " bằng từ "sinh ra").
Ví dụ 2: Học sinh đọc: Từ ngày cô vĩnh biệt chúng em về công tác ở thành phố, chúng em vẫn nhớ cô.
Giáo viên ghi lên bảng và hỏi:
-Trong câu em vừa đọc từ nào dùng sai ? (từ vĩnh biệt)
-Vậy em có thể thay từ "vĩnh biệt" bằng từ nào?
( Thay từ "vĩnh biệt" bằng từ " xa " hay “tạm biệt”mới đúng với sắc thái tình cảm của câu văn...). 
 	* Chữa lỗi về câu, đoạn văn ,cách diễn đạt
Các lỗi về câu thường gặp ở tiểu học là câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ (hay còn gọi câu què); câu chỉ có thành phần phụ chỉ địa điểm hoặc thời gian, nguyên nhân, kết quả... thiếu thành phần chính (tức là cả cụm chủ vị) nêu ý chưa trọn vẹn (còn gọi câu cụt); câu có nhiều từ ngữ thừa, rườm rà, lủng củng. 
Cách chữa: giáo viên kẻ bảng thành ba cột.
CÂU SAI
LỖI NGỮ PHÁP
CÂU ĐÃ ĐƯỢC SỬA THÀNH CÂU ĐÚNG
Học sinh đọc câu lủng củng của mình lên.
Ví dụ 1: Trong nhà em có một người mà em rất yêu mến, đó là bà em rất kính yêu.
 Em có nhận xét gì về cách diễn đạt nội dung? ( diễn đạt nội dung rườm rà).
 Em có thể sửa như thế nào? (Trong nhà em, bà là người mà em kính trọng nhất.) 
Ví dụ 2: Đứng trước cảnh đẹp của biển Dốc Lết. Em cảm thấy trong lòng đang cố gắng đưa quê hương giàu đẹp hơn.
 - Đoạn văn của em đã được chưa? Sai ở đâu?
(Chấm câu sai, sau từ "Dốc Lết" thay bằng dấu phẩy).
- Còn sai ở đâu nữa? ( ý sau chưa rõ nghĩa ).
- Cần phải thay ý nào cho sát nghĩa hơn?
( Cần phải thay “em càng thêm yêu quê hương, quyết tâm học giỏi để trở thành một hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu cảnh đẹp của quê hương đến với tất cả mọi người”)
Em hãy nhận xét câu đã được sửa và câu chưa sửa?
 	2. Giáo viên có thể thay đổi hình thức sửa bằng cách cho hai em đổi vở cho nhau để tìm ra lỗi sai kết hợp cùng giáo viên để tìm ra cách sửa sai.
 - Với hình thức này, cho học sinh tạo thành nhóm đôi theo năng lực ( giỏi, khá, trung bình) hoặc đôi bạn cùng tiến. Các em đổi vở, đọc bài của bạn, phát hiện lỗi, nêu lỗi và hướng sửa, trao đổi xem bạn có đồng ý với cách sửa như vậy không, ngoài ra còn có thể phát hiện thêm một số lỗi giáo viên bỏ sót. Sau đó cùng trao đổi, kiểm tra, chia sẻ kinh nghiệm làm bài và chữa lỗi với bạn.
 	3. Hoặc cho các em thảo luận trong nhóm để tìm ra cách sửa sai. 
 - Với cách làm này thường chia nhóm theo năng lực, sở trường của học sinh rồi giao việc: 
 + Nhóm học sinh trung bình: Tìm lỗi chính tả của các bạn trong nhóm rồi thảo luận, tìm cách sửa.
 + Nhóm học sinh khá: Tìm từ dùng sai, câu lủng củng...rồi tìm cách sửa.
 + Nhóm học sinh khá giỏi với yêu cầu cao hơn: Tìm câu hay trong bài của bạn, thêm hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa để câu văn được sinh động hơn, hoặc chuyển mở bài trực tiếp thành gián tiếp, kết bài không mở rộng thành kết bài mở rộng...Sau đó đọc lại bài đã sửa và đọc mẫu cho cả lớp tham khảo.
* Song song với việc chữa lỗi và đọc cho học sinh nghe những câu văn hay, đoạn văn hay để giúp các em học tập. Đồng thời người giáo viên còn phải hướng dẫn các em biết cách lựa chọn chi tiết diễn đạt bằng câu văn có hình ảnh và sử dụng một số biện pháp tu từ đã học để giúp các em những bài viết cô đọng, giàu hình ảnh.
Ví dụ 1: Khi tả mái tóc, khuôn mặt:
- Mái tóc dài mượt mà buông thả thướt tha như dòng suối.
- Mái tóc đen nhánh mượt mà như dòng suối ôm lấy khuôn mặt trái xoan hồng hào của cô, thật dễ mến.
 	Hoặc khi tả hàm răng, nước da, giọng nói tính hình thì giáo viên hướng dẫn các em:
- Hàm răng trắng đều như hạt bắp.
- Nước da trắng như trứng gà bóc
- Cô hiền như cô Tấm trong truyện cổ tích 
- Giọng cô nói êm dịu như lời mẹ ru.
Ví dụ 2: Khi tả về vẻ đẹp của dòng sông quê hương:
Nhìn từ xa, dòng sông như một dải lụa hiền hoà ôm ấp làng xóm quê em.
- Dòng sông Dinh hiền hoà, chở nặng phù sa 
3.Hướng dẫn HS viết lại đoạn văn:
-GV cho HS tự chọn đoạn văn viết lại:
+ HS khá, giỏi viết lại cho hay hơn.
+ HS yếu viết đoạn văn cho đúng.
-Nếu còn thời gian HS viết tại lớp, nếu thời gian không cho phép, giáo viên cho HS hoàn thành ở nhà tiết sau giáo viên kiểm tra.
III/ Kết luận:
* Nói tóm lại : Muốn nâng cao chất lượng học Tiếng Việt mà chất lượng văn lại là chính chất lượng bài Tập làm văn của học sinh thì ta cần phải coi trọng đặc biệt là giờ trả bài. Vấn đề chữa lỗi giáo viên phải coi trọng nguyên tắc "thầy chủ đạo, trò chủ động " phải kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp đối tượng học sinh để tiết trả bài đạt kết quả tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • doccac_buoc_day_tiet_tra_bai_tap_lam_van_lop_4_5.doc