Chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học Toán lớp 4

Chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học Toán lớp 4

Chương trình sách giáo khoa mới Toán 4 mở đầu cho giai đoạn học tập sâu hơn nghĩa là vẫn hướng dẫn học sinh về các kiến thức kỹ năng cơ bản của môn Toán nhưng ở mức độ sâu sắc hơn, khái quát hơn, tường minh hơn giai đoạn của các lớp 1 ; 2; 3.

 Cùng với các môn học khác, môn Toán có vị trí rất quan trọng, bởi Toán học với tư cách là một môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới thực,có một hệ thống kiến thức, nhận thức và phương pháp cơ bản cần thiết để học các môn học khác và tiếp tục nhận thức về thế giới xung quanh. Môn Toán có khả năng phát triển tư duy lôgic, bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như: trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích và tổng hợp, so sánh, dự đoán, chứng minh và bác bỏ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, có căn cứ khoa học toàn diện, chính xác. Nó có nhiều tác dụng trong việc hình thành và phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt sáng tạo trong việc hình thành và phát triển nề nếp, phong cách tác phong làm việc khoa học cần thiết trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, góp phần giáo dục ý chí và những đức tính tốt đẹp như: cần cù, nhẫn nại, ý thức vượt mọi khó khăn trong cuộc sống.

 

doc 16 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1661Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học Toán lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SKKN: CHUYÊN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
TOÁN LỚP 4
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình sách giáo khoa mới Toán 4 mở đầu cho giai đoạn học tập sâu hơn nghĩa là vẫn hướng dẫn học sinh về các kiến thức kỹ năng cơ bản của môn Toán nhưng ở mức độ sâu sắc hơn, khái quát hơn, tường minh hơn giai đoạn của các lớp 1 ; 2; 3.
	Cùng với các môn học khác, môn Toán có vị trí rất quan trọng, bởi Toán học với tư cách là một môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới thực,có một hệ thống kiến thức, nhận thức và phương pháp cơ bản cần thiết để học các môn học khác và tiếp tục nhận thức về thế giới xung quanh. Môn Toán có khả năng phát triển tư duy lôgic, bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như: trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích và tổng hợp, so sánh, dự đoán, chứng minh và bác bỏ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, có căn cứ khoa học toàn diện, chính xác. Nó có nhiều tác dụng trong việc hình thành và phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt sáng tạo trong việc hình thành và phát triển nề nếp, phong cách tác phong làm việc khoa học cần thiết trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, góp phần giáo dục ý chí và những đức tính tốt đẹp như: cần cù, nhẫn nại, ý thức vượt mọi khó khăn trong cuộc sống.
	Với vị trí quan trọng đó nên chương trình môn Toán ở lớp 4 chiếm một số lượng giờ rất lớn ( 175 tiết/năm học). Do đó chúng ta thấy rõ việc nâng cao hiệu quả dạy và học môn Toán là một điều thiết yếu và có thời gian để làm được. Chương trình toán ở tiểu học được đề cập, xoay quanh nhiều nhất là phần số học 
( Số học ở lớp 4 có tới 110 tiết, chiếm 63 % tổng thời lượng dạy học toán). Các kiến thức số học được sắp xếp theo nguyên tắc đồng tâm, kế thừa và phát triển, lớp học trên bao hàm lớp học dưới và được mở rộng, nâng cao hơn. Các kiến thức số học được phát triển liên tục, không gián đoạn. Chính vì thế mà toán số học rất đa dạng và phức tạp. Để học tốt toán số học đòi hỏi học sinh phải có khả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa. Nhưng với học sinh lớp 4 còn có những hạn chế trong nhận thức, tri giác còn gắn liền với hành động trên đồ vật, khó nhận biết được tính chất chung của các tập hợp khi thay đổi một vài đặc điểm bên ngoài của các phần tử như hình “hình dạng”, “sắc màu”.
	Ví dụ: Cũng là thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức hay là vận dụng một số tính chất: một số nhân một tổng, một số nhân với một hiệu..nhưng ở phần phân số đối với học sinh quả là khó khăn.
	Với HS lớp 4 thường chú ý đến cái mới lạ, hấp dẫn, cái đập vào mắt hơn là cái cần quan sát, trí nhớ trực quan, hình tượng phát triển mạnh mẽ hơn là trí nhớ câu chữ, trừu tượng, tư tưởng phụ thuộc hình mẫu có thực, tư duy cụ thể là chủ yếu. Do vậy mà trong quá trình giải toán số học ở một số dạng các em còn mắc phải sai lầm.
	Qua quá trình giảng dạy ở lớp 4 đã nhiều năm, qua các kỳ kiểm tra định kỳ, khảo sát chất lượng và kể cả khảo sát đối tượng học sinh giỏi, tôi nhận thấy rằng kỹ năng thực hiện bốn phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) về số tự nhiên và phân số , kỹ năng lập số, phân tích số, kỹ năng thực hiện một biểu thức và kỹ năng tìm thành phần chưa biết của phép tính đối với phần lớn học sinh là rất khó khăn. Một số học sinh còn thực hiện máy móc, chưa nắm rõ được bản chất của vấn đề cần giải quyết. Nói cách khác, các em làm nhưng không hiểu rõ kỹ năng thực hiện, không chắc chắn là đúng hay sai, từ đó các em ngại làm những bài toán số học có tính phức tạp hay một số bài có nội dung tiềm ẩn. Bởi vậy có nhiều em (có khi là học sinh giỏi) biết cách giải một số bài toán phức tạp, hóc búa nhưng kết quả tính lại không đúng.
Đó chính là do kĩ năng tính toán về số học của học sinh còn non kém. Thực tế cho thấy những năm qua chất lượng về môn Toán của học sinh lớp 4 thấp hơn những môn học khác, tỷ lệ học sinh khá giỏi chưa cao. Theo tôi nguyên nhân chính cũng do phần toán số học của học sinh nắm chưa chắc chắn.
	Thực tế qua khảo sát thường xuyên và định kỳ của những năm qua thôi thấy kết quả như sau:
Sô lượng HS
Số HS sai lầm khi thực hiện 4 phép tính
Số HS sai lầm khi lập các số tự nhiên
Số HS sai lầm khi tìm thành phần chưa biết phép tính
35 em
( 2005- 2006)
35 em
( 2006- 2007)
25% - 30%
20% - 25%
20% - 25%
15% - 20%
30% - 35%
20% - 25%
(Tất nhiên cũng có những em mắc tất cả những sai lầm trên.)
Từ những thực trạng trên trong hai năm học này, tôi đã đưa ra một số biện pháp để khắc phục những sai lầm mà học sinh thường gặp phải khi giải một số dạng toán về số học nhằm nâng cao chất lượng môn Toán cho HS lớp 4 của tôi. Hy vọng rằng một số kinh nghiệm nhỏ của tôi sẽ được đồng chí, đồng nghiệp áp dụng cho học sinh của mình và cũng rất mọng được sự góp ý bổ sung của đồng chí, đồng nghiệp.
II : GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Trong những năm học trước, tôi thấy học sinh của tôi cũng như HS khối 4 thường hay sai ở các phép tính nhân, chia với số có nhiều chữ số, sai trong tìm số dư của phép chia, sai sót trong lập số tự nhiên với các số cho trước, sai ở dạng toán tìm một số khi biết kết quả sau một dãy phép tính liên tiếp và đặc biệt sai nhiều ở thứ tự thực hiện phép tính khi vận dụng vào tìm thành phần chưa biết hoặc thực hiện tính với phần phân số.
	Tôi đã đưa ra một số giải pháp cho hai năm học qua như sau:
1. Giúp học sinh thực hiện đúng các phép nhân dạng abcde xoy
	Với lớp tôi cũng như các lớp của đồng nghiệp trong trường thì dạng abcde mnx học sinh đều thực hiện được thành thạo, song dạng nhân với số có chữ số 0 ở giữa học sinh hay thực hiện sai. Với dạng này tôi làm như sau: 
	 - Khi dạy nhân với số có 3 chữ số với ví dụ: 234 207 = ?
Các em thương fthực hiện như sau:
	 234
	 x 207
	 1638
	 468
	 6318
- Ta thấy rõ ràng học sinh đã thực hiện sai phép tính
- Các em thực hiện sai bởi vì các em đã “bỏ sót” chữ số 0 ở hàng chục của thừa số thứ hai. Nên chỉ tìm được hai tích riêng như nhân với số có hai chữ số. Như vậy chứng tỏ rằng các em chưa hiểu rõ bản chất của cách ghi số theo hệ thập phân và vị trí của từng chữ số. Từ đó các em đặt tính một cách máy móc, không hiểu vì sao làm như vây.
	Trước hết, khi dạy đến dạng toán này tôi đã giải thích cho học sinh hiểu bản chất của cách ghi số, nắm vững các quy tắc thực hiện các phép tính. Chẳng hạn đối với bài toán trên, giáo viên cần giúp các em rõ:
	+ Khi ta nhân 7 với 234 được 1638 đơn vị - là tích riêng thứ nhất ( vì chữ số 7 của thừa số thứ hai ở hàng đơn vị)	
+ Khi ta nhân 0 với 234 được 0 chục - là tích riêng thứ hai (vì chữ số 0 của thừa số thứ hai ở hàng chục) 
	+ Khi ta nhân 2 với 234 được 468 trăm - là tích riêng thứ ba (vì chữ số 2 của thừa số thứ hai ở hàng trăm) 	
Vì vậy khi nhân cột các tích riêng ta phải đặt thẳng hàng vớ nhau (Cụ thể hàng trăm thẳng với hàng trăm). Như vậy ta có:
	234
	X 207	
 1638
 	 468	
 48438
Để học sinh khỏi nhầm lẫn giáo viên có thể giải thích các em như sau:
Viết đầy đủ: 	 	Viết gọn:	
	 234 	 234
 X 207 	X 207
 1638	 1638
 000	 468	
 468	 48438
 48438
- Ngoài ra, để giúp các em khẳng định lại kết quả phép tính của mình giáo viên cần hướng dẫn học sinh thử lại kết quả.
 Chẳng hạn: 234 x 207 = 6318.
Học sinh dùng phép chia để thử lại => 6318 : 207 = 30 ( dư 108).
- Từ đó học sinh xác định phép tính trên là sai hay đúng để các em có thể suy nghĩ thực hiện lại (nếu kết quả của các em sai)
	Với phương pháp trên tôi đã áp dụng để hướng dẫn học sinh lớp tôi, các em đã tiếp thu rất nhanh. Từ cơ sở học sinh đã hiểu và làm đúng những bài toán như trên tôi đưa thêm một số bài toán khác để giúp học sinh nhớ lâu hơn dạng tính trên.
	Ví dụ: Bạn Sơ nhân một số với 405. Vì sơ ý nên bạn đã viết các tích riêng thẳng hàng với nhau. Vì vậy tích tìm được là 11277. Em hãy tìm tích đúng của phép nhân này?
	Qua thực hành làm bài, phần lớn các em hiểu được rằng: bạn Sơ đặt các tích riêng thẳng hàng với nhau tức là bạn đã lấy số đó lần lượt nhân với 5, với 4 rồi cộng các kết quả lại. Như vậy 5 lần thừa số thứ nhất cộng với 4 lần thừa số thứ nhất chính bằng 11 277.
	Vậy thừa số thứ nhất là: 11277 : ( 5 + 4) = 1253.
Vậy tích đúng là:
 1253
 X 405
 6265
 5012	
 507465
- Qua những bài tập như dạng trên sau khi thực hiện xong, giáo viên khắc sâu thêm cho học sinh về việc đặt các tích riêng cho đúng để có kết quả phép nhân đúng.
Qua một số năm thực hiện tôi thấy học sinh đã giảm hẳn được tình trạng làm sai dạng toán abcde xoy. Với cách làm đó , tôi đã đưa ra cho đồng nghiệp trong khối cùng thực hiện và thấy kết quả cũng rất khả quan.
2. Giúp học sinh thực hiện đúng các phép chia dạng: abc : d ( với a chia hết cho d, b không chia hết cho d, bc chia hết cho d).
	Tôi đã khảo sát ở lớp tôi cũng như học sinh trong khối thấy các em thực hiện phép chia cho số có 1; 2 ; 3 chữ số rất thành thạo song trong đó dạng chia mà thương có chữ số 0 ở giữa thì nhiều em thực hiện sai.
