A. Mục đích, yêu cầu:
Phân môn Tập đọc giúp HS:
1.Củng cố, phát triển kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở các lớp dưới; tăng cường tốc độ đọc, khả năng đọc lướt để chọn thong tin nhanh; khả năng đọc diễn cảm.
2. phát triển kĩ năng đọc hiểu lên mức cao hơn: nắm và vận dụng được một số khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhận xét, tính cách . để hiểu ý nghiiaxcuar bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong bài văn, bài thơ.
3. Mở rông vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hình thành nhân cách con người.
TRƯỜNG TH ĐINH BỘ LĨNH CHUYÊN ĐỀ MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5 NGƯỜI THỰC HIỆN: LÊ THỊ THU BA THỜI GIAN THỰC HIỆN : 23/10/2010 Mục đích, yêu cầu: Phân môn Tập đọc giúp HS: 1.Củng cố, phát triển kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở các lớp dưới; tăng cường tốc độ đọc, khả năng đọc lướt để chọn thong tin nhanh; khả năng đọc diễn cảm. 2. phát triển kĩ năng đọc hiểu lên mức cao hơn: nắm và vận dụng được một số khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhận xét, tính cách.. để hiểu ý nghiiaxcuar bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong bài văn, bài thơ. 3. Mở rông vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hình thành nhân cách con người. B. Các biện pháp dạy học: 1. Hướng dẫn đọc a. Đọc thành tiếng; GV có thể hướng dẫn HS đọc thành tiếng bằng các biện pháp sau; - Đọc mẫu: *Đọc từ, cụm từ nhằm hướng dẫn cách phát âm đúng, trong trường hợp nhiều HS phát âm sai. * Đọc câu, đoạn, bài nhằm hướng dẫn cách đọc diễn cảm. - dùng lời nói kết hợp chữ viết, kí hiệu và đồ dùng dạy học, hướng dẫn HS cách nghỉ hơi, tốc độ đọc, giọng đọc thích hợp. - Tổ chức HS đọc cá nhân ( đọc trong nhóm, đọc trước lớp), đọc đồng thanh ( cả nhóm, cả tổ, cả lớp) nhận xét cách đọc của HS, sửa lỗi phát âm hoặc lỗi thể hiện nội dung qua giọng đọc cho HS. Ở pớp 4, 5 nên hạn chế số lần đọc đồng thanh và tăng cường hình thức đọc cá nhân. b. Đọc thầm các biện pháp thể áp dụng là: - Giao nhiệm vụ để định hướng rõ yêu cầu đọc thầm cho HS ( đọc câu nào, đoạn nào;đọc để trả lời câu hỏi hay để ghi nhớ, thuộc long; đọc để trả lời câu hỏi nào) -Giới hạn thời gian để tăng cường tốc độ đọc thầm cho HS. Cách thực hiện biện pháp nầylà từng bước rút ngăn thời gian để tăng cường tốc độ đọc thầm cho HS và tăng dần độ khó của nhiệm vụ ( đọc lướt để tìm từ ngữ hay chi tiết, hình ảnh nhất định trong 2 phút, 1 phút). 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài a. Giúp HS hiểu nghĩa của từ ngữ mới: - Đối với những từ ngữ đã được giải thich trong SGK; GV không nhất thiết phải yêu cầu HS giải thích tất cả các từ ngữ nầy mà có thể chọn một số từ ngữ khó để giải thích cho rõ. Đối với những từ ngữ đã được giải thích trong SGK mà HS vẫn chưa nắm chắc nghĩa GV có thể HD HS giải thích bằng các biện pháp sau: Dùng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc từ ngữ thông dụng ở địa phương để giải thích từ ngữ đó. + Đặt câu với từ ngữ đó. + Miêu tả sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm hoặc tính chất được gọi tên bằng từ ngữ đó. b. Giúp HS nắm vững câu hỏi (BT) tìm hiểu bài. Các biện pháp có thể áp dụng là: -Cho HS đọc thầm câu hỏi (BT) rồi trình bày lại yêu cầu của câu hỏi đó. - Tách câu hỏi bài tập trong sách GK thành câu hỏi nhỏ hoặc bổ sung câu hỏi phụ để HS dể thực hiện. Chú ý tránh đặc them những câu hỏi không phù hợp với chủ điểm học tập hoặc vượt quá khả năng nhận thức của HS. C. Qui trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2-3 HS đọc thành tiếng hoặc HTL trước đó, sau đó đặt một câu hỏi về nội dung bài để kiểm tra kĩ năng đọc hiểu. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc: - Một HS giỏi đọc thành tiếng ( hoặc hai HS khá, giỏi nối tiếp nhau đọc ) toàn bài. - Đọc nối tiếp nhau trước lớp. Mỗi HS đọc theo trình tự các đoạn trong bài ( lặp lại 2- 3 vòng, sao cho nhiều HS được đọc trước lớp . GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ khó trong bài sữa lỗi cho các em. -Đọc theo cặp : Mỗi HS đọc một đoạn theo trình tự các đoạn trong bài ( lặp lại 2-3 vòng, sao cho mỗi HS đều được đọc tất cả bài. -Một, hai HS đọc toàn bài. -GV đọc mẫu toàn bài. * Tìm hiểu bài: GV hướng dẫn hS đọc và trả lời từng câu hỏi trong SGK ( hoặc câu hỏi được chia tách, bổ sung của GV) theo các hình thức dạy học thích hợp. Đọc diễm cảm ( với văn bản ngệ thuật ) hoặc luyện đọc lại ( với cá văn bản khác): HD HS đọc từng đoạn văn ( khổ thơ ) Một số HS đọc: Mỗi em đọc một đoạn theo theo trình tự các đoạn trong bài. GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn. HD kĩ cách đọc một đoạn văn ( khổ thơ ) : +GV dùng lời nói hoặc lời nói kết hợp ghi bảng, sử dụng đồ dùng dạy học để HD học sinh cách đọc. +GV đọc mẫu. +HS luyện đọc ( theo cặp) đoạn đã được GV HD cách đọc . GV sửa lỗi cho các em. +HS thi đọc diễn cảm trước lớp. +HTL với những bài có yêu cầu HTL: -HS nhẩm HTL các khổ thơ , bài thơ hay đoạn văn theo chỉ định trong sách giáo khoa.Đối với những HS yếu. GV có thể áp dụng một số biện pháp giúp HS học thuộc lòng như ở lớp 3, ví dụ: xóa dần các chữ trong mỗi dòng, mỗi câu, mỗi khổ thơ, - GV tổ chức cho HS thi HTL các khổ thơ, bài thơ hay đoạn văn vừa học thuộc. c. Củng cố dặn dò: - HD học sinh chốt lại nội dung chính hoặc ý nghĩa của bài tậpđọc. - Nêu nhận xét tiết học. - Nêu yêu cầu tiếp tục luyện tập và chuẩn bị cho bài sau.
Tài liệu đính kèm: