Được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là nghĩa vụ, quyền lợi và cũng là niềm vinh dự của mỗi học viên nhất là mỗi thầy cô giáo đang trực tiếp đứng trên bục giảng hàng ngày. Học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng nghề nhất là công tác nghiên cứu khoa học có tác dụng rất thiết thực đối với mỗi học viên, giáo viên.
Sau một thời gian học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giảng viên nhà trường và sự nỗ lực phấn đấu rèn luyện của bản thân, chúng em đã tiếp thu và tích lũy được một khối lượng kiến thức nhất định trang bị cho hành trang nghề làm thầy của mình. Có được kết quả tốt đẹp này là nhờ phần lớn vào sự nhiệt tình, tận tụy của các thầy cô giảng viên. Đặc biệt hơn riêng cá nhân em trong quá trình hoàn thành đề tài này, được sự hướng dẫn nhiệt tình, hiệu quả của Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Lan- Khoa GD Tiểu học- Đại học Sư phạm Hà Nội cùng với sự nỗ lực của bản thân đến nay đề tài nghiên cứu khoa học này đã hoàn thành.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC 0 & 0.............. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM Tên đề tài: ĐỂ GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT PHẦN SO SÁNH PHÂN SỐ Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Ngọc Lan - Cán bộ Khoa GDTH - ĐHSP Hà Nội Người thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Bình Số báo danh : 07 Ngày sinh : 10 – 01 - 1982 HÀ NỘI : 2011 Lời cảm ơn Được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là nghĩa vụ, quyền lợi và cũng là niềm vinh dự của mỗi học viên nhất là mỗi thầy cô giáo đang trực tiếp đứng trên bục giảng hàng ngày. Học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng nghề nhất là công tác nghiên cứu khoa học có tác dụng rất thiết thực đối với mỗi học viên, giáo viên. Sau một thời gian học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giảng viên nhà trường và sự nỗ lực phấn đấu rèn luyện của bản thân, chúng em đã tiếp thu và tích lũy được một khối lượng kiến thức nhất định trang bị cho hành trang nghề làm thầy của mình. Có được kết quả tốt đẹp này là nhờ phần lớn vào sự nhiệt tình, tận tụy của các thầy cô giảng viên. Đặc biệt hơn riêng cá nhân em trong quá trình hoàn thành đề tài này, được sự hướng dẫn nhiệt tình, hiệu quả của Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Lan- Khoa GD Tiểu học- Đại học Sư phạm Hà Nội cùng với sự nỗ lực của bản thân đến nay đề tài nghiên cứu khoa học này đã hoàn thành. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tỉ mỉ, cặn kẽ của Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Lan - Khoa GD Tiểu học- Đại học Sư phạm Hà Nội. Ban giám hiệu và các đồng chí giáo viên các nhà trường Tiểu học Hợp Thanh A, Tiểu học Hợp Tiến A, Tiểu học Hợp Thanh B - Huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Với điều kiện thời gian và thực lực của bản thân nhất định, đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế, em rất mong tiếp nhận được những ý kiến tham gia của các thầy cô và đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn ! MỤC LỤC Nội dung PHẦN I:PHẦN MỞ ĐẦU Trang I Lí do chọn đề tài 4 II Mục đích nghiên cứu 4 III Nhiệm vụ nghiên cứu 5 IV Phạm vi nghiên cứu 5 V Phương pháp nghiên cứu 6 PHẦN II : NỘI DUNG Chương I : Cơ sở lí luận và thực tiễn I Cơ sở lí luận 7 II Cơ sở thực tiễn 9 Chương II : Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học so sánh phân số I Hệ thống lí thuyết về phân số so sánh phân số 13 II Những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học “so sánh phân số” 14 Chương III :Thực nghiệm sư phạm I Mục đích thực nghiệm 26 II Nội dung thực nghiệm 27 III Kết quả thực nghiệm 33 PHẦN III : KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo 36 39 PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Điều 35 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chỉ rõ “Giáo dục – Đào tạo là quốc sách hàng đầu” Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học – cộng nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thế hệ hiện nay và mai sau. Giáo dục Việt Nam đang tập trung đổi mới hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ủy ban giáo dục của UNESCO đã đề ra bốn trụ cột của giáo dục trong thế kỷ XXI là: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định mình. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy học sinh tiểu học, là một sinh viên đang tham gia học tập, bản thân tôi nhận thấy trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Thực tế những năm gần đây, việc dạy học Toán trong các nhà trường Tiểu học đã có những bước cải tiến về phương pháp, nội dung và hình thức dạy học. Môn Toán là môn học có vai trò hết sức quan trọng trong việc rèn phương pháp suy luận, phát triển năng lực tư duy, rèn trí thông minh, óc sáng tạo của học sinh Tiểu học. Là môn học có nhiều học sinh thích học. Hai năm học qua, bản thân tôi được giao nhiệm vụ trực tiếp bồi dưỡng học sinh lớp 5, tôi luôn luôn trăn trở đi sâu tìm hiểu cho mình những vấn đề khó trong giảng dạy. Thực tế cho thấy khi giảng dạy có rất nhiều học sinh nắm lí thuyết một cách máy móc nhưng khi vận dụng vào thực hành thì gặp nhiều lúng túng khó khăn. Và tôi nhận thấy trong chương trình Toán ở bậc Tiểu học các vấn đề về phân số đã trở thành một chủ đề quan trọng trong chương trình lớp 4 và lớp 5. Và các bài toán về phân số luôn luôn xuất hiện trong các kì thi học sinh giỏi Toán ở bậc Tiểu học. Vì thế, việc giải thành thạo các bài toán về phân số là một yêu cầu đối với tất cả các em học sinh ở cuối bậc Tiểu học, đặc biệt là đối với các em học sinh khá giỏi. Vậy việc dạy và học như thế nào để học sinh nắm chắc kiến thức, vận dụng kiến thức đã học để làm toán từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp một cách linh hoạt, chủ động bồi dưỡng vốn hiểu biết, vốn thực tế. Và một điều quan trọng nữa là tạo cho học sinh lòng đam mê học toán. Chính từ những lí do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài nghiên cứu khoa học về nghiệp vụ sư phạm “ Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phần so ánh phân số ” để nghiên cứu. II - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Việc dạy so sánh phân số cho học sinh lớp 4+5 là rất quan trọng đặc biệt là với học sinh giỏi lớp 5. Giúp học sinh có được kĩ năng kĩ xảo, rèn luyện cho học sinh vận dụng linh hoạt các kiến thức, các thủ thuật toán học để làm bài toán phân số một cách dễ dàng hơn, tránh mò mẫm; học sinh có thể giải các bài toán về phân số một cách nhanh nhất, chính xác nhất, tiết kiệm thời gian nhất. Vậy mục đích nghiên cứu trong đề tài này tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: - Tìm hiểu các dạng bài toán về so sánh phân số có trong chương trình. - Một số hạn chế học sinh và giáo viên mắc phải khi thực hiện bài so sánh phân số. - Giúp học sinh tiếp thu những kiến thức về so sánh phân số để từ đó các em có hứng thú làm bài tập một cách chính xác và có sự tự tin hơn khi học môn toán. - Nghiên cứu các dạng toán về so sánh phân số để từ đó phát hiện các dấu hiệu đặc trưng nhất nhằm phân dạng toán so sánh phân số phân số. - Nhiên cứu tìm ra phương pháp giải đặc trưng cho từng dạng. - Hình thành quy trình chung về hướng dẫn HS vận dụng dấu hiệu nhận dạng toán so sánh phân số, góp