A. Kiểm tra đọc:
1. Đọc thành tiếng: ( 5 điểm )
- GV cho HS bốc thăm chọn đọc một trong những bài sau:
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Mẹ ốm
Truyện cổ nước mình
Thư thăm bạn.
- GV nêu câu hỏi cuối bài cho HS trả lời. GV nhận xét cho điểm.
2. Đọc hiểu: ( 5 điểm ) Theo đề của học sinh
B. Kiểm tra viết:
1. Chính tả (Nghe – viết)
Ngôi nhà chung
Trên thế giới có hàng trăm nước, hàng nghìn dân tộc khác nhau. Mỗi nước, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng. Nhưng tất cả đều đang sống trong một ngôi nhà chung là trái đất và có chung những việc phải làm. Đó là bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi trường sống, đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật
Phòng Gd và đt Hạ Hòa Trường TH đông sơn đề KSCL đầu năm năm học 2011 - 2012 Môn: Tiếng Việt - Lớp 4 Thời gian làm bài: 90 phút A. Kiểm tra đọc: 1. Đọc thành tiếng: ( 5 điểm ) - GV cho HS bốc thăm chọn đọc một trong những bài sau: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu Mẹ ốm Truyện cổ nước mình Thư thăm bạn. - GV nêu câu hỏi cuối bài cho HS trả lời. GV nhận xét cho điểm. 2. Đọc hiểu: ( 5 điểm ) Theo đề của học sinh B. Kiểm tra viết: 1. Chính tả (Nghe – viết) Ngôi nhà chung Trên thế giới có hàng trăm nước, hàng nghìn dân tộc khác nhau. Mỗi nước, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng. Nhưng tất cả đều đang sống trong một ngôi nhà chung là trái đất và có chung những việc phải làm. Đó là bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi trường sống, đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật 2. Tập làm văn: Viết một đoạn văn (Từ 7 đến 10 câu) kể lại việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường sống quanh em. Gợi ý: Em đã làm việc gì? (Việc đó có thể là chăm sóc vườn hoa của trường, dọn vệ sinh khu vực nơi em sinh sống, ) Công việc đó diễn ra khi nào? Những ai cùng tham gia làm việc với em? Kết quả công việc ra sao? Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó? Phòng Gd và đt Hạ Hòa Trường TH đông sơn đề KSCL đầu năm năm học 2011 - 2012 Môn: Tiếng Việt - Lớp 4 Phần: Kiểm tra đọc hiểu Thời gian làm bài: 30 phút Đề 1 Họ và tên: ............................................... Lớp................... A. Đề bài : Đối đáp với vua Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần. Cáo Bá Quát, khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, hốt hoảng xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi. Cậu bé bị dẫn đến trước mặt nhà vua. Cậu tự xưng là học trò mới ở quê ra chơi nên không biết gì. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha. Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế đối như sau: Nước trong leo lẻo cá đớp cá. Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, đối lại luôn: Trời nắng chang chang người trói người. Vế đối vừa cứng cỏi vừa rất chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh. Vua nguôi giận, truyền lệnh cởi trói, tha cho cậu bé. Theo Quốc Chấn B. Đọc thầm bài : Đối đáp với vua, sau đó khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây : 1) Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì ? a. Muốn tắm ở hồ. b. Muốn nhìn rõ mặt vua. c. Muốn gây cảnh náo động để mọi người chú ý đến mình. 2) Cao Bá Quát đã làm những gì để đạt được mong muốn của mình ? a. Cởi hết quần áo. b. Nhảy xuống hồ tắm. c. La hét, vùng vẫy gây nên cảnh náo động ở hồ khi bị quân lính bắt. d. Tất cả các ý trên. 3) Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối lại lời của vua ? a. Vì vua thấy cậu là học trò nên biết đối đáp. b. Vì vua thấy cậu nói năng lưu loát. c. Vì vua nghĩ cậu là học trò nên biết đối và vua tạo cơ hội để cậu được tha tội. 4) Bộ phận in đậm trong câu : Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi. Trả lời cho câu hỏi nào ? a. Khi nào ? b. Thế nào ? c. Làm gì ? 5) Cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau ? a. Nhanh nhẹn – nhanh trí b. Học trò - học sinh c. Thông minh – minh mẫn. 6) Bộ phận nào trong câu : Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Trả lời cho câu hỏi : Ai ? a. Vua b. Vua cho xa giá c. Cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh 7) Câu : Cậu bé bị dẫn đến trước mặt nhà vua. Là câu thuộc mẫu câu nào ? a. Ai làm gì ? b. Ai thế nào ? c. Ai là gì ? Phòng Gd và đt Hạ Hòa Trường TH đông sơn đề KSCL đầu năm năm học 2011 - 2012 Môn: Tiếng Việt - Lớp 4 Phần: Kiểm tra đọc hiểu Thời gian làm bài: 30 phút Đề 2 Họ và tên: ............................................... Lớp................... A. Đề bài : Đối đáp với vua Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần. Cáo Bá Quát, khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, hốt hoảng xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi. Cậu bé bị dẫn đến trước mặt nhà vua. Cậu tự xưng là học trò mới ở quê ra chơi nên không biết gì. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha. Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế đối như sau: Nước trong leo lẻo cá đớp cá. Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, đối lại luôn: Trời nắng chang chang người trói người. Vế đối vừa cứng cỏi vừa rất chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh. Vua nguôi giận, truyền lệnh cởi trói, tha cho cậu bé. Theo Quốc Chấn B. Đọc thầm bài : Đối đáp với vua, sau đó khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây : 1) Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối lại lời của vua? a. Vì vua thấy cậu là học trò nên biết đối đáp. b. Vì vua thấy cậu nói năng lưu loát. c. Vì vua nghĩ cậu là học trò nên biết đối và vua tạo cơ hội để cậu được tha tội. 2) Cao Bá Quát đã làm những gì để đạt được mong muốn của mình ? a. Cởi hết quần áo. b. Nhảy xuống hồ tắm. c. La hét, vùng vẫy gây nên cảnh náo động ở hồ khi bị quân lính bắt. d. Tất cả các ý trên. 3) Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì ? a. Muốn tắm ở hồ. b. Muốn nhìn rõ mặt vua. c. Muốn gây cảnh náo động để mọi người chú ý đến mình. 4) Bộ phận in đậm trong câu : Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi. Trả lời cho câu hỏi nào ? a. Khi nào ? b. Thế nào ? c. Làm gì ? 5) Cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau ? a. Nhanh nhẹn – nhanh trí b. Học trò - học sinh c. Thông minh – minh mẫn. 6) Câu: Cậu bé bị dẫn đến trước mặt nhà vua. Là câu thuộc mẫu câu nào ? a. Ai làm gì ? b. Ai thế nào ? c. Ai là gì ? 7) Bộ phận nào trong câu : Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Trả lời cho câu hỏi : Ai ? a. Vua b. Vua cho xa giá c. Cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh Phòng GD và ĐT hạ Hòa Trường TH đông sơn hướng dẫn đánh giá cho điểm KSCL đầu năm Năm học: 2011 – 2012 Môn: Tiếng Việt lớp 4 - Đề số 1,2 A – Phần đọc (Đọc thành tiếng, đọc – hiểu : 10 điểm) I - Đọc thành tiếng ( 5 điểm) 1. Đọc đúng: 4 điểm Thời gian: Từ 2 đến 3 phút/ HS. Phát âm sai ( hoặc ngọng) tính bằng một lỗi. 2. Trả lời câu hỏi đúng (1điểm) II - Đọc – hiểu (5điểm) Đề 1: Câu 1: B (0,5điểm) Câu 2: D (0,5điểm) Câu 3: C (0,5điểm) Câu 4: C (0,5điểm) Câu 5: B (1điểm) Câu 6: A (1điểm) Câu 7: B (1điểm) Đề 2: Câu 1: C (0,5điểm) Câu 2: D (0,5điểm) Câu 3: B (0,5điểm) Câu 4: C (0,5điểm) Câu 5: B (1điểm) Câu 6: B (1điểm) Câu 7: A (1điểm) B – Phần viết (10 điểm) 1. Viết đúng chính tả : (5 điểm) - Bài viết sạch sẽ, trình bày đúng hình thức bài chính tả: (5 điểm) - Mỗi lỗi sai (Sai về âm đầu, vần, dấu thanh hoặc viết hoa không đúng) trừ (0,5 điểm) - Toàn bài trừ (1 điểm) nếu trình bày bẩn, chữ viết sai về độ cao, khoảng cách. 2. Tập làm văn: (5 điểm) Bài viết đạt 5 điểm khi đạt các yêu cầu: Bài viết kể được việc làm tốt theo đúng diễn biến sự việc. Bài viết không viết sai lỗi chính tả. Dùng từ, đặt câu đúng. * Tuỳ nội dung bài, chữ viết, cách dùng từ đặt câu mà cho điểm ở các mức độ: 4,5 điểm; 4 điểm; 3,5 điểm; 3 điểm; 2,5 điểm; 1 điểm.
Tài liệu đính kèm: