Đề dự giao lưu học sinh giỏi lớp 5 năm học 2012 – 2013

Đề dự giao lưu học sinh giỏi lớp 5 năm học 2012 – 2013

Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

1. Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 4 cm, chiều cao 3cm được xếp từ các khối gỗ hình lập phương có cạnh 1cm. Nếu sơn các mặt ngoài của hình hộp chữ nhật thì có bao nhiêu khối lập phương được sơn 2 mặt?

A. 6 khối

B. 8 khối

C. 22 khối

D. 24 khối

2. Một cái thùng hình hộp chữ nhật bằng bìa có chiều dài 9dm, chiều rộng 6 dm và chiều cao 7 dm. Người ta xếp vào các hộp các khối gỗ hình lập phương có cạnh 3dm. Hỏi có thể xếp được bao nhiêu khối gỗ vào trong thùng?

A. 12 khối

B. 13 khối

C. 14 khối

D. 14 khối

 

doc 8 trang Người đăng huong21 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề dự giao lưu học sinh giỏi lớp 5 năm học 2012 – 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Đồng Nhân ĐỀ DỰ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 5
 Năm học 2012 – 2013
A: PHẦN TRẮC NGHIỆM
Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
1. Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 4 cm, chiều cao 3cm được xếp từ các khối gỗ hình lập phương có cạnh 1cm. Nếu sơn các mặt ngoài của hình hộp chữ nhật thì có bao nhiêu khối lập phương được sơn 2 mặt?
A. 6 khối
B. 8 khối
C. 22 khối
D. 24 khối
2. Một cái thùng hình hộp chữ nhật bằng bìa có chiều dài 9dm, chiều rộng 6 dm và chiều cao 7 dm. Người ta xếp vào các hộp các khối gỗ hình lập phương có cạnh 3dm. Hỏi có thể xếp được bao nhiêu khối gỗ vào trong thùng?
A. 12 khối
B. 13 khối
C. 14 khối
D. 14 khối
3. Trong bài thơ “Em kể chuyện này” nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
Bên ruộng lúa xanh non
Những chị lúa phấp phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn có trắng
Khiêng nắng
Qua sông.
Trong đoạn thơ trên, nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Nhân hóa và so sánh
B. So sánh
C. Nhân hóa
D. Điệp từ, điệp ngữ
4. Câu sau đây là câu đơn hay câu ghép? Bộ phận nằm giữa hai dấu phẩy giữ chức vụ gì trong câu? 
 “Thượng đế cho người phụ nữ sự dũng cảm để nuôi dưỡng và chăm sóc mọi người, dù có nhọc nhằn đến mấy đi nữa, họ cũng không bao giờ than thở.”
A. Câu đơn – Bộ phận trạng ngữ
B. Câu ghép – Bộ phận trạng ngữ
C. Câu ghép – Bộ phận chủ ngữ
D. Câu ghép – Bộ phận vị ngữ
5. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có đặc điểm gì?
A. Thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm, mật ngọt  hấp dẫn công trùng.
B. Thường có màu sắc không sặc sỡ, cánh hoa to rộng.
C. Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có. 
D. Không có màu sắc đẹp, cánh hoa dễ bay lan ra xa. 
6. Trong 12 ngày đêm bắn phá Hà Nội của đế quốc Mĩ, có bao nhiêu chiếc máy bay B52 bị bắn rơi trên địa phận Hà Nội?
A. 20 chiếc
B. 21 chiếc
C. 22 chiếc
D. 23 chiếc
