Chuyên đề Nội dung, phương pháp dạy học và toán 4

Chuyên đề Nội dung, phương pháp dạy học và toán 4

I. LÝ DO MỞ CHUYÊN ĐỀ:

- Năm học 2011 – 2012 với chủ đề “Tập trung nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo” – đòi hỏi mỗi thầy cô giáo chúng ta phải trăn trở về việc đổi mới phương pháp dạy học.

- Môn Tóan là môn học có vai trò hết sức quan trọng, nhưng thực tế, chất lượng dạy và học môn này trong thời gian qua còn thấp.

- Nhằm giúp giáo viên trong khối nắm lại nội dung dạy học môn Toán 4 từ đó lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với từng bài, từng đối tượng mà nhất là đối với đối tượng học sinh yếu.

- Xuất phát từ những nhu cầu thực tế trên, tập thể khối 4 + 5 thống nhất mở chuyên đề về Nội dung, phương pháp dạy học toán 4.

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 1067Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Nội dung, phương pháp dạy học và toán 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KHÁNH VĨNH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC KHÁNH THÀNH
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỔ 4 + 5
Khánh Thành, ngày23 tháng 11 năm 2011
CHUYÊN ĐỀ 
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ TOÁN 4
Năm học: 2011 – 2012
A. PHẦN LÝ THUYẾT.
LÝ DO MỞ CHUYÊN ĐỀ:
- Năm học 2011 – 2012 với chủ đề “Tập trung nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo” – đòi hỏi mỗi thầy cô giáo chúng ta phải trăn trở về việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Môn Tóan là môn học có vai trò hết sức quan trọng, nhưng thực tế, chất lượng dạy và học môn này trong thời gian qua còn thấp.
- Nhằm giúp giáo viên trong khối nắm lại nội dung dạy học môn Toán 4 từ đó lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với từng bài, từng đối tượng mà nhất là đối với đối tượng học sinh yếu.
- Xuất phát từ những nhu cầu thực tế trên, tập thể khối 4 + 5 thống nhất mở chuyên đề về Nội dung, phương pháp dạy học toán 4.
CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN 4:
1. Cấu trúc chương trình:
Thời lượng chương trình: 35 tuần với 375 tiết, mỗi tuần 5 tiết. Trong đó:
	+ Lý thuyết: 82 tiết.
	+ Thực hành, luyện tập, ôn tập: 89 tiết.
	+ Kiểm tra định kỳ: 04 tiết.
2. Nội dung chương trình: Chương trình Toán 4 gồm 6 chương
* Chương I: Số tự nhiên – Bảng đơn vị đo khối lượng.
- Ở chương này, học sinh chủ yếu ôn lại và nâng cao các kiến thức đã học ở lớp 3 như: so sánh các số tự nhiên, học thêm lớp triệu, tìm số trung bình cộng.
- Hoàn chỉnh bảng đơn vị đo khối lượng.
- Tìm hiểu về biểu đồ.
* Chương II: Bốn phép tính với các số tự nhiên.
- Được xem như chương tiền đề, kiến thức ở chương này chủ yếu là ôn tập, củng cố về 4 phép tính cộng, trừ, nhân chia và các tính chất.
- Ngoài ra học sinh còn được học về góc, đường thẳng, thực hành vẽ hình (chữ nhật, vuông, )
- Các em được cung cấp mới về đơn vị đo diện tích dm2, m2.
- Học sinh được làm quen với giải toán về tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
* Chương III: Dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9 – Giới thiệu hình bình hành.
- Đây là chương mà học sinh được cung cấp các dấu hiệu chia hết, đơn vị đo diện tích km2.
- Tìm hiểu các tính chất hình bình hành và công thức tính diện tích hình bình hành.
* Chương IV: Phân số, các phép tính với phân số - Giới thiệu hình thoi.
- Học sinh làm quen với khái niệm phân số và các phép tính trên phân số.
- Giới thiệu hình thoi, công thức tính diện tích hình thoi.
* Chương V: Tỉ số, một số bài toán liên quan đến tỉ số. Tỉ lệ bản đồ.
- Ở đây học sinh được luyện tập giải toán, học mới về tỉ số.
- Cung cấp các kiến thức về tỉ số, tỉ lệ, ứng dụng.
- Cách giửi bài toán về tìm 2 số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của 2 số đó.
* Chương VI: Ôn tập.
- Đây là chương giúp học sinh ôn tập, củng cố toàn bộ kiến thức đã học trong chương trình Toán 4 để từ đó có cơ sở học lên lớp 5.
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN 4: Dạy học Toán 4 cần lưu ý:
- Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Kế thừa các kiến thức đã học ở lớp 1, 2 và 3.
- Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng, quan tâm đến việc rèn sinh yếu và bồi dường HS khá giỏi.
- Thương xuyên sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết học.
=> Từ những vấn đề trên ta có một số phương pháp dạy học cơ bản sau:
1. Phương pháp dạy học bài mới:
- Giúp học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học.
- Tạo điều kiện để học sinh củng cố và tập vận dụng các kiến thức mới học ngay sau khi học bài mới để học sinh bước đầu chiếm lĩnh kiến thức mới đó.
2. Phương pháp dạy học bài luyện tập, luyện tập chung, ôn tập, thực hành:
- Giúp học sinh nhận ra kiến thức đã học hoặc một số kiến thức mới trong nội dung các bài tập đa dạng, phong phú.
- Giúp học sinh tự luyện tập, thực hành theo khả năng của từng em.
- Tao ra sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các đối tượng học sinh.
- Tập cho học sinh thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập.
- Hướng cho học sinh tìm và lựa chọn phương án hợp lý nhất để giải quyết vấn đề của bài tập, không nên thỏa mãn với các kết quả đã đạt được.
3. Phương pháp dạy theo nhóm đối tượng:
- Đối với đối tượng học sinh yếu, trước hết phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém. Ví dụ như do:
+ Có nhiều lỗ hổng về kiến thức, kỹ năng.
+ Tiếp thu chậm.
+ Phương pháp học tập chưa tốt.
+ Năng lực tư duy yếu.
+ Do có thái độ thờ ơ với việc học, 
- Từ đó chúng ta lựa chọn phương pháp phù hợp theo các bước:
+ Tổ chức khảo sát, phân loại đối tượng.
+ Lập kế hoạch, nội dung phụ đạo.
+ Kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ.
+ Phối hợp gia đình.
* Lưu ý, để phương pháp này có hiệu quả tối ưu, giáo viên chúng ta cần xây dựng môi trường học tập thoải mái, thân thiện, gần gũi với học sinh, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của trẻ.
QUY TRÌNH LÊN LỚP: (Áp dụng chung cho cả khối 4 và 5)
1. Ổn định: (khởi động, tạo hứng thú)
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh làm bài tập (có thể thay số các bài trong SGK) – nêu quy tắc.
- Nhận xét – ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài – ghi đề (cần gây hứng thú, tạo sự ham muốn tìm tòi học tập của học sinh - không mất nhiều thời gian)
b. Vào bài:
- Tùy từng bài, nội dung cụ thể tưng tiết học mà giáo viên xây dựng hoạt động phù hợp với mục tiêu kiến thức, đối tượng học sinh.
- Quan tâm đưa ra yêu cầu riêng với từng nhóm đối tượng để gây hứng thú, tránh tạo mặc cảm.
* Chú ý trình bày bảng phải đảm bảo tính khoa học, phát huy tối đa khả năng sáo tạo của trẻ.
4. Củng cố - dặn dò: Lưu ý những trường hợp sai phổ biến.
- Chốt lại kiến thức bài, có thể nêu quy tắc hoặc làm bài tập củng cố.
- Dặn dò về nhà, nhận xét giờ học.
B. PHẦN THỰC HÀNH
Dạy minh hoạ tiết CT 70 - tuần 13
Bài: Luyện tập chung 
Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Chi Na - Lớp 4B
Ngày dạy: 25/ 11/ 2011
Dự kiến thời gian thống nhất chuyên đề: Ngày 25/ 11/ 2011
	Duyệt của BGH nhà trường	
	Người lập 
	 Nguyễn Đức Tuy

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de toan lop 4.doc