Các loại lỗi ngữ pháp và cách sửa chữa

Các loại lỗi ngữ pháp và cách sửa chữa

Ở bậc tổ chức câu, hiện tượng sai ngữ pháp, trước hết có thể quy thành hai loại lỗi lớn : câu sai do cấu trúc không hoàn chỉnh và câu sai do vi phạm quy tắc kết hợp. Mỗi loại lỗi sai này được chia thành nhiều kiểu lỗi nhỏ, dựa vào đặc điểm, tính chất của hiện tượng sai.

1. Câu sai do cấu trúc không hoàn chỉnh :

Câu sai do cấu trúc không hoàn chỉnh là loại lỗi ngữ pháp có biểu hiện : hiện dạng của câu thiếu một hay một vài thành phần nòng cốt, mà dựa vào văn cảnh, ta không thể phục hồi cấu trúc đầy đủ của nó.

Loại lỗi này bao gồm nhiều kiểu lỗi nhỏ :

1.1. Câu sai thiếu chủ ngữ.:

Câu sai thiếu chủ ngữ là kiểu lỗi câu sai có hiện dạng thiếu thành phần biểu thị đối tượng của thông báo, mà dựa vào văn cảnh, ta không thể xác định và phục hồi lại cấu trúc đầy đủ của nó.

Trong tổ chức câu bình thường, chủ ngữ là thành phần có chức năng nêu lên đối tượng mà người viết, người nói đề cập đến. Về từ loại, chủ ngữ thường do đại từ, danh từ hay ngữ tương đương đảm nhiệm. Do đó, một câu bị xem là thiếu chủ ngữ khi hiện dạng của nó chỉ có động từ, tính từ, ngữ động từ, ngữ tính từ có giá trị như vị ngữ, hay hiện dạng gồm có vị ngữ và thành phần phụ.

 

doc 27 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các loại lỗi ngữ pháp và cách sửa chữa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC LOẠI LỖI NGỮ PHÁP VÀ CÁCH SỬA CHỮA
Ở bậc tổ chức câu, hiện tượng sai ngữ pháp, trước hết có thể quy thành hai loại lỗi lớn : câu sai do cấu trúc không hoàn chỉnh và câu sai do vi phạm quy tắc kết hợp. Mỗi loại lỗi sai này được chia thành nhiều kiểu lỗi nhỏ, dựa vào đặc điểm, tính chất của hiện tượng sai. 
1. Câu sai do cấu trúc không hoàn chỉnh : 
Câu sai do cấu trúc không hoàn chỉnh là loại lỗi ngữ pháp có biểu hiện : hiện dạng của câu thiếu một hay một vài thành phần nòng cốt, mà dựa vào văn cảnh, ta không thể phục hồi cấu trúc đầy đủ của nó. 
Loại lỗi này bao gồm nhiều kiểu lỗi nhỏ : 
1.1. Câu sai thiếu chủ ngữ.: 
Câu sai thiếu chủ ngữ là kiểu lỗi câu sai có hiện dạng thiếu thành phần biểu thị đối tượng của thông báo, mà dựa vào văn cảnh, ta không thể xác định và phục hồi lại cấu trúc đầy đủ của nó. 
Trong tổ chức câu bình thường, chủ ngữ là thành phần có chức năng nêu lên đối tượng mà người viết, người nói đề cập đến. Về từ loại, chủ ngữ thường do đại từ, danh từ hay ngữ tương đương đảm nhiệm. Do đó, một câu bị xem là thiếu chủ ngữ khi hiện dạng của nó chỉ có động từ, tính từ, ngữ động từ, ngữ tính từ có giá trị như vị ngữ, hay hiện dạng gồm có vị ngữ và thành phần phụ. 
Ví dụ: 
(a) Trong phút chốc, bọn xâm lược đã phá tan và cướp đi cuộc sống yên lành của người dân. Ðược thể hiện rõ nét qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộcnổi tiếng của Nguyễn Ðình Chiểu(BVHS). 
(B) Qua đoạn thơ trên, Tố Hữu muốn nói đến lực lượng của tập thể, của nhân dân, của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Ðảng là vô hạn. Ðấu tranh đánh đổ áp bức, bóc lột, thúc đẩy xã hội tiến lên(BVHS). 
© Bên cạnh lời dặn dò đó, còn chỉ ra cho chúng ta thấy giá trị tinh thần của đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau(BVHS). 
(d) Qua tác phẩm này, tố cáo xã hội bất công(BVHS). 
Hiện tượng câu sai thiếu chủ ngữ xuất hiện trong bài viết của học sinh THPT khá nhiều. Trong bài viết của học sinh THCS, loại lỗi này xuất hiện phổ biến hơn. 
Nguyên nhân dẫn đến kiểu lỗi sai này là do học sinh chưa nắm vững cách thức tổ chức câu, cụ thể là chưa có ý thức về tính hoàn chỉnh tương đối của câu. 
Thiếu chủ ngữ làm cho câu không hoàn chỉnh về cấu trúc và thông báo. Ðọc những câu này, ta không hiểu được học sinh muốn nói về ai, cái gì, điều gì. 
Ðối với kiểu lỗi sai này, cách sửa chữa chủ yếu là tạo ra chủ ngữ sao cho phù hợp với vị ngữ có sẵn. Tất nhiên, việc tạo ra chủ ngữ một mặt phải dựa vào vị ngữ có sẵn, mặt khác phải xem xét câu trong mối quan hệ với nội dung và cấu trúc của đoạn văn, tức là phải đặt câu trong mối quan hệ nhiều mặt với các câu chung quanh. 
Các câu sai đã dẫn có thể được sửa chữa như sau : 
(a) Trong phút chốc, bọn xâm lược đã phá tan cuộc sống yên bình của nhân dân. Tội ác của bọn chúng cũng như khí phách hiên ngang, bất khuất của nghĩa binh đã được phản ánh sâu sắc qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộcnổi tiếng của Nguyễn Ðình chiểu[1] . 
(B) Qua đoạn thơ trên, Tố Hữu muốn nói đến sức mạnh vô địch của tập thể, của quần chúng, nhân dân dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Sức mạnh ấy có thể đánh đổ bất cứ thế lực áp bức, bóc lột nào và thúc đẩy xã hội đi lên trên con đường tiến bộ. 
© Bên cạnh lời dặn dò đó, nhà thơ (tác giả) còn chỉ ra cho chúng ta thấy rõ giá trị của tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. 
(d) Qua tác phẩm ấy, tác giả đã lên tiếng tố cáo xã hội áp bức, bất công. 
Cần phải phân biệt câu sai thiếu chủ ngữ với câu tỉnh lược chủ ngữ trong văn bản. Chỉ nên xem hiện tượng khuyết chủ ngữ là câu sai khi căn cứ vào văn cảnh chứa nó, ta không xác định được đối tượng được nói đến là gì, và do đo,ï không thể phục hồi chủ ngữ bằng cách lặp từ vựng, thế đại từ hay thế bằng từ đồng nghĩa. Còn câu tỉnh lược thì dựa vào văn cảnh, ta có thể phục hồi chủ ngữ bằng các cách vừa nêu. 
Ví dụ: 
Họ là những người dân ấp, dân lân, vì mến nghĩamà làm quân chiêu mộ. Là đội quân tự nguyện, tự giác, chiến đấu dũng cảm, không hề run sợ trước súng đạn tối tân của kẻ thù(BVHS). 
Dựa vào câu thứ nhất thứ nhất, ta có thể phục hồi chủ ngữ của câu thứ hai trong ví dụ trên như sau : 
Họ là đội quân tự nguyện, tự giác, chiến đấu dũng cảm... 
Cũng cần phân biệt câu sai thiếu chủ ngữ với kiểu câu mà cấu trúc chuẩn mực của nó không có chủ ngữ. Ðó là câu tồn tại, một kiểu cấu trúc đặc thù trong tiếng Việt. Kiểu câu này có nội dung thông báo sự tồn tại, xuất hiện hay biến mất của sự vật, hiện tượng, tính chất. Về mặt cấu trúc, đặc điểm của kiểu câu này là chỉ có vị ngữ hay trạng ngữ và vị ngữ, trong đó, thành tố trung tâm của vị ngữ là các động từ biểu thị ý nghĩa tồn tại (có, còn, hết...), các động từ dùng với ý nghĩa trạng thái, hay các tính từ có ý nghĩa số lượng (đông, ít, vắng...). Và trạng ngữ, nếu có, là một danh ngữ hay giới ngữ, có nội dung biểu thị phạm vi không gian, thời gian. 
Ví dụ: 
(a) Bên cạnh chị Sứ, còn có biết bao người phụ nữ Việt Nam anh hùng khác(BVHS). 
(B) Có người rất sớm đã tìm được hướng đi đúng cho đời mình(NLPBCL, T.III). 
© Trong cuộc kháng chiến cứu nước, có những chiến sĩ lao mình lấp lỗ châu mai để cho đơn vị mình tiến lên (NTG - VVHVN). 
(d) Bên đường, đứng chơ vơ một ngôi miếu cổ đen rêu(N.Ð.T). 
1.2. Câu sai thiếu vị ngữ : 
Câu sai thiếu vị ngữ là kiểu câu sai có hiện dạng thiếu thành phần biểu thị nội dung thuyết minh mà dựa vào văn cảnh, ta không thể xác định và khôi phục lại cấu trúc đầy đủ của nó. 
Trong tổ chức nội bộ câu, vị ngữ là thành phần nêu lên nội dung thuyết minh về đối tượng được nói đến. Nội dung thuyết minh có thể là hành động, tính chất, trạng thái ... của đối tượng. Về từ loại, vị ngữ thường do động từ, tính từ hay các ngữ tương đương đảm nhiệm. Như vậy, câu sai thiếu vị ngữ là kiểu câu sai mà hiện dạng của nó có thể thuộc ba trường hợp sau : 
(1) Danh ngữ (có giá trị như chủ ngữ). 
(2) Danh từ / danh ngữ (có giá trị như chủ ngữ), giới ngữ (có giá trị như trạng ngữ). 
(3) Danh từ / danh ngữ (có giá trị như chủ ngữ), danh ngữ (có giá trị như giải thích ngữ). 
Ví dụ: 
(a) Tâm ngửng lên nhìn nét mặt hiền từ của bà Tư, rồi lại quay đi, hơi e thẹn. Vì nàng có tâm sự kín riêng. Hình ảnh một người con trai lanh lợi, miệng tươi như hoa, ăn nói mềm mỏng dễ nghe. Những ngày phiên chợ Bằng, Tâm thường thấy người ấy ra hàng Tâm mua kim chỉ(T.L. - GÐM). 
(B) Sự xả thân vì đại nghĩa để chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc(BVHS). 
© Xuân Diệu, một con người yêu đời, thiết tha với cuộc sống(BVHS). 
(d) Việt Nam, đất nước của những con người anh hùng, của những bài ca bất diệt, những điệu hát câu hò thắm đượm tình quê(BVHS). 
(e) Người nghĩa sĩ Cần Giuộc, với tấm lòng yêu làng xóm, quê hương tha thiết, với tinh thần xả thân vì đại nghĩa(BVHS). 
Trong ví dụ (a), hình ảnh một người con trai lanh lợi, miệng tươi như hoa, ăn nói mềm mỏng dễ nghe chỉ là một danh ngữ, chưa đủ tư cách là câu. Bởi lẽ, ta không thể hiểu được hình ảnh người con trai ấy như thế nào, ra sao. Câu (B) cũng vậy : mới chỉ là một danh ngữ. Câu © gồm một bút danh (Xuân Diệu), có giá trị như chủ ngữ, và một danh ngữ, có giá trị như giải thích ngữ. Ðọc câu này, ta không rõ Xuân Diệu như thế nào, ra sao. Câu (d) cũng tương tự như ví dụ © : một danh từ riêng (Việt Nam) và một danh ngữ có giá trị như giải thích ngữ. Ví dụ (e) gồm có một danh ngữ (Người nghĩa sĩ Cần Giuộc) và hai giới ngữ, có giá trị như hai trạng ngữ chỉ cách thức. Tất cả các trường hợp nêu trên đều chưa phải là câu, bởi vì chúng đều không có thành phần nêu lên nội dung thuyết minh về đối tượng được đề cập đến. 
Hiện tượng câu sai thiếu vị ngữ xuất hiện khá nhiều trong bài làm của học sinh, nhiều hơn kiểu câu sai thiếu chủ ngữ, nhất là kiểu có hiện dạng giống như trường hợp (2), (3). 
Thiếu vị ngữ tất nhiên làm cho câu không hoàn chỉnh về mặt cấu trúc và thông báo. Ðọc những câu sai kiểu này, ta không rõ đối tượng được nói đến như thế nào, ra sao. 
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến câu sai thiếu vị ngữ là do học sinh nhận thức mơ hồ, thiếu chính xác về tính hoàn chỉnh tương đối của câu, hay do học sinh nhầm lẫn các danh ngữ, giới ngữ (có giá trị như giải thích ngữ, trạng ngữ đứng sau chủ ngữ ) với vị ngữ, từ đó, tưởng rằng câu đã hoàn chỉnh. 
Về cách sửa chữa kiểu lỗi sai này, nhìn chung có hai hướng : Thứ nhất là chuyển đổi cấu trúc có sẵn thành câu có chủ - vị hoàn chỉnh. Thứ hai là tạo thêm vị ngữ sao cho phù hợp với cấu trúc có sẵn. Chọn cách sửa chữa nào là tùy vào câu sai cụ thể. 
Các câu sai vừa dẫn có thể sửa chữa như sau : 
Câu (a), sửa theo cách thứ hai : 
... Vì nàng có tâm sự kín riêng. Hình ảnh một người con trai lanh lợi, miệng tươi như hoa, ăn nói mềm mỏng dễ nghe đang ám ảnh trong tâm trí của nàng...[1] . 
Câu (B), sửa theo hai cách : 
Vì đại nghĩa, nghĩa binh đã xả thân chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc. 
Hay : 
Tinh thần xả thân vì độc lập, tự do của dân tộc đã tạo nên nét đẹp hùng tráng ở người nghĩa binh nông dân. 
Câu ©, sửa theo cách thứ nhất : 
Xuân Diệu là một con người yêu đời, thiết tha với cuộc sống. 
Câu (d), sửa theo cách thứ nhất : 
Việt Nam là đất nước của những con người anh hùng, của những bài ca bất diệt và những điệu hát, câu hò thắúm đượm tình quê. 
Câu (e), sửa theo hai cách : 
Người nghĩa sĩ Cần Giuộc, với tấm lòng yêu mến làng xóm, quê hương tha thiết, đã xả thân quên mình vì đại nghĩa. 
Hay : 
Người nghĩa sĩ Cần Giuộc, với tấm lòng yêu mến làng xóm, quê hương tha thiết, với tinh thần xả thân vì đại nghĩa, đã chiến đấu quên mình khi đối mặt với quân thù. 
Trừ câu (a), hai cách sửa chữa mà chúng tôi vừa áp dụng đối với các câu sai(B), ©, (d) và (e) mới chỉ là hai hướng sửa chữa chung đối với kiểu lỗi sai này. Bởi vì, sửa chữa như vậy vẫn tách rời câu sai với văn cảnh chứa chúng. Do đó, trước mỗi câu sai thiếu vị ngữ, ta áp dụng cách sửa chữa nào và sửa chữa như thế nào, điều đó cần phải được xem xét trong mối quan hệ về ngữ nghĩa - lô-gích với các câu lân cận trong đoạn văn. 
Cũng cần lưu ý thêm, trước hiện tượng câu mà hiện dạng của nó chỉ là một danh ngữ, chúng ta cần phải cân nhắc, phân biệt giữa một bên là câu sai (như các câu (a), (B)) và một bên là kết quả của hiện tượng tỉnh lược (tỉnh lược chủ ngữ và động từ trung tâm của vị ngữ), làm cho hiện dạng của câuchỉ còn là một ngữ, có giá trị giải thích, thuyết minh cho câu trước. 
Ví dụ: 
(a) Văn học thời kì này đã phản ánh được tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tinh thần chiến đấu, hy sinh dũng cảm của những người chiến sĩ ở ngoài mặt trận, của những người mẹ, người vợ ở hậu phương(BVHS). 
(B) Nhưng giữa bao nhiêu tối tăm dày đặc ... iện không phổ biến lắm. Bài có sai, thường không quá hai, ba lỗi, và đa số thuộc kiểu lỗi rối nhẹ. Trong bài viết học sinh THCS, lỗi rối cấu trúc ngữ pháp xuất hiện tương đối phổ biến. Có nhiều bài viết đầy dẫy kiểu lỗi này. 
Rối cấu trúc ngữ pháp là một trong những kiểu lỗi ngữ pháp cần được lưu ý đến nhất. Bởi vì kiểu lỗi ngữ pháp này phản ánh rõ sự yếu kém về năng lực diễn đạt của học sinh. 
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lỗi rối cấu trúc ngữ pháp là sự yếu kém về năng lực tư duy và kiến thức ngữ pháp, cụ thể là kiến thức về cấu trúc câu, về quan hệ cú pháp và các kiểu quan hệ cú pháp, về các phương thức và phương tiện ngữ pháp... Thêm vào đó là lối viết theo bản năng, nghĩa là nghĩ thế nào, viết thế ấy, lắp ghép từ ngữ một cách quàng xiên, thiên thẹo, thiếu ý thức phân định câu cũng như phân định các thành phần, thành tố trong tổ chức nội bộ của từng câu... Và kết quả thu được là những chuỗi từ ngữ hỗn độn, chứ thật sự không phải là câu với ý nghĩa đúng đắn của nó. Các trường hợp rối nặng vừa dẫn phản ảnh rõ điều đó. 
Sửa chữa lỗi rối cấu trúc ngữ pháp, phải tùy vào mức độ rối và hiện tượng rối cụ thể. 
Ðối với câu rối cấu trúc nhẹ : 
Như đã nói, trừ một vài nút rối, câu rối cấu trúc nhẹ có những thành phần, thành tố tương đối chuẩn mực, chấp nhận được. Do đó, khi sửa chữa câu rối thuộc kiểu này, cách thức chủ yếu là tháo gỡcác nút rối. Cụ thể là điều chỉnh, thay thế các yếu tố bị kết hợp sai quy tắc, phản ánh sai quan hệ cú pháp. Nếu câu sai có những ngữ đoạn thiếu chính xác về ý nghĩa hay trật tự, ta cũng cần phải sửa chữa , thay đổi cách diễn đạt sao cho câu đảm bảo chuẩn mực về cả hai mặt : cấu trúc và ý nghĩa. 
Các câu (a), (B), © có thể được sửa chữa như sau : 
(a) Nếu cho rằng (hình ảnh) bàn đá chông chênhlà bàn đá kê không vững, thì chỉ đúng một phần thôi. Hình ảnh đó còn nói lên tình thế khó khăn của cách mạng thời kì đầu. 
(B) Lúc bọn thằng Xâm bắt chị (Sứ) đứng trước máy để kêu gọi anh em ra hàng, chị đã dùng chính phương tiện thông tin của chúng động viên anh em và thông báo tình hình bên ngoài cho anh em trong hang biết. 
© Ðôi tay ông, tuy ngón to, đầu tù, thô tháp,nhưng đấy là đôi tay vàng. 
