Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 5 năm học: 2012 - 2013

Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 5 năm học: 2012 - 2013

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất: (Từ câu 1 đến câu 16)

1/ Trung ương Đảng mở đường Trường Sơn vào năm nào?

A. Năm 1958

B. Năm 1959

C. Năm 1960

2/ Đường Trường Sơn được trung ương Đảng mở nhằm mục đích gì?

A. Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

B. Nôi liền hai miền Nam – Bắc.

C. Tạo điều kiện cho miền Bắc chi viện chiến trường miền Nam.

 

doc 6 trang Người đăng huong21 Lượt xem 713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 5 năm học: 2012 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ LỚP 5
Năm học:2012-2013
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất: (Từ câu 1 đến câu 16)
1/ Trung ương Đảng mở đường Trường Sơn vào năm nào?
Năm 1958
Năm 1959
Năm 1960
2/ Đường Trường Sơn được trung ương Đảng mở nhằm mục đích gì?
Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nôi liền hai miền Nam – Bắc.
Tạo điều kiện cho miền Bắc chi viện chiến trường miền Nam.
3/ Vì sao đế quốc Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?
Mĩ không muốn kéo dài chiến tranh ở Việt Nam.
Mĩ bị thất bại nặng nề về quân sự ở cả hai miền Nam, Bắc.
Mĩ muốn thể hiện thiện chí với nhân dân Việt Nam.
4/ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc vào ngày, tháng, năm nào?
Ngày 7 – 5 – 1954.
Ngày 7 – 7 – 1955.
Ngày 5 – 7 – 1954.
5/ Sau thất bại nặng nề ở Điện Biên Phủ, ngày 21 – 7 – 1954, thực dân Pháp buộc phải kí Hiệp định gì với đất nước ta?
Hiệp định Pari.
Hiệp định Giơ – ne – vơ.
Hiệp định ngừng bắn.
6/ Đường Trường Sơn còn có tên gọi khác là:
Đường Hồ Chí Minh.
Đường Hồ Chí Minh trên biển.
Đường số 1.
7/ Theo Hiệp định Giơ – ne – vơ, giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam – Bắc nước ta
Sông Gianh (Quảng Bình).
Sông Bến Hải (Quảng Trị).
Sông Hồng.
8/ Cuối năm 1959 đầu năm 1960, khắp miền Nam bùng lên phong trào gì?
Phong trào “Xô viết Nghệ - Tĩnh”.
Phong trào “Đồng khởi”
Phong trào “Bình dân học vụ”.
9/ Tỉnh nào ở miền Nam diễn ra “Đồng khởi” mạnh mẽ nhất?
Tỉnh Trà Vinh
Tỉnh Bến Tre
Tỉnh Bạc Liêu
10/ Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta có tên là:
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình.
Nhà máy Cơ khí Hà Nội
Nhà máy Nhiệt điện Phú Mĩ.
11/ Chiến thắng lịch sử “Điện Biên Phủ trên không” được kết thúc vào ngày, tháng, năm nào?
Ngày 30 – 12 – 1972.
Ngày 2 – 3 – 1971.
Ngày 30 – 12 – 1973. 
12/ Xe tăng mang biển số mấy đã húc đổ cổng chính tiến thẳng vào Dinh Độc Lập năm 1975?
Xe tăng 380
Xe tăng 390
Xe tăng 843
13/ Ngày 30 – 4 – 1975, trên đất nước ta đã diễn ra các sự kiện quan trọng:
Quân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Đất nước được thống nhất và độc lập.
Cả 2 ý trên.
14/ Ngày 2 – 9 – 1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội đã diễn ra sự kiện gì?
Bác Hồ đọc Tuyên Ngôn Độc Lập
Khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cả 2 ý trên.
15/ Chiến dịch Biên giới thu – đông diễn ra vào năm nào?
Năm 1950.
Năm 1960.
Năm 1955.
16/ Chiến dịch Việt Bắc thu – đông diễn ra vào năm nào?
Năm 1946.
Năm 1947.
Năm 1948.
17/ Tại sao gọi chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?
18/ Đường Trường Sơn được Trung ương Đảng mở ra nhằm mục đích gì?
19/ Tại sao nói: Ngày 30 – 4 – 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta?
20/ Nhà máy Cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?
21/ Nêu các điểm cơ bản của Hiệp định Pari về Việt Nam.
22/ Vì sao đất nước ta, nhân dân ta phải đau nỗi đau chia cắt?
23/ Nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. 
24/ Nêu vai trò của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đối với công cuộc xây dựng đất nước.
25/ Cuối tháng 6 đầu tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam (khóa VI) đã có những quyết định quan trọng nào?
CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 5
Năm học: 2010 – 2011
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
1/ Châu Á là châu lục có diện tích đứng thứ mấy so với các châu lục khác trên thế giới?
Thứ nhất.	B. Thứ hai.	C. Thứ ba.
2/ Đa số dân cư châu Á có màu da:
Trắng. 	B. Vàng. 	C. Đen
3/ Châu Âu nằm chủ yếu trong đới khí hậu:
Hàn đới.	B. Ôn đới. 	C. Nhiệt đới.
4/ Hoang mạc Xa – ha – ra đứng thứ mấy trên thế giới?
Thứ nhất.	B. Thứ hai. 	C. Thứ ba.
5/ Quốc gia nằm ở cả châu Âu và châu Á là:
Mĩ.	B. Liên Bang Nga.	C. Trung Quốc.
6/ Ngành sản xuất chính của người dân châu Á là:
Công nghiệp.	B. Nông nghiệp. 	C. Tiểu thủ công nghiệp.
7/ “Vạn lí Trường Thành” là danh lam thắng cảnh của đất nước nào?
Lào. 	B. Cam – pu- chia. 	C. Trung Quốc
8/ Kim tự tháp, tượng nhân sư là những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng của quốc gia này:
 Ai Cập	B. Mĩ 	C. Pháp
9/ Đỉnh núi cao nhất thế giới là:
Đỉnh Phan-xi-păng	B. Đỉnh Ê-vơ-rét 	C. Đỉnh Sa Pa
10/ Châu lục nào có diện tích là núi và cao nguyên:
Châu Âu. 	B. Châu Á. 	C. Châu Mĩ. 	D. Châu Phi
11/ Thủ đô của nước ta là:
Thành phố Hồ Chí Minh. 	B. Hà Nội. 	C. Thành phố Hải Phòng.
12/ Nối tên châu lục ở cột A với các thông tin ở cột B sao cho phù hợp:
A
B
1. Châu Phi
a/ Có đường xích đạo đi ngang qua giữa châu lục; dân cư chủ yếu là người da đen.
2. Châu Mĩ
b/ Thuộc Tây bán cầu; có rừng rậm A-ma-dôn nổi tiếng thế giới.
3. Châu Âu
c/ Châu lục có nhiều cảnh quan nổi tiếng: Vịnh Hạ Long, Vạn lí Trường Thành, đền Ăng-co Vát.
4. Châu Á
d/ Châu lục nằm ở phía tây châu Á; có khí hậu ôn hòa, đa số cư dân là người da trắng.
13/ Đường xích đạo đi ngang qua giữa châu lục này:
Châu Á.	B. Châu Âu. 	C. Châu Phi.	D. Châu Mĩ.
14/ Châu Phi có khí hậu như thế nào?
Khí hậu nóng.
Khí hậu nóng và ẩm thấp.
Khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới.
15/ Địa hình châu Mĩ từ tây sang động là:
Đồng bằng lớn, núi cao, hoang mạc.
Núi cao, đồng bằng lớn, núi thấp và cao nguyên.
Đồng bằng, núi cao, núi thấp và cao nguyên.
Núi cao, hoang mạc, núi thấp và cao nguyên.
16/ Trong các ý sau đây, ý nào nói không đúng đặc điểm của châu Nam Cực?
Động vật tiêu biểu ở châu Nam Cực là chim cánh cụt.
Châu Nam Cực là châu nằm ở vùng địa cực.
Châu Nam Cực có dân cư đông đúc.
Quanh năm nhiệt độ dưới 00C là đặc điểm của châu Nam Cực.
17/ Châu Á có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới vì:
Châu Á nằm ở bán cầu Bắc.
Châu Á có diện tích lớn nhất trong các châu lục.
Châu Á trải từ tây sang đông.
Châu Á trải dài từ gần cực Bắc tới quá xích đạo.
18/ Nối tên châu lục ở cột A với các thông tin ở cột B sao cho phù hợp:
A
B
1. Châu Phi
a/ Là châu lục lạnh nhất thế giới.
2. Châu Nam Cực
b/ Khí hậu nóng và khô. Dân cư chủ yếu là người da đen.
3. Châu Mĩ
c/ Phần lớn diện tích là hoang mạc và xa-van, động vật có nhiều thú có túi như căng-gu-ru.
4. Châu Đại Dương
d/ Thuộc tây bán cầu. Có rừng rậm A-ma-dôn nổi tiếng.
19/ Hãy cho biết vi trí và giới hạn của châu Á.
20/ Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa, gạo?
21/ Nêu những hoạt động kinh tế của các nước châu Âu.
22/ Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác với châu Âu và châu Á?
23/ Vì sao dân cư Châu Á lại tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ?
24/ Nền kinh tế Bắc Mĩ có gì khác so với Trung Mĩ và Nam Mĩ.
25/ Châu Nam Cực có đặc điểm gì nổi bật.
26/ Trên Trái Đất có mấy đại dương? Kể tên các đại dương đó và sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp về diện tích và độ sâu.
CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN KHOA HỌC LỚP 5
Năm học: 2010 – 2011
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
1/ Sự chuyển thể nào xảy ra trong quá trình cất nước?
Nóng chảy và đông đặc.	C. Nóng chảy và bay hơi.
B. Bay hơi và ngưng tụ.	D. Đông đặc và ngưng tụ.
2/ Các chất như thủy tinh, kim loại sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng ở nhiệt độ nào?
Bình thường.	B. Cao.	C. Thấp.
3/ Khí ni-tơ trở thành thể lỏng khi:
Được làm lạnh.	B. Được làm nóng.	C. Được đun sôi.
4/ Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách:
Đun nấu.	B. Làm lắng.	C. Chưng cất.
5/ Muốn làm cho các vật xung quanh biến đổi cần có:
Năng lượng.	B. Thức ăn.	C. Nước uống.
6/ Vật nào sau đây hoạt động được nhờ năng lượng gió?
Quạt gió.	B. Pin mặt trời.	C. Thuyền buồm.
7/ Để đề phòng dòng điện quá mạnh có thể gây cháy đường dây và cháy nhà, người ta lắp thêm vào đường dây cái gì?
Một cái quạt.	B. Một cầu chì.	C. Một chuông điện.
8/ Cơ quan sinh dục cái và cơ quan sinh dục đực của thực vật có hoa là:
Đài hoa và cánh hoa.	B. Nhụy và nhị.	C. Nhụy hoa và bao phấn.
9/ Hoa có chức năng gì đối với các loài thực vật có hoa?
A. Sinh sản.	B. Quang hợp.	C. Vận chuyển nhựa cây
10/ Trong các vật liệu sau đây, vật liệu nào dẫn điện.
Đồng, sắt, nhôm.	B. Sắt, cao su, thủy tinh.	C. Nhôm, thủy tinh, gỗ.
11/ Bánh xe nước tạo ra điện nhờ nguồn năng lượng nào?
A. Năng lượng gió.	B. Năng lượng nước chảy.	C. Năng lượng điện.
12/ Cách nào sau đây có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp của nó?
Sàng, sảy.	B. Lọc.	C. Làm lắng.	D. Cả 3 cách trên
13/ Trong sự sinh sản của thực vật có hoa, bầu nhụy phát triển thành:
A. Quả chứa hạt.	B. Phôi nằm trong hạt.	C. Hạt phấn.	D. Noãn.
14/ Sự biến đổi hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây?
Hòa tan đường vào nước. 	C. Thả vôi sống vào nước.
Dây cao su bị kéo dãn ra.	D. Cốc thủy tinh rơi vỡ.
15/ Dưới đây là một số phát biểu về các nguồn năng lượng. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Mặt trời chiếu sáng và sưởi ấm mọi vật trên Trái Đất.
B. Từ năng lượng nước chảy người ta có thể tạo ra dòng điện.
C. Than đá, dầu mỏ là các nguồn năng lượng có hạn, vì vậy con người phải sử dụng tiết kiệm.
D. Người ta không thể tạo ra dòng điện từ năng lượng gió.
16/ Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là:
A. Sự thụ phấn.	B. Sự thụ tinh.
17/ Việc nào sau đây không được làm để đảm bảo an toàn, tránh tai nạn do điện gây ra.
Thay cầu chì bằng dây đồng trong cầu chì. 	C. Trú mưa dưới trạm điện.
Phơi quần áo trên dây điện.	D. Cả 3 việc làm trên.
18/ Đèn sáng khi nào?
A. Có dòng điện chạy qua một mạch kín.
B. Chạy từ cực dương của pin, qua bong đèn đến cực âm của pin.
C. Cả 2 ý trên.
19/ Hỗn hợp là gì?
Là hai hay nhiều chất trộn vào với nhau nhưng mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
B. Là hai hay nhiều chất trộn vào với nhau làm cho tính chất của mỗi chất thay đổi tạo thành chất mới.
20/ Dung dịch là gì?
A. Là hỗn hợp của chất lỏng với chất rắn không hòa tan trong nó.
B. Là hỗn hợp của chất lỏng với chất rắn bị hòa tàn và phân bố đều.
21/ Trong các nguồn năng lượng sau, năng lượng nào không phải là năng lượng sạch?
A. Năng lượng mặt trời.
B. Năng lượng gió.
C. Năng lượng nước chảy.
D. Năng lượng từ than đá, xăng dầu, khí đốt,
22/ Các loài hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì?
Màu sắc không đẹp.
Cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có.
Cả 2 ý trên.
23/ Các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng có đặc điểm gì?
A. Thường có màu sắc sặc sỡ.
Có hương thơm hắp dẫn.
Thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm hấp dẫn.
24/ Nêu ý nghĩa của biện pháp sinh học.
25/ Nêu 3 việc cần làm để tránh lãng phí điện.
26/ Nêu vai trò của điện trong cuộc sống của chúng ta.
27/ Năng lượng nước chảy thường được sử dụng để làm gì?
28/ Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì?
29/ Việc phá rừng ồn ạt dẫn đễn hậu quả gì?
30/ Điều gì xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại?
31/ Nêu nguyên nhân làm cho môi trường đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái.
32/ Nêu nguyên nhân làm cho môi trường nước, không khí bị ô nhiễm.
33/ Nêu việc cần làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Xem thêm các CH SGK trang 72 và 73; 100 và 101; 106 và 107; 124 và 125; 142 và 143.

Tài liệu đính kèm:

  • docCau hoi on tap khoa su dia lop 5 Nguyen Duc Duy GVTruong TH Le Thanh tong TP Cao Lanh Dong Thap.doc