Chuyên đề Tập đọc lớp 5 - Phần I: Mục tiêu, nội dung dạy tập đọc lớp 5

Chuyên đề Tập đọc lớp 5 - Phần I: Mục tiêu, nội dung dạy tập đọc lớp 5

PHẦN I

MỤC TIÊU, NỘI DUNG DẠY TẬP ĐỌC LỚP 5

I. MỤC TIÊU

- Củng cố , phát triển kĩ năng đọc trơn , đọc thầm đã được hình thành ở các lớp dưới; tăng cường tốc độ đọc, khả năng đọc lướt để chọn thông tin nhanh; khả năng đọc diễn cảm.

-Phát triển kĩ năng đọc – hiểu lên mức cao hơn : nắm và vận dụng được một số khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách, . . . để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn , bài thơ.

-Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và cao người để góp phần hình thành nhân cách của con người mới.

 

doc 15 trang Người đăng hang30 Lượt xem 2038Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Tập đọc lớp 5 - Phần I: Mục tiêu, nội dung dạy tập đọc lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẠY VÀ HỌC TẬP ĐỌC LỚP 5 
PHẦN I
MỤC TIÊU, NỘI DUNG DẠY TẬP ĐỌC LỚP 5
I. MỤC TIÊU
- Củng cố , phát triển kĩ năng đọc trơn , đọc thầm đã được hình thành ở các lớp dưới; tăng cường tốc độ đọc, khả năng đọc lướt để chọn thông tin nhanh; khả năng đọc diễn cảm.
-Phát triển kĩ năng đọc – hiểu lên mức cao hơn : nắm và vận dụng được một số khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách, . . . để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn , bài thơ.
-Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và cao người để góp phần hình thành nhân cách của con người mới.
II. NỘI DUNG DẠY HỌC
1. Tiếp tục củng cố và nâng các kĩ năng đọc 
-Củng cố các kĩ năng đọc thành tiếng, đọc thầm đã học ở lớp dưới.
+Chú trọng rèn kĩ năng đọc diễn cảm
+Chú trọng rèn kĩ năng đọc lướt.
-Tiếp tục rèn kĩ năng đọc hiểu
+Nhận biết đề tài(chủ đề)
+Nắm được dàn ý của bài
+Biết tóm tắt đoạn bài
+Hiểu được ý nghĩa của bài
+Phát triển yếu tố nghệ thuật
2. Mở rộng vốn hiểu bíêt, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm , nhân cách cho học sinh.
-Mở rộng vốn hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con người trong nước và thế giới.
-Giáo dục tư tưởng tình cảm, trao đổi nhân cách con người VN hiện đại cho HS. 
PHẦN II
TỔ CHỨC DẠY HỌC TẬP ĐỌC
Để có một giờ dạy Tập đọc có hiệu quả, chúng ta cần phải hiểu biết sâu sắc nội dung dạy học tập đọc và hiểu biết sâu sắc học sinh nhất là “vốn tập đọc“ đồng thời còn phải có những kĩ năng dạy học tập đọc.Những hiểu biết và các kĩ năng này sẽ giúp chúng ta tổ chức quá trình dạy học Tập đọc, từ các công việc chuẩn bị cho giờ dạy, soạn giáo án đến tổ chức các bước lên lớp. Dưới đây là các công việc người GV cần chuẩn bị trước giờ lên lớp .
CHƯƠNG I
CÁC CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ TRƯỚC GIỜ LÊN LỚP
Thực ra, hoạt động học không chỉ diễn ra trong giờ lên lớp mà được tiến hành trước đó, khi GV chuẩn bị cho giờ dạy. Sản phẩm cuối cùng của quá trình này là bản thiết kế giờ dạy –giáo án (bài soạn)
Để chuẩn bị cho giờ dạy , GV phải làm nhiều việc và phải có kĩ năng để thực hiện các công việc này . Sau đây là những việc chúng ta cần phải làm cũng là những kĩ năng chúng ta cần có để chuẩn bị cho giờ lên lớp .
I. NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH, SGK CÁC TÀI LIỆU DẠY HỌC VÀ TÌM HIỂU TRÌNH ĐỘ, ĐẶC ĐIỂM ĐỌC CỦA HỌC SINH .