	Tôi đã yêu cầu học sinh thực hiện 2 phép chia sau:
	2030 : 5 và 3018 : 6
Sau khi làm xong, tôi thu bài làm của học sinh kiểm tra và phát hiện một số em thực hiện hai phép chia trên sai như sau:
3018
53
30
00 18
6
 18
0
5
 2030 
46
20
 030
 30
 0
 5
Rõ ràng là các em biết cách chia nhưng chưa hiểu bản chất của phép chia nên đã thực hiện sai các phép tính trên. Nguyên nhân sai lầm trên là do các em không lấy chữ số hàng chục ở số bị chia để thực hiện chia. Nên kết quả tìm được còn thiếu chữ số chỉ hàng chục, chỉ có giá trị hàng trăm và hàng đơn vị. Như vậy các em lại càng mắc sai lầm ở dạng phép nhân như tôi đã nói trên.
	 Những bài toán dạng này tôi đã hướng dẫn cho học sinh như sau:
Ví dụ ở bài toán trên:
5
2030
406
03
 30
5
 0
 - 2 nghìn không chia hết cho 5, ta lấy 20 trăm chia cho 5 được 4 trăm, ta viết 4 ở thương, 5 nhân với 4 được 20, 20 trừ 20 bằng 0.
- Hạ 3 chục xuống lấy 3 chục chia cho 5 được 0 viết 0 ở thương , 0 nhân với 5 được 0, lấy 3 trừ 0 bằng 3.
- Hạ 0 đơn vị xuống, được 30, lấy 30 đơn vị chia cho 5 được 6 đơn vị, 6 nhân 5 bằng 30, 30 trừ 30 bằng 0.
Vậy kết quả tìm được là: 406
Với phép tính 3018 : 6 tôi cũng hướng dẫn các em kiểu như vậy. Sau khi các em thực hiện xong tôi cho các em thử lại bằng phép nhân để kiểm tra kết quả.
	Những phép chia dạng trên trong những tiết học đầu, tôi bắt các em thực hiện từng bước như trên để các em hiểu rõ bản chất của phép chia, tránh nhầm lẫn. Sau khi các em đã thực hiện thành thạo rồi thì các em có thể gộp bước chia chữ số hàng chục với chia chữ số hàng đơn vị vào ...  trứng còn lại và thêm 1 quả; lần thứ 3 bán số trứng còn lại sau hai lần bán trước và thêm 1 quả, cuối cùng còn lại 10 quả. Hỏi người đó đưa ra chợ tất cả bao nhiêu quả trứng?
	Với bài toán này, lúc đầu đưa ra tôi thấy học sinh còn lúng túng chưa tìm ra được cách giải nhanh và hợp lý. Vì vậy tôi cho học sinh đọc kĩ đề toán nhận xét và đưa về dạng quen thuộc như ví dụ 1. “Tìm 1 số biết rằng nếu lấy số đó chia cho 2 rồ trừ đi 1 được bao nhiêu lại chia cho 2 rồi trừ đi 1, cuối cùng được bao nhiêu lại chia cho 2 rồi trừ đi 1 thì được 10”.
	Từ đó tôi hướng dẫn học sinh áp dụng một số cách giải ở ví dụ 2 để giải.
Cách 1: Áp dụng phương pháp giải từ cuối.
- Các em tự lập sơ đồ diễn giải bài toán dưới dạng
a
?
?
?
?
: 2
- 1
: 2
-1
A
B
C
?
10
: 2
-1
D
E
Tương tự với bài toán 1, sẽ tìm được số trong hình tròn E: 10 + 1 = 11.
Số trong hình tròn D: 11 2 = 22
Số trong hình tròn C: 22 + 1 = 23
Số trong hình tròn B: 23 2 = 46
Số trong hình tròn A: 46 + 1 = 47
Số trứng người đó mang ra chợ là: 47 2 = 94
Cách 2: Áp dụng phương pháp dùng chữ thay số:
 Ký hiệu số trứng mang ra chợ là x, theo bài ra ta có:
{(x : 2 – 1) : 2 – 1} : 2 = 10 + 1 = 11
(x : 2 – 1 ) : 2 – 1 = 11 2 = 22
(x : 2 – 1 ) : 2 = 22 + 1 = 23
(x : 2 – 1 ) = 23 2 = 46
x : 2 = 46 + 1 = 47
x = 47 2 = 94
Số trứng người đó mang đi chợ là 94 quả
Cách 3: Áp dụng sơ đồ đoạn thẳng
Tổng số trứng là: 
Sau lần bán thứ 1: 
Sau lần bán thứ 2: 
Sau lần bán thứ 3:
Nhìn vào sơ đồ ta thấy:
	Trước lần bán thứ 3, số trứng của người đó là:
	( 10 + 1) 2 = 22 (quả)
	Trước lần bán thứ 2, số trứng của người đó là:
	( 22 + 1) 2 = 46 (quả)
	Số trứng của người đó mang đi chợ là:
	( 46 + 1) 2 = 94 (quả)
	Đáp số: 94 quả
Với những cách giải trên tôi thấy học sinh áp dụng vào giải dạng toán này rất nhanh và chính xác. Khi học sinh làm được những bài toán trên tôi đưa thêm một số ví dụ khác. Chẳng hạn:
Bài toán 3 : Tìm một số, biết rằng số đó lần lượt cộng với 1 rồi nhân với 3, được bao nhiêu rồi đem chia cho 3, sau đó trừ đi 4 thì được kết quả là 5. 
Sau khi đọc xong đề toán, học sinh đã nhận ra bài toán này thuộc dạng toán trên và các em đã biết vận dụng một trong các phương pháp như trên để giải. Hầu hết các em lập sơ đồ để diễn giải bài toán:
x
?
?
?
5
+1
: 3
-4
A
B
C
Từ sơ đồ trên , HS dễ dàng tìm được số cần tìm mà không bị nhầm lần bước tính kể cả với học sinh trung bình và học sinh yếu
7 Giúp học sinh sửa sai khi giải các bài toán về “ Tỉ lệ bản đồ và ứng dụng”. 
Phần toán về “ Tỉ lệ bản đồ và ứng dụng” trong chương trình Toán 4 thời lượng không nhiều( 5 tiết ) mà trong các tài liệu bổ sung cũng ít nói đến nhưng nó lại được vận dụng nhiều vào cuộc sống . Hơn nữa trong những năm gần đây, tôi không thấy loại toán này xuất hiện trong các bài kiểm tra định kỳ của học sinh.
Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy học sinh làm dạng toán này sai rất nhiều khi vận dụng vào hình học. Phần lớn học sinh giải sai ở dạng toán này là do các em nắm chưa chắc khái niệm “ Tỉ lệ bản đồ” để ứng dụng vào giải toán.
Ví dụ: Trong sách giáo khoa bài “ Tỉ lệ bản đồ” - trang 154.
Nội dung sách giáo khoa yêu cầu học sinh quan sát bản đồ Việt Nam bên góc dưới bản đồ có ghi “ tỉ lệ 1: 10 000” và giới thiệu: “ Tỉ lệ đó là tỉ lệ bản đồ; Tỉ lệ 1 : 10 000 cho biết nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ lại 10 000 lần”
Dựa vào khái niệm đó, khi giải các dạng bài tập: Cho biết tỉ lệ và độ dài thu nhỏ, yêu cầu tính độ dài thật hoặc cho biết tỉ lệ và độ dài thật, yêu cầu tính độ dài thu nhỏ học sinh có thể giải được bình thường. Nhưng đến khi giải các bài toán có vận dụng tỉ lệ bản đồ vào hình học thì nhiều em làm sai.
Ví dụ: Một sân khấu hình chữ nhật được vẽ thu nhỏ trên bản đồ với tỉ 1 : 100 và có chiều rộng 12 cm, chiều dài 15 cm. Hãy tính diện tích thực của sân khấu đó.
Hầu hết các em đều giải như sau:
Diện tích của sân khấu trên bản đồ là:
12 x 15 = 180 ( cm2)
- Diện tích thực của sân khấu là:
 180 x 100 = 18000 ( cm2)
Đáp số: 18000 cm2
Hoặc các bài toán cho biết chiều dài thực, chiều rộng thực và tỉ lệ bản đồ, yêu cầu tính diện tích trên bản đồ học sinh cũng tính sai tương tự như trên.
Có nhiều học sinh giải sai như vậy là do các em đã hiểu nhầm khái niệm tỉ lệ bản đồ vì cho rằng tỉ lệ 1 : 100 là diện tích được thu nhỏ 100 lần. Chính vì thế mà ngay từ tiết dạy đầu tiên của phần này giáo viên cần giải thích để học sinh rõ tỉ lệ bản đồ 1 : n cho biết bản đồ đó được vẽ thu nhỏ n lần theo độ dài để từ đó học sinh không nhầm lẫn với vẽ thu nhỏ bản đồ theo tỉ lệ diện tích như các em thường mắc phải.
Vì thế trong những năm gần đây học sinh lớp tôi không mắc phải sai lầm như đã nêu ở trên nữa. Cụ thể trong lần nhận báo Toán tuổi thơ số 102 gần đây, tôi đã lấy ngay bài toán trong mục “ Sai ở đâu? Sửa cho đúng” ra cho lớp tôi.
Nội dung bài toán như sau:
Người ta vẽ một khu đất hình chữ nhật theo tỉ lệ 1 : 1000, chiều dài hơn chiều rộng 2 dm. Biết chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính diện tích thực tế khu đất.
Baì giải
Theo đề bài, nếu ta coi chiều rộng của khu đất là 1 phần thì chiều dài là 2 phần như thế.
Chiều rộng của khu đất trên bản đồ là:
2 : ( 2 -1 ) = 2 ( dm)
Chiều dài của khu đất trên bản đồ là:
2 x 2 = 4 ( dm)
Diện tích của khu đất trên bản đồ là:
2 x 4 x 1000 = 8 000 ( dm 2)
Đổi : 8 000 dm2 = 80 m2.
Vậy diện tích khu đất trên thực tế là 80 m2
Các bạn thử xem tính như thế có được không?
Sau khi nhận được đề và đọc kĩ bài giải của họ thì hầu hết học sinh lớp tôi đều phát hiện ra giải như thế là sai và chỉ rõ được sai ở đâu.
Tuy phần Toán “ Tỉ lệ bản đồ và ứng dụng” trong chương trình Toán 4 thời lượng rất ít; yêu cầu về chuẩn kiến thức và kỹ năng ở phần này học sinh cũng dễ đạt được song tôi thấy giáo viên cần đưa ra các bài toán về tỉ lệ bản đồ có ứng dụng trong cuộc sống vào dạy học buổi hai để có thể phát huy thêm năng khiếu Toán cho học sinh và một mặt cũng đáp ứng được nhu cầu của người học.
Ngoài một số dạng toán trên, trong phần số học tôi đã khắc phục cho học sinh một số dạng toán cơ bản khác bằng cách giải đơn giản, dễ hiểu tránh trùng lặp sai sót trong tính toán.
III : KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG
Qua việc giúp HS khắc phục một số sai lầm hay mắc phải khi giải một số dạng toán số học như đã nêu trên tôi thấy:
	- Lớp tôi hai năm học qua, tình trạng học sinh tính toán sai đã giảm hẳn, đặc biệt ở phần số học . Nó đã giúp cho học sinh tự tin hơn trong làm bài vì các em đã hiểu rõ được bản chất của vấn đề cặn kẽ hơn để tự giải quyết.
	- Từ việc học sinh nắm chắc phần toán số học, ở lớp tôi các em rất phấn khởi khi áp dụng vào các dạng toán khác. Và kết quả của các bài kiểm tra đều cao hơn, bởi cấu tạo mỗi bài kiểm tra thì phần số học đã chiếm quá nửa, tránh được những sai lầm đáng tiếc khi học sinh biết cách giải những bài toán khó mà kết quả tính lại không đúng.
Kết quả thu được qua đợt kiểm tra định kỳ lần 4 của hai năm gần đây như sau:
Số HS dự KT
Số bài đạt G
Số bài đạt K
Số bài đạt TB
Số bài điểm Y
35 em 
( 2007 – 2008)
35 em 
( 2008 – 2009)
 23 bài 
( 15 điểm 10) 
 25 bài 
( 17 điểm 10)
 7 bài 
( 5 bài điểm 8) 
 8 bài
( 5 bài điểm 8)
 5 bài
( 1 bài điểm 6)
 2 bài 
( 1 bài điểm 6)
0
0
Ngoài những kết quả thu được ở trên tôi thấy các em đã độc lập, chủ động, sáng tạo hơn trong việc giải toán. Không khí học tập trong lớp sôi nổi hơn hẳn khi có nhiều học sinh tìm được cách giải khác nhau từ một bài toán.Tình trạng học sinh ngại giải những bài toán tìm một số khi kết quả sau một dãy tính liên tiếp hoặc các bài toán giải ngược từ cuối không còn nữa. Thay vào đó là sự say mê của học sinh khi tìm được cách giải đúng và nhanh nhất để thi đua cùng bạn.Việc học sinh học phần toán số học tốt sẽ giúp cho tất cả các em đều đạt chuẩn môn Toán và một số em có năng khiếu sẽ tự tin hơn trong việc phát triển năng khiếu học toán của mình, từ đó giáo viên cũng đễ dàng thực hiện phương án “ dạy theo nhu cầu của người học” được tốt hơn.
IV: BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
Chương trình Toán đối với học sinh lớp 4 từ trước đến nay đều được xem là “nặng” đối với mức độ tiếp thu của học sinh. Để cho tất cả học sinh lớp 4 có thể đạt chuẩn về môn Toán và những học sinh có năng khiếu phát huy được hết khả năng của mình đòi hỏi giáo viên phải thật sự chú ý tới một số vấn đề sau:
1. Giáo viên cần nắm bắt được học sinh thường hay bị sai sót hay nhầm lẫn chỗ nào để kịp thời sửa sai cho học sinh cho dù đó là những phép tính đơn giản nhất. Cần phải cho học sinh hiểu rõ được bản chất phép tính, cách ghi số (trong cấu tạo thập phân), các thành phần trong một phép tính,  để khắc sâu cho học sinh nhằm giúp cho học sinh tự tin hơn trong làm Toán.
2. Cần đầu tư nhiều thời gian hơn cho phần toán số học (kể cả giờ học toán chính khoá lẫn học thêm buổi hai) vì nếu học sinh nắm chắc được phần toán số học thì xem như các em đã có chìa khoá để mở các “cánh cửa” còn lại của môn Toán.
3. Giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh trong lớp giúp đỡ lẫn nhau, kiểm tra lẫn nhau trong các tiết học Toán. Làm được như thế sẽ giúp các em rèn luyện được nhiều hơn và học tập được những điều bổ ích lẫn nhau.
4. Giáo viên đầu tư hơn cho việc giải toán hằng ngày của mình nhằm rút ra các biện pháp, các cách giải dễ hiểu nhất, nhanh nhất đối với học sinh để trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể chủ động trong việc hướng dẫn học sinh thực hiện.
5. Giáo viên không được chủ quan trong một số dạng toán nhìn qua thấy rất dễ nhưng với học sinh lại hay bị nhầm lẫn, cần có cách khắc phục ngay cho học sinh trong các giờ học thêm buổi hai( nếu giáo viên thấy có những học sinh nhầm lẫn)
Như vậy, để cho tất cả học sinh lớp 4 nắm chắc phần toán số học đòi hỏi mỗi giáo viên cần có trách nhiệm cao, chịu khó, nhiệt tình, tâm huyết, say mê với nghề nghiệp đặc biệt là sự chú ý của giáo viên đến từng phép tính nhỏ nhất của học sinh.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi được rút ra trong quá trình giảng dạy.Tôi thiết nghĩ rằng còn có nhiều điểm sai lầm khác của học sinh thường gặp mà tôi chưa nêu ra đây hoặc chưa phát hiện được cũng như chưa có các biện pháp khắc phục hữu hiệu.Nhưng một số kinh nghiệm trên cũng đã giúp tôi và các bạn đồng nghiệp trong trường thu được một số kết quả đáng kể trong những năm qua. Tuy chưa phải là phương pháp hay nhưng tôi cũng xin mạo muội viết ra đây để đồng chí, đồng nghiệp đọc và góp ý bổ sung nhằm hoàn thiện hơn cho việc nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 4.
	Diến Kỷ, ngày 23/5/2009
	Người viết:
 Trần Thị Hoài Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docke hoach CM to 4 5.doc