Chuyên đề Nâng cao chất lượng môn toán lớp 5

Chuyên đề Nâng cao chất lượng môn toán lớp 5

CHUYÊN ĐỀ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN LỚP 5

I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ

 Nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch và nhiệm vụ năm học 2010-2011đã đề ra, đồng thời tạo ra một kiến thức cơ bản tối thiểu cho học sinh tiểu học cũng chính là kiến thức cơ bản để tạo điều kiện phát triển toàn diện ở học sinh tiểu học.

Đặc biệt hơn đối với học sinh lớp 5 bước đầu có ý thức học tập nên chúng ta cần phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để các em hứng thú học tập, sinh hoạt nhằm tiếp thu kiến thức ở mọi lĩnh vực khác nhau nhất là kiến thức toán học, bởi chính đây là chìa khóa đầu tiên để các em mở được tất cả các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Hơn thế nữa nhằm giúp các em có thói quen suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5,B mà tôi chủ nhiệm nói riêng.

 Từ những suy nghĩ nói trên bản thân tôi mới đề ra mục tiêu phấn đấu, trong năm học này phải hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra. Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài này với hy vọng sẽ hoàn thành được nguyện vọng của mình.

 

doc 4 trang Người đăng hang30 Lượt xem 1339Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Nâng cao chất lượng môn toán lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN LỚP 5
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
 Nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch và nhiệm vụ năm học 2010-2011đã đề ra, đồng thời tạo ra một kiến thức cơ bản tối thiểu cho học sinh tiểu học cũng chính là kiến thức cơ bản để tạo điều kiện phát triển toàn diện ở học sinh tiểu học.
Đặc biệt hơn đối với học sinh lớp 5 bước đầu có ý thức học tập nên chúng ta cần phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để các em hứng thú học tập, sinh hoạt nhằm tiếp thu kiến thức ở mọi lĩnh vực khác nhau nhất là kiến thức toán học, bởi chính đây là chìa khóa đầu tiên để các em mở được tất cả các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Hơn thế nữa nhằm giúp các em có thói quen suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5,B mà tôi chủ nhiệm nói riêng.
 Từ những suy nghĩ nói trên bản thân tôi mới đề ra mục tiêu phấn đấu, trong năm học này phải hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra. Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài này với hy vọng sẽ hoàn thành được nguyện vọng của mình.
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Xây dựng nề nếp học tập môn toán
 Một tiết học có thành công hay không phụ thuộc rát nhiều vào các yếu tố. Yếu tố nề nếp lớp học không kém phần quang trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập. Chính vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng nề nếp lớp học cho lớp của mình như sau: 
 * Đối với học sinh.
 - Đi học đúng giờ, đều và có đủ sách vở, dụng cụ học tập.
 - Trước khi vào lớp học phải làm bài tập và nắm vững kiến thức đã học cũng như chuẩn bị bài mới ở nhà dưới sự hướng dãn của thầy ở tiết trước.
 - Đến lớp phải tích cực tham gia các hoạt nđộng trong giờ học, phải biết hợp tác với các bạn và thầy cô để nắm vững kiến thức mới và hoàn thành các bài tập có liên quan.
* Đối với thầy.
 - Trước khi đến lớp phải nghiên cứu bài thật kĩ, phải xác định được mục tiêu của bài học, các bài tập cần làm để đạt chuẩn kiến thức kĩ năng, những kiến thức giành cho học sinh giỏi.
 - Hình thành đôi bạn học tập ngồi cùng bàn để giúp đỡ lẫn nhau, dễ dàng trao đổi nhóm đôi và có khả năng hợp tác với các nhóm khác.
 - Phát huy mọi cơ hội có được để học sinh phát huy hết khả năng của mình bằng việc gợi ý, hướng dẫn, động viên và tuyên dương kịp thời, đúng nơi, đúng chỗ.
 Đây chính là điều kiện thuận lợi nhất, là tiền đề để khơi dậy niềm say mê học toán và có sự tìm tòi sáng tạo trong môn học này.
2. Luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học.
 - Đây chính là cách thức để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức và có những kĩ năng cơ bản để vận dụng các kiến thức mới học vào các bài tập thực hành.
 - Tạo điều kiện thân mật, cởi mở như trò chuyện, thăm hỏi để học sinh thân mật, gần gũi với thầy.
 - Lên lớp thầy là người tổ chức, hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự tìm ra kiến thức mới, luyện tập củng cố và mở rộng kiến thức đã tìm được.
Ví dụ: Dạy bài “ Cộng hai số thập phân”
 GV nêu bài toán: Tấm vải xanh dài 7,34m tấm vải đỏ dài 4,58m. Hỏi cả hai tấm vải dài bao nhiêu mét?
HS đọc đề toán và nêu cách giải.
GV ghi bảng 7,34m + 4,58m = ? m
Hướng dẫn cho các em thực hiện như sau:
 7,34m =? Cm ; 4,58m = ? cm.
 HS làm 7,34m = 734cm ; 4,58m = 458cm.
HS đặt tính và tính. 734cm
 + 458cm
 1192cm ; 1192cm = 11,92m
HS so sánh 7,34m + 4,58m = 734cm + 458cm = 1192cm = 11,92m
Hay 7,34m + 4,58m = 11,92m
HS đặt tính và tính. 7,34 m
 + 4,58 m
 11,92 m 
 HS nhận xét về cách đặt tính
 Ta đặt phép tính theo cột dọc như thế nào? Các chữ số cùng hàng ra sao? Cộng như thế nào? Dấu phẩy ở tổng được đặt như thế nào?
 Từ đó rút ra được cách cộng hai số thập phân.
 Muốn cộng hai số thạp phân ta làm như sau:
 Đặt số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số cùng hàng đơn vị đặt thẳng cột với nhau. Rồi cộng như số tự nhiên. Dấu phẩy ở tổng đặt thẳng cột với dấu phẩy ở các số hạng.
 HS vận dụng kiến thức mới tìm được để làm các bài tập trong phần luyện tập. Nhắc nhở các em đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau dấu phẩy thẳng cột với dấu phẩy để hình thành kĩ năng dặt tính cho các em.
 Mở rộng: Học sinh so sánh cách đặt tính và tính ở phép tính cộng hai số tự nhiên với phép tính cộng hai số thập phân.
Học sinh trình bày, học sinh khác nhận xét bổ sung. Giáo viên kết luận, tuyên dương kịp thời.
 Sau mỗi tiết học phải nhắc nhở dặn dò thật kĩ để các em khắc sâu được kiến thức mới học và tìm tòi những kiến thức chuẩn bị học ở tiết sau. Tạo cho các em có thói quen, kĩ năng độc lập, sáng tạo, óc tư duy tìm tòi gây hứng thú trong học tập. Từ đó chất lượng học tập môn toán của các em sẽ dần dần đi lên.
3. Dạy sát đối tượng học sinh.
 Thực tế cho thấy trong cùng một lớp thì các em cùng có kiến thức, hiểu biết và sự sáng tạo như nhau nên không thể cùng một lúc yêu cầu các em phải biết được, hiểu được một khối lượng như nhau. Chính vì thế trong từng tiết học, môn học cụ thể chúng ta cần phải nghiên cứu từng đối tượng để giao nhiệm vụ học tập cụ thể, phù hợp với các em. Trong một tiết học tôi thường xuyên quan tâm đến các em học sinh trung bình yếu, học sinh yếu để tạo điều kiện cho các em này được hoạt động độc lập. Việc này được lặp đi lặp lại nhiều lần giúp các em phục hồi lại một số kiến thức bị hổng, hay quên. Bản thân tôi luôn tỏ ra thân mật, gần gũi với các em, tạo điều kiện cho các em tự tin khắc sâu kiến thức vừa học.
 Đối với học sinh khá, giỏi thì yêu cầu đưa ra phải cao hơn nhằm giúp các em có sự tư duy, sáng tạo đồng thời nắm vững kiến thức đã học. Chẳng hạn dạy bài: “ Luyện tập” về Cộng, trừ hai số thập phân. 
 Tôi yêu cầu các em học sinh trung bình yếu hay học sinh yếu nhắc lại cách đặt tính và cách tính. Học sinh khác nhắc lại để các em khắc sâu kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đó để thực hiện các bài tập thực hành.
 Ví dụ: Dạng bài tập. Đặt tính rồi tính.
12,45 + 11,5; 13,45 – 6,76
 GV cho học sinh trung bình, học sinh yếu lên thực hiện trên bảng.
 Các số hạng được đặt như thế nào? Ta thực hiện phép tính từ bên nào sang bên nào?
 Dấu phẩy ở tổng (hiệu) được ghi ở chỗ nào?
 Gợi ý cho các em nêu được cách đặt phép tính cộng, phép tính trừ. Đặt xong thực hiện phép tính và tính xong ghi dấu phẩy ở kết quả.
12,45 13,45
 +11,5 – 6,76
 23,95 7,69
 Học sinh thực hiện xong gợi ý cho các em khác nhận xét.
Bạn đặt tính như vậy có đúng chưa? Các chữ số cùng hàng có thẳng cột với nhau không? Dấu phép tính đặt như thế nào? Đúng vị trí chưa? Dấu phẩy ở các số hạng, số bị trừ, số trừ như thế nào? Dấu phẩy ở tổng có thẳng hàng với dấu phẩy ở các số hạng chưa? Dấu phẩy ở hiệu có thẳng cột với dấu phẩy ở số trừ và số bị trừ không?
 Học sinh lần lượt trả lời, nhận xét bổ sung. GV kết luận.
 Riêng học sinh khá giỏi thì yêu cầu khó hơn như đặt tính và tính với các phép cộng, trừ số thập phân với số tự nhiên và thử lại. 
Ví dụ 25,05 25
 +15 - 15,25
 40,05 9,75
Thử lại:
 40,05 9,75
 - 15 + 15,25
 25,05 25,00
 Các em học sinh khá giỏi giúp tôi hướng dẫn, kiểm tra kết quả của các em học sinh trung bình và học sinh yếu.
 Chính vì thế mà lớp học trở nên sôi nổi, hoạt động đều đặn và có kết quả cao hơn. Hơn thế nữa cả lớp được hòa đồng, thông cảm và đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ.
 Trong các buổi họp tổ chuyên môn hay sinh hoạt chuyên môn cấp tôi thường nêu ra các biện pháp dạy học để nâng cao chất lượng đồng thời tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của chuyên môn tổ, trường và học hỏi ở đồng nghiệp những biện pháp hay, bổ ích giúp tôi điều chỉnh, thay đổi cách thức dạy học, mối quan hệ với học sinh, bạn bè nhằm nâng cao chất lượng học tập nói chung và chất lượng môn toán nói riêng của lớp 5B.
Ngày 20 tháng 9 năm 2010
 Người thực hiện
 Nguyễn Vũ Ý

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYÊN ĐỀ toán 5.doc