Đề cương ôn thi cuối học kì I năm học: 2012 – 2013 môn: Lịch Sử 4

Đề cương ôn thi cuối học kì I năm học: 2012 – 2013 môn: Lịch Sử 4

/ Ở thời kì nước Văn Lang, vua được gọi là gì?

a. An Dương Vương b. Hùng Vương

c. Văn Lang

2/ Những thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người Âu Lạc là:

a. chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên.

b. chế tạo ra súng

c. chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên và việc xây dựng thành Cổ Loa

3/ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh nào?

a. a. Nước ta đang bị nhà Hán đô hộ.

b. b. Nước ta đang trong cảnh loạn lạc do các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy.

c. Cả hai ý trên

 

doc 5 trang Người đăng huong21 Lượt xem 725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi cuối học kì I năm học: 2012 – 2013 môn: Lịch Sử 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÀ LẠT
TRƯỜNG TIỂU HỌC NAM THIÊN Đà Lạt, ngày thángnăm 2012
Họ và tên: . ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CUỐI HỌC KÌ I
Lớp: 4. Năm học: 2012 – 2013
Điểm
 MÔN: LỊCH SỬ
Phần I: Trắc nghiệm: (3.5 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
1/ Ở thời kì nước Văn Lang, vua được gọi là gì?
a. An Dương Vương b. Hùng Vương
c. Văn Lang
2/ Những thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người Âu Lạc là:
a. chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên.
b. chế tạo ra súng
c. chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên và việc xây dựng thành Cổ Loa
3/ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh nào?
a. Nước ta đang bị nhà Hán đô hộ.
b. Nước ta đang trong cảnh loạn lạc do các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy.
c. Cả hai ý trên
4/ Nguyên nhân chính của khởi nghĩa Hai Bà Trưng là:
a. Chồng của Trưng Nhị bị Tô Định bắt và giết hại.
b. Oán hận trước ách đô hộ của nhà Hán, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.
c. Cả hai đáp án trên. 
5/ Những địa danh nào sau đây nhắc ta nhớ đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
a. Mê Linh, Luy Lâu, Bạch Đằng, Chi Lăng.
b. Mê Linh, Cổ Loa, Chi Lăng, Luy Lâu
c. Hát Môn, Mê Linh, Luy Lâu, Cổ Loa 
6/ Chiến thắng Bạch Đằng do ai lãnh đạo?
a. Ngô Quyền b. Lê Hoàn
c. Đinh Bộ Lĩnh
7/ Ngô Quyền lợi dụng hiện tượng gì để đánh giặc?
a. sóng thần b. bão c. thủy triều
8/ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất diễn ra vào năm nào?
a. 981 
b.918 
c. 891
9/ Ai là người có công dẹp loạn 12 sứ quân?
a. Ngô Quyền b. Lê Hoàn 
c. Đinh Bộ Lĩnh
10/ Vì sao thái hậu họ Dương mời Lê Hoàn lên làm vua?
a. Vì Đinh Toàn còn nhỏ, nhà Tống đem quân sang xâm lược nước ta.
b. Vì Lê Hoàn là người tài giỏi, được mọi người tin tưởng.
c. Cả hai ý trên
11/ Đinh Bộ Lĩnh sau khi lên ngôi Hoàng đế đóng đô ở đâu?
a. Cổ Loa b. Hoa Lư c. Thăng Long
12/ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất có ý nghĩa gì?
a. Giúp Lê Hoàn lên ngôi vua.
b. Chặn được âm mưu xâm lược của nhà Tống, giữ vững độc lập dân tộc.
c. Chấm dứt hơn 1000 năm nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ.
13/ Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
a. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Thủ Độ.
b. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Hưng Đạo
c. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh
14/ Nhà Trân được ra đời vào thời gian nào?
a. 981 b. 1075 c. Đầu năm 1226
Phần II: Tự luận (1.5 điểm)
Câu 1: Em hãy nêu kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981).
Câu 2: Chùa ở thời nhà Lý được dùng để làm gì? Kể tên hai ngôi chùa ở thời nhà Lý mà em biết.
Câu 3: Em hãy nêu tình hình của nước ta sau khi Ngô Quyền mất..
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÀ LẠT 
TRƯỜNG TIỂU HỌC NAM THIÊN Đà Lạt, ngày thángnăm 2012
Họ và tên: . ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CUỐI HỌC KÌ I
Lớp: 4. Năm học: 2012 – 2013
Điểm
 MÔN: ĐỊA LÍ
Phần I: Trắc nghiệm:( 3.5 điểm) 
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
1/ Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông nào?
a. sông Hồng và sông Thái Bình
b. sông Hồng và sông Đà
c. sông Hậu và sông Hồng
2/ Loại cây nào được trồng ở vùng Hoàng Liên Sơn?
a. Lúa, ngô, chè. 
b. Hồ tiêu, cà phê, cao su. 
c. Lúa, ngô, cà phê.
3/ Tác dụng của ruộng bậc thang là?
a. Giữ nước 
b. Chống xói mòn đất 
c. Cả hai ý trên
4/ Loại khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất ở Hoàng Liên Sơn?
a. quặng a-pa-tít
b. than c. dầu mỏ
5/ Đặc điểm địa hình của vùng trung du Bắc Bộ là:
a. Là vùng núi đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
b. Là vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.
c. Là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
6/ Ở Tây Nguyên khí hậu có mấy mùa rõ rệt?
a. 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông
b. 2 mùa: mùa nắng, mùa mưa
c. 2 mùa: mùa mưa và mùa khô
7/ Các dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên là:
a. Gia-rai, Ê-đê, Xơ-đăng, Ba na 
b. Gia-rai, Ê-đê, Kinh, Ba na
c. Gia-rai, Kinh, Xơ-đăng, Tày
8/ Người dân ở Tây Nguyên thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào?
a. mùa thu 
b. lúc thu hoạch
c. mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch
9/ Trang phục truyền thống của người dân ở Tây Nguyên là:
a. Nam mặc áo dài, nữ mặc áo tứ thân 
b. Nam đóng khố, nữ quấn váy.
c. Nam đóng khố, nữ mặc áo dài
10/ Sông ở Tây Nguyên có đặc điểm gì để phát triển ngành thủy điện?
a. có nhiều nước
b. có nhiều phù sa c. nhiều thác ghềnh
11/ Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
a. cao nguyên Di Linh
b. cao nguyên Lâm Viên
c. cao nguyên Kon Tum 
12/ Đồng bằng Bắc Bộ do những con sông nào bồi đắp nên?
a. Sông Tiền và sông Hậu 
b.Sông Mê Công và sông Đồng Nai
c. Sông Hồng và sông Thái Bình
13/ Đồng bằng Bắc Bộ lớn thứ mấy ở nước ta?
a. thứ nhất b. thứ hai c. thứ 3
14/ Đê ở đồng băng Bắc Bộ có tác dụng gì?
a. Ngăn lũ 
b. Là đường giao thông
c. Làm cho địa hình đồng bằng có nơi cao, nơi thấp
Phần II: Tự luận ( 1.5 điểm)
Câu 1. Em hãy nêu đặc điểm về địa hình của dãy Hoàng Liên Sơn .
Câu 2: Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát.
Câu 3: Nêu những điều kiện thuận lợi để đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
ĐÁP ÁN THI CUỐI KÌ I
MÔN : LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP 5
NĂM HỌC: 2012-2013
LỊCH SỬ
Phần 1: Trắc nghiệm (Mỗi câu 0,5 điểm)
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
b
c
a
c
c
a
c
a
c
c
b
b
c
c
Phần 2: Tự luận (1,5 điểm)
Câu 1: Em hãy nêu kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981).
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã chặn được âm mưu xâm lược của nhà Tống. Độc lập được giữ vững. Nhân dân vững tin vào tiền đồ của dân tộc.
Câu 2: Chùa ở thời nhà Lý được dùng để làm gì? Kể tên hai ngôi chùa ở thời nhà Lý mà em biết.
Chùa ở thời nhà Lý là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng và là công trình kiến trúc đẹp. Hai ngôi chùa ở thời nhà Lý như: chùa Keo (Thái Bình), chùa Một Cột (Hà Nội).
Câu 3: Em hãy nêu tình hình của nước ta sau khi Ngô Quyền mất.
Ngô Quyền mất. Đất nước rơi vào cảnh loạn lạc do các thế lực phong kiến gây nên hơn hai mươi năm.
* Giới hạn phần tự luận Lịch sử: 3 bài
- Bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ Nhất
- Bài 10: Chùa thời Lý
- Bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
ĐỊA LÍ
Phần 1: Trắc nghiệm (Mỗi câu 0,5 điểm)
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
b
a
c
a
b
c
a
c
b
c
b
c
b
a
Phần 2: Tự luận (1,5 điểm)
Câu 1. Em hãy nêu đặc điểm về địa hình của dãy Hoàng Liên Sơn .
 Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa sông Hồng và sông Đà. Đây là dãy núi cao, đồ sộ nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu. Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.
Câu 2: Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát.
Những điều kiện thuận lợi: Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, khí hậu quanh năm mát mẻ. Đà Lạt có nhiều hoa quả, rau xanh, rừng thông, thác nước và biệt thự.
Câu 3: Nêu những điều kiện thuận lợi để đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
* Giới hạn phần tự luận Địa lí: 3 bài:
- Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn
- Bài 9: Thành phố Đà Lạt
- Bài 13: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.

Tài liệu đính kèm:

  • docSU - DIA.doc