Chuyên đề Phương pháp dạy học môn Toán học lớp 5

Chuyên đề Phương pháp dạy học môn Toán học lớp 5

Phương pháp dạy học toán 5 là dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Cụ thể là GV phải tổ chức, hướng dẫn cho HS hoạt động với sự trợ giúp đúng mức và đúng lúc của SGK toán 5 và của đồ dùng dạy và học toán để từng HS hoặc từng nhóm HS tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung học tập rồi thực hành, vận dụng các nội dung đó theo năng lực cá nhân của HS.

Học toán lớp 5 HS biết tự nêu nhận xét, các quy tắc, các công thức ở dạng khái quát hơn so với các lớp trước; đặc biệt, bước đầu biết hệ thống hoá các kiến thức đã học, nhận ra một số quan hệ giữa một số nội dung đã học. Đây là cơ hội để tiếp tục phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá trong học tập môn Toán ở lớp cuối của cấp Tiểu học; tiếp tục phát triển khả năng diễn đạt và tập suy luận của HS theo mục tiêu của môn Toán ở lớp 5.

 

doc 2 trang Người đăng hang30 Lượt xem 1834Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Phương pháp dạy học môn Toán học lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: T. H. Hoàng Hoa Thám
Tổ: 5 	
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt
CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5
Phương pháp dạy học toán 5 là dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Cụ thể là GV phải tổ chức, hướng dẫn cho HS hoạt động với sự trợ giúp đúng mức và đúng lúc của SGK toán 5 và của đồ dùng dạy và học toán để từng HS hoặc từng nhóm HS tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung học tập rồi thực hành, vận dụng các nội dung đó theo năng lực cá nhân của HS.
Học toán lớp 5 HS biết tự nêu nhận xét, các quy tắc, các công thức ở dạng khái quát hơn so với các lớp trước; đặc biệt, bước đầu biết hệ thống hoá các kiến thức đã học, nhận ra một số quan hệ giữa một số nội dung đã học... Đây là cơ hội để tiếp tục phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá trong học tập môn Toán ở lớp cuối của cấp Tiểu học; tiếp tục phát triển khả năng diễn đạt và tập suy luận của HS theo mục tiêu của môn Toán ở lớp 5.
I. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BÀI MỚI:
 1) Giúp HS tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học:
GV hướng dẫn HS	tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học rồi giúp HS huy động những kiến thức và kinh nghiệm đã tích luỹ để tự mình hoặc cùng các bạn trong nhóm nhỏ tìm mối quan hệ của vấn đề đó với các kiến thức đã biết rồi tự tìm cách giải quyết vấn đề.
 2) Tạo điều kiện cho HS củng cố và vận dụng kiến thức mới học ngay trong tiết học bài mới để HS bước đầu tự chiếm lĩnh kiến thức mới:
	Trong SGK Toán 5, sau phần học bài mới thường có 3 bài tập để tạo điều kiện cho HS củng cố kiến thức mới học qua thực hành và bước đầu tập vận dụng kiến thức mới học để giải quyết vấn đề liên quan trong học tập và trong đời sống. GV nên chọn trong số các bài tập này một số bài tập sẽ cho HS làm và chữa ngay tại lớp. HS có thể làm tiếp các bài tập còn lại ngay tại lớp (nếu còn thời gian) hoặc có thể làm bài khi tự học.
	Quá trình tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề của bài học, bước đầu vận dụng kiến thức mới học sẽ góp phần giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức mới, thực hiện “học qua hoạt động” 
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC BÀI LUYỆN TẬP, LUYỆN TẬP CHUNG, ÔN TẬP, THỰC HÀNH:
	Trong chương trình Toán lớp 5 có 175 tiết nhưng có tới 99 tiết luyện tập, thực hành, ôn tập. Mục tiêu chung của dạy học các bài luyện tập, thực hành là củng cố nhiều lượt các kiến thức HS mới chiếm lĩnh được,hình thành và phát triển các kĩ năng cơ bản ở các lớp cuối cấp Tiểu học.	
	Các bài tập trong các tiết luyện tập, thực hành được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ thực hành và luyện tập trực tiếp đến vận dụng một cách linh hoạt hơn.
Hướng dẫn HS nhận ra các kiến thức đã học trong đó có dạng bài tương tự đã làm trong các bài tập đa dạng và phong phú của Toán 5:
 Nếu HS tự đọc đề bài và tự nhận ra được dạng bài tương tự đã làm hoặc các kiến thức đã học trong mối quan hệ cụ thể của nội dung bài tập thì nói chung HS sẽ biết cách làm bài và trình bày bài làm. Nếu HS nào chưa nhận ra được dạng bài tương tự hoặc các kiến thức đã học trong bài tập thì GV nên giúp HS bằng cách hướng dẫn, gợi ý ( hoặc HS khác giúp bạn ) để tự nhớ lại kiến thức, cách làm,...GV không nên làm thay những gì HS có thể tự làm được.
Giúp HS làm bài theo khả năng của từng HS:
GV yêu cầu HS làm lần lượt các bài tập theo thứ tự trong SGK không tự ý bỏ qua bài tập nào kể cả các bài tập HS cho là dễ. Cần lưu ý HScác bài tập củng cố trực tiếp kiến thức mới học cũng quan trọng cho mọi đối tượng HS.
Không nên bắt HS phải chờ đợi nhau trong quá trình làm bài, HS đã làm xong bài tập nên tự kiểm tra (hoặc nhờ bạn trong nhóm hoặc nhờ cô giáo kiểm tra) rồi chuyển sang làm bài tập tiếp theo.
GV nên chấp nhận tình trạng: trong cùng một khoảng thời gian, có HS này làm nhiều bài tập hơn HS khác. GV nên trực tiếp hỗ trợ hoặc tổ chức cho HS khá, giỏi hỗ trợ HS cách làm bài, không nên làm thay cho bạn. 
 3) Tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng HS:
Nên cho HS trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ, trong cả lớp về cách giải hoặc các cách giải trong một bài tập. Khuyến khích HS nhận xét về cách giải của bạn, tự rút kinh nghiệm để hoàn chỉnh cách giải của mình.
Sự hỗ trợ giữa các HS trong nhóm, trong lớp phải giúp HS tự tin vào khả năng của bản thân, tự rút kinh nghiệm về cách học, cách làm bài của mình và tự điều chỉnh, sửa chữa những thiếu sót của bản thân.
Cần giúp HS nhận ra rằng: hỗ trợ giúp bạn cũng có ích cho bản thân. Thông qua việc giúp đỡ bạn HS càng có điều kiện nắm chắc và hiểu sâu kiến thức của bài học, càng có điều kiện hoàn thiện các năng lực của bản thân.
 4) Tập cho HS có thói quen tự kiểm tra đánh giá kết quả luyện tập, thực hành 
GV nên khuyến khích HS tự kiểm tra bài đã làm để phát hiện điều chỉnh sửa chữa những sai sót (nếu có).
Động viên HS tự nêu những hạn chế (nếu có) trong bài làm của mình hoặc của bạn và tự đề xuất phương án điều chỉnh.
 5) Tập cho HS có thói quen tìm nhiều phương án và lựa chọn phương án hợp lí nhất để giải quyết vấn đề của bài tập, không nên thoả mãn với các kết quả đã đạt được.
	Khi HS chữa xong bài hoặc khi GV nhận xét bài làm của HS, GV nên động viên, nêu gương những HS đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc đã có cố gắng trong luyện tập, thực hành, tạo cho HS niềm vui vì những kết quả đạt được của mình, của bạn.
	Khuyến khích HS không chỉ hoàn thành nhiệm vụ khi luyện tập, thực hành mà còn tìm các cách giải khác nhau, lựa chọn phương án hợp lí nhất để giải bài toán hoặc để giải quyết vấn đề trong học tập; khuyến khích HS giải thích, trình bày bằng lời nói phương pháp giải bài tập,...Dần dần, học sinh sẽ có thói quen không bằng lòng với kết quả đã đạt được và có mong muốn tìm giải pháp tốt nhất cho bài làm của mình, tìm được cách diễn đạt hợp lí cho phương pháp làm bài của mình.
	 ________________ & ________________

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN DE TOAN 5.doc