Các dạng Toán học cơ bản lớp 4

Các dạng Toán học cơ bản lớp 4

KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

+SỐ VÀ CHỮ SỐ

I. Kiến thức cần ghi nhớ

1. Dùng 10 chữ số để viết số là: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 ,9.

2. Có 10 số có 1 chữ số: (Từ số 0 đến số 9)

Có 90 số có 2 chữ số: (từ số 10 đến số 99)

Có 900 số có 3 chữ số: (từ số 100 đến 999)

Có 9000 số có 4 chữ số: (từ số 1000 đến 9999)

3. Số tự nhiên nhỏ nhất là số 0. Không có số tự nhiên lớn nhất.

4. Hai số tự nhiên liên tiếp hơn (kém) nhau 1 đơn vị.

5. Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 gọi là số chẵn. Hai số chẵn liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị.

6. Các số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 gọi là số lẻ. Hai số lẻ liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị.

 

doc 31 trang Người đăng hang30 Lượt xem 616Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các dạng Toán học cơ bản lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC DẠNG TOÁN CƠ BẢN LỚP 4
PHẦN KIẾN THỨC
KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
+SỐ VÀ CHỮ SỐ
I. Kiến thức cần ghi nhớ
1. Dùng 10 chữ số để viết số là: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 ,9.
2. Có 10 số có 1 chữ số: (Từ số 0 đến số 9)
Có 90 số có 2 chữ số: (từ số 10 đến số 99)
Có 900 số có 3 chữ số: (từ số 100 đến 999)
Có 9000 số có 4 chữ số: (từ số 1000 đến 9999)
3. Số tự nhiên nhỏ nhất là số 0. Không có số tự nhiên lớn nhất.
4. Hai số tự nhiên liên tiếp hơn (kém) nhau 1 đơn vị.
5. Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 gọi là số chẵn. Hai số chẵn liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị.
6. Các số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 gọi là số lẻ. Hai số lẻ liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị. 
A. PHÉP CỘNG
1. a + b = b + a
2. (a + b) + c = a + (b + c)
3. 0 + a = a + 0 = a
4. (a - n) + (b + n) = a + b
5. (a - n) + (b - n) = a + b - n x 2
6. (a + n) + (b + n) = (a + b) + n x 2
7. Nếu một số hạng được gấp lên n lần, đồng thời các số hạng còn lại được giữ nguyên thì tổng đó được tăng lên một số đúng bằng (n - 1) lần số hạng được gấp lên đó.
8. Nếu một số hạng bị giảm đi n lần, đồng thời các số hạng còn lại được giữ nguyên thì tổng đó bị giảm đi một số đúng bằng (1 - ) số hạng bị giảm đi đó.
9. Trong một tổng có số lượng các số hạng lẻ là lẻ thì tổng đó là một số lẻ.
10. Trong một tổng có số lượng các số hạng lẻ là chẵn thì tổng đó là một số chẵn.
11. Tổng của các số chẵn là một số chẵn.
12. Tổng của một số lẻ và một số chẵn là một số lẻ.
13. Tổng của hai số tự nhiên liên tiếp là một số lẻ.
B. PHÉP TRỪ
1. a - (b + c) = (a - c) - b = (a - b) - c
2. Nếu số bị trừ và số trừ cùng tăng (hoặc giảm) n đơn vị thì hiệu của chúng không đổi.
3. Nếu số bị trừ được gấp lên n lần và giữ nguyên số trừ thì hiệu được tăng thêm một số đúng bằng (n -1) lần số bị trừ. (n > 1).
4. Nếu số bị trừ giữ nguyên, số trừ được gấp lên n lần thì hiệu bị giảm đi (n - 1) lần số trừ. (n > 1).
5. Nếu số bị trừ được tăng thêm n đơn vị, số trừ giữ nguyên thì hiệu tăng lên n đơn vị.
6. Nếu số bị trừ tăng lên n đơn vị, số trừ giữ nguyên thì hiệu giảm đi n đơn vị.
C.PHÉP NHÂN
1. a x b = b x a
2. a x (b x c) = (a x b) x c
3. a x 0 = 0 x a = 0
4. a x 1 = 1 x a = a 
5. a x (b + c) = a x b + a x c
6. a x (b - c) = a x b - a x c
7. Trong một tích nếu một thừa số được gấp lên n lần đồng thời có một thừa số khác bị giảm đi n lần thì tích không thay đổi.
8. Trong một tích có một thừa số được gấp lên n lần, các thừa số còn lại giữ nguyên thì tích được gấp lên n lần và ngược lại nếu trong một tích có một thừa số bị giảm đi n lần, các thừa số còn lại giữ nguyên thì tích cũng bị giảm đi n lần. (n > 0)
9. Trong một tích, nếu một thừa số được gấp lên n lần, đồng thời một thừa số được gấp lên m lần thì tích được gấp lên (m x n) lần. Ngược lại nếu trong một tích một thừa số bị giảm đi m lần, một thừa số bị giảm đi n lần thì tích bị giảm đi (m x n) lần. (m và n khác 0)10. Trong một tích, nếu một thừa số được tăng thêm a đơn vị, các thừa số còn lại giữ nguyên thì tích được tăng thêm a lần tích các thừa số còn lại. 
11. Trong một tích, nếu có ít nhất một thừa số chẵn thì tích đó chẵn.
12. Trong một tích, nếu có ít nhất một thừa số tròn chục hoặc ít nhất một thừa số có tận cùng là 5 và có ít nhất một thừa số chẵn thì tích có tận cùng là 0.13. Trong một tích các thừa số đều lẻ và có ít nhất một thừa số có tận cùng là 5 thì tích có tận cùng là 5. 
D. PHÉP CHIA
1. a : (b x c) = a : b : c = a : c : b (b, c > 0)
2. 0 : a = 0 (a > 0)
3. a : c - b : c = ( a - b) : c (c > 0) 
4. a : c + b : c = (a + b) : c (c > 0)
5. Trong phép chia, nếu số bị chia tăng lên (giảm đi) n lần (n > 0) đồng thời số chia giữ 
nguyên thì thương cũng tăng lên (giảm đi) n lần.
6. Trong một phép chia, nếu tăng số chia lên n lần (n > 0) đồng thời số bị chia giữ nguyên thì thương giảm đi n lần và ngược lại.7. Trong một phép chia, nếu cả số bị chia và số chia đều cùng gấp (giảm) n lần (n > 0) thì thương không thay đổi.8. Trong một phép chia có dư, nếu số bị chia và số chia cùng được gấp (giảm) n lần (n > 0) thì số dư cũng được gấp (giảm ) n lần. 
E. TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC
1. Biểu thức không có dấu ngoặc đơn chỉ có phép cộng và phép trừ (hoặc chỉ có phép nhân và phép chia) thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. 
Ví dụ: 542 + 123 - 79	482 x 2 : 4
 = 665 - 79	= 964 : 4
 = 586	= 241
2. Biểu thức không có dấu ngoặc đơn, có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước rồi thực hiện các phép tính cộng trừ sau. 