phần vào việc nắm kiến thức, hình thành và phát triển kĩ năng, kĩ xảo cơ bản để HS học tiếp các phần tiếp theo tốt hơn. III - NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập của môn Toán 4 và Toán 5. Chương trình môn Toán 2000 và chương trình 165 tuần để tìm hiểu nội dung, các dạng bài tập, cách giải các bài toán về phân số. - Tìm hiểu thực trạng dạy so sánh phân số trong nhà trường tiểu học, những khó khăn vướng mắc của giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện so sánh phân số đặc biệt là các bài nâng cao, chọn lọc. - Nghiên cứu và tham khảo các sách nâng cao, các tài liệu có liên quan như: Toán Tuổi Thơ, tạp chí Thế giới trong ta, Các bài thi Violympic, các chuyên san của Tạp chí giáo dục, các chuyên đề toán về phân số tỉ số, - Tham khảo ý kiến đồng nghiệp, trao đổi học hỏi các chuyên gia, các thầy cô giáo giảng viên S.P, các phụ huynh và những người có tâm huyết với sự nghiệp trồng người. IV - PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đề tài này tôi đã nghiên cứu và áp dụng qua thực tế giảng dạy tại lớp bồi dưỡng học sinh khá giỏi tại trường tôi công tác : Trường Tiểu học Hợp Thanh A; Trường T.H Hợp Thanh B; Trường Tiểu học Hợp Tiến A - Huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội. - Dạy học sinh nhận biết các dấu hiệu của từng dạng toán so sánh phân số, từ đó phân dạng chính xác rồi giải theo hướng giải của từng dạng. - Từ dạng cơ bản hướng dẫn học sinh kĩ năng nhận dạng các bài toán phức tạp hơn và quy về dạng toán cơ bản theo các dạng đã được học. - Theo dõi quá trình phát triển của H.S, khảo sát, nghiên cứu tài liệu để từ đó rút kinh nghiệm cho thực nghiệm và lí luận. - Xây dựng các giải pháp trong khuôn khổ cho mỗi dạng toán. V - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong qua trình nghiên cứu, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau: 1 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, lí luận và các cơ sở khoa học. 2 - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 3 - Phương pháp điều tra, khảo sát 4 - Phương pháp luyện tập, thực hành 5 - Phương pháp thống kê, tổng kết kinh nghiệm. 6 - Phương pháp trao đổi,tranh luận. Trong các phương pháp trên, khi nghiên cứu tôi vận dụng hài hoà các phương pháp để biện pháp của mình đạt kết quả tối ưu nhất, đồng thời luôn chú trọng 5 giải pháp sau: 1 - Đổi mới nhận thức, trong đó chú trọng khả năng chủ động của học sinh. 2 - Đổi mới các hình thức dạy học, khuyến khích tăng cường trò chơi học tập. 3 - Tạo môi trường thích hợp. 4 - Đổi mới phương tiện dạy học. 5 - Đổi mới cách đánh giá học sinh. (Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học - NXB Giáo dục- 1996) PHẦN HAI : NỘI DUNG CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I . CƠ SỞ LÍ LUẬN: Con người là động lực chính trong quá trình thúc đẩy sự phát triển xã hội. Những con người tài năng, có kỹ năng, chuyên môn cao bao giờ cũng là động lực tiên phong đẩy nhanh tốc độ phát triển của xã hội. Chính " Những người tài giỏi là cái gốc làm nên sự nghiệp ". Họ đã đánh dấu cái mốc phát triển của các lĩnh vực như: Khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, chính trị, xã hội... trong lịch sử phát triển xã hội loài người. Đối với Việt Nam, đất nước ta muốn thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, đẩy nhanh tốc độ xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì không còn con đường nào khác là phát huy tiềm năng, trí tuệ của dân tộc. Nhận thức vấn đề này, Văn kiện Đại hội Đảng VIII đã nêu: " Cùng với khoa học và công nghệ, Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài". Bậc Tiểu học là bậc học đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách của học sinh. Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên và xã hội, trang bị các phương pháp và kỹ năng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng và phát huy tình cảm, thói quen và đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Các môn học ở Tiểu học đều có mối quan hệ hỗ trợ nhau. Trong 9 môn học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng. Nó giúp học sinh tiểu học phát t ... 001)-HS rút gọn, tự xác định dạng và làm. - G.V chấm nhận xét 1 số bài. * Bài 3: Sắp xếp dãy phân số sau theo thứ tự bé dần: ;;;;; H.D H.S nhận xét –sắp xếp phần bù rồi suy ra cách sắp xếp dãy phân số. HS tự làm.Một em chữa bảng. 3. Củng cố-Dặn dò: -Yêu cầu HS nhác lại cách nhận dạng phân số khi dùng phương pháp so sánh phần bù và cách so sánh. -Nhận xét tiết học. -Giao bài về nhà. b- Kế hoạch thứ hai: KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN So sánh phân số bằng phân số trung gian I- Mục tiêu: HS - Biết cách sử dụng phân số trung gian để so sánh phân số. - Có kĩ năng nhận biết dấu hiệu để xác định dạng bài so sánh phân số sử dụng bằng phương pháp phân số trung gian và kĩ năng xác định phân số trung gian. - Ham mê tìm tòi ,nghiên cứu Toán. II- Đồ dùng dạy học: III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: Trả bài kiểm tra tiết trước 2. Bài mới: a) Giới thiệu b) Nội dung * Bài 1: So sánh 2 phân số sau (không được quy đồng): và - HD H.S sử dụng phương pháp so sánh phân số trung gian. - Yêu cầu H.S nhận xét sự tương quan giữa tử số và mẫu số của 2 phân số. - H.S: 7>6 nhưng 4<5 - Nếu tăng tử số của phân sốlên 1 đơn vị thì phân số đó lớn lên(<) - Mà< nên <<.Vậy ta có thể chọnlàm phân số trung gian. - Tương tự, có thể chọn làm phân số trung gian. * Dấu hiệu:Khi so sánh 2 phân số nếu nhận thấy tử số của phân số này lớn hơn (hoặc nhỏ hơn)tử số của phân số kia nhưng mẫu số của nó lại nhỏ hơn (hoặc lớn hơn) mẫu số của phân số kia thì ta sử dụng phương pháp so sánh qua phân số trung gian. * Cách chọn phân số trung gian: Ta lấy tử số của phân số này và mẫu số của phân số kia (hoặc ngược lại) làm tử số và mẫu số của phân số trung gian. G.V hướng dẫn H.S trình bày bài giải(Coi như mẫu) *Bài 2: So sánh các cặp phân số sau (không được quy đồng): và; và;và -H.S tự nhận xét,xác định dạng và tự làm. -G,V chấm, nhận xét một số bài. *Bài3: So sánh A và B A=+ B= H.D học sinh nhớ lại dạng tính nhanh dãy phân số theo quy luật( Dạng khử liên tiếp) - Sau khi tính được A=.bài toán quy về so sánh hai phân số: và -H.S tự phát hiện và so sánh. -Một học sinh giải trên bảng. -GV và H S nhận xét. 3. Củng cố-Dặn dò: - HS nhắc lại dấu hiệu nhận dạng và cách thực hiện dạng toán so sánh phân số có sử dụng phân số trung gian. - Nhận xét tiết học. - Giao bài tập cho học sinh (bằng phiếu giao việc). I. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM: Khi dạy học sinh về so sánh phân số, nhận thấy lớp đã có sự chuyển biến tích cực. Tôi đã tiến hành kiểm nghiệm thực tế kết quả của mình bằng cách ra đề kiểm tra về so sánh phân số cho hai lớp: Lớp B – 32 học sinh (do tôi dạy thực nghiệm) và lớp A - 32 học sinh (lớp đối chứng) - Đây là hai lớp mà tôI đã nói đến trong phần khảo sát Tiền thực nghiệm. Đề kiểm tra có dạng tương tự nhưng nâng cao hơn đề kiểm tra khảo sát Tiền thực nghiệm. Đề kiểm tra khảo sát Hậu thực nghiệm (Sau khi áp dụng biện pháp mới)- Đầu năm học: 2007 - 2008 Câu 1 (3 điểm): So sánh hai phân số a) và b) và c) và Câu 2 (3 điểm): So sánh hai phân số không được quy đồng a) và b) và c) và Câu 3 (2 điểm): Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: ; Câu 4 (1 điểm) So sánh 2 phân số sau: và Câu 5 (1điểm) So sánh A và B biết: A=+ B= Sau khi hai lớp làm bài, kết quả thu được như sau: Bảng 2 Lớp Số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % A 32 2 6,25 10 31,25 16 50 4 12,5 B 32 10 31,25 12 37,5 10 31,25 0 0 * So sánh đối chứng Qua việc thống kê và so sánh kết quả bài kiểm tra, cách làm bài giữa hai lớp A và B, tôi nhận thấy: 1- Học sinh lớp A (lớp thực nghiệm): Chất lượng bài kiểm tra tốt hơn, học sinh so sánh phân số linh hoạt hơn, trình bày ngắn gọn hơn. Cụ thể: a) Học sinh nhận dạng và phân dạng tốt từ đó có phương pháp so sánh đúng cách, trình bày ngắn gọn dễ hiểu và so sánh nhanh hơn lớp A rất nhiều.Hầu hết học sinh nắm được các dấu hiệu chia hết để rút gọn các phân số ở câu 1, đưa về dạng cơ bản để so sánh.Còn một số em khi đI so sánh phần bù còn nhầm lẫn khi cho rằng:phân số nào có phần bù lớn hơn thì phân số đó lớn hơn. b) Đại đa số các em học sinh không còn sắp xếp “làm mò” câu 3 mà các em đã biết cách làm rất linh hoạt. Đặc biệt có học sinh đã làm như sau: - Vì > 1 và >1; mà ; ; ; ; . So sánh với thấy mà < nên < . So sánh với ta thấy = ; = vì < nên < . Lại có:Phần hơn của là -1= Phần hơn của là-1= Mà > nên> Vậy ta sắp xếp từ lớn đến bé như sau: ; ;; ; . c) Nhiều học sinh đã biết vận dụng phương pháp khử liên tiếp để tính nhanh biểu thức A của bài 5,giúp cho việc giải bài toán dễ dàng hơn. Như vậy học sinh lớp B đã hạn chế được những sai sót khi so sánh phân số có mẫu số khác nhau và không còn “máy móc” quy đồng mẫu số các phân số rồi mới so sánh, biết lựa chọn và vận dụng linh hoạt các phương pháp vào giải quyết từng bài tập cụ thể. 2- Học sinh lớp A1; C1 (lớp đối chứng) Mặc dù các em nắm tương đối chắc kiến thức về sánh phân số song các em làm câu 3 còn lúng túng sai sót nhiều, lí luận chưa chặt chẽ. Nhiều em học sinh trung bình yếu không làm được hoặc trình bày rất phức tạp câu 2 (mặc dù được học cách so sánh quy đồng tử số nhưng các em vẫn quy đồng mẫu số để so sánh). Hầu hết học sinh không làm được câu 5. Một số em không làm được câu 2 khi gặp phải yêu cầu không được quy đồng. Với câu 1,nhiều em đi quy đồng mẫu số hoặc tử số nên mặc dù kết quả so sánh đúng nhưng mất quá nhiều thời gian. Xem xét thực tế bài kiểm tra lớp B tôi thấy các em cũng mắc phải những sai sót như thực trạng tôi vừa nêu. Từ những đối chứng trên, tôi có thể khẳng định những biện pháp của mình áp dụng đã bước đầu có kết quả, tuy kết quả này chưa cao song điều đáng mừng là các em có hứng thú học tập, nắm chắc các cách giải và luôn cố gắng vận dụng nhiều cách giải cho từng bài tập cụ thể. PHẦN III - KẾT LUẬN I- Bài học kinh nghiệm Sau một thời gian dài nghiên cứu về vấn đề “ Nâng cao hiệu quả dạy-học so sánh phân số cho học sinh khá giỏi lớp 5-Một số vấn đề và giải pháp”,đặc biệt sau khi quyết định nhận nghiên cứu đề tài này, tôi bắt tay vào thực nghiệm với những lí luận đã tích lũy và chuẩn bị qua nhiều năm làm công tác bồi dưỡng H.S.G; tôi đã tìm ra một số kinh nghiệm sau: 1- Khi dạy so sánh phân số, giáo viên phải củng cố thật vững cho học sinh khái niệm phân số, những tính chất cơ bản của phân số, phương pháp quy đồng mẫu số các phân số .Sau đó chuyển tải đến học sinh những kiến thức về so sánh các phân số cùng mẫu số, khác mẫu số theo các bước rõ ràng để học sinh nắm chắc được quy tắc so sánh. 2- Cần cho học sinh nắm chắc các dấu hiệu diển hình và kĩ năng tìm ra các dấu hiệu điển hình từ các dấu hiệu ẩn để từ đó phân dạng toán, nhận đúng dạng so sánh phân số gì rồi đưa ra cách giải tối ưu nhất. 3- Ngoài việc dạy cho học sinh các quy tắc so sánh hai phân số có trong SGK, giáo viên cần nghiên cứu tài liệu tham khảo, cung cấp, mở rộng kiến thức so sánh hai phân số theo nhiều cách cho học sinh khá giỏi. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết lựa chọn cách so sánh vào từng bài toán cụ thể, sao cho cách làm bài tập đó là đơn giản nhất, hiệu quả nhất từ đó sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh. 4- Giáo viên cần đưa ra bài tập và yêu cầu phù hợp đảm bảo “tính vừa sức” theo nguyên tắc độ khó tăng dần, đồng thời tạo niềm say mê, hứng thú học tập cho các em. 5- Phát huy tính sáng tạo chủ động ở học sinh đồng thời trân trọng những sáng tạo đó, kịp thời động viên tinh thần học tập của các em. 6- Dạy học trên tinh thần “hợp tác”, khuyến khích các em tìm ra nhiều cách giải cho một bài tập. II- Phạm vi ứng dụng của đề tài Sau khi thử nghiệm những biện pháp của mình, tôi nhận thấy đề tài này có thể áp dụng giảng dạy cho học sinh cuối lớp 4 và các đối tượng học sinh lớp 5, đặc biệt là sẽ phát huy tính tích cực cho học sinh khá giỏi khi học về so sánh phân số. III- Những vấn đề kiến nghị, bỏ ngỏ. 1. Đề xuất: Toán 4,5 CTTH 2000 tập trung giới thiệu các cách so sánh hai phân số: Đưa về cùng mẫu số rồi so sánh, đưa về cùng tử số rồi so sánh, so sánh phân số với 1. Để dạy tốt phần so sánh phân số theo đối tượng ngoài việc dạy tốt ba quy tắc trên, giáo viên phải đầu tư thời gian nghiên cứu kĩ bài dạy, đọc tài liệu, hiểu bản chất từng dạng bài, đưa ra nhiều cách giải, vận dụng dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Để nâng cao chất lượng dạy và học tôi xin đề xuất một số vấn đề sau: 1- Chương trình Tiểu học 2000 giảm tải nhưng cần sử dụng SGK chương trình 165 tuần để bồi dưỡng học sinh giỏi. 2- Nhiều đề thi học sinh giỏi các cấp quá sức, do đó học sinh khó tìm ra lời giải vậy giảm tải nội dung chương trình phải gắn với phần giảm tải nội dung đề thi. 3- Phần dạy học so sánh phân số phát huy khả năng sáng tạo, phù hợp với các đối tượng học sinh là vấn đề khó ở Tiểu học. Vì vậy, để giảng dạy tốt cần tăng cường chuyên đề các cấp cho giáo viên nắm chắc kiến thức, để việc dạy “so sánh phân số ” gắn với thực tế hơn. 2. Những vấn đề bỏ ngỏ: - Mặc dù trong thời gian tương đối dài nghiên cứu về “ Một vài giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phần so sánh phân số ”. Song kinh nghiệm của tôi áp dụng trong năm học 2010 - 2011 chưa sâu cho từng đối tượng cụ thể, đòi hỏi tôi phải nghiên cứu tiếp vào những năm học sau. Trong quá trình điều tra, nghiên cứu cùng với sự hướng dẫn của Phó giáo sư, tiến sỹ - Trần Ngọc Lan; chỉ đạo, giúp đỡ của Ban giám hiệu trường TH Hợp Thanh A, T.H Hợp Thanh B, T.H Hợp Tiến A và bạn bè đồng nghiệp tôi đã hoàn thành đề tài này. Đối với học sinh đã có nhiều tiến bộ, các em đã vận dụng tốt các cách so sánh phân số vào từng bài tập cụ thể. Vì vậy tôi mạnh dạn tổng kết những việc mình đã làm và cảm thấy đã có những kết quả tích cực để các thầy cô chỉ bảo, bạn bè đồng nghiệp tham khảo và bổ sung thêm những điều mà kinh nghiệm còn hạn chế. Rất mong nhận được những ý kiến chỉ dẫn của các thầy cô và sự đóng góp của bạn bè đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 7 năm 2011 Người thực hiện Nguyễn Thị Thanh Bình TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Sách giáo khoa, Sách giáo viên Toán 4- NXB Giáo dục, 2005. 2- Sách giáo khoa, Sách giáo viên Toán 5 - NXB Giáo dục, 2006. 3- Yêu cầu kiến thức, kĩ năng cơ bản môn Toán 5. 4- Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học - NXB Giáo dục, 1996. 5- Tạp chí Toán Tuổi Thơ 1 ( Các số) - NXB Giáo dục. 6- Tạp chi thế giới trong ta (Các số)-Hội khoa học tâm lí giáo dục Việt Nam. 7- Một số tài liệu khác.
Tài liệu đính kèm: