Chuyên đề: Đổi mới phương pháp dạy- Học môn toán lớp 5 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng năm học: 2012 - 2013

Chuyên đề: Đổi mới phương pháp dạy- Học môn toán lớp 5 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng năm học: 2012 - 2013

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Việc đổi mới dạy học theo chuẩn kiến thức- kĩ năng ở bậc tiểu học, việc đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học nói chung trong đó có môn Toán nói riêng là một yêu cầu tất yếu không thể thiếu được.

Trong quá trình dạy học, giáo viên là người tổ chức và hướng dẫn hoạt động của học sinh, mọi học sinh đều được tham gia hoạt động học tập để phát triển năng

lực cá nhân.Với quan điểm“ lấy học sinh làm trung tâm”, thầy thiết kế - trò thi công., Nhiều giáo viên đã cố gắng đầu tư suy nghĩ để tổ chức tốt các hoạt động dạy học trên lớp nhằm phát huy cao độ khả năng tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh kiến thức góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng học tập môn Toán nói riêng một cách vững chắc. Chính vì vậy mà Tổ khối 5 Trường TH Hàn Hải Nguyên thực hiện chuyên đề này.

 

doc 7 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1159Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Đổi mới phương pháp dạy- Học môn toán lớp 5 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng năm học: 2012 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN 11
 TRƯỜNG TIỂU HỌC HÀN HẢI NGUYÊN 
 CHUYÊN ĐỀ 
 THAO GIẢNG 
 MÔN : TOÁN 
 LỚP 5
Giáo viên viết chuyên đề : Hứa Thị Hồng Hương 
 Giáo viên minh họa : Đỗ Minh Đức 
 NĂM HỌC : 2012- 2013 
CHUYÊN ĐỀ:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC
MÔN TOÁN LỚP 5 THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
Năm học: 2012 - 2013
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Việc đổi mới dạy học theo chuẩn kiến thức- kĩ năng ở bậc tiểu học, việc đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học nói chung trong đó có môn Toán nói riêng là một yêu cầu tất yếu không thể thiếu được. 
Trong quá trình dạy học, giáo viên là người tổ chức và hướng dẫn hoạt động của học sinh, mọi học sinh đều được tham gia hoạt động học tập để phát triển năng
lực cá nhân.Với quan điểm“ lấy học sinh làm trung tâm”, thầy thiết kế - trò thi công..., Nhiều giáo viên đã cố gắng đầu tư suy nghĩ để tổ chức tốt các hoạt động dạy học trên lớp nhằm phát huy cao độ khả năng tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh kiến thức góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng học tập môn Toán nói riêng một cách vững chắc. Chính vì vậy mà Tổ khối 5 Trường TH Hàn Hải Nguyên thực hiện chuyên đề này. 
II. NỘI DUNG CHÍNH :
Phần 1 : Các mặt đã đạt được : 
Thuận lợi : 
Được sự quan tâm , hỗ trợ về mặt chuyên môn , trang thiết bị , cơ sở vật chất của BGH.
Được tiếp cận phương pháp , kỉ thuật dạy học mới thông qua các đợt tập huấn của tổ phụ trách chuyên môn của PGD Q. 11 .
Đa số giáo viên tích cực trau dồi chuyên môn , học tập đồng nghiệp có kinh nghiệm lâu năm chuyên môn vững , có tâm huyết với nghề , quan tâm sâu sắc tới học sinh 
Khó khăn: 
Học sinh có trình độ đôi lúckhông đồng đều nhau về mặt tiếp thu .
HS ngại suy nghĩ hay lựa chọn đại đáp án ở bài tập trắc nghiệm hoặc chưa nêu đầy đủ các đáp án đúng có trong bài tập trắc nghiệm ,
HS còn nhầm lệnh khi yêu cầu đã đưa ra trong bài toán .
 HS có lỗ hổng kiến thức cần khắc phục trong quá trình dạy bài mới ôn bài cũ như ( kĩ thuật tính + , - , x : hoặc bảng nhân chia ) 
Phần 2 : Nội dung sách giáo khoa và Biện pháp dạy 
Sách giáo khoa toán 5 là tài liệu học tập chủ yếu về môn toán của HS lớp 5 . SGK toán 5 đã được biên soạn , thử nghiệm , điều chỉnh , hoàn thiện theo chương trình môn toán tiểu học ( trong đó có chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn toán ở lớp 5 ) . Đây là cơ sở quan trọng để GV tiến hành dạy học , kiểm tra , đánh giá kết quả học toán của HS .
Theo chương trình môn toán ở lớp 5 , nội dung toán 5 chia thành 175 bài học , hoặc bài tập thực hành , luyện tập , ôn tập , kiểm tra. Mỗi bài học thường được thực hiện trong một tiết học . Chương trình toán lớp 5 rất quan tâm đến ôn tập , củng cố hệ thống hóa các kiến thức và kĩ năng cơ bản của chương trình toán tiểu học ; hình thức ôn tập thông qua luyện tập , thực hành . Nội dung dạy bài lý thuyết là 72 tiết và nội dung thực hành , luyện tập , ôn tập , kiểm tra 103 tiết .Toàn bộ chương trình được thực hiện 5 tiết / 1 tuần , gồm 35 tuần thực học . 
 1) Những định hướng chung của đổi mới phương pháp dạy học môn toán :
- Dạy học toán theo chuẩn kiến thức, kĩ năng mà Bộ GD đã ban hành, trên cơ sở
giáo viên tổ chức và hướng dẫn học sinh tham gia vào các hoạt động học tập một 
cách tích cực, chủ động, sáng tạo, khuyến khích học sinh tự phát hiện và giải quyết
các vấn đề của bài học để tự chiếm lĩnh rồi vận dụng kiến thức mới, góp phần tạo hứng thú và tự tin trong học tập toán của các đối tượng học sinh.
- Dạy học theo cách phân hoá đối tượng học nhằm giải quyết chuẩn kiến thức kỹ năng tối thiểu và bồi dưỡng năng khiếu Toán học cho học sinh cuối cấp.
* Theo định hướng này giáo viên cần phải chú trọng :
- Lập kế hoạch dạy học từng bài học, trong đó tập trung vào tổ chức, hướng dẫn 
các hoạt động dạy học chủ yếu và chuẩn bị các phương án dạy học phù hợp với 
đặc điểm từng đối tượng học sinh theo chuẩn kiến thức- kĩ năng.
- Hợp tác với học sinh, phối hợp các hình thức tổ chức ( cá nhân, nhóm nhỏ, cả lớp...) để thực hiện các hoạt động hỗ trợ đúng mức, đúng lúc của các thiết bị dạy học toán.
- Động viên học sinh tự học theo năng lực cá nhân và tự rút kinh nghiệm để cải 
tiến phương pháp học tập.
 2) Các đặc trưng cơ bản của dạy học tích cực :
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học của học sinh
- Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác
- Hình thành và rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
 3) Các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh thường vận dụng:
- Dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
- Phương pháp khám phá
- Dạy học theo nhóm nhỏ ( theo nhóm trình độ)
- Sử dụng trò chơi học tập để dạy học tích cực ( như trò chơi đố bạn...)
- Sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dạy học ( thẻ đ / s, bảng nhóm .), sử dụng kĩ thuật “ khăn phủ bàn “ 
* Khi dạy học bài mới GV cần hướng dẫn tổ chức các hoạt động học tập để giúp HS: 
- Tự phát hiện và khám phá kiến thức mới của bài học
- Tự chiếm lĩnh kiến thức mới
- Thiết lập mối liên hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học
* Khi dạy phần thực hành, luyện tập giáo viên cần:
* Tổ chức mọi học sinh đều tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập thông 
qua hệ thống bài tập theo chuẩn kiến thức- kĩ năng của từng bài học.
- Học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình thông qua các hoạt động thực hành luyện tập ( theo chuẩn kiến thức- kĩ năng)
- Giúp học sinh nhận ra qui trình vận dụng kiến thức từ các bài mới vào giải các dạng bài tập khác nhau.
- Tạo cho học sinh thói quen không thoả mãn với cách giải đã có hoặc tìm ra. Luôn đặt cho mình câu hỏi : “ Có cách nào khác không?”.
+ Ví dụ: Bài Ôn tập : Bảng đơn vị Đo Khối Lượng (Tuần 5 ). Đối với bài 4/24 SGK Học sinh có thể giải theo 2 cách:
* Cách 1 : Trong 3 ngày bán 1 tấn đường là bao nhiêu kg đường ? 
 Tìm số kg đường bán ra ngày thứ hai .
	 Tìm số kg 	đường bán ra trong hai ngày .
	 Tìm số kg đường bán ra trong ngày thứ ba .
* Cách 2 : Tìm số kg đường ngày thứ hai bán . 
	 Cả 3 ngày bán 1 tấn là bao nhiêu kg đường ?
 Số kg đường ngày thứ ba bán sẽ là tổng số kg đường bán của ba ngày ta trừ cho số kg bán đường ngày thứ nhất và trừ cho số kg đường bán cho ngày thứ hai .	
* Tổ chức một số trò chơi học tập hoặc thực hành ngay tại lớp để mọi học sinh hứng thú tham gia 
- Trong quá trình tổ chức các hoạt động nhóm hoặc hoạt động cá nhân giáo viên 
 nên đưa số bài tập dưới hình thức các trò chơi để tạo hứng thú, ham học cho học sinh và thực tế cách này mang lại nhiều hiệu quả tích cực nhất . Tổ chức hình thức xoay thẻ Đ/ S 
 * Ví dụ 1 : Trong kỳ khám sức khỏe vừa qua bạn Hùng đo được 45 ki- lô- gam , theo em bạn Sơn nói Bạn Hùng có số đo 4 yến 5 kg hoặc 4, 5 yến đúng hay sai .
* Ví dụ : 6003 kg = các cách viết này đúng hay sai ? 
a/ 6 , 3 tấn 	b/ 6 tấn 003 g 	c/ 60 tấn 03 g 	d/ 6 tấn 3g 
- Để củng cố kiến thức ôn tập Bảng đo khối lượng và tạo không khí thi đua, vui vẻ trong giờ học giáo viên có thể tổ chức trò chơi Rung chuông vàng .
* Lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động phù hợp với nội dung và thời gian học
- Việc thay đổi các hình thức tổ chức hoạt động học tập nhằm làm cho học sinh 
luôn luôn cảm thấy mới mẻ , hứng thú tham gia các hoạt động học tập. Tuy nhiên 
việc chọn hình thức hoạt động như thế nào còn phụ thuộc vào nội dung, thời gian 
học tập.
Việc dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng giáo viên có thể áp dụng hình thức cá thể hóa , Tạo ra được sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh Tập cho học sinh có thói quen tự kiểm tra , đánh giá kết quả luyện tập thực hành .
III . KẾT LUẬN:
 Môn toán ở tiểu học đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nếu học sinh học tốt 
môn Toán thì sẽ có kinh nghiệm , kiến thức, kỹ năng để học vững vàng môn Toán ở các lớp trên. Muốn vậy mỗi giáo viên cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau: 
 - Phải nắm chắc chuẩn kiến thức – kĩ năng cần đạt của từng bài dạy.
 - Xác định yêu cầu cơ bản, tối thiểu tất cả HS đạt được sau khi học xong bài học.
 - Xác định yêu cầu cần đạt- BT cần làm trong số bài tập thực hành, luyện tập của mỗi bài học trong SGK.
 - Phải nắm chắc trình độ và năng lực hoạt động của từng em trong lớp để có kế hoạch bồi dưỡng năng khiếu Toán học cho các em khá giỏi.
 - Thường xuyên động viên , quan tâm đến những học sinh ít hoạt động, tạo nhiều cơ hội để các em được tham gia hoạt động.
 - Xây dựng các nhóm hoạt động học tập cần chú ý phân đều ở các đối tượng HS
 - Giáo viên phải thường xuyên suy nghĩ tìm ra nhiều hình thức tổ chức hoạt động (có sự hỗ trợ của đồ dùng trực quan), làm sao cho học sinh bao giờ cũng thấy mới mẻ trong việc tổ chức các hoạt động, tránh sự nhàm chán, đơn điệu
 - Nghiên cứu để biến một số hoạt động học tập đựơc thể hiện dưới dạng trò chơi trí tuệ, vui nhộn tạo sự hứng thú cho học sinh. Đồng thời qua rèn kĩ năng sống cho học sinh biết vận dụng vào trong thực tế cuộc sống
 Trên đây là một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn Toán lớp 5 nhằm thực hiện mục tiêu chuẩn kiến thức kỹ năng bài học mà tập thể tổ 5 trường tiểu học Hàn Hải Nguyên nghiên cứu, thực hiện và tham gia trao đổi cùng đồng nghiệp để tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp đạt hiệu quả hơn. Chắc không tránh những thiếu sót trong cách trình bày, rất mong các đồng nghiệp góp ý bổ sung để cùng nhau rút kinh nghiệm.
 NGƯỜI VIẾT
 Tôn Nữ Cẩm Linh 

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de Thao giang Toan 5.doc