Ðối với câu rối cấu trúc nặng : 
Sửa chữa câu rối cấu trúc nặng, trước hết cần xác định lại nội dung cơ bản mà học sinh muốn biểu đạt. Trên cơ sở đó, xét xem những ngữ đoạn, những yếu tố nào trong cấu trúc câu bị rối, phản ánh sai quan hệ cú pháp hay lệch lạc về nội dung biểu đạt. Tiếp theo là tách các ngữ đoạn ra và định hướng chức năng cú pháp của chúng : Ngữ đoạn nào có thể làm thành phần nòng cốt ? Ngữ đoạn nào làm thành phần phụ ? Ngữ đoạn nào là cú chính ? Ngữ đoạn nào là cú phụ ? ... Cuối cùng, ta vận dụng các phương thức ngữ pháp sắp xếp, liên kết các ngữ đoạn lại thành câu chuẩn mực. Khi tổ chức lại câu, cần lưu ý : Các yếu tố phản ánh sai quan hệ cú pháp, phải thay thế bằng yếu tố khác. Các ngữ đoạn trùng lặp về nội dung biểu đạt hay có nội dung biểu đạt quá vụng về, không có giá trị thông tin, phải loại bỏ. Trong trường hợp câu sai có cấu trúc quá dài, có nội dung phức tạp, ta nên tách ra thành nhiều câu liên kết. Cũng cần lưu ý thêm rằng, những câu rối cấu trúc, đồng thời có nội dung biểu đạt quá vụng về, ngô nghê, lệch lạc, chẳng hạn như câu (e) đã dẫn, chúng ta không nhất thiết phải sửa chữa. 
Sau đây, chúng ta thử áp dụng cách sửa chữa vừa nêu đối với các câu (d), (f) và (g). 
Câu (d): 
Dựa vào cấu trúc có sẵn của câu, ta thấy học sinh muốn thể hiện ba nội dung chính : 
- Khát vọng tự do ở Từ Hải, tự do của bản thân mình và tự do của người khác. 
- Ý thức tôn trọng giá trị và nhân phẩm của người khác ở Từ Hải. 
- Sự hiểu biết của Từ Hải về tư cách, phẩm chất của Thúy Kiều. 
Nhưng để diễn đạt ba nội dung đó, cấu trúc của câu có những ngữ đoạn rối rắm, chồng chéo lên nhau, và vài từ dùng sai, làm cho các ngữ đoạn không lô-gích với nhau về ý nghĩa. Cụ thể là : 
- Nhưng điều đáng quý hơn cả là trong người Từ Hải / nhưng quý hơn là cùng với tự do của mình. 
Hai ngữ đoạn này chồng chéo lên nhau về chức năng và phần lớn nội dung biểu đạt. Phải loại bỏ một trong hai ngữ đoạn. 
- biết tôn trọng giá trị của người khác, chứng tỏ Từ Hải rất hiểu tư cách và tính tình của Kiều. 
Ðộng từ chứng tỏlàm cho ngữ đoạn này thiếu lô-gích về nghĩa. Do đó, có thể loại bỏ nội dung biểu đạt thứ ba, thể hiện bởi động ngữ chứng tỏ Từ Hải, hay thay bằng nội dung khác. 
Câu © có thể được tổ chức lại như sau : 
Nhưng điểm nổi bật ở con người Từ Hải là khát vọng tự do cháy bỏng, tự do của bản thân mình và tự do của người khác, cùng với ý thức tôn trọng giá trị, nhân phẩm. 
Và có thể viết thêm một câu, thay cho động ngữ đã bị loại bỏ : 
Chính khát vọng và ý thức ấy đã thúc đẩy Từ Hải ra tay cứu Kiều thoát khỏi cảnh lầu xanh nhơ nhuốc, đưa Kiều lên địa vị một phu nhân. 
Câu (f) : 
Câu (f) có hai nội dung cơ bản, quan hệ chặt chẽ với nhau : 
- Hai cảnh đời (hình ảnh) trái ngược nhau trong bài thơ Sở kiến hành: bốn mẹ con người ăn mày đói khổ, rách rưới và bọn quan lại no say, xa hoa, lãng phí. 
