I) Mục tiêu :
- Giúp học sinh hiểu về tỉ số phần trăm.Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.Thực hiện 1 số phần trăm kế hoạc vượt mức một số % kế hoạch, tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi làm quen với các phép tính liên quan đến tỉ số phần trăm (Cộng và trừ hai tỉ số phần trăm; nhân và chia tỉ số phần trăm với một số tự nhiên ) . Biết cách tính phần trăm của một số . Vận dụng giải toán đơn giản về tính một số phần trăm của một số . Củng cõ kĩ năng toán có liên quan tối tỉ số phần trăm . Biết cách tìm và giải các bài toán đơn giản dạng tìm một số khi biết một số phần trăm của nó . Nắm vững 3 dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm:
+Tính tỉ số phần trăm của hai số .
+Tính một số phần trăm của một số .
+Tính một số biết một số phần trăm của nó .
- Rèn óc sáng tạo và khả năng nhạy cảm với toán học , lòng say mê toán học của học sinh.
Chuyên đề: Giải toán về tỉ số phần trăm I) Mục tiêu : - Giúp học sinh hiểu về tỉ số phần trăm.Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.Thực hiện 1 số phần trăm kế hoạc vượt mức một số % kế hoạch, tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãilàm quen với các phép tính liên quan đến tỉ số phần trăm (Cộng và trừ hai tỉ số phần trăm; nhân và chia tỉ số phần trăm với một số tự nhiên ) . Biết cách tính phần trăm của một số . Vận dụng giải toán đơn giản về tính một số phần trăm của một số . Củng cõ kĩ năng toán có liên quan tối tỉ số phần trăm . Biết cách tìm và giải các bài toán đơn giản dạng tìm một số khi biết một số phần trăm của nó . Nắm vững 3 dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm: +Tính tỉ số phần trăm của hai số . +Tính một số phần trăm của một số . +Tính một số biết một số phần trăm của nó . - Rèn óc sáng tạo và khả năng nhạy cảm với toán học , lòng say mê toán học của học sinh. - Rèn luyện kĩ năng tính toán nhanh , chính xác. II)Tài liệu tham khảo: - Sách toán 5 của NXBGD - Sách toán giáo viên của NXBGD - Tài liệu trên mạng - Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. III) Thực trạng : Dạy qua phần tỉ số phần trăm lớp 5A tôi nhận thấy. Một số học sinh từ trung bình trở xuống : - Chưa có kĩ năng tính toán chính xác - Chưa nhận dạng các bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm - Khi giải bài toán còn nhầm lẫn cách giải giữa các dạng toán. + Nguyên nhân: * Học sinh - Do quên kiến thức cơ bản,kĩ năng tính toán yếu - Do chưa nắm được phương pháp học toán, năng lực tư duy bị hạn chế. - Do lười học, ham chơi - Do chưa phân biệt được cách giải của từng dạng toán về tỉ số phần trăm. * Giáo viên: - Chưa đi sâu nghiên cứu những kinh nghiệm về tỉ số phần trăm để giúp học sinh phân biệt được các dạng toán này - Chưa đặc biệt lưu ý đến việc rèn luyện cho những HS còn yếu về dạng toán tỉ số phần trăm * Phụ huynh: - Ít quan tâm đến việc học ở nhà của con em Ít có kinh nghiệm giải các bài toán dạng này III/ Hướng khắc phục: Xuất phát từ thực trạng trên tôi đưa ra một số biện pháp để xóa bỏ dần các nguyên nhân đó, đồng thời giúp HS tự tin, thích thú học toán và giải được các bài toán về tỉ số phần trăm bằng các biện pháp sau: 1.Củng cố lại kiến thức cơ bản và kỉ năng tính toán của HS Tôi thường xuyên tái hiện lại kiến thức trong các tiết học toán. Rèn cho HS kĩ năng tính đặc biệt là kĩ năng tính chia 2.HS nắm được các phương pháp giải toán có lời văn (Biết bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Và biết tìm cách giải) 3.Giúp HS phân biệt được từng dạng toán về tỉ số phần trăm: Dạng 1:Tìm tỉ số phần trăm của hai số Ví dụ : Lớp 5A có 25 học sinh. trong đó có 13 học sinh nữ. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh lớp 5A ? Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh lớp 5A là : 13 : 25 = 0,52 = 52%. Ngoài cách trên có thể lập tỉ số của số học sinh nữ và số học sinh lớp 5A : Dạng 2 : Tìm a% của một số A cho trước. Ví dụ : Lãi suất tiết kiệm là 0,5% một tháng. Một người gửi tiết kiệm 1000000 đồng. Tính số tiền lãi sau một tháng. Tiền lãi sau một tháng là : 1000000 x 0,5 : 100 = 5000 (đồng). Ngoài cách trên có thể lập tỉ số của số tiền lãi và số tiền gửi : Ở dạng này ta đã biết tỉ số của hai số và số thứ hai.Tìm số thứ nhất Dạng 3 : Tìm số A biết a% của số đó. Ví dụ : Năm vừa qua một nhà máy chế tạo được 1800 xe đạp. Tính ra nhà máy đã đạt 120% kế hoạch. Hỏi theo kế hoạch, nhà máy dự định sản xuất bao nhiêu xe đạp ? Số xe đạp nhà máy dự định sản xuất là : 1800 : 120 x 100 = 1500 (xe đạp). Ngoài cách trên có thể lập tỉ số của số xe đã làm và số xe dự định làm : Hoặc : Ở dạng này ta đã biết tỉ số của thứ hai và số thứ nhất.Tìm số thứ hai Từ cách trình bày trên, có thể thấy : Bài toán 2 và bài toán 3 đều là bài toán “ngược” với bài toán 1 Ngoài ra, trong tiết dạy toán gv cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như: phương pháp trực quan, phương pháp luyện tập thực hành,luôn thay đổi hình thức tổ chức tiết học để tạo hứng thú học tập của hs.Ngoài hoạt động cá nhân.Gv cần tổ chức hoạt động nhóm đôi, nhóm 4để tập trung trao đổi kiến thức đối với những bài toán có kiến thức tổng hợp. Gv theo dõi và động viên khích lệ kịp thời để kích thích sự hăng say và tiến bộ của học sinh. Thường xuyên phát động và củng cố phong trào đôi bạn cùng tiến Cùng với phụ huynh tìm cách động viên những em lười học và thường xuyên kiểm tra bài về nhà. Hs có vở tự hoc ở nhà. Gv thường kiểm tra khích lệ hs học tổ, nhóm có hiệu quả. Đối với hs yếu cần chú ý nhiều trong tiết dạy và dạy phụ đạo thêm ngoài giờ học. IV/ Tự đánh giá kết quả Trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy: Chất lượng học sinh tăng rõ rệt, đa số hs biết cách thực hiện sau khi đã biết phân tích bài toán thuột dạng toán nào ; áp dụng để giải. Tuy nhiên vẫn còn một số hs yếu chưa thực hiện đúng đối với những bài toán có lời văn có liên quan đến tỉ số phần trăm. Đối với loại này cần phải mất nhiều phần trăm mói đạt V/ Kết luận: Loại toán về tỉ số phần trăm rất thường ứng dụng trong thực tế cuộc sống. Vì vậy khi dạy dạng toán này GV cần quan tâm nhiều đến chất lượng HS và lựa chọn phương pháp dạy sát đối tượng kịp thời khích lệ động viên, đáp ứng đúng những điều các em còn thiếu về kiến thức, kỹ năng và cách suy luận toán học sẽ giúp các em dần theo kịp về chất lượng học tập phần toán về tỉ số phần trăm. Sự tiến bộ của các em trong học tập là phần thưởng vô giá của mỗi người giáo viên chúng ta. Cát lâm, ngày 28/11/2009 Người viết Nguyễn Hồng Phúc
Tài liệu đính kèm: