Chuyên đề: Bồi dưỡng học sinh giỏi (môn toán)

Chuyên đề: Bồi dưỡng học sinh giỏi (môn toán)

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ

 Học sinh giỏi là lực lượng học sinh nòng cốt của nhà trường. Bồi dưỡng học sinh giỏi là góp phần nâng cao giáo dục toàn diện cho các em. Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo tổ chức thi Olympic tiếng Anh và Toán qua Internet, Phòng Giáo dục và Đào tạo Ba Tri cũng có tổ chức giao lưu học sinh giỏi Toán và văn hay chữ tốt, Trường TH Mỹ Chánh xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong năm học là chất lượng mũi nhọn. Nhưng thực tế việc bồi dưỡng học sinh giỏi của đơn vị trong những năm học trước cũng gặp nhiều khó khăn cần tháo gỡ.

 

doc 6 trang Người đăng huong21 Lượt xem 703Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Bồi dưỡng học sinh giỏi (môn toán)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PGD&ĐT BA TRI
TRƯỜNG TH MỸ CHÁNH
 Chuyên đề: BOÀI DÖÔÕNG HOÏC SINH GIOÛI	 (Môn Toán)
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ 
 Học sinh giỏi là lực lượng học sinh nòng cốt của nhà trường. Bồi dưỡng học sinh giỏi là góp phần nâng cao giáo dục toàn diện cho các em. Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo tổ chức thi Olympic tiếng Anh và Toán qua Internet, Phòng Giáo dục và Đào tạo Ba Tri cũng có tổ chức giao lưu học sinh giỏi Toán và văn hay chữ tốt, Trường TH Mỹ Chánh xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong năm học là chất lượng mũi nhọn. Nhưng thực tế việc bồi dưỡng học sinh giỏi của đơn vị trong những năm học trước cũng gặp nhiều khó khăn cần tháo gỡ.
II. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ
 - Nêu lên một số nội dung và biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường. Tạo tiền đề vững chắc về chất lượng cho học sinh ở các khối lớp trên. 
 - Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường; phát triển tư duy lôgic, bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ̣ cần thiết; phát triển trí thông minh, tư duy độc lập , linh hoạt, sáng tạo; kích thích hứng thú,, sự say mê học tập, góp phần giáo dục ý chí và những đức tính tốt như cần cù nhẫn nại, vượt khó khăn cho học sinh. 
 - Chuyên đề này chỉ nêu lên việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán của lớp 5 Trường TH Mỹ Chánh.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
 1. Nội dung : Các nội dung chủ yếu trong quá trình bồi dưỡng là : Các bài toán liên quan đến các phép tính, tìm thành phần chưa biết, các dạng toán tính thuận tiện nhất, loại toán về đại lượng tỉ lệ, các dạng toán điển hình, các bài toán có nội dung hình học,
 2. Phương pháp :
 Các phương pháp được sử dụng là :
	- Phương pháp gợi mở - vấn đáp
	- Phương pháp thực hành - luyện tập
	- Phương pháp giảng giải - minh họa : Phương pháp này ít sử dụng, chỉ sử dụng để chốt hoặc để làm rõ thêm một số vấn đề khi cần thiết.
IV. NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC 
 Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường hiện nay thường hạn chế về kết quả. Nguyên nhân chủ yếu như sau:
