Cảm thụ văn học - Lớp 5

Cảm thụ văn học - Lớp 5

PHầN III : CảM THụ VĂN HọC

A) Khái niệm:

- Cảm thụ văn học (CTVH) là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (trong cuốn truyện, bài văn, bài thơ,.) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ,.) thậm chí là một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ.

- Khi đọc (hoặc nghe) một câu chuyện, một bài thơ, ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc. Đọc có suy ngẫm, tưởng tượng và rung động thật sự sẽ giúp ta CTVH tốt.

- Để có được năng lực CTVH sâu sắc và tinh tế, cần có sự say mê, hững thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học, nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt phục vụ cho CTVH; kiên trì rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về CTVH.

 

doc 46 trang Người đăng nkhien Lượt xem 18555Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cảm thụ văn học - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHầN III : CảM THụ VĂN HọC 
A) Khái niệm: 
- Cảm thụ văn học (CTVH) là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (trong cuốn truyện, bài văn, bài thơ,...) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ,...) thậm chí là một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ.
- Khi đọc (hoặc nghe) một câu chuyện, một bài thơ, ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc. Đọc có suy ngẫm, tưởng tượng và rung động thật sự sẽ giúp ta CTVH tốt.
- Để có được năng lực CTVH sâu sắc và tinh tế, cần có sự say mê, hững thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học, nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt phục vụ cho CTVH; kiên trì rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về CTVH.
b) Kĩ năng viết một đoạn văn về CTVH:
Để làm được một bài tập về CTVH đạt kết quả tốt, các em cần thực hiện đầy đủ cácc bước sau:
*Bước 1: Đọc kĩ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập (yêu cầu phải trả lời được điều gì? Cần nêu bật được ý gì?...)
*Bước 2: Đọc và tìm hiểu về câu thơ (câu văn) hay đoạn trích được nêu trong đề bài.
- Đọc : Đọc diễn cảm, đúng ngữ điệu (có thể đọc thành tiếng hoặc đọc thầm). Việc đọc đúng, đọc diễn cảm sẽ giúp mạch thơ, mạch văn thấm vào tâm hồn các em một cách tự nhiên, gây cho các em những cảm xúc, ấn tượng trước những tín hiệu nghệ thuật xuất hiện trong đoạn văn, đoạn thơ.
- Tìm hiểu: Dựa vào yêu cầu cụ thể của bài tập như cách dùng từ, đặt câu, cách dùng hình ảnh, chi tiết, cách sử dụng biện pháp nghệ thuật quen thuộc như so sánh, nhân hoá,...cùng với những cảm nhận ban đầu qua cách đọc sẽ giúp các em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa đẹp đẽ, sâu sắc toát ra từ câu thơ (câu văn).
*Bước 3: Viết đoạn văn về CTVH (khoảng 7- 9 dòng) hướng vào yêu cầu của đề bài. Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu “mở đoạn” để dẫn dắt người đọc hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính; tiếp đó, cần nêu rõ các ý theo yêu cầu của đề bài: cuối cùng, có thể “kết đoạn” bằng một câu ngắn gọn để “gói” lại nội dung cảm thụ.
Ta có thể trình bày đoạn CTVH theo 2 cách sau:
- Cách 1: Ta mở đầu bằng một câu khái quát (như nêu ý chính của một đoạn thơ(đoạn văn ) trong bài tập đọc). Những câu tiếp theo là những câu diễn giải nhằm làm sáng tỏ ý mà câu khái quát (câu mở đoạn) đã nêu ra. Trong quá trình diễn giải, ta kết hợp nêu các tín hiệu, các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để tạo nên cái hay, cái đẹp của đoạn thơ (đoạn văn).
- Cách 2: Ta mở đầu bằng cách trả lời thẳng vào câu hỏi chính (Nêu các tín hiệu, các biện pháp nghệ thuật góp phần nhiều nhất tạo nên cái hay, cái đẹp của đoạn thơ (đoạn văn). Sau đó diễn giải cái hay, cái đẹp về nội dung. Cuối cùng kết thúc là một câu khái quát, tóm lại những điều đã diễn giải ở trên (như kiểu nêu ý chính của đoạn thơ (đoạn văn ) trong bài tập đọc.