1. Nghiên cứu CT, SGK và các tài liệu dạy học có liên quan 
a. Nghiên cứu CT tổng thể và các bài tập đọc của SGK: 
Chương trình là cương lĩnh dạy học mà mọi người phải tuân theo . Không phải trước khi dạy một giờ học, giáo viên lại phải đem chương trình và SGK ra đọc từ đầu. Công việc này đã được chuẩn bị ở trường Sư phạm.Tuy nhiên chương trình và SGK lớp 5 (được thay sách năm 2006-2007 )có nhiều điểm mới đòi hỏi giáo viên phải nắm để có cách tiếp cận và chuyển tải phù hợp hơn đến các đối tượng học sinh,nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc hình thành kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 .
*Khi nghiên cứu Cần nắm được: 
-Nắm được mục tiêu dạy học và phân môn 
-Nắm được cấu trúc tổng thể và đặc điểm cấu trúc CT, SGK tập đọc mà mình đang thực hiện.
-
-Nắm được nội dung dạy học
-Xác định vị trí của bài tập đọc sẽ dạy trong hệ thống chương trình 
b. Nghiên cứu SGK và các tài liệu dạy học có liên quan đến bài tập đọc sẽ dạy.
-Đọc kĩ văn bản –bài tập đọc-trong SGK
-Nghiên cứu nội dung hướng dẫn đọc, hệ thống câu hỏi bài tập của SGK và các tài liệu tham khảo
2. Xác định đặc điểm và trình độ học sinh 
Quyển sách đầu tiên người giáo viên nghiên cứu chính là học sinh .Không phải đến khi soạn 1 bài cụ thể chúng ta mới tiến hành tìm hiểu học sinh . Việc tìm hiểu học sinh là một quá trình lâu dài , đã được tiến hành trước đó. Để tiến hành dạy học tập đọc, chúng ta phải hiểu rõ học sinh của mình, đặc điểm và trình độ đọc của học sinh, các em đã có những kiến thức, kĩ năng đọc gì .Cụ thể, chúng ta phải hiểu rõ HS của mình có hứng thú với những bài tập đọc nào, phát âm có gì sai chuẩn, khó phát âm những từ ngữ nào trong bài , khó đọc đúng, đọc hay những câu nào, quen và chưa quen đọc loại văn bản nào , nội dung nào trong bài .Sự hiểu biết này sẽ giúp chúng ta xác định tính vừa sức, tính mức độ của nội dung và kĩ năng dạy học. Chẳng hạn những lỗi phát âm lệch chuẩn của học sinh sẽ giúp GV xác định những từ ngữ trong bài cần luyện đọc đúng chính âm .
Đồng thời với việc nắm trình độ đọc chung của cả lớp , GV phải biết rằng mỗi trẻ em là một cá thể nên cần cá thể hóa trong dạy học .GV cần biết rõ giọng đọc của em nào có những lợi thế để đọc hay bài tập đọc này, những câu hỏi nào sẽ được những em nào thích thú và dễ dàng trả lời được, với những em nao yêu cầu như thế nào là quá khó Như vậy, GV hiểu học sinh để phân hóa nội dung dạy học, tạo điều kiện cho phát triển năng lực đọc của từng cá thể học sinh.
II. NẮM VỮNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TẬP ĐỌC 
Để làm chủ được phương pháp đặng tổ chức quá trình dạy học tập đọc , người GV cần làm các công việc sau :
1. Xác định phương pháp, biện pháp dạy học thích hợp 
Trong dạy học Tiếng Việt có 3 phương pháp có phạm vi sữ dụng rộng rãi là phương pháp luyện theo mẫu, phương pháp phân tích ngôn ngữ và phương pháp giao tiếp. Chuẩn bị cho giờ Tập đọc, GV không chỉ xác định phương pháp mà còn cần lựa chọn những thủ pháp dạy học cụ thể .
Ví dụ : Để chữa lỗi phát âm cho học sinh có thể dùng thủ pháp luyện theo mẫu, phân tích cấu âm hoặc luyện phát âm đúng qua âm trung gian.
Để giải nghĩa từ trong giờ Tập đọc ta có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Có thể giải nghĩa bằng biện pháp trực quan , GV đưa ra vật thật hay vật thay thế đại diện cho nghĩa của từ; có thể giải nghĩa bằng ngữ cảnh , bằng cách yêu cầu học sinh đặt câu với từ cần giải nghĩa.Có thể giải nghĩa bằng biện pháp đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải nghĩa.Có thể giải nghĩa bằng cách phân tích các yếu tố cấu tạo từ hoặc giải nghĩa bằng cách miêu tả sự vật , đặc điểm được từ gọi tên. Cũng có thể giải nghĩa bằng dịnh nghĩa. Giải nghĩa từ trong giờ Tập đọc chỉ giới hạn ở nghĩa văn bản vì mục đích giải nghĩa từ là để hiểu nội dung bài.
Để dạy cái hay của từ trong bài tập đọc có thể dùng biện pháp đối lập . Biện pháp đối lập sẽ giúp chúng ta chỉ ra nét riêng đặc sắc, sự chính xác, đắc địa của việc dùng từ .Ví dụ để dạy cái hay của từ gọi bao nhiêu là trong câu “Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim”, ta đặt trong thế đối lập với ‘có “và “ rất nhiều”. Để dạy cái hay của từ “rớt” trong câu thơ “Rớt xuống trang thơ tôi, cánh hoa đào phớt đỏ”ta đặt nó trong thế đối lập với “rơi”để làm nổi bật các nét nghĩa: rơi mạnh (của vật có trọng lượng lớn), có nước (mới thắm được vào trang thơ).
2. Chuẩn bị ĐDDH , phương tiện , hình thức tổ chức dạy học 
 Sự chuẩn bị này sẽ được ghi trong mục “chuẩn bị “ được ghi trong bài soạn. Trong mục này cần ghi rõ các đồ dùng trực quan cần chuẩn bị , các phương tiện dạy học cần có , ví dụ :băng hình, phiếu học tập . . .
Khi chuẩn bị ĐDDH ,GV cần xác định mục đích của đồ dùng đó là cái gì , nó được sử dụng vào lúc nào và cách sử dụng nó ra sao .
Bảng phụ cũng cần được sử dụng để ghi sẵn các câu cần luyện đọc thành tiếng , chép sẵn các bài tập
3. Dự kiến thời gian cho từng hoạt động dạy học 
Một tiết học bị đóng khung trong 35-40 phút, vì vậy cần dự tính thời gian cho từng hoạt động dạy học. Giờ tập đọc có nhiệm vụ luyện đọc tiếng và luyện kĩ năng tìm hiểu văn bản . Cần phải chú trọng cả hai kĩ năng này , không thể xem trọng kĩ năng này mà coi nhẹ kĩ năng kia. Ở lớp 5 thời gian tìm hiểu bài cần nhiều hơn thời gian luyện đọc thành tiếng 
4. Xây dựng hệ thống nhiệm vụ, soạn thảo , lựa chọn các câu hỏi , bài tập phù hợp với mục tiêu dạy học và đối tượng học sinh
Khi xác định nội dung dạy học, chúng ta phải triển khai thành hệ thống nhiệm vụ, hệ thống các công việc của thầy và trò ứng với từng bước lên lớp, chúng ta phải lựa chọn, soạn thảo các câu hỏi và bài tập phù hợp với mục tiêu dạy học và đối tượng HS.
5. Dự kiến các tình huống dạy học và điều chỉnh câu hỏi, bài tập
 GV phải làm trước tất cả những gì học sinh sẽ phải làm trong giờ học. Nếu xem đó là một yêu cầu có tính nguyên tắc thì trong quá trình lên lớp chúng ta sẽ tránh được bao sai lầm đáng tiếc. Nếu giáo viên nào cũng tự trả lời những câu hỏi, giải những bài tập mình ra trong bài soạn trước khi lên lớp thì sẽ tự điều chỉnh chúng phù hợp hơn.Chúng ta sẽ tránh được các tình huống bất ngờ , không xử lí kịp. Đành “chết đứng “trên giờ dạy.
Chuẩn bị cho giờ lên lớp, GV phải dự tính được hết những khó khăn của học sinh và soạn thảo cả những câu hỏi gợi mở, những câu hỏi bài tập dự trữ nhằm giảm độ khó của câu hỏi và bài tập .
IV . SOẠN BÀI
Bài học là đơn vị cơ sở của dạy học nên viện soạn bài rất quan trọng .Bản thiết kế càng đúng đắn, chi tiết càng đảm bảo sự thành công của giờ dạy . Trong thực tế, người giáo viên cần đầu tư thời gian và công sức cho phầm soạn bài bao nhiêu, giờ lên lớp sẽ nhẹ nhàng bấy nhiêu. 
Để soạn bài theo phương pháp mới , cần xác định thật rõ mực tiêu của giờ  ... m mới , trước hết, GV cần giới thiệu vài nét chính về chủ điểm .
-Có thể có nhiều cách giới thiệu bài , ví dụ : gợi mở bằng câu hỏi hoặc bằng tranh ảnh, băng hình, vật thật (nếu cần thiết )hay diễn giải bằng lời .Tuy nhiên , dù theo cách nào, phần giới thiệu bài cũng cần ngắn gọn, không làm mất thời gian luyện đọc và tìm hiểu bài.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
-Luyện đọc :
+
Một HS kha,ù giỏi đọc thành tiếng (hoặc 2 học sinh khá, giỏi nối tiếp nhau đọc toàn bài.
+HS đọc thành tiếng từng đoạn văn (khổ thơ )
.Đọc nối tiếp nhau trước lớp : mỗi học sinh đọc một đoạn theo trình tự các đoạn trong bài (lặp lại 2, 3 vòng , sao đó cho nhiều học sinh trong lớp được đọc ).GV kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa các từ khó trong bài , sửa đổi cách đọc cho các em.
.Đọc theo cặp : mỗi học sinh đọc một đoạn theo trình tự các đoạn trong bài (lặp lại 2 vòng, sao cho mỗi học sinh đều được đọc tất cả bài ).
.Một, hai HS đọc lại toàn bài.
+ GV đọc mẫu toàn bài.
-Tìm hiểu bài :
GV hướng dẫn HS đọc và trả lời từng câu hỏi trong SGK ( hoặc các câu hỏi được chia tách , bổ sung của GV ) theo các hình thức dạy học thích hợp .
-Đọc diễn cảm (với văn bản nghệ thuật )hoặc luyện đọc lại (với văn bản khác)
+Hướng dẫn HS đọc từng đoãn văn (khổ thơ ):
.Một số HS đọc : mỗi em đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài.
GV hướng dẫn kĩ cách đọc một đọan văn (khổ thơ ):
GV dùng lời nói kết hợp ghi bảng, sử dụng ĐDDH để hướng dẫn học sinh cách đọc .
.GV đọc mẫu 
.HS luyện đọc (theo cặp )đoạn đã được GV hướng dẫn cách đọc .GV sửa lỗi cho các em.
+HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
-Học thuộc lòng đối với những bài có yêu cầu HTL:
HS tự nhẩm HTL các khổ thơ, bài thơ hay đoạn văn theo chỉ định trong SGK. Đối với những lớp yếu, GV có thể xóa dần các chữ trong mỗi dòng, mỗi câu, mỗi khổ thơ hay ngược lại , chỉ viết chữ đầu, chữ cuối của mỗi dòng, mỗi câu, mỗi khổ thơ
GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng các khổ thơ, bài thơ hay đoạn văn vừa học thuộc.
c. Củng cố , dặn dò
-Hướng dẫn HS chốt lại nội dung chính hoặc ý nghĩa của bài tập đọc .
-Nêu nhận xét về tiết học .
-Nêu yêu cầu tiếp tục luyện tập và chuẩn bị cho bài sau.
Chú ý:
-Tùy theo nội dung , cấu tạo của từng bài tập đọc và trình độ của lớp, GV có thể dạy tập đọc theo cách“bổ dọc“như đã hướng dẫn hoặc cách“bổ ngang”: luyện đọc, tìm hiểu bài và hướng dẫn đọc diễn cảm(luyện đọc lại )theo từng đọan văn, khổ thơ.
Vd: các bài :Đất cà mau,Chuỗi ngọc lam, Thái sư Trần Thủ Độ, Út Vịnh).
-Việc hưỡng dẫn đọc diễn cảm hoặc luyện đọc lại cần được vận dụng một cách linh hoạt .Tùy trường hợp , GV có thể áp dụng các biện pháp khác nhau như luyện đọc truyện theo vai, thi đọc tốt một đoạn văn (khổ thơ) hoặc cả bài, tổ chức trò chơi học tập có tác dụng luyện đọc.
-Mỗi đọan văn (khổ thơ) có thể được đọc với nhiều cách khác nhau. GV chỉ sửa những cách đọc không phù hợp với nội dung của đoạn, tránh áp đặt, hạn chế sự cảm thụ và sáng tạo của học sinh .
BIỆN PHÁP DẠY – HỌC
1. Hướng dẫn đọc 
a. Đọc thành tiếng 
GV có thể hướng dẫn học sinh đọc thành tiếng bằng các biện pháp sau :
-Đọc mẫu: Việc đọc mẫu ở các lớp dưới thường do giáo viên đảm nhận . Đến lớp 5, kĩ năng đọc của học sinh đã được nâng cao, nhiều học sinh có thể đạt tới trình độ chuẩn trong những trường hợp nhất định. Dovậy, tùy trường hợp cụ thể, Gv có thể chỉ định một số học sinh kha,ù giỏi đọc làm mẫu trước. GV chỉ nên đọc mẫu toàn bài khi cả lớp đã hòan thành các bước luyện đọc trơn, trước khi tìm hiểu bài và chuyển sang bước luyện đọc diễn cảm.Các hình thức đọc mẫu bao gồm :
+Đọc từ, cụm từ nhằm hướng dẫn cách phát âm đúng, trong trường hợp nhiều học sinh phát âm sai.
+Đọc câu, đoạn, bài nhằm hướng dẫn cách đọc diễn cảm.
-Dùng lời nói kết hợp chữ viết, kí hiệu và đồ dùng dạy học, hướng dẫn học sinh cách nghỉ hơi, tốc độ đọc, giọng đọc thích hợp.
-Tổ chức cho học sinh đọc cá nhân (đọc trong nhóm, đọc trước lớp), đọc đồng than (cả nhóm, cả tổ, cả lớp); nhận xét cách đọc của học sinh, sửa lỗi phát âm hoặc lỗi thể hiện nội dung qua giọng đọc cho học sinh. Ở lớp 4,5 nên hạn chế dần số lần đọc đồng thanh và tăng cường hình thức đọc cá nhân.
b. Đọc thầm
Các biện pháp có thể áp dụng là:
-Giao nhiệm vụ để định hướng rõ yêu cầu đọc thầm cho học sinh (đọc câu nào , đoạn nào ; đọc để trả lời câu hỏi hay để ghi nhớ, thuộc lòng; đọc để trả lới câu hỏi nào).
-Giới hạn thời gian để tăng dần tốc độ đọc thầm cho HS . Cách thực hiện biện pháp này là từng bước rút ngắn thời gian đọc của học sinh và tăng dần độ khó của nhiệm vụ ( đọc lướt để tìm từ ngữ hay chi tiết, hình ảnh nhất định trong 2 phút,1 phút ; đọc lướt để nêu nội dung chính của đoạn, của bài trong 2phút, 1 phút).
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
a. Giúp HS hiểu nghĩa của từ ngữ mới
-Đối với những từ ngữ đã được giải thích trong SGK : GV không nhất thiết phải yêu cầu học sinh giải thích tất cả các từ ngữ này mà có thể chọn một số từ ngữ khó để giải thích cho rõ. Biện pháp thực hiện là tổ chức cho học sinh đọc thầm nội dung chú thích trong SGK rồi trình bày lại.
-Đối với những từ ngữ đã được giải thích trong SGK mà học sinh vẫn chưa nắm chắc nghĩa hoặc những từ ngữ khác trong bài còn khó hiểu, GV có thể hướng dẫn học sinh giải thích bằng các biện pháp sau:
+Dùng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc từ ngữ thông dụng ở địa phương để giải thích từ ngữ đó.
+Đặt câu với từ ngữ đó.
+Miêu tả sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm hoặc tính chất được gọi tên bằng từ ngữ đó.
b. Giúp học sinh nắm vững câu hỏi (bài tập) tìm hiểu bài
Các biện pháp có thể áp dụng là :
-Cho HS đoc thầm câu hỏi (bài tập) rồi trình bày lại yêu cầu của câu hỏi (bài tập) đó.
-GV giải thích thêm cho rõ yêu cầu của câu hỏi (bài tập ).
-Tách câu hỏi , bài tập trong SGK thành một số câu hỏi (bài tập ) nhỏ hoặc bổ sung câu hỏi phụ để học sinh dễ thực hiện. Chú ý tránh đặt thêm những câu hỏi không phù hợp với chủ điểm học tập hoặc vượt quá khả năng nhận thức của học sinh.
-Tổ chức cho học sinh trả lời hay thực hiện làm mẫu một phần của câu hỏi (bài tập)để cả lớp nắm được yêu cầu của câu hỏi(bài tập)đó.
c. Tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi (thực hiện bài tập)tìm hiểu bài
Các biện pháp có thể áp dụng là :
-Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm để trả lời câu hỏi hoặc thực hiện bài tập.
-Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau.
-Trao đổi với học sinh, sửa lỗi cho HS hoặc tổ chức để học sinh giải đáp thắc mắc cho nhau, góp ý cho nhau, đánh nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu bài.
-Sơ kết, tổng kết ý kiến HS; ghi bảng nếu cần thiết.
3. Ghi bảng
* Yêu cầu chung
Việc ghi bảng cần đảm bảo tính khoa học , tính sư phạm và tính thẫm mĩ, cụ thể là:
-Nội dung ghi bảng phải ngắn gọn, chính xác.
-Hình thức ghi bảng phải đẹp
-Tiến trình ghi bảng phải kết hợp nhịp nhàng với tiến trình dạy học.
Thứ.ngàytháng. năm
Tập đọc
Tên bài
Luyện đọc
Ghi những từ ngữ, câu, đoạn văn ngắn hoặc khổ thơ cần luyện đọc; những lưu ý về cách đọc diễn cảm.
Tìm hiểu bài
 Ghi những từ ngữ , hình ảnh, chi tiết nổi bật, ý chíng của đọan văn, khổ thơ hay của cả bài.Có thể cho HS ghi vở.
MỘT SỐ LƯU Ý VỀ DẠY HỌC TẬP ĐỌC 5
1. Vận dụng linh hoạt quy trình trên đối với từng bài tập đọc và với đối tượng học sinh cụ thể , GV cần lưu ý một số điểm sau:
*Ở lớp có nhiều học sinh khá ,giỏi, với một số văn bản nghệ thuật (truyện kể, kịch, văn miêu tả, thơ )có bố cục khá rõ ràng, GV có thể thực hiện bước hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài theo cách “cắt ngang”,kết hợp cả 3 yếu tố đối với từng đoạn:
Đoạn 1: Luyện đọc –Tìm hiểu bài - HD đọc diễn cảm( có xác định đoạn trọng tâm).
Đoạn 2: Luyện đọc –Tìm hiểu bài-HD đọc diễn cảm
Sau đó GV hướng dẫn học sinh đọc cá nhân từng đoạn nối tiếp hoặc HTL (nếu có ); thi đọc diễn cảm trước lớp.
*Ở khâu đọc diễn cảm(luyện đọc lại) được vận dụng linh hoạt bằng nhiều hình thức khác nhau do GV lựa chọn (đọc truyện hoặc kịch theo vai, thi đọc tốt một đoạn hoặc cả bài , tổ chức trò chơi học tập có tác dụng lưyện đọc).Đây là khâu cần được GV chú trọng hướng dẫn để giúp học sinh có thể đạt tốt yêu cầu về kĩ năng đọc ờ lớp 5.
*Thời gian 40 phút của tiết Tập đọc lớp 5 có thể phân bổ như sau :
A. Kiểm tra bài cũ(khoảng 3 phút)
B. Dạy bài mới (khoảng 37 phút)
a. Giới thiệu bài (khoảng 2 phút)
b. hướng dẫn luyện đọc, tìm hiểu bài
-Hướng dẫn luyện đọc(khoảng 10 phút)
-Tìm hiểu bài (khoảng 12 phút)
-Đọc diễn cảm, luyện đọc lại (khoảng 10 phút)
c. Củng cố và dặn dò(khoảng 3 phút)
2. Lưu ý tính đặc thù của thể loại để vận dụng vào giảng dạy
-Giọng đọc phù hợp với thể loại (văn xuôi, thơ, kịch, các loại văn bản khác)
-Lưu ý đọc hiểu theo thể loại để tiếp cận ngôn ngữ, kết cấu, nội dung ý nghĩa của văn bản:
VD: Với văn bản nghệ thuật, ta cần giúp học sinh nắm được nội dung thông tin thẩm mĩ, mục tiêu của văn bản đồng thời dạy cho học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ , hình tượng văn chương làm nên nội dung văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de tap doc lop 5.doc