 - Nội dung bồi dưỡng : Trường TH không phải là trường chuyên nên không có chương trình dành cho lớp chuyên, lớp chọn nên thiếu định hướng và thiếu tính liên thông trong hệ thống chương trình. Tất cả giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu. 
 - Giáo viên dạy bồi dưỡng vẫn phải hoàn tất công tác giảng dạy như các giáo viên khác, đôi khi còn kiêm nhiệm nhiều công tác khác như : Tổ trưởng chuyên môn, thư kí HĐGD, công đoàn đó là một thực tế do ban giám hiệu lúc nào cũng muốn giao công tác cho những giáo viên tốt, giỏi, có uy tín. Chính vì lí do đó, việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế. 
 - Một số khó khăn khác đôi khi gặp phải là có giáo viên giỏi nhưng không gắn bó với công tác bồi dưỡng HSG vì nhiều lí do khác nhau. Việc giáo viên dạy bồi dưỡng phải trên cơ sở tình nguyện chứ không thể áp đặt hoặc dùng biện pháp hành chính.
 - Xã Mỹ Chánh không phải là xã hiếu học, không phải là trung tâm của huyện và cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế, chưa phục vụ tốt cho việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày. 
V. CÁC GIẢI PHÁP ĐƯỢC THỰC HIỆN
 Trong những năm qua, tập thể sư phạm Trường Tiểu học Mỹ Chánh thực hiện các giải pháp sau đây :
 1. Sự quan tâm của BGH nhà trường.
 BGH rất quan tâm đến lĩnh vực đặc biệt này, tạo mọi điều kiện tốt nhất để GV và HS làm công việc đó. Bên cạnh đó là sự động viên tinh thần, khuyến khích thi đua bằng các danh hiệu, các phần thưởng dành cho GV và HS ; khơi dậy tinh thần ham học hỏi, ý thức sáng tạo trong mỗi giáo viên và học sinh. Cụ thể :
 - BGH xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là chất lượng mũi nhọn.
 - Yêu cầu cụ thể đối với GV :
 + Phân loại học sinh ngay từ đầu năm học.
 + Lập kế hoạch cụ thể của cả năm học và thực hiện kế hoạch đã duyệt với BGH.
 + Đảm bảo bồi dưỡng các kiến thức toàn diện có hệ thống, chính xác, nâng cao phù hợp với học sinh, chú trọng rèn kĩ năng thực hành và kỹ năng trình bày cho học sinh.
Giao chỉ tiêu cụ thể cho giáo viên chủ nhiệm. Chẳng hạn : 
NỘI
DUNG
KHỐI
CẤP TRƯỜNG
CẤP HUYỆN
CẤP TỈNH
NHẤT
NHÌ
BA
NHẤT
NHÌ
BA
NHẤT
NHÌ
BA
Giải toán qua mạng
1
1
2
3
1
1
1
2
2
1
2
1
1
3
2
2
2
1
1
4
2
1
2
1
1
5
2
2
1
1
1
1
1
TỔNG
9
8
10
2
6
6
1
Giao lưu vòng huyện
4
1
1
5
1
1
TỔNG
1
2
1
- Có kế hoạch khảo sát, đánh giá, động viên khen thưởng kịp thời.
- Đảm bảo nhu cầu tài liệu, thời gian. Kiểm tra chất lượng định kì 2 tháng/lần.
- Định hướng cho giáo viên bồi dưỡng HS theo mảng kiến thức có hệ thống từ dễ đến khó sát với nội dung chương trình, phù hợp với học sinh.
- Có chế độ khen thưởng cho GVCN và HS đạt giải.
 2. Giáo viên 
	a) Phân loại học sinh : Theo chỉ đạo của BGH, đầu năm mỗi GV chủ nhiệm phải phân loại HS ngay từ lần khảo sát chất lượng. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm các lớp chọn lựa lại các HS giỏi của lớp mình giảng dạy hàng ngày trên lớp để bồi dưỡng. Các biểu hiện của các học sinh nổi trội thường gặp là : nhịp độ tiến bộ nhanh hơn các em khác ; có cách suy nghĩ độc đáo để giải quyết các vấn đề không quen thuộc ; có thái độ không muốn dừng lại ở những cái đã biết, các mẫu đã học, những điều còn thắc mắc, hoài nghi ; tích cực và độc lập nhận thức khi học toán. 
	b) Thống nhất quan điểm 
 - Bồi dưỡng học sinh giỏi cần được tiến hành liên tục, đồng thời với việc dạy học mỗi đơn vị kiến thức;
 - Bồi dưỡng học sinh giỏi tiểu học trước hết là để các em phát triển những phương pháp tư duy đặc trưng của toán học chứ không phải dạy trước những kiến thức của các bậc học trên.
 	c) Biện pháp bồi dưỡng
 - Củng cố vững chắc và hướng dẫn đào sâu các kiến thức đã học thông qua các những gợi ý hay câu hỏi hướng dẫn đi sâu vào nội dung bài học, kiến thức trọng tâm.
 - Ra thêm các bài tập khó hơn trình độ chung đòi hỏi việc vận dụng sâu các kiến thức đã học hoặc vận dụng những phương pháp giải một cách linh hoạt, sáng tạo hơn.
 - Yêu cầu học sinh giải toán bằng nhiều cách. Phân tích so sánh. Tìm ra cách giải hay nhất hay hợp lí nhất.
 - Tập cho học sinh tự lập đề toán rồi giải.
 - Giới thiệu ngoại khóa tiểu sử của một số nhà toán học xuất sắc, nhất là các nhà toán học trẻ tuổi và một số phát minh toán học quan trọng để giáo dục tình cảm yêu thích môn toán và kính trọng những nhà toán học xuất sắc.
 - Tổ chức các buổi ngoại khóa giao lưu toán học giữa các lớp trong cùng một khối.
 - Bồi dưỡng cho các em phương pháp học toán và tổ chức tự học ở gia đình trên cơ sở sách giáo khoa và các tài liệu có những mục giải toán, toán vui.Kết hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập.
 Những việc làm trên cần tính toán đến điều kiện thời gian để học sinh không học lệch và không bị quá tải.
d) Lựa chọn nội dung bồi dưỡng 
 Hiện nay có khá nhiều sách tham khảo về bồi dưỡng học sinh giỏi toán. Khi dạy bồi dưỡng, mỗi giáo viên cần tham khảo, lựa chọn từ mỗi cuốn sách phù hợp với trình độ học sinh giỏi của trường mình, lớp mình. Bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ đạt kết quả cao nhất khi giáo viên tự lựa chọn cho mình một hệ thống bài tập phù hợp với điều kiện cụ thể về điều kiện dạy học, trình độ học sinh. Vì vậy, chúng tôi đã thường xuyên tích lũy và phân loại các bài toán bồi dưỡng học sinh giỏi theo ý riêng của mình để chủ động trong quá trình dạy học. 
 Đặc biệt, chú ý khai thác các bài toán trong sách giáo khoa, phát triển thành các bài toán học sinh giỏi ; gợi ý để học sinh giải bằng nhiều cách để phát triển tư duy cho các em. Chẳng hạn :
 * Bài toán 1. Tổng của ba số bằng 8. Tổng của số thứ nhất và số thứ hai bằng 4,7. Tổng của số thứ hai và số thứ ba bằng 5,5. Hãy tìm mỗi số đó.
	Bài giải
 Cách 1. Số thứ nhất là : 8 - 5,5 = 2,5
 Số thứ hai là : 4,7 – 2,5 = 2,2
 Số thứ ba là : 5,5- 2,2 = 3,3
 Đáp số : 2,5 ; 2,2 ; 3,3.
 Bài giải
 Cách 2. Số thứ hai là : ( 4,7 + 5,5 ) – 8 = 2,2
 Số thứ nhất là : 4,7- 2,2 = 2,5
 Số thứ ba là : 5,5 – 2,2 = 3,3
 Đáp số : 2,5 ; 2,2 ; 3,3.
 * Bài toán 2. Mua 5 kg đường phải trả 38 500 đồng. Hỏi mua 3,5 kg đường cùng loại phải trả ít hơn bao nhiêu tiền ?
	Bài giải
 Cách 1. Mua 1 kg đường phải trả là : 38500 : 5 = 7700 (đồng)
 Mua 3,5 kg đường phải trả là : 7700 x 3,5 =26950 (đồng)
 Mua 3,5 kg đường cùng loại phải trả ít hơn là :
 38500 – 26950 = 11550 (đồng)
 Đáp số : 11 550 đồng.
 Bài giải
 Cách 2. 3,5 kg đường ít hơn 5 kg đường là :
 5 – 3,5 = 1,5 (kg)