Ví dụ: 27 : 3 - 4 x 2
 = 9 - 8 = 1
3. Biểu thức có dấu ngoặc đơn thì ta thực hiện các phép tính trong ngoặc đơn trước, các phép tính ngoài dấu ngoặc đơn sau 
Ví dụ: 25 x (63 : 3 + 24 x 5)
= 25 x (21 + 120)
=25 x 141
=3525
DÃY SỐ
1. Đối với số tự nhiên liên tiếp :
a) Dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu là số chẵn kết thúc là số lẻ hoặc bắt đầu là số lẻ và kết thúc bằng số chẵn thì số lượng số chẵn bằng số lượng số lẻ.
b) Dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu bằng số chẵn và kết thúc bằng số chẵn thì số lượng số chẵn nhiều hơn số lượng số lẻ là 1.
c) Dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu bằng số lẻ và kết thúc bằng số lẻ thì số lượng số lẻ nhiều hơn số lượng số chẵn là 1.
2. Một số quy luật của dãy số thường gặp:
a) Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ 2) bằng số hạng đứng liền trước nó cộng hoặc trừ một số tự nhiên d.
b) Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ 2) bằng số hạng đứng liền trước nó nhân hoặc chia một số tự nhiên q (q > 1).
c) Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ 3) bằng tổng hai số hạng đứng liền trước nó.
d) Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ 4) bằng tổng các số hạng đứng liền trước nó cộng với số tự nhiên d rồi cộng với số thứ tự của số hạng ấy.
e) Mỗi số hạng đứng sau bằng số hạng đứng liền trước nó nhân với số thứ tự của số hạng ấy.
f) Mỗi số hạng bằng số thứ tự của nó nhân với số thứ tự của số hạng đứng liền sau nó.
........
3. Dãy số cách đều:
a) Tính số lượng số hạng của dãy số cách đều:
Số số hạng = (Số hạng cuối - Số hạng đầu) : d + 1
(d là khoảng cách giữa 2 số hạng liên tiếp)
Ví dụ: Tính số lượng số hạng của dãy số sau: 
1, 4, 7, 10, 13, 16, 19, , 94, 97, 100.
Ta thấy: 
4 - 1 = 3
7 - 4 = 3 
10 - 7 = 3
 ... 	97 - 94 = 3
 100 - 97 = 3
Vậy dãy số đã cho là dãy số cách đều, có khoảng cách giữa 2 số hạng liên tiếp là 3 đơn vị. Nên số lượng số hạng của dãy số đã cho là: 
(100 - 1) : 3 + 1 = 34 (số hạng)
b) Tính tổng của dãy số cách đều:
Ví dụ : Tổng của dãy số 1, 4, 7, 10, 13, , 94, 97, 100 là: = 1717.
Vậy:
 (Số đầu + Số cuối) x Số lượng số hạng
Tổng =
 2
DẤU HIỆU CHIA HẾT
1. Những số có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2.
2. Những số có tân cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.
3. Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
4. Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
5. Các số có hai chữ số tận cùng lập thành số chia hết cho 4 thì chia hết cho 4.
6. Các số có hai chữ số tận cùng lập thành số chia hết cho 25 thì chia hết cho 25 
7. Các số có 3 chữ số tận cùng lập thành số chia hết cho 8 thì chia hết cho 8.
8. Các số có 3 chữ số tận cùng lập thành số chia hết cho 125 thì chia hết cho 125.
9. a chia hết cho m, b cũng chia hết cho m (m > 0) thì tổng a + b và hiệu a- b (a > b) cũng chia hết cho m.
10. Cho một tổng có một số hạng chia cho m dư r (m > 0), các số hạng còn lại chia hết cho m thì tổng chia cho m cũng dư r. 
11. a chia cho m dư r, b chia cho m dư r thì (a - b) chia hết cho m ( m > 0).
12. Trong một tích có một thừa số chia hết cho m thì tích đó chia hết cho m (m >0).
13. Nếu a chia hết cho m đồng thời a cũng chia hết cho n (m, n > 0). Đồng thời m và n chỉ 
cùng chia hết cho 1 thì a chia hết cho tích m x n.
Ví dụ: 18 chia hết cho 2 và 18 chia hết cho 9 (2 và 9 chỉ cùng chia hết cho 1) nên 18 chia hết cho tích 2 x 9. 
14. Nếu a chia cho m dư m - 1 (m > 1) thì a + 1 chia hết cho m.
15. Nếu a chia cho m dư 1 thì a - 1 chia hết cho m (m > 1).
a.Một số a chia hết cho một số x (x ≠ 0) thì tích của số a với một số (hoặc với một tổng, hiệu, tích, thương) nào đó cũng chia hết cho số x.
b.Tổng hay hiệu 2 số chia hết cho một số thứ ba và một trong hai số cũng chia hết cho số thứ ba đó thỡ số cũn lại cũng chia hết cho số thứ ba. 
c.Hai số cựng chia hết cho một số thứ 3 thỡ tổng hay hiệu của chỳng cũng chia hết cho số đó. 
d.Trong hai số, có một số chia hết và một số không chia hết cho số thứ ba đó thỡ tổng hay hiệu của chúng khụng chia hết cho số thứ ba đó. e. Hai số cùng chia cho một số thứ ba và đều cho cùng một số dư thì hiệu của chúng chia hết cho số thứ ba đó. 
f. Trong trường hợp tổng 2 số chia hết cho x thi tổng hai số dư phải chia hết cho x
KIẾN THỨC CẦN NHỚ VỀ CẤU TẠO SỐ
1. Sử dụng cấu tạo thập phân của số
1.1. Phân tích làm rõ chữ số 
ab = a x 10 + b
abc = a x 100 + b x 10 + c
Ví dụ: Cho số có 2 chữ số, nếu lấy tổng các chữ số cộng với tích các chữ số của số đã cho thì bằng chính số đó. Tìm chữ số hàng đơn vị của số đã cho. 
Bài giải
Bước 1 (tóm tắt bài toán)
Gọi số có 2 chữ số phải tìm là (a > 0, a, b < 10)
 Theo bài ra ta có = a + b + a x b 
Bước 2: Phân tích số, làm xuất hiện những thành phần giống nhau ở bên trái và bên phải dấu bằng, rồi đơn giản những thành phần giống nhau đó để có biểu thức đơn giản nhất. 
 a x 10 + b = a + b + a x b 
 a x 10 = a + a x b (cùng bớt b)
 a x 10 = a x (1 + b) (Một số nhân với một tổng)
 10 = 1 + b (cùng chia cho a)
Bước 3: Tìm giá trị :
 b = 10 - 1
 b = 9
 Bước 4 : (Thử lại, kết luận, đáp số)
Vậy chữ số hàng đơn vị của số đó là: 9.
Đáp số: 9
1.2. Phân tích làm rõ số 
ab = a0 + b
abc = a00 + b0 + c
PHẦN 1: CÁC DẠNG TOÁN
1. DẠNG TOÁN TRUNG BÌNH CỘNG
Bài tập 1: Xe thứ nhất chở được 25 tấn hàng .xe thứ hai chở 35 tấn hàng .Xe thứ ba chở bằng trung bình cộng 3 xe . Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?
Bài tập 2: Xe thứ nhất chở được 25 tấn hàng .xe thứ hai chở 35 tấn hàng .Xe thứ ba chở hơn trung bình cộng 3 xe là 10 . Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?
Bài tập 3: Xe thứ nhất chở được 25 tấn hàng .xe thứ hai chở 35 tấn hàng .Xe thứ ba chở kém trung bình cộng 3 xe là 10 . Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng? 
Bài tập 4: Xe thứ nhất chở được 40 tấn hàng .xe thứ hai chở 50 tấn hàng .Xe thứ ba chở bằng trung bình cộng 3 xe . Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?
Bài tập 5: Xe thứ nhất chở được 40 tấn hàng .xe thứ hai chở 50 tấn hàng .Xe thứ ba chở hơn trung bình cộng 3 xe là 10 . Hỏi xe th ...  kho thứ 3 thì số thóc ở 3 kho bằng nhau .Tính số thóc mỗi kho.
Bài 3: Ba lớp 4a;4b;4c. đi trồng cây cả 3 lớp trồng được 120 .Số cây lớp 4a và 4 b trồng được là 70 cây ;số cây lớp 4b và 4c là 90 cây ;số cây lớp 4c và 4a là 80 cây . Tính số cây mỗi lớp .
(Tham khảo thêm Đề thi và phần Bài tập mở rộng)
11.CÁC DẠNG TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN SỐ THÊM BỚT TỬ SỐ MẪU SỐ ,CẢ TỬ SỐ VÀ MẪU SỐ
 * TÌM PHÂN SỐ BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA TỬ SỐ VÀ MẪU SỐ.
VD1:Cho phân số có tổng của tử số và mấu số là 68 Tìm phân số đó biết nếu chuyển 6 đơn vị từ mẫu số lên tử số thì phân số có giá trị bằng 1.
* Tìm số tự nhiên a sao cho khi bớt cả tử số và mẫu số đi a đơn vị thì ta được phân số mới . (Hiệu sẽ không thay đổi dựa vào hiệu để giải)
VD2: Cho phân số 35/45 .Tìm số tự nhiên a sao cho khi ta bớt cả tử số và mẫu số di a đơn vị thì ta đợc phân số 2/3. 
*Tìm số tự nhiên a sao cho khi thêm cả tử số và mẫu số a đơn vị thì ta đợc phân số mới .( Hiệu sẽ không thây đổi dựa vào hiệu để giải)
VD3: Cho phân số 17/25 .Tìm số tự nhiên a sao cho khi ta bớt cả tử số và mẫu số di a đơn vị thì ta đợc phân số 2/3. 
-Tìm số tự nhiên a sao cho khi thêm (hoặc bớt) tử số đi a đơn vị ta được phân số mới .(Mẫu số không đổi cần dựa vào mẫu số để giải)
VD 4: Cho phân số 34/90 .Hỏi phải bớt tử số bao nhiêu đơn vị để đợc phân số có giá trị bằng 1/5
*Tìm số tự nhiên a sao cho khi thêm hoặc bớt mẫu số a đơn vị ta được phân số mới. (Tử số không đổi cần dựa vào tử số để giải )
BÀI TÂP
1. Cho phân số 35/54 Hỏi phải bớt tử số đi bao nhiêu đơn vị để đợc phân số 5/9. 
2.Cho phân số 15/54 Hỏi phải bớt mẫu số đi bao nhiêu đơn vị để được phân số 3/10.
* Chuyển từ tử số xuống mẫu số a đơn vị (hoặc mẫu số lên tử số a đơn vị thì phân số có giá trị...) Tổng của tử số và mẫu số không thay đổi dựa vào tổng để giải .
Ví dụ : Cho phân số 13 /47 Hỏi phải chuyển bao nhiêu đơn vị từ tử số xuống mẫu số để được phân số 1/5.
CHÚ Ý: Dạng bài này cần xác định hiệu của tử số và mẫu số (Lưu ý khi có cụm từ phân số bằng 1 nghĩa là tử số bằng mẫu số)
Bài 1: Cho phân số có tổng của tử số và mấu số là 68 Tìm phân số đó biết nếu chuyển 6 đơn vị từ mẫu số lên tử số thì phân số có giá trị bằng 1.
Bài 2. Cho phân số 35/54 Hỏi phải bớt tử số đi bao nhiêu đơn vị để đợc phân số 5/9. 
Bài 3. Cho phân số 26/45. Hãy tìm số tự nhiên c sao cho thêm c vào tử số và giữ nguyên mẫu số , ta được phân số mới có giá trị bằng 2/3.
Bài 4. Cho phân số 25/37 . Hãy tìm số tự nhiên c sao cho đem mẫu số của phân số đã cho trừ đi c và giữ nguyên tử số ta được phân số mới có giá trị bằng 5/6.
Bài 5. 
Cho phân số a/b có b-a = 21. Phân số a/b sau khi rút gọn thì được phân số 16/23. Tìm phân số a/b.
Bài 6. Cho phân số 33/21. Hỏi cùng phải bớt đi ở cả tử số và mẫu số một số là bao nhiêu đê được một phân số mới có giá trị bằng 5/3.
Bài 7. Cho phân số 37/128. Hãy tìm số tự nhiên a sao cho khi bớt a ở tử số và thêm a vào mẫu số ta được phân số mới có giá trị bằng 2/9.
Bài 8. Cho phân số 39/69. Hãy tìm số tự nhiên m, sao cho thêm m vào cả tử số và mẫu số thì được phân số mới có giá trị bằng 3/5.
Bài 9. Cho phân số 234/369. Hỏi phải cùng bớt ở tử số và mẫu số bao nhiêu đơn vị để được phân số mới và rút gọn phân số mới đó, ta được phân số 5/8.
Bài 10. Cho phân số a/b có a + b = 136. Rút gọn phân số a/b thì được phân số 3/5. Tìm phân số đã cho.
Bài 11. Cho phân số a/b có hiệu giũa mẫu số và tử số là 18. Sau khi rút gọn phân số a/b ta được phân số 5/7. Tìm phân số a/b.
Bài 12. Cho phân số m/n có giá trị bằng phân số 6/7. Nếu giảm tử số đi 12 đơn vị thì được phân số mới có giá trị bằng phân số 36/49. Tìm phân số m/n đã cho.
Bài 13. Hãy tìm 6 phân số tối giản ở giữa 1/5 và 3/8.
Bài 12. a, Viết các phân số sau theo thứ tự tăng dần: 3/4; 5/6; 7/8
	b, Hãy tím 5 phân số có tử số chia hết cho 5 và nằm giữa 9/10 và 11/13. 
Bài 14. Viết các phân số sau thàh tổng của các phân có mẫu số khác nhau và có tử số đều bằng 1: a, 31/32 ; b, 25/27.
Bài 15.: Hãy phân tích các phân số sau đây thành tổng của 3 phân số tối giản có cùng mẫu số:
a, 13/36 b, 31/60 
Bài 16. Tìm tổng của các phân số có tử số là 3, lớn hơn 1/6 nhưng bé hơn 1/5
(Tham khảo thêm Đề thi và phần Bài tập mở rộng)
12.CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN DÃY SỐ THEO QUY LUẬT 
* DÃY SỐ TỰ NHIÊN 
Một số quy luật của dãy số
-0;1;2;3;4....................................................... dãy số tự nhiên liên tiếp. 
 Số thứ n = n-1
-0;2;4;6......................................................dãy số chẵn.
 Số thứ n =( n-1) x2
-1;3;5;7.............................................................Dãy số lẻ.
 Số thứ n = n x 2-1
-1;2;3;5;8..............vv...............
Ta có : 3=1 +2 
 5= 3+2
 8 = 5+3 
13=8+5
Tổng 2 số trước bằng số đứng sau kể từ số thứ 3.
*1;4;9;16;25....v..v......................
 Ta có:
1=1x1
4=2x2
9=3x3
Số đó bằng số thứ tự nhân với chính nó.
-Số thứ 100 là :100x100=10000
 Số thứ n = n x n
*1;4;7;10;13...vvv Dạng này thường có các yêu cầu:
- Tính tổng của 50 số đầu.(Tím số đầu ,số cuối và ghép cặp;tìm số cặp ;giá trị 1 cặp rồi chuyển thành phép nhân)
-Cho các số và xem số đó có thuộc dãy đó không.
Ta có : 1:3 =0 dư1
	 4:3=1dư1
 7:3 =2 dư1
Các số chia cho 3 có số dư là 1
 Đem số yêu cầu chia nếu cùng giống thì kết luận có thuộc dãy số không.
-Tìm số thứ n của dãy số.
-Cách tìm các số dựa váo số thứ tự
Ta có : 
1=(1-1)x3+1
 4=(2-1)x3 +1
7= (3-1)x3 +1
10 = (4-1)x3 +1
Ta có số đó bằng số thứ tự trừ 1 nhân 3 cộng 1.
Số thứ 100 của dãy số là 
(100 -1) x 3 +1= 298
 Số thứ n = ( n-1) x 3 +1
+ Ví dụ : Cho các số 1;4;7;10;.....................
a.Số 2221;2234 có thuộc dãy số đó không ?
b.Số thứ 134 ,số thứ 205 là số nào ?
c.Tính tổng của 50 số đầu của dãy số.
Bài giải
a.Ta có : 1:3 =0 dư1
	 4:3=1dư1
 7:3 =2 dư1
Các số thuộc dãy số chia cho 3 dư 1
2221: 3=740 dư1 vậy số 2221thuộc dãy số.
-2234:3=778 không thuộc dãy số.
b
số đứng thứ1:1=(1-1)x3+1
số đứng thứ2: 4=(2-1)x3 +1
số đứng thứ 3:7= (3-1)x3 +1
số đứng thứ 4:10 = (4-1)x3 +1
Ta có số đó bằng số thứ tự trừ 1 nhân 3 cộng 1.
Số thứ 134 là (134-1)x3 +1
Số thứ 205 là :(205-1)x3+1
c.
Tính tổng của 50 số đầu 
Ta có : số thứ 50 là: (50-1)x3 +1= 148
1;4;7;10;13........145;148.
Ghép thành các cặp (1+148)+(4+145)+....
Số cặp là 50:2=25 (cặp)
Mỗi cặ có giá trị là 149
Vậy tổng trên là :149x 25= 3725
* DÃY PHÂN SỐ 
13.CÁC DẠNG TOÁN KHỬ
Bài 1: Mua 3 lọ mực và 4 cái bút hết 25000 đồng .
 Mua 5 lọ mực và 4 cái bút hết 31000 đồng .
 Tính giá tiền mỗi loại.
Bài 2: Minh mua 5 quyển vở và 8 quyển sách hết 75500 đồng.
 Tâm mua 3 quyển sách và 10 quyển vở hết 73000 đồng
 Tính giá tiền mỗi loại. 
Bài 3: Mua 3 m vải hoa và 7 m vải xanh hết 370 000 đồng 
 Mua 4 m vải hoa và 5 m vai xanh phải trả 320 000 Đồng.
 Tính giá tiền 1m vải mỗi loại.
Bài 4: Minh mua 5 quyển vở và 8 quyển sách hết 42000 đồng.
 Biết một quyển sách có giá gấp 2 lần 1 quyển vở.
 Tính giá tiền mỗi loại
14. BÀI TOÁN GIẢ THIẾT TẠM
Vừa gà vừa chó 
Bó lại cho tròn 
Ba mươi sáu con 
Một trăm chân chẵn 
Hỏi có bao nhiêu gà bao nhiêu chó?
15. CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUA TRỒNG CÂY
-Trồng trên đường thẳng 
- Trồng cả 2 đầu ( Khoảng cách chia cho khoảng cách giữa các cây cộng 1).
 5m
5m
 5m
 5m
 5m
 25 m
 Số cây = ( 25 : 5 ) + 1
-Trồng 1 Đầu ( Hoặc 1 cây loại khác ) Khoảng cách chia cho khoảng cách giữa các cây.	
Số cây = ( 25 : 5 ) 
-Không trồng 2 đầu ( Hoặc 2 cây loại khác ) ( Khoảng cách chia cho khoảng cách giữa các cây trừ 1).
Số cây = ( 25 : 5 ) - 1
-Trồng trên đường khép kín ) Khoảng cách chia cho khoảng cách giữa các cây.
Số cây = ( 25 : 5 ) 
16. MỘT SỐ BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN TỈ SỐ-LẬP TỈ SỐ- NHÓM
