Câu hỏi ôn tập thi bồi dưỡng thường xuyên

Câu hỏi ôn tập thi bồi dưỡng thường xuyên

Câu 1:Đồng chí hãy nêu mục tiêu của hoạt động GD NGLL ở tiểu học ?

 Trả lời:

 Mục tiêu của hoạt động GD NGLL ở tiểu học là:

 - Tạo cho HS được tham gia vào cuộc sống thực tiễn.

 - Tạo cơ hội HS được thực hành, trải nghiệm.

 - Phát triển năng khiếu của HS trong một số lĩnh vực.

 - Rèn luyện kỹ năng: Tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của HS.

 - Về kỹ năng: Có các kỹ năng theo mục tiêu giáo dục của cấp học, có lối sống phù hợp với các giá trị xã hội.

 - Về thái độ: Có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; có hứng thú và nhu cầu tham gia các hoạt động chung; có tình cảm đạo đức trong sáng; tích cực, chủ động và linh hoạt trong các hoạt động tập thể.

 

doc 8 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập thi bồi dưỡng thường xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI ÔN TẬP THI BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN 
Câu 1:Đồng chí hãy nêu mục tiêu của hoạt động GD NGLL ở tiểu học ?
 Trả lời: 
 Mục tiêu của hoạt động GD NGLL ở tiểu học là:
 - Tạo cho HS được tham gia vào cuộc sống thực tiễn.
 - Tạo cơ hội HS được thực hành, trải nghiệm. 
 - Phát triển năng khiếu của HS trong một số lĩnh vực.
 - Rèn luyện kỹ năng: Tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của HS.
 - Về kỹ năng: Có các kỹ năng theo mục tiêu giáo dục của cấp học, có lối sống phù hợp với các giá trị xã hội.
 - Về thái độ: Có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; có hứng thú và nhu cầu tham gia các hoạt động chung; có tình cảm đạo đức trong sáng; tích cực, chủ động và linh hoạt trong các hoạt động tập thể.
Câu 2:Hãy chọn một hoạt động GD ngoài giờ lên lớp mà đồng chí sẽ tổ chức cho HS lớp mình và nêu các bước để tổ chức hoạt động đó ?
Trả lời: Có thể chọn hoạt động sau đây:
* Chọn hoạt động: “Trò chơi”
* Các bước để tổ chức trò chơi: 
a. Bước 1: Chuẩn bị.
+ Chuẩn bị của GV:
 Lụa chọn trò chơi phù hợp: nội dung, luật chơi, quy trình tổ chức trò chơi.
 Chuẩn bị phương tiện chơi (nếu có).
 Lụa chọn không gian phù hợp.
 Dự trù số lượng người chơi, các nhóm chơi.
 Huấn luyện nhóm HS cốt cán hỗ trợ hướng dẫn khi chơi.
+ chuẩn bị của HS: Tuỳ từng trò chơi cụ thể, GV có thể yêu cầu HS cùng tham gia trong khâu chuẩn bị: lựa chọn trò chơi, chuẩn bị về phương tiện (quần áo, hộp, but màu...) hoặc về tư liệu (thông tin bằng kênh chữ và kênh hình).
b. Bước 2: Tổ chức thực hiện.
+ Giới thiệu tên trò chơi, phổ biến luật chơi, chia đội (nếu có).
+ Hướng dẫn trò chơi.
+Chơi thử (nếu cần thiết).
+ Tổ chức cho HS chơi.
+Xứ lí theo luật chơi (khi cần).
c. Bước 3: Đánh giá sau trò chơi.
+ Nhận xét các đội /nhóm thực hiện trò chơi.
+ Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi.
Câu 3: Trong quá trình thực hiện hoạt động GDNGLL anh(chị) gặp khó khăn gì ? Hãy nêu một số biện pháp khắc phục ?
Trả lời: (Sau đây là một gợi ý các đồng chí có thể tham khảo)
Nội dung của HĐGDNGLL mang tính tích hợp cao vì thế trong quá trình thực hiện hoạt động GDNGLL tôi gặp những khó khăn sau:
- Kiến thức và kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL của giáo viên chủ nhiệm còn nhiều hạn chế, bất cập so với nhiệm vụ đặt ra.
- Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính, chưa đáp ứng với yêu cầu của HĐGDNGLL.
- Thời gian để tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh trong nhà trường chiếm tỷ lệ ít.
- Nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong một số cán bộ quản lý, giáo viên và đại đa số phụ huynh, học sinh và toàn xã hội chưa đúng mức, chưa đầy đủ.
-Tính chủ động, sáng tạo của HS còn hạn chế.
- Một số HS thiếu mạnh dạn, tự tin.
*Biện pháp khắc phục:
- Quản lý nhà trường phải thực sự vào cuộc trong việc chỉ đạo có hiệu quả HĐGDNGLL.
- Phải thường xuyên tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ cho GV, GVCN.
- Cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết.
- Bổ sung các trang thiết bị, một số phương tiện cần thiết cho hoạt động như:
Tranh ảnh, băng đĩa.
Giấy khổ to, bút màu.
Hội trường, sân bãi
- Cho phép HS được chủ động chọn hoạt động mình yêu thích, dưới sự hướng dẫn của bố mẹ và nhà trường.
- Làm tốt công tác tuyên truyền để phụ huynh học sinh có nhận thức đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của việc tổ chức các HDDGDNGLL cho HS, tạo điều kiện thuận lợi cho HS tham gia HDDGDNGLL.
Câu 4: Đồng chí hãy thiết kế một hoạt động của một bài dạy ở môn( lớp) đang dạy có sử dụng một trong các phương pháp:
 + Đặt và giải quyết vấn đề.
 + Hợp tác theo nhóm nhỏ.
 + Trò chơi
 + Đóng vai
 + Vấn đáp
 Trả lời:
 Thiết kế một hoạt động của bài: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. (Tiết 2)
 Môn Đạo đức lớp 2. Trong hoạt động này đã sử dụng phương pháp đóng vai.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
Bài tập 4:
Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Em hãy cùng các bạn thảo luận và đóng vai theo các tình huống sau. 
Đọc các tình huống
a.Bạn Nam gọi điện thoại cho bà ngoại để hỏi thăm sức khoẻ.
b.Người khác gọi nhầm số máy đến nhà Nam.
c.Tâm định gọi điện thoại cho bạn nhưng lại bấm nhầm số máy nhà người khác.
GV phổ biến yêu cầu và giao việc cho từng tổ, nhóm.
Tổ 1 thảo luận tìm cách ứng xử và đóng vai tình huống a, tổ 2 tình huống b, tổ 3 tình huống c.
 Yêu cầu thảo luận theo nhóm bàn trong thời gian 3 phút.
GV đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ học sinh khi cần thiết.
-Học sinh thảo luận tìm cách ứng xử và đóng vai theo tình huống đã được giao theo nhóm bàn.
-Yêu cầu các nhóm trình bày
-GV lưu ý học sinh giới thiệu vai mình đóng, trình bày lời thoại rõ ràng, mạch lạc, biểu lộ thái độ phù hợp với nhân vật.
- Các nhóm lên đóng vai ứng xử tình huống. Cả lớp theo dõi, nhận xét sau mỗi tình huống.
-Ví dụ tình huống c:
HS A: Mình là A, mình trong vai Tâm
HS B: Mình là B, mình trong vai người nhận điện thoại.
HS A: Bấm số gọi điện thoại
HS B: (Nghe chuông, nhấc máy) A lô, tôi xin nghe.
HS A: Cháu chào bác ạ, bác cho cháu hỏi đây có phải nhà bạn Nam không ạ?
HS B: Cháu nhầm máy rồi, đây không phải nhà Nam.
HS A: Cháu xin lỗi vì đã làm phiền bác.
HS B: Ồ, không sao đâu. Chào cháu nhé.
HSA: Dạ cháu cảm ơn bác, cháu chào bác ạ.
GV kết luận định hướng cho học sinh cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống.
 KL: Dù ở trong tình huống nào chúng ta cũng cần phải cư xử lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
 Như vậy ta thấy trong hoạt động trên không chỉ sử dụng phương pháp đóng vai mà còn sử dụng phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ.
Câu 5: Thế nào là kỹ thuật dạy học tích cực? 
	Đồng chí hãy nêu các kỹ thuật dạy học tích cực?
Trả lời:
* KTDH tích cực là thành phần của các PPDH tích cực là thể hiện quan điểm dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh. 
-KTDH tích cực là thuật ngũ dùng để chỉ các KTDH cỏ tác dụng phát huy tính tích cục học tập cửa HS. K
* Các kĩ thuật dạy học tích cực:
- Kĩ thuật trình bày một phút
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật khăn trải bàn
- Kĩ thuật mảnh ghép
- Kĩ thuật KWL
- Kĩ thuật sơ đồ tư duy
- Kĩ thuật hối và trả lời
Câu 6: Nêu một số lưu ý cụ thể khi sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi ?
Trả lời:
 Khi sử dụng kỷ thuật đặt câu hỏi cần lưu ý:
 - Câu hỏi phải cụ thể, ngắn gọn.
	- Câu hỏi phải rõ ý muốn hỏi.
	- Câu hỏi phải mang tính khách quan, không áp đặt.
	- Câu hỏi phải phù hợp với chủ đề.
	- Câu hỏi phải phù hợp với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, với văn hóa địa phương.
	- Câu hỏi phải kích thích HS suy nghĩ, tư duy.
	- Câu hỏi phải tạo được hứng thú cho học sinh.
	- Không hỏi nhiều câu hỏi trong cùng một thời gian
	- Các câu hỏi phải được sắp xếp hợp lý, logic.
Câu 7: Sử dụng kỹ thuật “khăn trải bàn” đồng chí cần chú ý điều gì?
Trả lời:
- Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở.
- Trong trường hợp số học sinh trong nhóm quá đông không đủ chỗ trên "khăn trải bàn" có thể phát cho học sinh những mảnh giấy nhỏ để học sinh ghi ý kiến cá nhân, sau đó đính vào phần xung quanh " khăn trải bàn".
- Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, đính những ý kiến thống nhất vào giữa "khăn trải bàn".
- Nếu những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau.
- Những ý kiến không thống nhất, cá nhân có quyền bảo lưu và được giữ lại ở phần xung quanh" khăn trải bàn".
Câu 8 : 
a.Đ/c hãy nêu các dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực ?
b.Kỹ thuật đặt câu hỏi là một trong những kỹ thuật dạy học tích cực ở Tiểu học. Đ/c hãy nêu một số yêu cầu cụ thể khi sử dụng kỹ thuật này ?
Trả lời: 
Các dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực là:
 - Một phương pháp dạy học được coi là tích cực nếu có 4 yếu tố sau:
Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của người học;
Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học;
Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác;
Kết hợp đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học.
 b. Một số yêu cầu cụ thể khi sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực ở Tiểu học:
 - Câu hỏi phải cụ thể, ngắn gọn.
 - Câu hỏi phải rõ ý muốn hỏi.
 - Câu hỏi phải mang tính khách quan, không áp đặt.
 - Câu hỏi phải phù hợp với chủ đề.
 - Câu hỏi phải phù hợp với đặc điểm và trình độ học sinh.
 - Câu hỏi phải phù hợp với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, với văn hóa địa phương.
 - Câu hỏi phải kích thích HS suy nghĩ, tư duy.
 - Câu hỏi phải tạo được hứng thú cho học sinh.
 - Không hỏi nhiều câu hỏi trong cùng một thời gian
 - Các câu hỏi phải được sắp xếp hợp lý, logic.
Câu 9: Đồng chí hãy nêu nhiệm vụ trọng tâm năm học 2013-2014 do Sở GD&ĐT Nghệ An chỉ đạo tại công văn số 1537/SGD &ĐT – GDTH ngày 23/08/2013 về Hướng dẫn nhiệm vụ năm học đối với Giáo dục Tiểu học ? Trình bày nhiệm vụ cụ thể về tích cực chỉ đạo đổi mới tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá học sinh ?
Trả lời: 
* Nhiệm vụ trọng tâm bậc Tiểu học năm học 2013-2014 của Sở GD&ĐT Nghệ An:
 Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đẩy mạnh cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; tập trung chỉ đạo đổi mới quản lý quản lí, đổi mới tổ chức dạy học theo hướng dạy học tích cực; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; thực hiện có chất lượng mục tiêu, nội dung và hình thức giáo dục toàn diện ở tiểu học.
* Nhiệm vụ cụ thể về tích cực chỉ đạo đổi mới tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá học sinh:
- Sơ kết và triển khai đại trà phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” ở một số môn học sau thí điểm ở TH Lê Mao và Nghi Hòa;
- Vận dụng phương pháp dạy học tích cực (thầy thiết kế, trò thi công) của Dự án Mô hình trường học mới (VNEN) vào các giờ học của các trường, lớp không thực hiện Dự án;