- Tiếng nói tố cáo và thái độ đồng cảm, bênh vực của tác giả toát lên từ hai cảnh đời trái ngược với nhau. 
Nhưng cấu trúc câu có nhiều ngữ đoạn rối rắm, chồng chéo lên nhau, vi phạm quy tắc kết hợp về mặt ngữ pháp. Cụ thể là : 
- Qua bài thơ Sở kiến hành / khi đọc qua. 
Hai ngữ đoạn này chồng chéo lên nhau về chức năng cú pháp và nội dung biểu đạt. 
-có hai điểm đối lập.../ đối lập với. 
Hai ngữ đoạn này chồng chéo lên nhau, đó là chưa kể đến một số từ ngữ dùng chưa hay, thiếu chính xác : điểm, nhóm, no đủ, phí của. 
- đây chính là giá trị tố cáo / và lên tiếng kêu thương và bênh vực họ. 
Hai ngữ đoạn này không lô-gích với nhau. Bởi vì đây- đại từ, thay thế cho hai hình ảnh đối lập - chỉ có thể mang ý nghĩa tố cáo, chớ không thể lên tiếng kêu thương và bênh vựcđược. 
Câu (f) có thể được tách ra thành các ngữ đoạn với chức năng cú pháp dự kiến như sau : 
- Qua bài thơ Sở Kiến Hành/ khi đọc qua : 
Một trong hai ngữ đoạn có thể làm trạng ngữ. 
- chúng ta nhận thấy có hai điểm đối lập nhau. 
Ngữ đoạn này làm kết cấu chủ - vị nòng cốt thứ nhất, sau khi loại bỏ yếu tố thừa thãi, chồng chéo lên nhau, và thay thế các từ, ngữ thiếu chính xác. 
- ... thể hiện qua ... no đủ và phí của: 
Ngữ đoạn này chuyển thành giải thích ngữ, sau khi loại bỏ các yếu tố dư thừa, chồng chéo lên nhau và thay thế các từ, ngữ dùng sai. 
- đây chính là giá trị tố cáo... cho mẹ con người ăn mày: 
Ngữ đoạn này làm kết cấu chủ - vị thứ hai, sau khi chuyển đổi cấu trúc, thay thế một vài từ, ngữ có nội dung biểu đạt vụng về, thiếu lô-gích. 
Trên cơ sở những điều vừa phân tích, câu (f) có thể được tổ chức lại thành hai câu liên kết : 
Ðọc bài thơ Sở kiến hành, chúng ta nhận thấy có hai cảnh đời (hình ảnh) trái ngược (đối lập ) với nhau : bốn mẹ con người ăn mày đói khổ, rách rưới và bọn quan lại no say, xa hoa, lãng phí. Hai cảnh đời đối lập với nhau ấy có ý nghĩa phê phán gay gắt chế độ phong kiến thối nát, đồng thời qua đó, tác giả còn bảy tỏ thái độ cảm thông sâu sắc đối với những kiếp người cùng khổ trong xã hội. 
Câu (g) : 
Câu (g) bao gồm ba nội dung cơ bản, có quan hệ chặt chẽ với nhau : 
- Tấm lòng cảm thông của Nguyễn Du đối với thân phận của các cô gái lầu xanh, những người lao động vất vả, khổ nhọc... 
- Tấm lòng cảm thông của Nguyễn Du đối với mẹ con người ăn mày, sống không nhà cửa... 
- Thái độ phê phán của Nguyễn Du đối với chế độ phong kiến thối nát, bất công và bọn quan lại thống trị sống xa hoa, thản nhiên trước nỗi thống khổ của nhân dân... 
Diễn đạt ba nội dung cơ bản đó, cấu trúc câu văn có nhiều chỗ rối rắm, chồng chéo lên nhau. 