Bài 1 : Một trường tiểu học có 560 học sinh và 25 thầy cô giáo .Biết cứ có 3 học sinh nam thì có 4 học sinh nữ và cứ có 2 thầy giáo thì có 3 cô giáo .Hỏi trường đó có bao nhiêu nam ,bao nhiêu nữ?
Bài 2
 a) Nhân dịp đầu xuân khối 4 trường tiểu học Nga Điền tổ chức trồng cây. Cả 3 lớp trồng được 230 cây .Tìm số cây mỗi lớp biết cứ lớp 4a trồng được 3 cây thì 4b trồng được 2 cây . Cứ lớp 4b trồng được 3 cây thì lớp 4c trồng được 4cây.
 b) Đường từ nhà Lan đến trường dài 3 km dọc theo 2 bên đường người ta trồng cây cứ 1 cây phi lao lại đến 1cây phi lao nữa đến cây bạch đàn rồi đến 1 cây xoan. Mỗi cây cách nhau 20 m .Hỏi trồng mỗi loại có bao nhiêu cây biết trồng cả 2 đầu đường .(Nên dùng nhóm)
(Tham khảo thêm Đề thi và phần Bài tập mở rộng)
17. MỘT SỐ BÀI TOÁN GIẢI NGƯỢC TỪ CUỐI 
Bài 1: Lan có một số nhãn vở .Lan tặng Mai 1/2 số nhãn vở và 1chiếc .Lan tặng Hoà 1/2 số nhãn vở còn lại và 2 chiếc .Lan tặng Nga 1/2 số nhãn vở còn lại sau 2 lần và 3 chiếc .Cuối cùng Lan còn lại 6 chíêc cho Mình .Hỏi Lan có tất cả bao nhiêu nhãn vở ,và tặng mỗi bạn bao nhiêu nhãn vở.
Bài 2, Một bà đem trứng đi chợ bán .Lần đầu bà bán 1/2 số trứng và 1/2 quả trứng .Lần 2 bà bán 1/2 số trứng còn lại và 1/2 quả trứng .Lần thứ 3 bà bán 1/2 Số trứng còn lại sau 2 lần đầu và 1/2 quả trứng nữa thì vừa hết . Hỏi bà đem ra chợ bán bao nhiêu quả trứng. 
Bài 3: Mai có một số bông hồng ,Mai tặng Nga 1/2 số hoa Mai có .Tặng Đào 1/2 số còn lại .Cuối cùng Mai còn 7 Bông dành cho mình .Hỏi Mai đã tặng mỗi bạn bao nhiêu bông hoa.
(Tham khảo thêm Đề thi và phần Bài tập mở rộng)
18. DẠNG TOÁN CÔNG VIỆC
Bài 1:Bác An làm một công việc hết 8 giờ .Bác Bình cũng công việc ấy hết 5 giờ .Hỏi nếu 2 bác cùng làm công việc ấy thi sau bao nhiêu giờ sẽ hoàn thành?
Bài 2: Nếu bể không có nước vòi thứ nhất chảy trong 3 giờ sẽ đầy bể.Nếu bể không có nước vòi thứ 2 chảy trong 5 giờ sẽ đầy bể .Hỏi nếu bể không có nước cùng 1 lúc cho cả 2 vòi chảy trì trong bao lâu sẽ đầy bể?
Bài 3: Bác Minh làm Một công việc hết 8 giờ .Bác Tâm cũng công việc ấy làm hết 5 giờ . Đầu tiên bác Minh làm một mình sau khi làm được 4 giờ thì bác Tâm đến làm cùng với bác Minh .Hỏi sau bao nhiêu lâu nữa thì hai bác làm xong công việc đó?
Bài 4:Bác An làm một công việc hết 8 giờ .Bác Bình cũng công việc ấy hết 5 giờ .Lúc đâu 2 bác cùng làm nhưng sau khi làm được 3 giờ do bận công việc nên bác Bình phải đi làm việc khác .Hỏi bác An còn phải làm bao lâu nữa mới hoàn thành công việc ? 
Bài 5: Nếu bể không có nước vòi thứ nhất chảy trong 4 giờ sẽ đầy bể.Nếu bể không có nước vòi thứ 2 chảy trong 5 giờ sẽ đầy bể .Khi bể không có nước người ta cho 2 vòi cùng chảy vào bể sau khi chảy được 2 giờ người ta tắt vòi thứ nhất để vòi thứ 2 chảy tiếp .Hỏi sau bao nhiêu thời gian nữa thì bể đầy nước?
(Tham khảo thêm Đề thi và phần Bài tập mở rộng)

Tài liệu đính kèm:

  • docDANG TOAN CO BAN LOP 4.doc