- Đánh giá kết quả thí điểm “dạy học phân hóa đối tượng học sinh” theo đề tài nghiên cứu ứng dụng của Trường Tiểu học Diễn Kỷ- Diễn Châu và nhân rộng trong cả tỉnh;
- Đổi mới hình thức tổ chức dạy học một số môn học chuyển dần sang hoạt động giáo dục (Đạo đức, Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật): thiết kế bài dạy phù hợp, tổ chức dạy học linh hoạt, đánh giá chủ yếu hướng về các nhận xét về thái độ tham gia hoạt động, các năng lực của học sinh và mức độ đạt được theo yêu cầu môn học, hoạt động GD, các khả năng cá nhân Từ đó để có thể xếp loại A+, A hay B.
- Đổi mới đánh giá học sinh theo hướng chú ý khuyến khích sự nổ lực mỗi cá nhân HS bằng nhận xét của GV. Không tạo áp lực về điểm số hoặc tạo sự gan ... ố hình đơn giản bằng giấy, bìa; cắt, khâu, thêu trên vải; nấu ăn, chăm sóc rau, hoa và vật nuôi; lắp ghép mô hình kĩ thuật.
Xé, gấp, cắt, đan, dán được một số hình, chữ cái và đồ chơi đơn giản từ giấy, bìa.
Biết và làm được một số công việc đơn giản trong gia đình: Cắt, khâu, thêu, nấu ăn, chăm sóc rau, hoa và vật nuôi. Lắp ghép được một số mô hình kĩ thuật đơn giản.
4. Biết và trình bày được một số sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Bước đầu biết một số đặc điểm chủ yếu về tự nhiên, dân cư, kinh tế của địa phương, Việt Nam, khu vực đông nam á, các châu lục và một số quốc gia trên thế giới. Biết tìm tòi một số thông tin đơn giản về lịch sử và địa lí trong bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bài viết trong sách giáo khoa.
5. Biết hát đúng và thuộc khoảng 40 bài hát quy định. Biết gọi tên các nốt nhạc và thực hành đọc một số bài nhạc ngắn, đơn giản không dài quá 16 nhịp. Biết nghe nhạc, nghe hát và hiểu một số nội dung bài hát. Biết vẽ và nặn được một số hình quả, đồ vật, con vật và người. Bước đầu biết quan sát, nhận xét vẻ đẹp và cảm thụ vẻ đẹp của một số tranh, tượng. Bước đầu biết được mối quan hệ mật thiết và tác dụng của nghệ thuật với đời sống.
6.Thực hiện một số kĩ năng đội hình đội ngũ, một số bài thể dục phát triển chung, một số tư thế kĩ năng vận động cơ bản, trò chơi vận động và bài tập đá cầu, ném bóng.
7.Yêu quê hương đất nước. Yêu quý người thân trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, trường lớp. Lễ phép với người trên; nhường nhịn em nhỏ; đoàn kết giúp đỡ bạn bè; thông cảm với những người có hoàn cảnh khó khăn. Chăm chỉ, cẩn thận, trung thực vượt khó trong học tập. Yêu lao động và quý trọng sản phẩm lao động. Tích cực tham gia công việc của gia đình và nhà trường phù hợp với khả năng. Mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp. Biết hợp tác với bạn bè trong công việc chung. Tôn trọng các quy định chung của cộng đồng Biết quý trọng cái đẹp. Yêu thiên nhiên và có thức bào vệ môi trường xung quanh.
Câu 16: Theo Quyết định số 14/2007 QĐ – BGDDT ban hành ngày ngày 04 tháng 05 năm 2007, các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học gồm có mấy lĩnh vực? Đó là những lĩnh vực nào? Nêu cụ thể nội dung các tiêu chí về việc tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh ?
Trả lời: 
* Các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học gồm có 3 lĩnh vực: 
- Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 
- Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức
- Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm
* Nội dung các tiêu chí về việc tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh bao gồm các tiêu chí sau:
 - Lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động trong việc học tập của học sinh; làm chủ được lớp học; xây dựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện, tạo sự tự tin cho học sinh; hướng dẫn học sinh tự học;