àLưu ý: Đoạn văn CTVH cần được diễn đạt một cách hồn nhiên, trong sáng và bộc lộ cảm xúc; cần tránh hết mức mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu; tránh diễn đạt dài dòng về nội dung đoạn thơ (đoạn văn ).
C) Một số dạng bài tập về CTVH:
1- Dạng 1: Bài tập tìm hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu sinh động:
Bài tập 1: (Câu 1-Luyện tập về CTVH -Trần Mạnh Hưởng)
Đoạn thơ dưới đây có những từ nào là từ láy? Hãy nêu rõ tác dụng gợi tả của các từ láy đó:
Quýt nhà ai chín đỏ cây,
Hỡi em đi học hây hây má tròn
Trường em mấy tổ trong thôn
Ríu ra ríu rít chim non đầu mùa.
(Tố Hữu)
*Đáp án tham khảo:
- Các từ láy có trong đoạn thơ trên là: hây hây, ríu ra ríu rít.
- Tác dụng gợi tả:
+ hây hây: (Chỉ màu da đỏ phơn phớt trên má) gợi màu sắc tươi tắn, đầy sức sống tươi trẻ.
+ ríu ra ríu rít: (Chỉ tiếng chim hoặc tiếng cười nói ) gợi âm thanh trong và cao,vang lên liên tiếp và vui vẻ.
Bài tập 2: (Câu 5-Luyện tập về CTVH -Trần Mạnh Hưởng)
Đoạn văn dưới đây có thành công gì nổi bật trong cách dùng từ? Điều đó đã góp phần miêu tả nội dung sinh động như thế nào?
Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng vịt cạc cạc, tiếng người nói léo xéo. Thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi dây xích sắt, mặt buòn rầu, sợ sệt,...
(Ngô Tất Tố)
*Đáp án than khảo:
Đoạn văn có thành công nổi bật trong cách dùng các từ tượng thanh (eng éc, chíp chíp, cạc cạc, léo xéo, ăng ẳng) và các từ tượng hình (kĩu kịt, vung vẩy, thoăn thoắt). Điều đó đã góp phần miêu tả sinh động một bức tranh buổi sớm thường gặp ở những vùng quê với những hình ảnh quen thuộc của các bà, các chị đang gồng gánh hàng họ đi chợ trong một không khí thật nhộn nhịp và khẩn trương.
2- Dạng 2: Bài tập phát hiện những hình ảnh, chi tiết có giá trị gợi tả:
Bài tập 3: (Câu 15-Luyện tập về CTVH -Trần Mạnh Hưởng)
Kết thúc bài: “Đàn gà mới nở”, nhà thơ Phạm Hổ viết:
Vườn trưa gió mát
Bướm bay rập rờn
Quanh đôi chân mẹ
Một rừng chân con.
Em thích hình ảnh nào trong khổ thơ trên? Vì sao?
*Đáp án tham khảo:
Trong đoạn thơ trên, em thích nhất hình ảnh “Một rừng chân con” đang vây “quanh đôi chân mẹ”, bởi qua hình ảnh ấy, em cảm nhận được sự vĩ đại của gà mẹ. Giữa một rừng chân bé xíu, non nớt (qua cách nói phóng đại của tác giả), đôi chân của gà mẹ giống như một cây đại thụ vững chắc, sẵn sàng che chở, chống chọi với mọi hiểm nguy để bảo vệ cho đàn con thơ dại của mình .
Bài tập 4: (Câu 16-Luyện tập về CTVH -Trần Mạnh Hưởng)
Câu thơ sau có những hình ảnh nào đối lập nhau? Sự đối lập đó gợi cho người đọc cảm nhận được điều gì?
Mồ hôi xuống, cây mọc lên
Ăn no, đánh thắng, dân yên, nước giàu.
(Thanh Tịnh)
*Đáp án tham khảo:
Câu thơ có những hình ảnh đối lập nhau là: “Mồ hôi xuống” > < “ Cây mọc lên”.
`	Sự đối lập đó gợi cho người đọc cảm nhận rõ nét hơn những thành quả lao động do sức lực của con người tạo ra, giúp người đọc càng thấy rõ hơn ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn do lao động mang lại: Nhờ có lao động, con người mới có lương thực để “ ăn no”, có sức lực để “đánh thắng”, để cho “dân yên”, từ đó đất nước mới giàu mạnh.
3- Dạng 3: Bài tập tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ thường gặp ở tiểu học:
3.1.So sánh:
Bài tập 5: (Câu 24-Luyện tập về CTVH -Trần Mạnh Hưởng)
Trong khổ thơ sau, hình ảnh so sánh đã góp phần diễn tả nội dung thêm sinh, gợi cảm như thế nào?
Mùa thu của em
Là vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt
Mở nhìn trời êm.
(Quang Huy)
*Đáp án tham khảo:
Trong đoạn thơ trên, tác giả đã ví những bông hoa cúc giống như hàng nghìn con mắt đang ngước mắt nhìn lên bầu trời êm dịu. Cách so sánh đó đã làm cho bức tranh mùa thu càng thêm quyến rũ: Dưới khung trời rộng mở, tràn ngập một màu vàng tươi tắn và dịu mát của những bông hoa cúc mảnh mai. Cái màu vàng thanh khiết ấy như một nét nhấn vào lòng người đọc, khiến cho bất kì ai dẫu muốn dồn nén tâm tư cũng phải nao lòng. Màu vàng tươi mát đó còn gợi cho ta liên tưởng tới vẻ đẹp dịu dàng của mùa thu, khiến cho ta càng thêm yêu mến và gắn bó với mùa thu.
3.2.Nhân hoá:
Bài tập 6: (Câu 40-Luyện tập về CTVH -Trần Mạnh Hưởng)
Viết đoạn văn (khoảng 4-5 câu) có sử dụng biện pháp nhân hoá theo từng cách khác nhau:
Dùng từ xưng hô của người để gọi sự vật.
Dùng từ ngữ chỉ đặc điểm của người để tả sự vật.
Dùng các câu hội thoại để diễn tả sự trao đổi của sự vật.
*Đáp án tham khảo:
a) Nhà chị Dế Mèn ở bụi tre. Tối nào chị dế cũng ngồi kéo đàn tren bãi cỏ trước nhà. Mấy bác đom đóm đi gác về rất muộn vẫn thấy chị dế say sưa kéo đàn. Một bác đom đóm liền dừng chân trên bãi cỏ và soi đèn cho chị dế biểu diễn bài “Tâm tình quê hương”.
b) Chiếc bảng đen là người bạn thân thiết của cả lớp. Bảng đen rất vui khi chúng em học giỏi. Bảng đen buồn khi chúng em đến lớp chưa thuộc bài. Hôm bạn Hải trực nhật lau vội khăn ướt, bảng đen rơm rớm nước mắt nhìn chúng em, trông thương quá!...
c) Châu Chấu nói với Giun Đất: “Trời nắng ráo chính là một ngày tuyệt đẹp!”. Giun Đất cãi lại: “Không! Trời mưa bụi và ẩm ướt mới là một ngày tuyệt đẹp!”. Chúng kéo nhau đi tìm đến Kiến Đen nhờ phân xử. Sau một ngày làm việc, Kiến Đen nói với chúng: “Hôm nay tôi đã làm được rất nhiều việc. Ngày tuyệt đẹp của tôi chính là hôm nay đó!”.
3.3.Điệp ngữ:
Bài tập 7: (Câu 42-Luyện tập về CTVH -Trần Mạnh Hưởng)
Chỉ rõ từng điệp ngữ (từ ngữ được lặp lại) trong đoạn văn dưới đây và cho biết tác dụng của nó (nhằm nhấn mạnh ý gì hoặc gợi cảm xúc gì cho người đọc?)
Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
(Nguyễn Phan Hách)
*Đáp án tham khảo:
Bằng cách sử dụng điệp ngữ “Thoắt cái...”, tác giả đã giúp người đọc cảm nhận được sự thay đổi bất ngờ của cảnh vật. Qua sự thay đổi bất ngờ đó, không gian cũng thoắt ẩn, thoắt hiện, thời gian cũng vì thế mà thoắt đến, thoắt đi... Sự thay đổi đó còn gợi cho người đọc những cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng và vỡ oà theo từng khoảnh khắc thay đổi của nhịp thu.
3.4.Đảo ngữ:
Bài tập 8: (Câu 42-Luyện tập về CTVH -Trần Mạnh Hưởng)
Đọc câu văn sau:
“Trắng tròn như hạt nếp hạt tẻ đầu mùa, hoa sấu kéo dài con đường hoa nhiều quãng cộm hẳn lên như cót gạo nào của khu phố bung vãi ra.”
(Nguyễn Tuân)
Nhận xét:
Những từ ngữ in đậm được hiểu là bộ phận làm rõ nghĩa cho danh từ nào trong câu văn trên?
Cách viết câu văn theo lối đảo ngữ như trên giúp nhà văn diễn tả được điều gì?
*Đáp án tham khảo:
a) Những từ ngữ in đậm có thể coi là bộ phận định ngữ của danh từ “hoa sấu”.
b) Tác giả đã viết câu văn theo lối đảo ngữ nhằm diễn tả vẻ đẹp tinh khôi, độc đáo, gợi cảm và giàu ý nghĩa của hoa sấu, nhằm làm cơ sở cho sự xuất hiện hình ảnh so sánh độc đáo ở cuối câu: Hoa sấu như cót gạo nào của khu phố bung vãi ra.
4-Dạng 4: Bài tập về đọc diễn cảm có sáng tạo:
(Xem: Luyện tập về CTVH -Trần Mạnh Hưởng / Tr.43àTr.62)
5-Dạng 5: Bài tập về bộc lộ CTVH qua một đoạn viết ngắn:
Bài tập 9: (Câu 102-Luyện tập về CTVH -Trần Mạnh Hưởng)
Trong bài thơ “Con cò”, nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
*Đáp án tham khảo:
Tình Mẫu tử - Tình mẹ con, xưa nay vẫn được coi là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. “Con dù lớn vẫn là con của mẹ / Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.” Chỉ bằng 2 câu thơ ngắn (gói gọn trong 16 tiếng), nhà thơ Chế Lan Viên đã giúp ta hiểu rõ hơn sự cao cả của tình mẹ. Vâng, con dù đã lớn, đã trưởng thành nhưng con mãi mãi “vẫn là con của mẹ”. Tình thương yê ... của đất trời? Cách dùng từ “đọng” đã tạo cho câu thơ sự hàm súc mà ít từ nào có được.
Đề 99 Câu văn sau đây đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó:
	“Trong im lặng, hương vườn thoang thoảng bắt đầu rón rén bước ra và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành”.
(Chiều tối - Phạm Đức) 
Trả lời Câu văn đã dùng biện pháp nhân hóa hương vườn có những hoạt động như của con người thông qua hai từ “tung tăng” và “rón rén”. Qua đó ta hình dung được hương vườn cũng có tâm trạng như con người, cũng bắt đầu rụt rè, e sợ khi mới bước ra không gian, rồi sau đó tung tăng bay lượn thấm đẫm toàn không gian. Ta như cảm nhận được làn hương lúc đầu còn thoảng nhẹ về sau ngan ngát và náo nức bao trùm khắp không gian.
Đề 100 Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
 Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
 (Quang Huy)
	Hai câu thơ trên đã gợi nên cho em một bức tranh sông Đà dưới đêm trăng như thế nào? Hãy miêu tả lại bức tranh ấy theo hình dung của em trong một đoạn văn ngắn.
Trả lời - Hai câu thơ gợi lên bức tranh sông Đà trong đêm trăng thật thơ mộng, huyền ảo.
- Đoạn văn miêu tả: Không gian sông Đà dưới trăng đẹp như một bức tranh. Cảnh thiên nhiên tĩnh lặng như tờ. Chỉ một âm thanh duy nhất ngân nga trong không gian náo nức vẫy gọi lòng người. Tiếng đàn đắm say ấy như lan tỏa vào đầu con sóng lấp loáng ánh trăng. Bức tranh hấp dẫn lòng người ở âm thanh, màu sắc sinh động. 
Đề 101 Tuổi thơ trở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ du ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao.
(Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)
	Tuổi thơ của con thật kỳ diệu và trong sáng bởi con được sống trong ăm ắp lời du ngọt ngào của mẹ. Điều đó được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ trên? Trả lời
Tuổi thơ của con thật diệu kỳ và trong sáng bởi con được sống trong ăm ắp lời du ngọt ngào của mẹ. Điều đó được thể hiện một cách hết sức sinh động trong đoạn thơ trên. Đọc đoạn thơ ta thấy rõ hình ảnh dòng sông và con thuyền lướt sóng. Nhưng ẩn đằng sau đó là những xúc cảm dạt dào về lời ru của mẹ. Lời ru ấy dịu dàng, mênh mang như dòng sông. Lời du ấy làm cho tuổi thơ con thêm êm đềm, trong veo và hấp dẫn như thế giới cổ tích. Lời ru ấy làm tâm hồn con thêm đẹp. Nó là hành trang theo con suốt cuộc đời (đưa con đi cùng đất nước). Câu thơ cuối sử dụng từ “chòng chành” rất hay. Câu thơ như gợi nên những hồi ức ấu thơ về những ngày được nằm trong chiếc võng đu đưa. Giấc ngủ của bé thơ say nồng và lời ru của mẹ cứ đưa đưa hoài theo cánh võng. Hình ảnh thơ gợi cảm, ý thơ hàm xúc.
Đề 102 . Đọc mẩu chuyện sau:
Tương truyền, thuở niên thiếu, Lí Bạch là cậu bé không chịu khó học hành mà ham chơi. Một hôm, cậu chán học, lẻn sang chơi ở chân núi phía Đông. Kì lạ quá! Trước mặt cậu bé là một bà lão đang cắm cúi mài một thanh sắt bên một tảng đá lớn. “Bà già tóc bạc đến nhường kia mà lại chăm chắm mài một thanh sắt để làm gì nhỉ?”, cậu bé hết sức phân vân, bèn rón rén đến bên cạnh bà già rồi cất tiếng hỏi:
- Cụ ơi, cụ mài sắt để làm gì vậy?
Bà lão ngẩng mặt lên, hiền từ trả lời: Để làm kim khâu cháu ạ!
- Làm kim khâu ư? Thanh sắt thì làm thế nào mà trở thành kim khâu được.
Cậu bé chất vấn bà lão.
- Mài mãi cũng phải được. Kể có công mài sắt thì có ngày nên kim. Bà lão trả lời một cách tin tưởng như vậy.
Lí Bạch nửa tin nửa ngờ hỏi lại: Liệu hôm nay có xong được không hở cụ?
Bà lão thong thả trả lời hòa nhịp với động tác mài kim: Hôm nay không xong thì mai lại làm tiếp vậy, năm nay không xong thì năm sau lại tiếp tục mài, ngày lại qua ngày, già nhất định mài xong!
Nghe đến đây, Lí Bạch chợt hiểu và im lặng. Về nhà, Lí Bạch thường ngẫm nghĩ lời bà lão mà chuyên tâm học hành.
Sau đó, ông trở thành nhà thơ lớn của đời Đường được tôn lên làm “tiên thi” (ông tiên làm thơ).
(Trích trong Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ)
	Mẩu chuyện trên khiến em liên tưởng đến câu tục ngữ nào? Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 - 7câu) có nội dung minh họa cho câu tục ngữ đó. 	
Đề 103 :Mẩu chuyện trên khiến em liên tưởng đến câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
- viết một đoạn văn ngắn: Nội dung đoạn văn có thể là:
- Tấm gương kiên trì, chịu khó vươn lên trong học tập để thành tài.
- Tấm gương đã khắc phục hoàn cảnh khó khăn khuyết tật, gia đình khó khăn 
Đề 104 Cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của hai hình ảnh so sánh:
	a. Biển lặng, đỏ đục, đầy như một mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.
	b. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ, bồi hồi như ngực áo bác nông dân cày xong thửa ruộng về bị ướt.
Trả lời a. Câu thơ đã sử dụng hình ảnh so sánh rất ngộ nghĩnh, cụ thể và gần gũi với trẻ thơ. Qua đó ta có thể hình dung rõ ràng ấn tượng về biển sau cơn bão.
b. Hình ảnh so sánh độc đáo trong câu thơ khiến ta vừa có thể hình dung được cánh buồm ướt đẫm vừa cảm nhận tâm trạng bồi hồi náo nức của cánh buồm.
Đề 105 . Hãy nêu cảm nhận của em về cái hay của những câu thơ sau:
Và se sẽ bước nhỏ
Mùa thu đến nhà em
Nắng mắc võng qua thềm
Bưởi đánh đu ngoài ngõ.
(Mùa thu - Mai Văn Hai).
- Hai câu thơ đầu, bằng từ láy “se sẽ” khiến ta có thể hình dung mùa thu như một nàng thiếu nữ nhẹ nhàng, ngập ngừng bước đi. Mùa thu đến nhà em một cách nhẹ nhàng tự nhiên. Câu thơ còn gợi được không khí dịa dàng sâu lắng của mùa thu xâm chiếm con người.
- Hai câu sau với hình ảnh nhân hóa “nắng mắc võng” và “bưởi đánh đu” ta hình dung được sự vật tiêu biểu của mùa thu.	
Đề 106 Nêu cảm nhận của em về cái hay của hình ảnh so sánh: “Người xưa đã ví cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển”.
. Gợi ý:
Biện pháp so sánh rất độc đáo, thú vị: “cửa Tùng” như “chiếc lược đồi mồi”, cái cào “mái tóc bạch kim của biển”. Qua đó, ta có thể hình dung ra vẻ đẹp của cửa Tùng và sừ quý giá của nơi đây.
Đề 107: Trong đoạn thơ, em thích nhất hình ảnh nào? Đoạn thơ sau gợi cho em những cảm xúc gì về mẹ thân yêu?
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
(Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)
. Gợi ý:
Đoạn thơ có những hình ảnh mang tính khái quát và mang đậm chất triết lý. Song có lẽ, hình ảnh đối lập:
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
là gây ấn tượng hơn cả. Hai câu thơ rất giàu giá trị tạo hình. Song chất chứa trong đó sự nhọc nhằn, đức hi sinh của mẹ dành cho đứa con yêu.
Đề 108 	Quê hương là chùm khế ngọt
	Cho con chèo hái mỗi ngày
	Quê hương là đường đi học
	Con về rợp bướm vàng bay.
	(Quê hương - Đỗ Trung Quân)
Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào? Hình ảnh quê hương hiện lên có gì gần gũi, thân thương? 
Đề 109 Là cửa nhưng không then khóa
Cũng không khép lại bao giờ
Mênh mông một vùng sóng nước
Mở ra bao nỗi đợi chờ.
(Cửa sông - Quang Duy)
	Những liên tưởng thú vị về cửa sông luôn được soi chiếu với hình ảnh nào? Từ đó, em thấy cửa sông có gì đẹp? 
Gợi ý:Những liên tưởng thú vị về cửa sông luôn được soi chiếu với hình ảnh chiếc cửa trong nhà. ở đây, tác giả đã soi chiếu để làm nổi bật những vẻ đẹp của cửa sông.
Đề 110 Cách sử dụng biện pháp nhân hóa có tác dụng như thế nào trong việc miêu tả âm thanh của tiếng chim trong đoạn thơ sau:
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm  
Gợi ý:Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp nhân hóa để miêu tả tiếng chim buổi sáng. Các động từ lay, đánh thức gợi cho ta những hành động của con người. Biện pháp nhân hóa giúp cho ta cảm nhận được tiếng chim có ý nghĩa thật sâu sắc. Tiếng chim không chỉ làm cho những sự vật xung quanh trở nên tràn đầy sức sống (lay động lá cành) mà còn thôi thúc chúng đem lại những lợi ích thiết thực cho mọi người (vỗ cánh bầy ong đánh thức trồi xanh) mà còn thôi thúc chúng đem lại những lợi ích thiết thực cho mọi người (vỗ cánh bầy ong đi tìm mật cho đời, tha nắng rải đồng vàng thơm - làm nên những hạt lúa vàng nuôi sống con người).
	Qua đoan thơ, ta không chỉ cảm nhận được âm thanh trong trẻo, vui tai của tiếng chim mà còn nhận thấy một bức tranh thiên nhiên hữu tình với sức sống đang bừng lên trong vạn vật.
 (Tiếng chim buổi sáng - Định Hải)
Đề 111 Nêu cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ:
“Nắng vườn trưa mênh mông
Bướm bay như lời hát
Con tàu là đất nước
Đưa em tới bến xa”.
(Ngày em vào Đội - Xuân Quỳnh)
 Gợi ý:Cái hay, cái đẹp của đoạn thơ được thể hiện ở những phương diện cơ bản sau:
	- Nhịp thơ, giọng điệu thơ rộn ràng, chứa đựng niềm vui hân hoan .
	- Hình ảnh thơ rất đẹp, thơ mộng: nắng trải khắp không gian làm bừng sáng không gian, có cánh bướm rập rờn bay, có con tàu lướt sóng.
	- Không gian rộng lớn mênh mông (nắng vườn trưa mênh mông, đất nước).
	- Biện pháp so sánh được sử dụng khéo léo: “Bướm bay như lời hát” đã gợi tả hình ảnh con bướm bay rập rờn, sinh động, vui mắt, đồng thời diễn tả được niềm vui rộn ràng, ngân nga, trong trẻo trong lòng em bé khi được vào Đội.
	- Biện pháp ẩn dụ (so sánh ngầm): bến xa  tương lai.
	Hai câu thơ cuối không chỉ gợi tả hình ảnh con tàu băng băng vượt sóng ra khơi mà còn nói lên khát vọng, niềm tin của em thiếu niên. Được bước vào hàng ngũ của Đội, trong em không chỉ có niềm vui sướng mà còn có cả niềm tin niềm hy vọng vào tương lai tươi sáng, niềm tự hào là chủ nhân của đất nước.
	- Nhà thơ Xuân Quỳnh đã diễn tả một cách hết sức tinh tế và chân thực những xúc cảm xao xuyến của em thiếu nhi khi được vào Đội. Phải yêu lắm những thế hệ thiếu nhi nhà thơ mới có những vần thơ trong sáng và thiết tha đến vậy!
Đề 112 Hình ảnh chợ Tết trong đoạn thơ được miêu tả sinh động như thế nào?
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon
Vài cụ già chống gậy bước lom khom
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
(Chợ Tết - Đoàn Văn Cừ) 
 . Hình ảnh chợ Tết trong đoạn thơ được miêu tả hết sức sinh động với:
	- Một loạt các từ láy gợi hình “lon xon”, “lom khom” ngộ nghĩnh, gợi cho ta tư thế dáng vẻ đa dạng, độc đáo của những con người và sự vật khi đến chợ Tết.
	- Một loạt các từ chỉ mà sắc “cỏ biếc”, “thằng cu áo đỏ”, “cô yếm thắm”, “con bò vàng”, gợi lên một bức tranh ấm áp sắc màu tươi vui, báo hiệu niềm vui, sự mới mẻ sắp đến.- Hình ảnh đặc sắc tiêu biểu tái hiện lại không khí tưng bừng, đậm đà truyền thống văn hóa cổ truyền của ngày Tết.

Tài liệu đính kèm:

  • doc112 BAI DAY CAM THU.doc