7. Các nước láng giềng của Việt Nam là những nước nào?
A. Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Căm-pu-chia
B. Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Căm-pu-chia
C. Trung Quốc, Lào, Căm-pu-chia
D. Trung Quốc, Lào, Phi –lip-pin
8. Trong các bài hát sau đây, bài hát nào có nội dung lên án chiến tranh và bảo vệ hòa bình?
A. Con chim hay hót
B. Những bông hoa những bài ca
C. Hãy giữ cho em bầu trời xanh
D. Reo vang bình minh
9. Có mấy đấu sĩ trong tranh “ Đấu vật” của dòng tranh dân gian Đông Hồ?
A. 7 đấu sĩ 
B. 8 đấu sĩ
C. 8 đấu sĩ
D. 10 đấu sĩ
10. Em không tán thành với hành vi nào nào sau đây?
A. Xếp hàng thứ tự mua vé vào cửa khu du lịch.
B. Viết, vẽ tên mình lên các di vật để làm kỉ niệm.
C. Giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường trong khu du lịch.
D. Không sờ tay hay xê dịch các hiện vật trong khu du lịch.
ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu
Đáp án
1
D. 24 khối
2
A. 12 khối
3
C. Nhân hóa 
4
B. Câu ghép – Bộ phận trạng ngữ
5
A. Thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm, mật ngọt  hấp dẫn công trùng.
6
D. 23 chiếc
7
C. Trung Quốc, Lào, Căm-pu-chia
8
C. Hãy giữ cho em bầu trời xanh
9
B. 8 đấu sĩ
10
B. Viết, vẽ tên mình lên các di vật để làm kỉ niệm.
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG NHÂN 
ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP QUẬN
MÔN: TIẾNG VIỆT
NĂM HỌC 2012 – 2013
	I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:
	Câu 1: Từ “ ai ” trong câu nào dưới đây là từ nghi vấn?
	 a. Ông ta gắng hỏi mãi nhưng khôngai trà lời.
	 b. Anh ta đem hoa tặng ai vậy?
	 c. Anh ta về lúc nào mà không ai biết cả vậy?
	 d. Cả cái xóm này ai mà không biết chú bé lém lỉnh?
	Câu 2: Bộ phận chủ ngữ của câu “ Cái hương vị ngọt ngào nhất của tuổi học trò còn đọng mãi trong tâm hồn chúng em ”. Là:
Cái hương vị ngọt ngào nhất.
Cái hương vị ngọt ngào nhất là tuổi học trò.
Cái hương vị.
Cái hương vị ngọt ngào.
Câu 3: Câu “ Đường nào có chỗ kẹt xe, ùn tắc giao thông là có mặt các chú công an ”. Thuộc kiểu câu gì?
A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai là gì?
Câu 4: Nhóm từ nào sau đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “ hợp tác ”
Cộng tác, hợp sức, hợp lực, góp sức.
Công tác, góp sức, hợp sức, hợp lực.
Hợp lực, hợp sức, hợp tác, hợp danh.
Hợp tác, hợp lí, hợp tình, hợp sức.
II/TỰ LUẬN: CẢM THỤ VĂN HỌC
Kết thúc bài “ Hạt gạo làng ta ”, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
	Em vui em hát 
	Hạt vàng làng ta
	Hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh thơ “ Hạt vàng làng ta ”
TIỂU HỌC ĐỒNG NHÂN
ĐÁP ÁN GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP QUẬN
MÔN: TIẾNG VIỆT
NĂM HỌC 2012 – 2013
	ĐÁP ÁN
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:
	Câu 1: B
	Câu 2: B
Câu 3: A
Câu 4: A
II/TỰ LUẬN: CẢM THỤ VĂN HỌC
Kết thúc bài “ Hạt gạo làng ta ”, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
	Em vui em hát 
	Hạt vàng làng ta
	Hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh thơ “ Hạt vàng làng ta ”
Phần 1: Mở đoạn giới thiệu tác giả, tác phẩm ( 0,5 điểm ) 
Phần 2: Thân đoạn ( 4 điểm ) 
	Nêu được 2 ý chính:
ý 1: Hình ảnh so sánh: “ Hạt vàng làng ta ” Gợi cho người đọc cảm nhận sâu sắc giá trị của hạt gạo. ( 2 điểm )
ý 2: Câu thơ “ Em vui em hát ” là khú hát ngợi ca thành quả lao động của các bác nông dân. Ca ngợi quê hương giầu đẹp. ( 2 điểm )
Phần 3: kết đoạn nêu ngắn gọn ý nghĩa sâu sắc giá trị của hạt thóc làm ra bằng công sức lao động của người nông dân, cảm nghĩ bản thân nội dung đúng chủ đề. ( 0,5 điểm )
CHỮ ĐẸP TOÀN BÀI ĐƯỢC: 1 ĐIỂM; CHỮ XẤU TRỪ: 1 ĐIỂM 
TIỂU HỌC ĐỒNG NHÂN
PHẦN C: TOÁN TỰ LUẬN
Bài 1:
Trong một chuyến công tác, bác Minh có đi trên quãng đường cao tốc AB bằng xe khách với vận tốc 60km/giờ. Lượt về, bác đi bằng xe ô tô con với vận tốc 75km/giờ. Vì vậy thời gian về ít hơn thời gian đi là 40 phút.
a) Nếu bác Minh đi từ B lúc 16 giờ 30 thì bác về đến A lúc mấy giờ ?
b) Tính độ dài quãng đường AB.
Bài 2:
Cho tam giác ABC có diện tích là 36cm2. M là một điểm trên AB sao cho 
BM = AB. Từ M, kẻ một đường thẳng song song với BC cắt AC tại N.
a) Nối MC. Tính diện tích tam giác BMC.
b) Tìm tỉ số của hai đoạn thẳng NC và AC.
c) Tính diện tích tam giác AMN.
TIỂU HỌC ĐỒNG NHÂN
ĐÁP ÁN TỰ LUẬN TOÁN: 10 điểm
 Bài 1: 5 điểm
a) Tỉ số vận tốc lúc đi và vận tốc lúc về là:
60 : 75 = 	 (1 điểm)
Vì quãng đường không đổi nên tỉ số thời gian lúc đi và thời gian lúc về là (1 điểm)
Ta có sơ đồ:
Thời gian lúc đi:	├───┼───┼───┼───┼───┤
Thời gian lúc về:	├───┼───┼───┼───┤40 phút	 (1 điểm)
Thời gian lúc về là:
	40 : (5 - 4) 4 = 160 (phút) (0,5 điểm)
	160 phút = 2 giờ 40 phút.(0,5 điểm)
Bác Minh về đến A lúc: 
	16 giờ 30 phút + 2 giờ 40 phút = 19 giờ 10 phút (1 điểm)
b) 160 phút = giờ.	 (0,5 điểm)
Độ dài quãng đường AB là:
75 = 200 (km)	 (0,5 điểm)
Đáp số: a) 19 giờ 10 phút.
b) 200km.
Thiếu đáp số trừ 0,5 điểm.
Bài 2:
a) Tam giác BMC và tam giác ABC có:
+ Chung chiều cao hạ từ C xuống AB.
+ Đáy BM = AB.
=> SBMC = SABC. (1 điểm)
Diện tích tam giác BMC là:
36 x = 24 (cm2) (1 điểm)
b)
Nối BN.
Vì MN song song với BC nên tứ giác MNCB là hình thang.
SBMC = SBNC vì hai tam giác này có chung đáy BC, đường cao hạ từ M và từ N xuống BC bằng nhau (cùng là chiều cao hình thang MNCB).
=> SBNC = SABC. (1 điểm)
Tam giác BNC và tam giác ABC có:
+ Chung chiều cao hạ từ B xuống AC.
+ SBNC = SABC.
=> Đáy NC = AC. (1 điểm)
c) SAMC = SABC - SBMC. => SAMC = 36 - 24 = 12 (cm2) (1 điểm)
NC = AC mà AN = AC - NC => AN = AC. 
SAMN = SAMC vì hai tam giác có chung chiều cao hạ từ M xuống AC, đáy AN = AC.
Diện tích tam giác AMN là : 12 : 3 = 4 (cm2) 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe 13 thi hoc sinh Mon toan 2013.doc