 - Đặt câu hỏi kiểm tra phù hợp đối tượng và phát huy được năng lực học tập của học sinh; chấm, chữa bài kiểm tra một cách cẩn thận để giúp học sinh học tập tiến bộ;
 - Có sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, kể cả đồ dùng dạy học tự làm; biết khai thác các điều kiện có sẵn để phục vụ giờ dạy, hoặc có ứng dụng phần mềm dạy học, hoặc làm đồ dùng dạy học có giá trị thực tiễn cao;
 - Lời nói rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng khi giảng dạy và giao tiếp trong phạm vi nhà trường; viết chữ đúng mẫu; biết cách hướng dẫn học sinh giữ vở sạch và viết chữ đẹp.
Câu 17: Người giáo viên cần có những kiến thức gì theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học tại Quyết định số 14/2007 QĐ – BGDDT ban hành ngày ngày 04 tháng 05 năm 2007 ?
Trả lời: Theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học tại Quyết định số 14/2007 QĐ – BGDDT ban hành ngày ngày 04 tháng 05 năm 2007 qui định người giáo viên tiểu học cần có những kiến thức sau:
1. Kiến thức cơ bản. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy;
b) Có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hoá kiến thức trong cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học được phân công giảng dạy;
c) Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống;
d) Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chuyên sâu về một môn học, hoặc có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi, hoặc giúp đỡ học sinh yếu hay học sinh còn nhiều hạn chế trở nên tiến bộ.
2. Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Hiểu biết về đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh tiểu học, kể cả học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; vận dụng được các hiểu biết đó vào hoạt động giáo dục và giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh;
b) Nắm được kiến thức về tâm lý học lứa tuổi, sử dụng các kiến thức đó để lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách ứng xử sư phạm trong giáo dục phù hợp với học sinh tiểu học; 
c) Có kiến thức về giáo dục học, vận dụng có hiệu quả các phương pháp giáo dục đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất và hình thức tổ chức dạy học trên lớp;
d) Thực hiện phương pháp giáo dục học sinh cá biệt có kết quả.
3. Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Bao gồm các tiêu chí sau:
 a) Tham gia học tập, nghiên cứu cơ sở lý luận của việc kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động giáo dục và dạy học ở tiểu học;
b) Tham gia học tập, nghiên cứu các quy định về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh tiểu học theo tinh thần đổi mới; 
c) Thực hiện việc kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định;
d) Có khả năng soạn được các đề kiểm tra theo yêu cầu chỉ đạo chuyên môn, đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học và phù hợp với các đối tượng học sinh.  
4. Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Thực hiện bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đúng với quy định; 
b) Cập nhật được kiến thức về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, giáo dục môi trường, quyền và bổn phận của trẻ em, y tế học đường, an toàn giao thông, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội; 
c) Biết và sử dụng được một số phương tiện nghe nhìn thông dụng để hỗ trợ giảng dạy như: tivi, cát sét, đèn chiếu, video; 
d) Có hiểu biết về tin học, hoặc ngoại ngữ, hoặc tiếng dân tộc nơi giáo viên công tác, hoặc có báo cáo chuyên đề nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ. 
5. Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công tác. Bao gồm các tiêu chí sau:
a) Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và các Nghị quyết của địa phương;
b) Nghiên cứu tìm hiểu tình hình và nhu cầu phát triển giáo dục tiểu học của địa phương;
c) Xác định được những ảnh hưởng của gia đình và cộng đồng tới việc học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh để có biện pháp thiết thực, hiệu quả trong giảng dạy và giáo dục học sinh;
d) Có hiểu biết về phong tục, tập quán, các hoạt động thể thao, văn hoá, lễ hội truyền thống của địa phương. 
Câu 18: Qui trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghiệp giáo viên Tiểu học tại Quyết định số 14/2007 QĐ – BGDDT ban hành ngày ngày 04 tháng 05 năm 2007 được thực hiện như thế nào ?
Trả lời: Quy trình đánh giá, xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học:
a, Căn cứ vào nội dung từng tiêu chí, yêu cầu của Chuẩn, giáo viên tự đánh giá, xếp loại.
b, Tổ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia nhận xét, góp ý kiến và ghi kết quả đánh giá vào phiếu đánh giá, xếp loại của giáo viên. Đối với những tiêu chí có điểm 4 hoặc đạt điểm 9 phải được ít nhất 50% số giáo viên trong tổ khối tán thành. Đối với những tiêu chí có điểm từ 3 trở xuống hoặc đạt điểm 10 phải được ít nhất 50% số giáo viên trong trường tán thành;
c) Hiệu trưởng thực hiện đánh giá, xếp loại:
- Xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại của giáo viên và những ý kiến đóng góp của tổ chuyên môn; khi cần thiết có thể tham khảo thông tin phản hồi từ học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng về giáo viên đó;
- Thông qua tập thể Lãnh đạo nhà trường, đại diện Chi bộ, Công đoàn, Chi đoàn, các tổ trưởng hoặc khối trưởng chuyên môn để đánh giá, xếp loại;
- Trường hợp cần thiết có thể trao đổi với giáo viên trước khi quyết định đánh giá, xếp loại để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của giáo viên;
- Ghi nhận xét, kết quả đánh giá, xếp loại từng lĩnh vực và kết quả đánh giá, xếp loại chung vào phiếu đánh giá, xếp loại của giáo viên;
- Công khai kết quả đánh giá giáo viên trước tập thể nhà trường.
Câu 19: Theo Quyết định số 14/2007 QĐ – BGDDT ban hành ngày ngày 04 tháng 05 năm 2007 việc đánh giá xếp loại giáo viên Tiểu học gồm có những loại nào ? nêu tiêu chuẩn của từng loại ?
Trả lời: Theo Quyết định số 14/2007 QĐ – BGDDT ban hành ngày ngày 04 tháng 05 năm 2007 việc đánh giá xếp loại giáo viên Tiểu học gồm có 4 loại: 
 - Loại Xuất sắc
 - Loại Khá
 - Loại Trung bình
 - Loại Kém
* Tiêu chuẩn của từng loại như sau:
1. Loại Xuất sắc: là những giáo viên đạt loại tốt ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;
2. Loại Khá: là những giáo viên đạt từ loại khá trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;
3. Loại Trung bình: là những giáo viên đạt từ loại trung bình trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;
4. Loại Kém: là những giáo viên có một trong ba lĩnh vực xếp loại kém hoặc vi phạm một trong các trường hợp:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người khác;
b) Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh;
c) Xuyên tạc nội dung giáo dục;
d) Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền;
e) Nghiện ma tuý hoặc tham gia đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác;
g) Vắng mặt không có lý do chính đáng trên 60% tổng số thời lượng học tập bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trên 60% các cuộc sinh hoạt chuyên môn định kỳ;
h) Cả 3 tiết dự giờ do nhà trường tổ chức bao gồm: 1 tiết Tiếng Việt, 1 tiết Toán, 1 tiết chọn trong các môn học còn lại không đạt yêu cầu.

Tài liệu đính kèm:

  • docBo de on thi thi BDTX tieu hoc2.doc