 Mua 1 kg đường phải trả là : 
 38500 : 5 = 7700 (đồng)
 Mua 3,5 kg đường cùng loại phải trả ít hơn là :
 7700 x 1,5 = 11550 (đồng)
 Đáp số : 11 550 đồng.
 Ngoài ra, giáo viên còn ra thêm các bài tập nâng cao dành cho học sinh giỏi ở các buổi học thứ hai theo từng dạng đã học theo một hệ thống hợp lí. Chẳng hạn :
Tìm x : 
 x : 17 + 28 = 432
 ( 8,5 – x ) – 3,4 = 1,9
Tìm hai số tự nhiên có tổng bằng 67 và giữa chúng có 14 số chẵn.
Hai kho lương thực chứa 144 tấn gạo. Nếu chuyển số tấn gạo ở kho thứ nhất sang kho thứ hai thì số gạo ở hai kho bằng nhau. Hỏi mỗi kho chứa bao nhiêu tấn gạo ?
Tìm hai số biết rằng nếu lấy số lớn chia số bé thì được thương là 4 và số dư là 15 và số lớn hơn số bé 96 đơn vị.
Một đơn vị bộ đội có 120 người đã chuẩn bị đủ lương thực để ăn trong 50 ngày, nhưng 20 ngày sau đơn vị được bổ sung thêm 30 người. Hỏi số lương thực còn lại đủ ăn trong bao nhiêu ngày ?
Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 54m. Tính diện tích mảnh đất đó, biết rằng khi tăng chiều rộng thêm 2,5m và giảm chiều dài đi 2,5m thì mảnh đất đó trở thành hình vuông.
Nếu tăng độ dài một cạnh hình vuông thêm 50% thì diện tích hình vuông đó tăng thêm bao nhiêu phần trăm ?
Một người đi từ A dến B với vận tốc 40km/giờ. Hỏi người đó phải xuất phát từ A lúc mấy giờ để có mặt ở B lúc 9 giờ, biết quãng đường AB dài 90km ?
Trong lớp học nếu xếp 3 học sinh ngồi một bộ bàn ghế thì có 4 em không có chỗ ngồi, nếu xếp 4 học sinh ngồi một bộ bàn ghế thì còn dư hai bộ bàn ghế. Hỏi lớp có bao nhiêu bộ bàn ghế và bao nhiêu học sinh ?
e) Liên hệ với gia đình học sinh : Thông báo kết quả kiểm tra trực tiếp về gia đình. Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với gia đình về sự rèn luyện của học sinh.
Bên cạnh đó, người giáo viên bồi dưỡng phải có một lượng kiến thức, kĩ năng, một năng lực nhất định về môn mình bồi dưỡng. Cùng với khả năng của người giáo viên là tinh thần trách nhiệm trong công việc, là sự say mê trong nghiên cứu góp phần không nhỏ cho hiệu quả của công tác quan trọng và nhiều khó khăn này.
 3. Hội khuyến học : Hội khuyến học nhà trường mỗi năm đều có những phần thưởng xứng đáng, kịp thời dành cho các học sinh và giáo viên có nhiều thành tích tốt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Động viên, cổ vũ tinh thần phấn đấu vươn lên của tập thể sư phạm nhà trường.
Mỗi vụ mùa bội thu luôn kết hợp nhiều yếu tố. Trong đó có cả yếu tố chủ quan và khách quan. Nhưng quan trọng là phải biết phát huy tốt nhất những giá trị sẵn có và hạn chế đến mức thấp nhất những yếu tố gây ảnh hưởng thì kết quả sẽ có thể vượt ra ngoài mong đợi của chúng ta.
	Với khả năng, sự hiểu biết, nghiên cứu hạn chế của mình, tôi đã đại diện tập thể sư phạm Trường Tiểu học Mỹ Chánh trình bày một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán của nhà trường trong các năm qua. Mong sự góp ý chân thành từ BGH, GV các trường trong tiểu vùng giúp chúng tôi ngày càng hoàn thiện hơn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường.
 Mỹ Chánh, ngày 24 tháng 11 năm 2012
 Hiệu trưởng Người viết
 Nguyễn văn Thanh Dương văn Trung

Tài liệu đính kèm:

  • doccd BDHSG.doc