Hiện tượng rối thứ nhất bộc lộ qua mối quan hệ giữa hai ngữ đoạn : 
- không những cảm thông cho những số phận của những cô gái lầu xanh../ mà tình thương của tác giả còn cảm thông cho... 
Hiện tượng rối thứ hai thể hiện qua mối quan hệ giữa : 
- những người tha phương cầu thực.../ mà xã hội dành cho họ như vậy. 
Hiện tượng rối thứ ba, rối nặng nhất về cấu trúc, là sự chồng chéo, trùng lặp về nội dung biểu đạt ở ngữ đoạn : 
- nhưng tấm lòng nhân đạo thương người của tác giả đối với những con người tha phương cầu thực sống cảnh ăn đói mặc rét như vậy mà tác giả ở đây còn... 
Hiện tượng rối thứ tư bộc lộ qua mối quan hệ ngữ nghĩa - lô-gích giữa các ngữ đoạn : 
- ...tố cáo cái xấu xa kiêu căng tàn bạo của xã hội phong kiến / ăn sung mặc sướng có kẻ hầu người hạ mà làm ngơ trước nỗi khổ cực của nhân dân / thản nhiên ngồi mâm cổ. 
Dựa trên ba nội dung cơ bản vừa nêu, câu (g) có thể được tách ra và tổ chức lại thành một chuỗi câu liên kết như sau : 
Nguyễn Du không những cảm thông cho số phận của những cô gái lầu xanh, những người lao động dãi dầu mưa nắng, mà nhà thơ còn tỏ lòng xót thương vô hạn trước những người ăn mày, những kẻ không nhà không cửa, ăn đói mặc rét, sống nhờ vào sự bố thí của người khác, chịu muôn đắng nghìn cay. Xuất phát từ tấm lòng nhân đạo mênh mông ấy, Nguyễn Du đã vạch trần bản chất thối nát, bất công của chế độ phong kiến thời bấy giờ. Dưới chế độ ấy, bọn quan lại thống trị sống xa hoa, lãng phí, và thản nhiên trước những kiếp đời lầm than, tăm tối, bần cùng của nhân dân. 
Việc phân loại lỗi câu sai ngữ pháp do vi phạm quy tắc kết hợp thành nhiều kiểu lỗi như đã trình bày là nhằm mục đích tạo cơ sở thuận lợi cho việc xem xét, nhận diện và sửa chữa câu sai ngữ pháp. Trong thực tế bài viết của học sinh, hiện tượng hai, ba kiểu lỗi xuất hiện cùng lúc trong câu văn là khá phổ biến. Ðối với hiện tượng câu sai nhiều kiểu lỗi phức tạp như vậy, chúng ta cần từng bước phân tích và phân loại lỗi sai, trên cơ sở đó, vận dụng kết hợp nhiều cách sửa chữa để tổ chức lại câu sao cho thật phù hợp. Và một lần nữa, xin lưu ý rằng, khi tiến hành sửa chữa câu sai ngữ pháp, một mặt chúng ta phải căn cứ vào cấu trúc có sẵn và nội dung biểu đạt của câu ; mặt khác, phải đặt câu sai trong văn cảnh, nghĩa là phải xem xét câu sai trong mối quan hệ nhiều mặt với các câu chung quanh. Kết quả sửa chữa câu sai được xem là tối ưu khi câu đã sửa chữa đảm bảo ba yêu cầu : Thứ nhất, nội dung biểu đạt của nó vừa chính xác, vừa trung thực với ý đồ biểu đạt của học sinh ; chỉ nên điều chỉnh, thay đổi, thêm bớt trong trường hợp nội dung biểu đạt của câu quá vụng về hay lệch lạc, mâu thuẫn. Thứ hai, cấu trúc câu đã sửa chữa phải phù hợp với chuẩn mực ngữ pháp. Thứ ba, câu đã sửa chữa phải liên kết chặt chẽ với các câu chung quanh ở cả hai bình diện : nội dung và hình thức.

Tài liệu đính kèm:

  • doccac_loai_loi_ngu_phap_va_cach_sua_chua.doc